Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tat den

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.33 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xốy sâu
vào thuế thân-một thứ thuế vơ nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, tắt
đèn đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu của chế độ thực dân nữa phong kiến
Việt Nam.Tắt đèn từ từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột ngạt ngay từ phút đầu: nơng thơn trong
những ngày đóng thuế. Làng Đơng Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ
mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền “mõ thét
đánh” rùng rợn. Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hồn cảnh điển hình, một khơng khí
ngột ngạt, oi bức, nơng dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo lửa” , chạy phía nào cũng bị bao vây
bởi bọn thống trị bóc lột. Trong hồn cảnh điển hình như thế, những mâu thuẩn cơ bản của xã hội,
những tính cách của các nhân vật sẽ có điều kiện bột lộ một cách tồn vẹn. Tắt đèn tập trung tố cáo
chính sách thuế khóa nặng nề - vốn là một tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là thuế thân – một thứ thuế bất nhân.


Tắt đèn làm nổi bật mâu thuẩn giai cấp gay gắt trong lịng nơng thơn Việt Nam trước Cách mạng. Tác
phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn ác, xấu xa của bọn thống trị: bọn địa chủ độc ác (vợ chồng
nghị quế) keo kiệt; bọn cường hào gian tham, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi; bọn
lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác. Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp,
bóp đàu, bóp cổ, đẩy người nơng dân khốn khổ đến bước đường cùng. Mặt khác Tắt đèn còn phơi bày
thực trạng cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động. đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp,
tình cảm nhân hậu, dùm bọc của họ.


1. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao
thuế nặng. Bởi nó mà những người nơng dân Việt Nam nói chung, cũng như gia đình chị Dậu nói riêng
lâm vào cảnh bước đường cùng. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến,
là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn
quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hàng ngày
và ở mọi nơi. “ Khơng cịn gì hết, đứa nào mà trái ý, đánh ln”. Thứ thuế vơ nhân đạo, đó là nguyên
nhân trực tiếp đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Người nơng dân bị đánh đập tàn bạo, bóp
chẹt từng xu, từng hào. Đây lại chính là cơ hội cho bọn tay sai, tha hồ đánh đập, cường hào tha hồ đục
khoét. Càng đục khoét, càng đào sâu thì càng mở đường thuận lợi cho bọn địa chủ (Nghị Quế), “Lên
mặt” tha hồ giở các trò, các thủ đoạn cho vay nặng lãi.



Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy
thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục.


Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nơng thơn Việt Nam trước Cách mạng. Là tên địa chủ dốt
nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân
khơng bằng con chó: “Tơi mướn nó để nó coi nhà. Ni chó cịn hơn là ni đứa ở”. Ngồi giai cấp địa
chủ, tay sai đắc lực, bức tranh xã hội Viêt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn thiện nếu khơng nhắc
đến những quan phụ mẫu có bộ râu “đen như hắc ín, cong như lưỡi liềm, dưới thì vành khăn xếp nhiễu
tay, mặt thì phèn phẹt, ln hầm hầm như sắp đánh rơi xuống sông cái huỵch”. Với không biết bao
nhiêu thủ đoạn ti tiện, hách dịch, cái triết lý sống “quan chỉ vớ thằng có tóc, ai vớ chi thằng trọc đầu”.
Nhưng cái lối vừa đánh vừa xoa ấy của các quan lại ai cịn lạ gì. Bộ mặt quan lại thực dân cùng những
cái râu ria, tổng lý, cai lệ của nó, chúng đều là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu và đầu nào
cũng đốt chết người cả. Tội cái của chúng bành ra khắp nơi từ làng – xã, khắp thôn thậm chí trong từng
căn buồng của từng ngơi nhà tranh lụp xụp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bằng cách phá tung cái tồi tàn áp bức để kiếm tiền một con đường sống. Cụ cố “năm nay cụ gần 80
tuổi, cái tuổi mà trời bắt cả hai hàm răng khơng cịn cái nào, để cho bao nhiêu cao lương mỹ vị đều
khơng có hân hạnh được vào cái mồm móm mép của cụ”, tuy vậy bản tính khơng thể thay đổi.


Cuốn tiểu thuyết “tắt đèn” thật sự thành công khi giá trị hiện thực của nó đạt đến đỉnh ao là lời phê phán
một xã hội đen tối trước Cách mạng. Là lời mạt sát lên án một cách sâu cay chế độ thực dân nửa
phong kiến lúc bấy giờ. Qua đó mà giá trị nhân đạo được biểu hiện cụ thể, tăng thêm phần lớn sự
thành cơng của “Tắt đèn”. tấm lịng cảm thông trước những cảnh đời éo le, sự tiếc thương cho những
kiếp người bị dồn vào bước đường cùng của lề xã hội. Đến đây có thể khẳng định ngịi bút của Ngơ Tất
Tố chính là một ngọn roi sắt quất thẳng vào bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và xã hội đương thời


trước Cách mạng.


<b>2. Phơi bày thực trạng cùng quẫn của người nông dân</b>



Trong tác phẩm “tắt đèn” ngoài tố cáo tội ác của bọn quan lại thực dân phong kiến thì Ngơ Tất Tố cịn
miêu tả cuộc sống cùng quẫn của người nơng dân Việt Nam lúc bấy giờ. Mỗi lân sưu thuế, là mỗi lần
bọn quan lại tìm mọi cách đục khoét, hà hiếp, là mỗi lần người nôn g dân lại lâm vào cảnh cùng quẫn
hơn. Mở đầu tác phẩm, Ngô Tất Tố miêu tả cảnh những người nông dân làng Đông Xá bị phong tỏa
không cho ra đồng. Lý do được đưa ra là do quan trên chưa thu đủ thuế thân. Mặc cho sự van xin năn
nỉ, chúng vẫn không mở cổng làng. Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã miêu tả sâu sắc tình cảnh
khốn khổ của những người nông dân.


Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh. Nhưng chị phải một
mình lo việc đóng góp, chi tiêu cho một gia đình 5 miệng ăn, phải lo suất sưu cho chồng, cho cả người
em chồng đã chết năm ngối. Để có tiền, người đàn bà nghèo khổ phải sạc người đi, phải bán cả con,
cả chó. nhưng cũng không thể giúp anh Dậu ra khỏi cảnh tù tội.


Đọc “tắt đèn” ta không khỏi bồi hồi xúc động trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hịa lẫn với tiếng van
lơn tha thiết của cái Tí. Cũng như những người bần cố nông chị Dậu phải bán con, bỏ làng đi ở vú cho
lão quan phủ 80 tuổi. Nhưng chị lại gặp một lão già mất nết, nửa đêm cịn mị vào phịng chị giở trị. Có
nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu có khi đành chịu bng tay khuất
phục, nhắm mắt trước cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nơng dân này cứ lăn xả vào
bóng tối, tìm cách phá tung để tìm đường sống. Hành động quyết liệt đó là một hành động đấu tranh tự
phát đơn độc chưa có ý thức, chưa có phương hướng. Hình ảnh “trời tối đen như mực như cái tiền đồ
của chị” cuối tác phẩm cũng nói lên được vần đề giải phóng con người nơng dân. những người nơng
dân bần cùng đang tự tìm tịi từng bước đi cho mình, những bước đi chưa có một tia sáng hi vọng.
Qua hình ảnh, cuộc sống của những người nơng dân ở làng Đông Xá, Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lịng
nhân đạo của ơng.


<b>3.Tắt đèn đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, biết đùm bọc chở che của</b>
<b>người nông dân trong cảnh khốn cùng.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng


muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa.
Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.


<b>4. Đọc “Tắt đèn” ta thấy được hai vấn đề mà Ngô Tất Tố muốn gửi gắm trong tác phẩm. Thứ</b>
nhất, Tắt đèn là một bản tố cáo những cái xấu xa trong xã hội lúc bấy giờ. Thứ hai, qua tác phẩm ta còn
thấy được tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn.


Tiểu thuyết Tắt đèn không tả cảnh nông thôn bị cướp đoạt ruộng đất, bị bót lột tài sản. tắt đèn chỉ tập
trung tố cáo cái thứ thuế của bọn thực dân đánh vào đầu người hàng năm, đẩy những người nông dân
vào cảnh bần cùng phải bán con bỏ làng đi kiếm sống, ăn mày rồi chết đường chết chợ. Mỗi lần tới kì
thuế là bọn quan lại tìm mọi cách dục khoét, dánh đạp nông dân để họ phải chạy vạy bán đồ đạc, ruộng
đất để có tiền nộp thuế. Thừa lúc đó, thì bọn địa chủ nghị viện dùng mọi thủ ddaonj để chu vay cắt cổ
hoặc mau rẻ đồ đạc, ruộng đất của nông dân. Ngô Tất Tố đã tố cáo hình thức bót lột bằng sưu thuế hết
sức dã man cảu bọn thực dân, ông tố cáo chế độ thực dân vơ nhân đạo và địi hủy bỏ chế độ ccho vay
nặng lãi của chế đọ phong kiến. “Tắt đèn” đã vạch trần sự bưng bít che giấu của giai cấp thống trị về
cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nơng thơn. Tắt đèn cịn lên án một bộ máy thống trị ở nông thôn: quan
lại, nghị viên, địa chủ, tàn nhẫn vô nhân đạo. chúng chỉ chờ cơ hội đẻ đục khoét, cướp đoạt của cải của
nhân dân.


Từ những tố cáo của Ngô tất Tố, ta thấy sự mâu thuẩn giai cấp đã đến độ gay gắt và vấn đè được đặt
ra chính là phải nhanh chóng giải quyết đời sống nhân dân và muốn giải phóng nhân dân thì khơng có
con đường nào khác là đánh đổ chế độ thực dân, đánh đổ bọn quan lại, địa chủ.


Trong Tắt đèn chân dung của bọn thống trị xấu xa chính là cái nền làm nổi bật hình tượng tốt đẹp của
ngươi nơng dân. Từ đó, ta sẽ thấy được vấn đề thứ hai trong tác phẩm đó là tinh thần nhân đạo sâu
sắc của Ngơ Tất Tố. ơng đã xây dựng được hình tượng ngưịi nông dân rất sinh động, đẹp đẽ. Từ chị
Dậu đến chồng chị và những người khác. Nhưng tiêu biểu nhất là chị Dậu, đây là người phụ nữ đảm
đang, chung thủy, giàu lòng hi sinh, hiền lành nhưng lúc cần thiết vẫn cương quyết đấu tranh với kẻ thù,
đây là hình ảnh rất thật về người phụ nữ nơng thơn Việt Nam thời Pháp thuộc. Đối với nhân vật này,
Ngô Tất Tố có một tình thương sâu sắc. Trong cả hai lần suýt bị làm nhục, Ngô Tất Tố đều cố tình bảo


vệ nhân vật của mình. Ơng bảo vệ chị Dậu một phần vì thái đọ nhân hậu và sự đồng cảm của ông với
sự khốn khổ của người nơng dân, phần khác vì việc chị Dậu bị làm nhục sẽ làm giảm đi rất nhiều vẻ
đẹp lý tưởng của nhân vật này trong tác phẩm. Một điểm mới khi Ngơ Tất Tố xây dựng nhân vật chị
Dậu đó là vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Trứơc đó, văn học chỉ đặt vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi
những ràng buộc lễ giáo phong kiến. Còn Ngơ Tất Tố đã cho thấy người phụ nữ cịn có sức mạn để
chiến đấu với kẻ thù, họ có thể vùng lên khi cần thiết. Từ đây, ta thấy một vấn đề được đặt ra là việc
giải phóng phụ nữ chỉ có thể được thực hiện khi đại đa số quần chúng nhân dân và nông dân lao động
đã được giải phóng. Có giải phóng được giai cấp thì phụ nữ mới được giải phóng.


<b>IV. Đặc sắc về nghệ thuật</b>


Trong Tắt đèn của NTT lại chỉ chứa đựng thời gian rất ngắn và không gian rất hẹp. Một sự dồn nén cao
độ về không gian và thời gian; các biến cố, sự kiện bị dồn nén , hết sức căng thẳng. Nếu không kể
những trang cuối cùng chị dậu lên tỉnh ở vú thì tồn bộ biến cố, sự kiện của tiểu thuyết tắt đèn chỉ diễn
ra trong bốn ngày, bốn đêm trong bốn không gian nhỏ bé.


Chỉ trong mấy mấy ngày mà liên tiếp xảy ra biết bao sự kiện, biến cố, tạo nên một nhịp điệu trần thuật
nhanh, gấp gáp. Đúng là nhịp điệu căng thẳng dồn dập của nông dân trong mùa sưu thuế.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×