Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái VND-USD Và Chỉ Số Giá Chứng Khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------

PHẠM ĐỒN THÚY VÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐỐI VND/USD VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN VN-INDEX

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HCM - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------

PHẠM ĐỒN THÚY VÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐỐI VND/USD VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHỐN VN-INDEX
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ


TP.HCM - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Các thông tin, số
liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Phạm Đồn Thúy Vân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT .......................................................................................................1
Chương 1 - GIỚI THIỆU ..............................................................................2
1.1. Đặt vấn đế nghiên cứu.......................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................5
1.5. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................5
1.6. Tổng quan các nội dung chính của luận văn ..................................5
Chương 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..............7
2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................7

2.2. Các bằng chứng thực nghiệm .........................................................10
Chương 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................26
3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................26
3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (kiểm định tính dừng của chuỗi dữ
liệu).....................................................................................................................26
3.1.2. Kiểm định đồng liên kết ...............................................................30
3.1. 3. Kiểm định nhân quả Granger tuyến tính ...................................31


3.2. Dữ liệu...............................................................................................32
Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................43
4.1. Thống kê mơ tả ................................................................................43
4.2. Kết quả kiểm định tính dừng của tỷ giá hối đoái và giá chứng
khoán…….. ...........................................................................................................46
4.2.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định
ADF ....................................................................................................................46
4.2.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định
Phillips-Perron (PP) ..........................................................................................47
4.2.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định
KPSS...................................................................................................................48
4.3. Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa tỷ giá và giá chứng
khoán…….. ...........................................................................................................49
4.4. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger tuyến tính .........50
Chương 5 - KẾT LUẬN...............................................................................52
5.1. Kết quả nghiên cứu chính ...............................................................52
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................53
5.3. Hạn chế của đề tài ...........................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

AR

Autoregressive – Tự hồi quy.

ARCH

Autoregressive Coditional Heteroskedasticity –
Phương sai thay đổi có điều kiện tự hồi quy.

ARIMA

Autoregressive Integrated Moving Average – Tự hồi quy
tích hợp trung bình trượt

ECM

Error Correction Model – Mơ hình hiệu chỉnh sai số.

ER

Exchange Rate – Tỷ giá danh nghĩa song phương.

GARCH


Generalized Autoregressive Coditional Heteroskedasticity Phương sai thay đổi có điều kiện tự hồi quy tổng qt hóa.

OLS

Ordinary Least Squares – Phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất

USD

United States Dollar - Dollar Mỹ.

VAR

Vector Autoregressive – Tự hồi quy dạng véc tơ.

VECM

Vector Error Correction Model – Mô hình hiệu chỉnh sai số
dạng Véc tơ

VND

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung


Trang

4.1.

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ……………………..42

4.2

Kết quả thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu……..43

4.3.

Ma trận tương quan……………………………………… ………44

4.4.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF…………………………..46

4.5.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (PP) ………….47

4.6.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị KPSS……………………..… 48

4.7.

Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa tỷ giá và giá chứng khoán…49


4.8.

Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger tuyến tính……… 50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình

Nội dung

Trang

3.1

Biến động của tỷ giá VND/USD ………………………….33

3.2

Biến động của chỉ số chứng khoán VN-Index……………..35


1

Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VND/USD
VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHỐN VN-INDEX
TĨM TẮT

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index trong giai đoạn từ ngày 03
tháng 01 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013. Bài nghiên cứu sử dụng số liệu

chuỗi thời gian theo ngày và phương pháp phân tích số liệu dựa trên kiểm định nghiệm
đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả
nghiên cứu cho thấy không tồn tại bất kỳ mối quan hệ đồng liên kết nào giữa hai biến
tỷ giá và giá chứng khoán, nghĩa là không tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn
giữa hai biến số này trong mơ hình nghiên cứu. Ngồi ra cũng khơng tồn tại mối quan
hệ nhân quả nào giữa tỷ giá VND/USD và chỉ số chứng khoán VN-Index trong suốt
giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, giữa thị trường chứng khốn và thị trường ngoại hối
khơng tồn tại mối quan hệ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.


2

Chương 1 - GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đế nghiên cứu

Quá trình tự do hóa tài chính diễn ra nhanh và mạnh trong thời kỳ này tạo ra
cơ hội mở rộng khả năng đầu tư quốc tế và đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị
trường chứng khoán cả trong nước và nước ngoài. Cùng với việc mở rộng hội nhập
theo xu hướng toàn cầu, sự nới lỏng các quy định kiểm sốt vốn nước ngồi và việc
áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn của các quốc gia trên thế giới làm gia
tăng sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu mối tương quan giữa
hai thị trường chứng khoán và ngoại hối.
Các nền kinh tế đang phát triển đang là môi trường đầu tư khơng thể bỏ qua
của các nhà đầu tư tồn cầu để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Thương mại
quốc tế đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, dòng vốn được di chuyển khắp nơi
trên thế giới, tỷ giá hối đoái trở thành một nhân tố quyết định lợi nhuận của các nhà
đầu tư (Kim, 2003).
Việc nghiên cứu và thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối

đoái là quan trọng vì một số lý do:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa hai biến có thể ảnh hưởng đến các quyết định về
chính sách tiền tệ và tài khóa. Gavin (1989) đã chỉ ra rằng một thị trường chứng khoán
phát triển sẽ có hiệu ứng tích cực đối với tổng cẩu. Tổng cầu tăng làm tăng cầu tiền
và lãi suất thông qua mơ hình IS-LM và do đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
trong nước làm giảm tỷ giá. Nếu tác động này là đủ lớn, chính sách tiền tệ mở rộng
mà mục tiêu là lãi suất và tỷ giá sẽ bị mất tác dụng vì khi đó tỷ giá sẽ giảm chứ không
phải là tăng. Đôi khi các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc tốn kém ít tiền mà
vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu bằng việc tác động đến tỷ giá. Họ phải cân nhắc xem
liệu một chính sách như vậy có thể làm suy giảm thị trường chứng khoán.
Thứ hai, mối liên kết giữa hai thị trường có thể được sử dụng để dự đốn tỷ
giá hối đối. Điều này sẽ có lợi cho các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty có hoạt


3

động xuất, nhập khẩu,….trong việc quản lý độ nhạy cảm với các giao dịch nước ngoài
và rủi ro tỷ giá của họ để ổn định thu nhập.
Cuối cùng, sự hiểu biết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khốn có thể
hữu ích trong việc dự báo khủng hoảng. Khalid và Kawai (2003) cũng như Ito và
Yuko (2004) cho rằng mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại
hối đã giúp nhận diện cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Người ta tin
rằng sự mất giá mạnh của đồng Baht Thái Lan đã gây ra sự mất giá của các đồng tiền
của các nước khác trong khu vực và điều này dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán. Nhận thức về mối quan hệ giữa hai thị trường sẽ giúp thực hiện các hành động
phòng ngừa trước sự lây lan của cuộc khủng hoảng.
Thị trường chứng khốn Việt Nam tuy cịn non trẻ so với các thị trường khác
trên thế giới. Tuy nhiên, sự đóng góp của thị trường chứng khốn cho sự phát triển
của nền kinh tế là không thể phủ nhận. Thị trường chứng khoán đã giúp cho các nhà
đầu tư đến gần với doanh nghiệp hơn, qua đó doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với

nguồn vốn lớn với chi phí thấp để thực hiện các dự án đầu tư. Thị trường cũng giúp
việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi hơn, góp phần khẳng
định sự quyết tâm của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, minh
bạch cho các đối tác. Tuy nhiên do tính non trẻ của thị trường (thị trường chứng khoán
Việt Nam chỉ thật sự phát triển mạnh từ giai đoạn sau năm 2006 trở đi sau khi luật
chứng khốn ban hành) nên thị trường cịn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: cơ
sở hạ tầng, khung pháp lý, tính minh bạch,…để có thể tạo nên một thị trường chứng
khoán hiệu quả và cạnh tranh hơn.
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường nghiên cứu rất kỹ
khơng chỉ tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà hiện nay họ còn nghiên cứu đến
các tác động của các biến kinh tế vĩ mơ đến thị trường chứng khốn. Vì vậy, nghiên
cứu sự tác động trên khơng cịn là sự nghiên cứu độc lập của các nhà nghiên cứu mà
nay việc nghiên cứu này cũng rất cần thiết cho các nhà đầu tư. Trên thế giới có khá
nhiều nghiên cứu về sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng


4

khoán. Các nhà nghiên cứu này sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên cứu để
tìm ra mức độ tác động giữa các biến như: phương pháp bình phương bé nhất (OLS),
mơ hình tự hồi quy vector (VAR), kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả, mơ
hình vector hiệu chỉnh sai số VECM,…
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số các nghiên cứu tiến hành nghiên cứu
và đo lường mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán tại Việt Nam như Narayan
và Narayan (2010), Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), Nguyễn Huỳnh
Mỹ Ngọc (2013),…tuy nhiên kết quả thu được lại không đồng nhất với nhau. Vì vậy,
tác giả thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số giá
chứng khoán VN-Index” nhằm cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối
quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối tại Việt Nam.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm phân tích mối quan hệ giữa thị trường
chứng khoán Việt Nam và thị trường ngoại hối thơng qua việc phân tích mối quan hệ
nhân quả giữa tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Để
thực hiện mục tiêu này, bài nghiên cứu cần phải trả lời một số câu hỏi sau:
Thứ nhất, các chuỗi dữ liệu được xem xét trong bài nghiên cứu gồm tỷ giá hối
đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khốn VN-Index có phải là các chuỗi dừng và
có liên kết bậc nhất hay khơng?
Thứ hai, các biến tỷ giá và giá chứng khốn liệu có tồn tại mối quan hệ đồng
liên kết với nhau hay khơng?
Thứ ba, liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thị trường chứng khoán và
thị trường ngoại hối tại Việt Nam hay không?
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đoái
VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index tại thị trường Việt Nam trong giai
đoạn từ ngày 03/01/2006 đến ngày 31/12/2013.


5

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng các phương pháp định lượng để kiểm định mối quan

hệ nhân quả giữa hai biến tỷ giá và giá chứng khoán, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tính dừng của chuỗi dữ liệu sẽ được kiểm định thông qua ba phương
pháp kiểm định nghiệm đơn vị là: kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF), kiểm
định Phillips-Perron (PP) và kiểm định KPSS (Kwiatkowski, Phillips, Schmidt, và
Shin, 1992).
Thứ hai, kiểm định đồng liên kết Johansen test (1991) sẽ được sử dụng để kiểm
định mối quan hệ dài hạn giữa các biến số đang nghiên cứu.
Cuối cùng, kiểm định nhân quả Granger tuyến tính được sử dụng để ước lượng
mối quan hệ nhân quả giữa hai thị trường chứng khoán và ngoại hối.
1.5.

Ý nghĩa của đề tài

Bài nghiên cứu đóng góp vào lý luận và thực tiễn ở các khía cạnh sau:
Đầu tiên, nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa
thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối;
Thứ hai, nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và
giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Mối quan hệ này khi được xác nhận sẽ đóng
góp thêm bằng chứng thực nghiệm bên cạnh các nghiên cứu khác đã được thực hiện
về đề tài này ở thị trường Việt Nam, cũng như sẽ giúp củng cố thêm cho các cơ sở lý
thuyết.
Cuối cùng, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp thêm các luận cứ
khoa học cũng như đề xuất một số kiến nghị để giúp các nhà hoạch định chính sách
xây dựng các chính sách thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển hơn.
1.6.

Tổng quan các nội dung chính của luận văn

Luận văn được cấu trúc như sau:



6

Chương 1 – Giới thiệu đề tài, tác giả sẽ trình bày tổng quát về lý do chọn đề
tài, mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa
của bài nghiên cứu;
Chương 2 – Tổng quan các nghiên cứu trước đây, chương này sẽ trình bày và
tổng hợp các kết quả của các học giả trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái và giá chứng khoán trên phương diện cơ sở lý thuyết cũng như thực nghiệm;
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày nguồn dữ liệu thu
thập phục vụ cho quá trình nghiên cứu cũng như các vấn đề kinh tế lượng có liên
quan đến mơ hình nghiên cứu;
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày các kết quả mà nghiên
cứu đã tìm được. Cụ thể, các kết quả này bao gồm các kết quả mô tả dữ liệu, kiểm
định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger tuyến
tính;
Chương 5 – Kết luận, chương này sẽ tổng kết lại các kết quả nghiên cứu, đề
xuất một số kiến nghị, trình bày các điểm cịn hạn chế trong bài nghiên cứu, từ đó đề
xuất những hướng nghiên cứu trong thời gian sắp tới.


7

Chương 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Cơ sở lý thuyết

Một thị trường vốn hiệu quả là thị trường mà giá các chứng khoán điều chỉnh
tức thời khi xuất hiện các nguồn thơng tin mới hay nói cách khác, giá cả hiện tại của

cổ phiếu đã thể hiện tất cả các thơng tin về cổ phiếu đó.
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH) đã đặt ra
cơ sở lý thuyết cực kỳ quan trọng cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà đầu
tư chứng khốn. Theo đó, các nhà làm chính sách có thể tự do thi hành các chính sách
vĩ mơ quốc gia mà khơng cần phải lo sợ rằng các chính sách này sẽ làm thay đổi bản
chất của thị trưởng chứng khốn vì chúng chỉ ảnh hưởng đến giá cả của chứng khốn
mà thơi. Ngồi ra, lý thuyết kinh tế học còn đưa ra giả thuyết rằng, giá cả chứng khốn
khơng chỉ phản ánh các thơng tin hiện có mà cịn phản ánh chính xác các kỳ vọng về
hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Nếu giá cả chứng khoán phản ánh chính xác
các yếu tố kinh tế vĩ mơ cơ bản thì nó có thể được sử dụng như một chỉ báo hàng đầu
về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai. Do đó, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả
và tương tác qua lại giữa các biến vĩ mơ và giá chứng khốn là rất quan trọng trong
các xem xét quyết định đưa ra các chính sách điều hành nền kinh tế.
Dưới ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mơ lên thị trường chứng khốn, lý
thuyết EMH nói rằng: sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư – những người ln muốn
tối đa hóa lợi nhuận của mình – bảo đảm tất cả các thơng tin hiện tại được cho là có
liên quan đến sự thay đổi của các biến vĩ mô sẽ phản ánh hết vào trong giá chứng
khốn nên nhà đầu tư khơng thể kiếm được tỷ suất sinh lợi bất thường thông qua dự
đoán xu hướng của thị trường chứng khoán trong tương lai.
Tuy nhiên, trái ngược với kết luận trên, nhiều bằng chứng thực nghiệm đã chỉ
ra rằng các biến kinh tế vĩ mơ quan trọng có thể giúp dự báo được chuỗi tỷ suất sinh
lợi tích lũy. Những nghiên cứu này khẳng định các yếu tố vĩ mơ rõ ràng có ảnh hưởng
đến thu nhập và biến động chỉ số giá chứng khoán. Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ
giá và thị trường chứng khốn, các mơ hình kinh tế học truyền thống tranh luận rằng


8

sự thay đổi trong tỷ giá ảnh hưởng lên các mục trong bản cân đối kế tốn của một
cơng ty thơng qua tính cạnh tranh được thể hiện qua ngoại tệ và sau cùng là lợi nhuận

và chứng khoán.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng khoán được rất nhiều nhà
nghiên cứu nghiên cứu giải thích, tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này vẫn
không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khốn.
Về mặt lý thuyết có ba cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá
chứng khoán:
Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fischer (1980) cho thấy mối
quan hệ cùng chiều giữa giá chứng khốn và tỷ giá hối đối. Hai ơng lý luận rằng một
khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong
nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của
họ. Điều này làm cho giá cổ phiều của những doanh nghiệp này tăng lên. Tuy nhiên,
kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như những doanh nghiệp này sử dụng nhiều chi
phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của họ. Sự gia tăng chi phí trong sản phẩm
do đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận
của họ giảm, điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này giảm đi.
Một cách tiếp cận khác bằng mơ hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá,
Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu là
ngược chiều. Nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiều tác động
của giá cổ phiếu lên tỷ giá. Trong mơ hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ
những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cả tiền tệ trong danh mục
đầu tư của họ). Ở đây, tỷ giá hối đối giữ một vai trị là điều chỉnh cân bằng cung và
cầu tài sản. Một khi những nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều tài sản trong
nước hơn thì họ sẽ bán bớt những tài sản nước ngồi mà hiện tại ít hấp dẫn họ. Điều
này sẽ dẫn đến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giá giảm (vì tỷ giá được
xác định là giá của một đơn vị ngoại tệ được tính theo giá của một đồng tiền khác –
trong nước). Vì vậy mối quan hệ của giá chứng khoán và tỷ giá là ngược chiều. Sự


9


tăng lên về giá của những tài sản trong nước làm cho những nhà đầu tư gia tăng nhu
cầu của họ về tiền tệ, điều này lại làm cho lãi suất gia tăng. Một hoạt động khác cũng
làm cho mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá ngược chiều là khi có sự gia
tăng đầu tư trong khối đầu tư nước ngoài vào tài sản trong nước cũng làm gia tăng
giá chứng khoán. Điều này cũng là nguyên nhân của sự đánh giá cao đồng tiền trong
nước.
Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị
trường tài sản, Gavin (1989) trong mơ hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá cổ
phiếu có mối quan hệ yếu hoặc hồn tồn khơng có quan hệ. Giống như giá của những
tài sản khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng. Bất kỳ yếu tố
nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại.
Những yếu tố gây nên sự thay đổi trong tỷ giá có thể khác biệt với những yếu
tố gây nên sự thay đổi trong giá cổ phiếu. Trong những trường hợp này sẽ không tồn
tại quan hệ giữa những tài sản trên. Khi có một vài yếu tố ảnh hưởng đến cả giá cổ
phiếu và tỷ giá, chúng ta hy vọng rằng có sự liên hệ giữa hai biến này. Sự khơng liên
hệ xảy ra khi: đồng tiền trong nước được định giá thấp để nâng cao giá trị của những
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhưng nếu những doanh nghiệp này nhập khẩu
nhiều chi phí cho đầu vào ở nước ngồi thì giá cổ phiếu có thể sẽ khơng tăng khi đó
chi phí cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng làm cho doanh nghiệp giảm tính cạnh
tranh. Mặt khác, những doanh nghiệp không xuất khẩu những sản phẩm của họ đến
quốc gia khác nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu thô có thể giá cổ phiếu của chúng sẽ
giảm khi đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể là nguyên nhân làm cho
doanh thu hoặc lợi nhuận của họ giảm.
Ngồi ra, theo lý thuyết tài chính hiện đại, lý thuyết danh mục đầu tư của
Markowitz cho rằng danh mục đầu tư cần phải được xem xét lại khi tỷ giá hối đoái
tăng hoặc giảm. Chẳng hạn, một sự sụt giá của VND sẽ dẫn đến việc một danh mục
đầu tư của nước ngoài chuyển từ các tài sản nội địa, chẳng hạn chứng khốn, sang
các tài sản bên ngồi do sự giảm giá đồng tiền đã làm giảm giá thu nhập của các nhà



10

đầu tư nước ngoài khi những đồng tiền này được chuyển đổi sang đồng tiền chính
quốc; sự rút lui của các nhà đầu tư nước ngồi có thể gây ra sự sụt giảm trong giá
chứng khoán. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư trong nước, sự giảm giá của VND
làm cho chứng khốn nước ngồi trở nên mắc hơn, tạo ra một hiệu ứng thay thế sang
các tài sản nội địa, do đó làm tăng giá chứng khốn.
Tóm lại, mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số giá chứng khoán là một câu hỏi
thực nghiệm. Những nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường khác nhau sẽ cho ra
những kết quả khác nhau (có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay thậm chí
khơng có mối liên hệ ràng buộc nào giữa thị trường chứng khoán và tỷ giá).
2.2.

Các bằng chứng thực nghiệm

Xuất phát từ những liên kết lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
giá chứng khoán, các nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành kiểm định mối quan hệ
nhân quả giữa hai biến trong thực tế. Các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở
nhiều thị trường khác nhau bao gồm cả thị trường phát triển lẫn các thị trường đang
phát triển trong giai đoạn ổn định lẫn thời kỳ khủng hoảng với nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Do đó, kết quả mà các nghiên cứu thực nghiệm mang lại cũng không đồng
nhất với nhau.
Một số nghiên cứu cho rằng một sự thay đổi trong cung tiền sẽ làm thay đổi
nhu cầu tiền tệ (tỷ giá) so với các tài sản khác trong danh mục đầu tư của các nhà đầu
tư cá nhân. Khi các nhà đầu tư cố gắng sắp xếp lại danh mục đầu tư tài sản tài chính
và tài sản thực của họ đến một trạng thái cân bằng mới, giá cổ phiếu sẽ được điều
chỉnh tới một mức giá mới.
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ giá và giá cổ phiếu có mối quan hệ
với nhau.
Aggarwal (1981) đã sử dụng dữ liệu hàng tháng của chỉ số giá chứng khoán ở

Mỹ (đại diện bởi ba chỉ số NYSE, S&P 500 và DC 500) và tỷ giá hối đoái theo trọng
số thương mại của USD với 46 nước có thương mại lớn nhất với Mỹ trong giai đoạn
từ tháng 07 năm 1974 đến tháng 12 năm 1978 để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá


11

hối đoán và chỉ số giá chứng khoán trong giai đoạn thả nổi tỷ giá của Mỹ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng tỷ giá có mối tương quan dương với chỉ số giá chứng khoán
và mối quan hệ này mạnh trong ngắn hạn và yếu trong dài hạn.
Jorion (1990) xem xét độ nhạy cảm của các công ty đa quốc gia Mỹ đối với
rủi ro tỷ giá. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng
khốn và tỷ giá là khác nhau một cách có hệ thống giữa các công ty đa quốc gia trong
mẫu. Sự đồng chuyển động giữa lợi nhuận chứng khoán và giá trị đồng đôla tương
quan thuận với tỷ lệ phần trăm của các hoạt động nước ngồi của các cơng ty này.
Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 01 năm 1971 đến tháng 12 năm 1987 với mẫu gồm
287 công ty đa quốc gia ở Mỹ đang hoạt động trong giai đoạn này.
Một nghiên cứu khác của Ma và Kao (1990) cũng cho thấy mối tương quan
dương giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu cũng được thực hiện với
dữ liệu tháng của chỉ số giá chứng khoán ở Mỹ và tỷ giá hối đối được tính theo giá
trị bình quân gia quyền với trọng số thương mại của Mỹ với sáu nước công nghiệp
lớn (Anh, Canada, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản) trong giai đoạn từ tháng 05
năm 1973 đến tháng 12 năm 1983. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số giá
chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều bởi level của tỷ giá hơn là sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái.
Bahmni-Oskooee và Sohrabian (1992) sử dụng phương pháp kiểm định đồng
liên kết và kiểm định nhân quả Granger để đo lường mối quan hệ giữa giá chứng
khoán ở thị trường Mỹ được đại diện bởi chỉ số chứng khoán S&P 500 và tỷ giá hiệu
lực của USD, nghiên cứu sủ dụng dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 07 năm
1973 đến tháng 12 năm 1988. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ

nhân quả hai chiều giữa giá chứng khoán và tỷ giá hiệu lực trong ngắn hạn, tuy nhiên
lại khơng có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa hai biến.
Bodnar và Gentry (1993) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá
hối đoái và giá cổ phiếu ở các nước Canada, Nhật Bản và Mỹ đã tìm thấy tồn tại mối
quan hệ nhân quả giữa thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.


12

Mok (1993) sử dụng phương pháp ARIMA và kiểm định nhân quả Granger để
khám phá mối quan hệ nhân quả giữa lãi suất, tỷ giá và giá chứng khoán hàng ngày
giai đoạn từ ngày 02/04/1986 đến ngày 30/06/1991 ở thị trường Hồng Kơng (trong
đó tác giả chia mẫu thành ba thời kỳ nghiên cứu nhỏ hơn đó là: (1) từ ngày 02/04/1986
đến 16/10/1987, (2) từ ngày 02/11/1987 đến ngày 31/05/1989 và (3) từ ngày
12/06/1989 đến ngày 30/06/1991).
Kết quả tổng thể cho thấy những thông tin lịch sử của hai biến kinh tế là tỷ
giá và lãi suất không cung cấp nội dung dự báo đáng kể trong ngắn hạn. Trong đó
mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khốn là các chuỗi độc lập. Xét chung trong
cả giai đoạn, các chuỗi tỷ giá và giá chứng khoán cũng được xem là khá độc lập, song
có những thời điểm tồn tại mối quan hệ nhân quả dương hai hướng giữa hai biến, có
nghĩa là khi đồng đơla Hồng Kơng mất giá thì giá chứng khốn giảm và ngược lại.
Trong khi đó, Ajayi và Mougoue (1996) lại phát hiện ra mối quan hệ tương
quan giữa hai biến tỷ giá và chứng khoán cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn khi họ sử
dụng mơ hình điều chỉnh sai số khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến trên ở tám
nước phát triển bao gồm Canada, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Hà Lan, Anh và Mỹ.
Abdalla và Murinde (1997) khi áp dụng mô hình VAR hai biến với bộ dữ liệu
chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá thực hiệu lực hàng tháng ở các nước Ấn Độ, Hàn
Quốc, Pakistan, Philippines trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1985 đến tháng 07 năm
1994 chỉ tìm thấy mối quan hệ nhân quả đơn hướng từ tỷ giá đến giá chứng khoán ở
các thị trường trên (ngoại trừ Philippines).

Ajayi et al. (1998) đã sử dụng chỉ số giá chứng khốn đóng cửa hàng ngày và
tỷ giá hối đối ở bảy thị trường tài chính tiên tiến giai đoạn từ tháng 04 năm 1985 đến
tháng 08 năm 1991 bao gồm Canada, Đức, Pháp, Ý, Nhật, Anh, Mỹ và tám thị trường
mới nổi châu Á bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore,
Hong Kong, Inđônêsia và Thái Lan giai đoạn từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 09
năm 1991 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối
đoái. Bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger, bằng chứng thực


13

nghiệm cho thấy có mối quan hệ nhân quả đơn hướng từ thị trường chứng khoán đến
thị trường ngoại hối ở tất cả các nước phát triển trong mẫu nghiên cứu; tuy nhiên lại
không tồn tại mối quan hệ nhân quả nào giữa hai biến trên ở các thị trường mới nổi.
Sự tương phản này có thể là do sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm thị trường tài
chính giữa hai nhóm nước.
Wu (2000) sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để nghiên cứu hiệu ứng
bất đối xứng của tỷ giá đồng đô la Singapore với bốn đồng tiền khác nhau lên giá
chứng khoán của Singapore và độ nhạy cảm của hiệu ứng tới bất ổn của nền kinh tế.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tuần trong giai đoạn từ ngày 03/04/1991 đến
31/05/2000. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại quan hệ nhân quả đơn hướng từ
tỷ giá tới giá chứng khoán, khi đồng đôla Singapore tăng giá so với USD và đồng
Ringgit của Malaysia hoặc giảm giá so với đồng Yên Nhật và đồng Rupiah Indonesia
dẫn đến sự tăng lên trong dài hạn của giá chứng khoán trong hầu hết mẫu nghiên cứu
thuộc thập niên những năm 1990. Riêng hiệu ứng của tỷ giá SGD/USD có dấu hiệu
đảo ngược giữa hai giai đoạn trong cuộc khủng hoảng 1997 – 1998 và giai đoạn phục
hồi 1992 – 2000: một tác động dài hạn âm của sự giảm giá tiền tệ trong giai đoạn
khủng hoảng được thay bằng một tác động dương trong giai đoạn phục hồi. Độ nhạy
cảm của giá chứng khoán và tỷ giá tăng theo thời gian: thấp trong giai đoạn tăng
trưởng cao (từ ngày 03/04/1991 đến ngày 25/01/1995), tăng dần trong giai đoạn trước

khủng hoảng (từ ngày 01/02/1995 đến ngày 25/06/1997) và giai đoạn khủng hoảng
(từ ngày 02/07/1997 đến ngày 30/12/1998) và cao nhất trong giai đoạn phục hồi (từ
ngày 06/01/1999 đến ngày 31/05/2000).
Một nghiên cứu quan trọng khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và giá chứng khốn khơng thể khơng nhắc đến nghiên cứu của Granger và các cộng
sự (2000). Granger đã sử dụng các phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, đồng liên
kết để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số trên khi sử dụng dữ liệu ngày
trong giai đoạn từ ngày 03/01/1986 đến 16/06/1998. Mẫu nghiên cứu của tác giả bao
gồm các nước Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipines,
Singapore, Thái Lan và Đài Loan. Thông qua hàm phản ứng xung, tác giả thấy rằng


14

dữ liệu của Hàn Quốc thì phù hợp với cách tiếp cận truyền thống: tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu. Mặt khác, dữ liệu của Philipines cho kết quả phù hợp với
cách tiếp cận danh mục đầu tư: giá cổ phiếu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối với tương
quan âm. Với dữ liệu các nước cịn lại trong mẫu, ngoại trừ dữ liệu từ Indonesia và
Nhật Bản khơng tiết lộ bất kỳ thơng tin nào thì các dữ liệu khác đều cho thấy quan hệ
phản hồi mạnh mẽ.
Kanas (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khốn ở sáu
nước cơng nghiệp bao gồm Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Canada. Sử dụng giá đóng
cửa hàng ngày của chỉ số chứng khốn từng nước cho giai đoạn từ ngày 01/01/1986
đến ngày 28/02/1987; tỷ giá được sử dụng là tỷ giá theo trọng số thương mại (hay tỷ
giá hiệu lực). Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy có tồn tại quan hệ đồng liên
kết giữa tỷ giá và giá chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu cho cả sáu nước. Mơ
hình EGARCH hai biến được sử dụng để kiểm định hiệu ứng lan tỏa biến động giữa
hai biến, kết quả kiểm định cho thấy có hiệu ứng lan tỏa biến động dương từ tỷ suất
sinh lợi chứng khoán đến sự thay đổi tỷ giá có ý nghĩa thống kê cho tất cả các nước
(ngoại trừ Đức) và hiệu ứng lan tỏa là bất đối xứng trong tất cả các trường hợp. Nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng hiệu ứng lan tỏa biến động tăng lên kể từ sau cuộc khủng hoảng
tài chính kinh tế tháng 10/1987.
Chiang và Yang (2003) kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt mức của
thị trường ngoại hối và biến động có điều kiện của thị trường chứng khốn trong và
ngồi nước ở các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Thụy Sỹ, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Sử dụng dữ liệu hàng tuần giai đoạn từ ngày
05/01/1979 đến ngày 08/01/1999 và sử dụng mơ hình VAR-GARCH-M hai biến, các
tác giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm hổ trợ cho giả thuyết phần bù rủi ro thay đổi
theo thời gian và sự phụ thuộc cùng chiều giữa hai thị trường. Hơn nữa, biến động
của lợi nhuận chứng khốn có hiệu ứng lan tỏa và lợi nhuận chứng khốn nội địa
được giải thích đáng kể bởi lợi nhuận chứng khoán ở thị trường Mỹ. Kim (2003) tìm
thấy rằng S&P 500 tương quan dương với chỉ số sản xuất công nghiệp nhưng tương
quan âm với tỷ giá thực, lãi suất và lạm phát trong giai đoạn từ tháng 01/1974 đến


15

tháng 12/1998 ở Mỹ. Kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy S&P 500 có mối
quan hệ cân bằng dài hạn với bốn biến cịn lại. Phân tích hiệu chỉnh sai số cho thấy
giá chứng khoán, chỉ số sản xuất công nghiệp và lạm phát tự điều chỉnh để hiệu chỉnh
sự mất cân bằng giữa năm biến, trong khi kỹ thuật phân rã phương sai cho thấy giá
chứng khoán thay đổi đáng kể bởi những thay đổi ngoài kỳ vọng trong lãi suất.
Agus và Carl (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ
giá hối đoái bằng cách sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen và kiểm định nhân
quả Granger tại bốn quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Singapore và
Thái Lan). Nghiên cứu thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa hai biến số
trên ở tất cả các nước trong mẫu, đồng thời cũng tồn tại mối quan hệ nhân quả từ tỷ
giá đến giá chứng khoán.
Khi nghiên cứu mối quan hệ năng động trong dài hạn và ngắn hạn giữa tỷ giá
hối đoái và chỉ số giá chứng khoán, Phylaktis và Ravazzolo (2005) đã sử dụng các

phương pháp kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger đa biến và mơ
hình VAR đệ quy cho năm quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao gồm
Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hồng Kông và Singapore trong giai đoạn 1980 –
1998. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng tồn tại mối tương quan dương giữa thị
trường chứng khoán và thị trường ngoại hối ở các quốc gia nghiên cứu; trong đó thị
trường chứng khốn Mỹ đóng vai trị như một cầu nối cho những liên kết này và cuộc
khủng hoảng tài chính trong giai đoạn này cũng có ảnh hưởng nhất định trong sự
chuyển động đồng nhịp dài hạn của hai thị trường này.
Nghiên cứu của Benjamin Tabak (2006) thì lại khơng tìm thấy mối quan hệ
trong dài hạn giữa tỷ giá và giá chứng khoán ở thị trường Brazil, tuy nhiên tác giả lại
tìm thấy mối quan hệ tuyến tính từ giá chứng khoán đến tỷ giá, điều này phù hợp với
cách tiếp cận danh mục rằng giá chứng khoán ảnh hưởng đến tỷ giá với tương quan
âm. Tác giả sử dụng dữ liệu giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số chứng khoán tại São
Paulo (IBOVESPA) và tỷ giá giữa đồng REAL và USD trong giai đoạn từ 01/08/1994
đến 14/05/2002. Đặc biệt tác giả đã chia mẫu nghiên cứu thành hai mẫu nhỏ hơn


16

(01/08/1994 đến 12/01/1999 và 13/01/1999 đến 14/05/2002). Dữ liệu hàng tháng
khơng được sử dụng vì chúng khơng thể phân tích được những thay đổi trong dịng
vốn ngắn hạn. Ngồi ra, trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã phát hiện ra mối quan
hệ phi tuyến giữa tỷ giá và giá chứng khoán, mối quan hệ này cũng phù hợp với quan
điểm truyền thống rằng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và chỉ số chứng khoán Nhật
Bản trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 9 năm 2005, Kurihara thấy rằng
tỷ giá và giá chứng khốn Mỹ có tác động đến chỉ số chứng khoán Nhật Bản. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng bộ dữ liệu theo ngày của chỉ số giá chứng khoán ở
thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tỷ giá Yen/USD, lãi suất tại hai thị trường,…
Một nghiên cứu khác cũng sử dụng dữ liệu ngày khi kiểm định mối quan hệ

năng động giữa tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán là nghiên cứu của Pan, Fok và Liu
(2007). Nhóm tác giả này đã sử dụng kiểm định nhân quả Granger, phân tích phương
sai và phân tích phản ứng xung trong mơ hình VAR với mẫu dữ liệu ở bảy nhóm
nước Đơng Á bao gồm Hồng Kơng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapores, Đài
Loan và Thái Lan. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả
có ý nghĩa từ tỷ giá đến giá chứng khốn ở Hồng Kơng, Nhật Bản, Malaysia và Thái
Lan trước khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Đồng thời cũng tồn tại mối quan
hệ nhân quả từ thị trường chứng khoán đến thị trường ngoại hối cho trường hợp Hồng
Kông, Hàn Quốc, Singapore. Trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng, mối quan hệ
từ tỷ giá đến giá chứng khốn được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia (ngoại trừ
Malaysia); ngược lại, khơng tìm thấy mối quan hệ nhân quả từ giá chứng khoán đến
tỷ giá ở tất cả các quốc gia trong mẫu. Nguyên nhân của sự khác biệt quan hệ này
giữa các quốc gia có thể là do chế độ tỷ giá, quy mô thương mại, mức độ kiểm sốt
vốn và quy mơ thị trường chứng khoán khác nhau giữa các nước.
Berr và Hebein (2008) cũng sử dụng dữ liệu hàng tuần của tỷ giá và giá chứng
khốn đóng cửa khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị
trường ngoại hối trong giai đoạn từ năm 1997 – 2004. Mẫu nghiên cứu bao gồm các


17

quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và
Philippines. Bằng cách áp dụng mơ hình GARCH, tác giả tìm thấy hiệu ứng lan tỏa
dương về giá từ thị trường ngoại hối đến thị trường chứng khoán tồn tại ở Canada,
Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ. Kết quả cũng cho thấy đối với các nước phát triển, khơng
có biến động dai dẳng trong thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối; ngược
lại biến động là dai dẳng ở các nền kinh tế mới nổi.
Yau và Niel (2009) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán
và tỷ giá hối đoái ở thị trường châu Á (Đài Loan và Nhật Bản) trong giai đoạn từ
tháng 01/1991 đến 03/2008. Nghiên cứu sử dụng mô hình điều chỉnh sai số ngưỡng

(TECM). Kết quả cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa NTD/JPY và giá
cổ phiếu của Nhật Bản và Đài Loan trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên mối quan
hệ đồng liên kết ngưỡng bất đối xứng chỉ tồn tại ở thị trường Đài Loan. Nghiên cứu
được mở rộng bằng việc tính đến ảnh hưởng của đồng USD trên thị trường tài chính
Đài Loan. Kết quả kiểm định nhân quả Granger TECM chỉ ra rằng khơng có mối
quan hệ nhân quả trong ngắn hạn giữa hai biến ở cả hai nước; tuy nhiên trong dài hạn
có một mối quan hệ nhân quả từ tỷ giá (NTD/JPY hoặc NTD/USD) đến giá chứng
khoán ở Đài Loan.
Richards et al. (2009) nghiên cứu ở thị trường Úc về tương tác giữa giá chứng
khoán và tỷ giá trong giai đoạn từ ngày 02/01/2003 đến ngày 30/06/2006. Bằng chứng
thực nghiệm cho thấy tồn tại quan hệ đồng liên kết dương giữa hai biến, đồng thời
tồn tại quan hệ nhân quả Granger từ giá chứng khoán đến tỷ giá trong giai đoạn nghiên
cứu.
Agrawal et al. (2010) phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận chỉ số Nifty và tỷ
giá đồng Rupee Ấn Độ so với đồng USD trong giai đoạn từ ngày 11/10/2007 đến
ngày 09/03/2009. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa
các biến nghiên cứu; hơn nữa kết quả kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy tồn
tại mối quan hệ nhân quả đơn hướng từ lợi nhuận Nifty đến tỷ giá. Hamrita và Trifi
(2011) tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ hai chiều giữa tỷ suất sinh lợi của chứng


×