Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu nhân giống 2 loài lan cattleya bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro(khóa luận công nghệ sinh học lâm nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG 2 LỒI LAN Cattleya
BẰNG KỸ THUẬT NI CẤY IN VITRO

NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ

: 7420201

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thành

Lớp

: K61 – CNSH

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN


Khoảng thời gian được học tập và làm việc tại Viện Công nghệ sinh học
Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã mang đến cho chúng tôi
sự hào hứng và là hành trang giúp chúng tôi chuẩn bị tốt nhất cho công việc trong
tương lai. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh
học Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham gia
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tại Viện.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tơi đã quyết định lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu nhân giống 2 loài lan Cattleya bằng kỹ thuật ni cấy in vitro”.
làm khóa luận tốt nghiệp
Để hồn thành được báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, chúng tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm - Bộ môn Công nghệ tế
bào - Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện hết mức, luôn sát sao
và trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện và hồn thiện
chun đề. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc Bộ môn Công
nghệ tế bào, các thầy cô trong Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã quan tâm và
tạo điều kiện trong q trình chúng tơi thực hiện đề tài.
Tuy đã cố gắng để hồn thiện đề tài khóa luận này, xong kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân còn hạn chế, vì vậy bản khóa luận tốt nghiệp này khơng tránh
khỏi những sai sót, kính mong quý Thầy Cô đóng góp ý kiến đánh giá, để bản báo
cáo của chúng tơi được hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thành

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 3
PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 5
1.1

Giới thiệu về lan Cattleya ....................................................................... 5

1.1.1

Đặc điểm chung của Lan Cattleya ........................................................ 5

1.1.2

Đặc điểm hìnhthái, sinh học.................................................................. 6

1.1.3

Giá trị của lan Cattleya ......................................................................... 9

1.2

Giới thiệu chung về lan Cattleya Nhật Thịnh (HC2) và Cattleya

Rattanakosin x Almakee (HC7) ....................................................................... 10
1.3

Tình hình nghiên cứu nhân giống các lồi lan bằng ni cấy mơ ở Việt Nam


và trên thế giới ................................................................................................. 12
1.3.1

Nhân giống lan Cattleya bằng công nghệ nuôi cấy mô ...................... 12

1.3.2

Trên thế giới ........................................................................................ 12

1.3.3

Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 14

PHẦN 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 18
2.1

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 18

2.2

Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18

2.3

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................. 18

2.4

Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 19


2.4.1

Phương pháp luận ............................................................................... 19

2.4.2

Phương pháp bố trí thí nghiệm cụ thể ................................................. 19
ii


PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 28
3.1

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến khả năng tạo

mẫu sạch của 2 loài HC2 và HC7 ..................................................................... 28
3.2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ảnh hưởng của ánh sáng

đèn đến khả năng nhân nhanh thể chồi cho 2 loài lan Cattleya HC2 và HC7 . 31
3.2.1

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng

nhân nhanh thể chồi của 2 loài HC2 và HC7 ................................................... 31
3.2.2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến khả nhân nhanh thể


chồi của 2 loài Cattleya ................................................................................... 35
3.3

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ảnh hưởng ánh sáng đèn

đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cho 2 loài lan Cattleya HC2 và HC7.. 37
3.3.1

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân nhanh

chồi của 2 loài Cattleya HC2 và HC7............................................................... 37
3.3.2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến khả năng nhân nhanh

chồi của loàiHC2 và HC7................................................................................ 42
3.4

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ánh sáng đèn đến khả

năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh của 2 loài Cattleya HC2 và HC7 ..................... 44
3.4.1

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ tạo cây

hoàn chỉnh của 2 loài Cattleya ........................................................................ 44
3.4.2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn đển khả năng ra rễ của


loàiHC2 và HC7 ............................................................................................... 47
3.5

Sơ đồ hóa quy trình nhân giống in vitro lồi lan cattleya ..................... 51

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................. 53
1.

Kết luận ................................................................................................. 53

2.

Kiến nghị ............................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
BAP

Benzylamino purine-6

IBA

Indole-3- butyric acid


Ki

Furfuryamino purine-6

NAA

Naphthylacetic acid

ĐHST

Điều hòa sinh trưởng

MS

Murashige &Skoog, 1962

CTTN

Công thức thí nghiệm

TB

Trung bình

Cs

Cộng sự

Sig


Mức ý nghĩa (Significant)

IAA

Acid Indolacetic

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cattleya Almakee .............................................................................. 5
Hình 1.2: Một số lồi lan Cattleya thuộc nhóm lá đơn ..................................... 7
Hình 1.3: Một số lồi lan Cattleya thuộc nhóm lá kép ..................................... 7
Hình 1.4: Lan Cattleya Nhật thịnh .................................................................. 10
Hình 1.5: Hoa lan Cattleya bố mẹ của HC7 (Cattleya rattanakosin (A) x Cattleya
almakee (B)) .................................................................................................... 11
Hình 3.1: Quả lan Cattleya sau khi khử trùng................................................. 30
Hình 3.2: Phơi hạt được ni cấy trên mơi trường ni cấy khởi đầu............ 30
Hình 3.3: Phơi hạt lan Cattleya HC2 (A) và Cattleya HC7 (B) tái sinh trên mơi
trường ni cấy khởi đầu ................................................................................ 31
Hình 3.4: Phơi hạt hình thành protocom ......................................................... 31
Hình 3.5: Thể chồi lan Cattleya Nhật thịnh nuôi cấy trên các công thức mơi
trường nhân nhanh thể chồi. ............................................................................ 33
Hình 3.6: Thể chồi lan Cattleya dịng HC7 trên các cơng thức mơi trường nhân
nhanh thể chồi. ................................................................................................ 35
Hình 3.7: Thể chồi lan HC2 được nuôi ở ánh sáng đèn 2 (A) và ánh sáng đèn 1
(B). ................................................................................................................... 37
Hình 3.8: Thể chồi lan HC7 được nuôi ở ánh sáng đèn 2 (A) và ................... 37
Hình 3.9: Cụm chồi lan CattleyaHC2 ni cấy trên các cơng thức mơi trường nhân

nhanh chồi ....................................................................................................... 39
Hình 3.10: Chồi lan Cattleya HC2 lúc mới cấy chuyển (A) và sau 8 tuần (B) trên
NNC4............................................................................................................... 39
Hình 3.11: Cụm chồi lan Cattleya HC7 nuôi cấy trên các công thức môi trường
nhân nhanh chồi .............................................................................................. 41
Hình 3.12: Chồi lan Cattleya HC7 lúc mới cấy chuyển (A) và sau 8 tuần (B) trên
NNCT3 ............................................................................................................ 41
Hình 3.13 Cụm chồi lan Cattleya HC2 ni cấy ở ánh sáng đèn LED 2 (A) và
dưới ánh sáng đèn LED 1 (B) ......................................................................... 43
v


Hình 3.14: Cụm chồi lan Cattleya HC7 ni cấy ở ánh sáng đèn LED 1 (A) và
dưới ánh sáng đèn LED 2 (B) ......................................................................... 43
Hình 3.15: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ của loài HC2 ...... 45
Hình 3.16: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ của lồi HC7 ...... 47
Hình 3.17: Rễ của lan Cattleya HC2 nuôi dưới ánh sáng đèn 1 (A), đèn 2 (B) và
đèn 3 (C) .......................................................................................................... 49
Hình 3.18: Rễ của lan Cattleya HC7 nuôi dưới ánh sáng đèn 1 (A), đèn 2 (B) và
đèn 3 (C) .......................................................................................................... 50
Hình 3.19: Cây lan con của 2 loài HC2 và HC7 trồng vào giá thể ................. 51
Hình 3.20: Cây lan con của 2 loài HC2 và HC7 sau 1tháng trồng trên giá thể.51

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả năng tạo
mẫu sạch của loài HC2, HC7 .......................................................................... 20
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh thể

chồi loài HC2 .................................................................................................. 21
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh thể
chồi loài HC7 .................................................................................................. 21
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh thể chồi lan của 2
loài Cattleya HC2 và HC7............................................................................... 22
Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệmảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân chồi lan
của loài HC2 .................................................................................................... 22
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân chồi lan của loài HC7
......................................................................................................................... 23
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh chồi lan của 2 loài
Cattleya HC2 và HC7 ...................................................................................... 24
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh của
loài HC2 .......................................................................................................... 24
Bảng 2.9: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh của
loài HC7 .......................................................................................................... 25
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của 2 loài Cattleya HC2
và HC7 ............................................................................................................. 25
Bảng 3.1: Kết quả ảnh hưởng của thời gian khử trùng HgCl2 0,1% đến khả năng
tạo mẫu sạch loài HC2 .................................................................................... 28
Bảng 3.2: Kết quả ảnh hưởng của thời gian khử trùng HgCl2 0,1% đến khả năng
tạo mẫu sạch loài HC7 .................................................................................... 28
Bảng 3.3: Kết quả ảnh hưởng của chấy ĐHST đến khả năng nhân nhanh thể chồi
loài HC2 .......................................................................................................... 32
Bảng 3.4: Kết quả ảnh hưởng của chấy ĐHST đến khả năng nhân nhanh thể chồi
loài HC7. ......................................................................................................... 33


Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh thể chồi của
2 loài Cattleya HC2. ........................................................................................ 36
Bảng 3.6: Kết quả ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh thể chồi của

2 loài Cattleya HC7. ........................................................................................ 36
Bảng 3.7: Kết quả ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân nhanh chồi của
loài HC2 .......................................................................................................... 38
Bảng 3.8: Kết quả ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân nhanh chồi của
loài HC7. ......................................................................................................... 40
Bảng 3.9: Kết quả ảnh hưởng của 3 ASĐ đến khả năng nhân nhanh chồi của loài
Cattleya HC2 ................................................................................................... 42
Bảng 3.10: Kết quả ảnh hưởng của 3 ASĐ đến khả năng nhân nhanh chồi của loài
Cattleya HC7 ................................................................................................... 42
Bảng 3.11: Kết quả ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn
chỉnh của loài HC2 .......................................................................................... 44
Bảng 3.12: Kết quả ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn
chỉnh của loài HC7 .......................................................................................... 46
Bảng 3.13: Kết quả ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của loài Cattleya
HC2 ................................................................................................................. 48
Bảng 3.14: Kết quả ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của loài Cattleya
HC7 ................................................................................................................. 49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, thú nuôi trồng và thưởng thức hoa lan đã trở lên phổ
biến, rộng khắp góp phần tạo lên một khơng gian xanh nho nhỏ cho cuộc sống đô
thị chật hẹp. Hoa lan được biết đến như một lồi hoa khơng chỉ ở vẻ đẹp, hương
thơm, màu sắc đa dạng mà cịn có giá trị kinh tế cao. Quả vậy, với 750 chi và
35.000 loài lan tự nhiên, 75.000 giống lan do kết quả chọn lọc và lai tạo đã được
biết đến [1].
Hiện nay, một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Thái
Lan… đã và đang ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc nghiên cứu và
lai tạo ra những giống lai mới có hương thơm, màu sắc đa dạng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường và đem lại nguồn lợi kinh tế cho các nước

này [2].
Trong khi các giống lan nhật nội lại có các ưu điểm về mặt sinh trưởng,
phát triển khỏe mạnh, sản lượng - chất lượng hoa cao cho người trồng và kinh
doanh lan. Việt Nam có điều kiện xã hội - tự nhiên thận lợi cùng nhiều nguồn
nguyên liệu sẵn cho sự sinh trưởng và phát triển của phong lan. Bên cạnh các
giống hoa lan được khai thác từ môi trường tự nhiên, có rất nhiều loại hoa lan
được lai tạo, ngoại nhập với màu sắc rực rỡ. Việt Nam có thể trở thành nước sản
xuất hoa có tiếng trong khu vực, tập trung theo hướng nhập nội hoặc lai các loài
lan mới và tập trung phát triển các loài lan bản địa. Như vậy, ngoài việc khai thác
các nguồn gen q hiếm có sẵn thì ta phải đồng thời nhập nội và tuyển chọn những
giống lan mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu hiện nay.
Cattleya được mệnh danh là Hoàng hậu của các loài hoa lan. Đây là loài
hoa lan được ưa chuộng và quan tâm hiện nay vì màu sắc đa dạng và hương thơm
ngát, một số loại như: cattleya Nhật thịnh, cattleya Amakee, cattleya eldorado…
[4]
Ở nước ta với nền khí hậu nóng ẩm thích hợp cho loại hoa này sinh sống
và phát triển, tuy nhiên thực tế sản xuất giống lan này ở Việt Nam còn hạn chế và
gặp nhiều khó khăn. Vậy nên, Cattleya được nhập nội chủ yếu từ Thái Lan về
nước ta cung cấp cho các cơ sở sản xuất và nghiên cứu.


Chính vì vậy mà tơi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nhân giống 2 loài
lan Cattleya bằng kỹ thuật ni cấy in vitro” nhằm góp phần bảo tồn tài nguyên
di truyền thực vật và làm cơ sở cho việc nhân nhanh một số loài lan này, cung cấp
nguồn cây giống chất lượng cao để phát triền loài lan Cattleya trong nước.


PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu về lan Cattleya

1.1.1 Đặc điểm chung của Lan Cattleya

Hình 1.1: Cattleya Almakee
(Nguồn: hoanghoaorchid.com)
Lan Cattleya thuộc:
Lớp: Liliopsidae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Chi: Cattleya
Lan Cattleya còn gọi là Cát lan, tên chi này do John Lindley đặt năm 1824
theo tên của William Cattleya là người đã nhân giống và trồng thành cơng lồi
lan Cattleya labiata. Tên viết tắt của chi này trên các tạp chí thương mại
là (C.). Cattleya cũng là tên của các chi Brassavola, Broughtonia, Cattleya,
Encyclia, Guarianthe, Laelia, Myrmecophila, Sophronitis [4].
Lan Cattleya là giống lan đẹp nhất trong họ Orchidaceae, nên còn được gọi
là Hoàng hậu của các loài lan, bởi hoa là tổng hợp của hương sắc vẹn toàn.


Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa với rất nhiều màu sắc từ hồng, tím, vàng, đến
trắng, đỏ …
Cattleya là một chi thực vật tương đối phong phú về chủng loại, đa dạng về
mặt hoa, hiện nay chúng có khoảng 65 lồi ngun thủy và vơ vạn lồi đã được
lai tạo ra. Lan Cattleya là một giống lan có nhiều cây lai nhất trong họ lan, kích
thước hoa lớn với bề rộng từ 15- 20cm và màu sắc cực kì phong phú [4].
1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học
Cattleya thuộc loài đa thân, thân mang 1-2 lá/thân, cây mang nhiều giả hành
dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và nước, giả hành mập hơn so với Dendrobium, cây
phát triển theo chiều ngang. Thường trên đỉnh giả hành có 1 hoặc 2 lá to, chính
giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa. Trung bình một năm, một cây lan có
thể ra 3 giả hành mới [4]

Hoa Cattleya có rất nhiều màu sắc: hồng, tím trắng, vàng, cam… Lan
Cattleya là một trong những loài hoa to và hương thơm ngào ngạt, màu sắc lại rực
rỡ.
Cattleya có khoảng 60 lồi, được phân ra làm hai nhóm: lá đơn (nhóm 1 lá)
và lá kép (nhóm 2 lá) [4]
Nhóm lá đơn: Giả hành chỉ có một lá. Đây là nhóm có hoa đơn độc, hoa
thường to và đẹp với màu sắc rực rỡ, ví dụ như: Cattleya eldorado, gaskelliana,
labiata, mendelii, mossiae, precivaliana,... Cây có thể ra đến 3 hoa cùng một lúc
nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt. Thân của nhó, cao khoảng 8-30cm, lá
thường xanh đậm dầy,dài khoảng 20cm, rộng đến 7cm. Phát hoa mang hoa rất to
mang từ 1- 6 hoa, đường kính mỗi hoa có thể lên đến 25cm.


Hình 1.2: Một số lồi lan Cattleya thuộc nhóm lá đơn
(Nguồn: Hoasonla.com)
Nhóm lá kép: Mỗi giả hành có 2 hay 3 lá nhóm này thường có hoa nhỏ hơn
và mọc thành từng cụm như Cattleya aclandiae, amethystoglossa, aueantiaca,
intermedia, leopoldii, skinneri,… Thân của nhóm này nhỏ hơn nhưng khá cao, lá
cũng nhỏ hơn, màu xanh nhạt dài khoảng 20cm. Phát hoa vươn cao từ một bọc
xanh trên đỉnh mang nhiều hoa có khi lên đến 15 hoa. Hoa nhỏ hơn, chỉ khoảng
10- 15cm đường kính và cánh hoa cũng thuôn dài hơn.

Hình 1.3: Một số lồi lan Cattleya thuộc nhóm lá kép
(Nguồn: Hoasonla.com)


Trong thiên nhiên người ta tìm thấy khá nhiều lồi Cattleya lai tạo tự nhiên
như Cattleya guatemalensis được Linden và Reichenbach tìm thấy ở Guatemla,
nó là kết quả của sự thụ phấn tự nhiên giữa Cattleya skinneri và Cattleya
aurantiaca. Hay như Cattleya brasiliense là giống lai tự nhiên giữa Cattleya

bicolor và Cattleya harrisoniana [16].
Giống Cattleya lai nhân tạo đầu tiên là Cattleya hybrida được tập đoàn
Veitch đăng kí bản quyền ngày 1/1/1863. Cattleya hybrida được nhân giống giữa
Cattleya guttata và Cattleya loddigesii [16].
Giống Cattleya thường được lai với các giống Laelia, Brassavola,
Sophronitis, Broughtonia… Các cây lai đã đạt được 5 lồi khác nhau và các kết
quả thường cũng kì lạ như tên của chúng. Rothara (Cattleya x Brassavola x
Epidendrum x Sophronitis) và Fergusonara (Cattleya savola x laelia x
schomburgkia x sophronitts). Từ vài năm nay, nhiều nhà lai giống cũng cố gắng
tạo ra các cây có kích thước nhỏ hơn có hoa cũng nhỏ hơn, nhưng cũng đẹp như
các cây gốc.
Đến nay người ta đã lai tạo ra hàng ngàn giống Cattleya đủ mọi hình dáng
và màu sắc, trong đó rất nhiều giống đã được các nước in lên tem.
Cattleya Carpa = C. labiata x C. amethystoglossa
Cattleya Francis = C. bow Bells x C. swan
Cattleya Fabia = C. labiata x C. dowiana
Cattleya Frasquita = C. velutina x C. bicolor
Người ta không những lai tạo các giống Cattleya mới trong cùng một chi
mà còn lai chúng với các chi hoa khác trong cùng một phả hệ như Laelia,
Brassavola, Sophronitis [3,4].
Cattleya x Brassavola = Brassocattleya (thường được viết tắt là BC)
Cattleya x Laelia = Laeliocattleya (LC)
Cattleya x Sophronitis = Sophrocattleya (SC)


Cattleya x Schomburgkia = Schombocattleya
Khơng những thế, người ta cịn lai 3 chi thậm chí 4 chi trong cùng một phả
hệ với nhau như:
Cattleya x Brassavola x Laelia = Brassolaeliocattleya (Blc)
Cattleya x Laelia x Sophronitis = Sophrolaeliocattleya (Slc)

Cattleya x Brassavola x Laelia x Sophronitis = Potinara (POT)
Có thể nói đây là một trong những loại hoa lan tuyệt đẹp, tuy hoa có mùi
hương rất thơm nhưng lại chóng tàn và ngắn nhất như lồi Cattleya mantini chỉ
có thời gian nở hoa trong một tuần lễ. Nhưng với những loài khác thuộc giống
Cattleya thì thời gian nở hoa thường là nửa tháng. Các lồi lan thuộc giống
Cattleya có thể ra hoa bất kì mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh
trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới.
Cattleya cần ánh sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp, nên độche sáng
thích hợp nhất là 50%. Chúng phát triển rất tốt ở khơng khí mát và ẩm, nhiệt độ
thích hợp cho Cattleya là 210C vào ban ngày và 160C vào ban đêm. Đối với độ
ẩm đạt từ 40- 70%, độ thơng gió tốt và tưới nước chỉ khi bề mặt khơ, có thể một
tuần tưới 1 lần hay tùy thuộc vào thời tiết [18].
1.1.3 Giá trị của lan Cattleya
Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và có hương thơm thoang thoảng,
dễ chịu luôn được đánh giá cao hơn những loại hoa có mùi hương quá nồng, gắt.
Mùi hương dễ chịu tạo cho con người ta cảm giác khoan khoái sau những giờ làm
việc căng thẳng mệt mỏi. Catteya có độ tuổi rất dài, có thể sống đến 20-30 năm
nếu chăm sóc tốt. Đa số lan Cattleya nở hoa theo mùa (xuân, thu, đông), nên có
thể làm cảnh quanh năm với nhiều lồi khác nhau nên Cattleya được đánh giá là
loài được rất nhiều người ưa chuộng, lưu thông rộng rãi trên thị trường.Lan được
sử dụng rộngrãi với mục đích làm cảnh có giá trị thẩm mỹ cao hơn so với loài
khác.


Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu nhân giống lan bằng phương pháp
nhân giống in vitro đã thành công trên nhiều đối tượng. Đây là một biện pháp
mang lại hiệu quả cao với quy mô công nghiệp, đồng thời cũng góp phần bảo tồn
các lồi lan cũng như các loài cây quý hiếm khác.
1.2 Giới thiệu chung về lan Cattleya Nhật Thịnh (HC2) và Cattleya
Rattanakosin x Almakee (HC7)

 Cattleya Nhật thịnh
Tên gọi: Cattleya Nhật Thịnh
Là giống Cattleya giống mới được lai nhân tạo giữa 2 loài Blc. Mount
Hood x Blc. Bryce Canyon

Hình 1.4: Lan Cattleya Nhật thịnh
(Nguồn: hoanghoaorchid.com)
Là lồi Cattleya thuộc nhóm 1 lá, chỉ mang một lá trên đỉnh. Cattleya này
có thể ra đến 3 cùng một lúc nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt
Hoa cực to,tròn, đường kính hoa có thể lên tới 22cm, Cattleya Nhật thịnh
cho màu hồng tím và đặc biết rất là tươi, hương thơm rất lâu, ngào ngạt, thân cao
khoảng 8-25cm, lá xanh đậm, dầy dài khoảng 20cm. Chính giữa đỉnh giả hành có
một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa, phát hoa vượt lên và xuyên qua lưỡi mèo để
trổ hoa. Rễ dài mọc từ cặn hành bám chặt vào giá thể, với điều kiện chăm sóc bình
thường, trung bình mỗi năm cây sẽ có 2- 3 giả hành mới.


Nhiệt độ lý tưởng cho chúng là 210C vào ban ngày, ban đêm vào khoảng
160C vào ban đêm, phát triển rất tốt với nhiệt độ khơng khí mát và ẩm. Lan
Cattleya Nhật Thịnh có thể sống được ở vùng nóng và vùng ơn đới, đặc biệt đây
là giống thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam. Chính vì thế có
thể thấy dòng lan này được trồng và phát triển rộng ở nhiều nơi trên khắp các tỉnh
thành.
Trên thế giới, Cattleya Nhật thịnh phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ và một vài
nước Đông Nam Á (nhập nội) như: Thái Lan (chủ yếu), Đài Loan, Việt Nam…loài
này được nhập nội chủ yếu từ thái Lan về vườn tại Việt Nam để chăm sóc, tạo
dòng thuần. Hiện nay, dòng Cattleya Nhật thịnh nhập nội đã có mặt tại các nhà
vườn phía Bắc và Phía Nam, một số tỉnh như Hà Nội, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí
Minh,…



Cattleya Rattanakosin x Almakee (HC7)

Hình 1.5: Hoa lan Cattleya bố mẹ của HC7
(Cattleya rattanakosin (A) x Cattleya almakee (B))
(Nguồn: hoanghoaorchid.com)
Cattleya rattanakosin x Cattleyaalmakeecũng thuộc nhóm lá đơn, chỉ mang
một lá trên đỉnh, hoa to, thơm ngát, xuất xứ chủ yếu ở Thái Lan, chúng sống ở
vùng ơn đới rất thích hợp ở khí hậu Việt Nam.


Cattleya HC7là một giống mới, được lai nhân tạo giữaCattleya rattanakosin
vàCattleya almakee, chúng nổi tiếng với màu vàng chủ đạo, có màu vàng rất sáng,
có những sọc đỏ chạy từ trong ra ngồi, cây tuy khơng mập và cao lớn nhưng rất
khỏe mạnh và siêng hoa, hương thơm lâu. Loài này nhập nội đã có mặt tại các nhà
vườn phía Bắc và Phía Nam, một số tỉnh như Hà Nội, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí
Minh,…
1.3 Tình hình nghiên cứu nhân giống các lồi lan bằng ni cấy mơ ở Việt
Nam và trên thế giới
1.3.1 Nhân giống lan Cattleya bằng công nghệ nuôi cấy mô
Nhân giống lan Cattleya bằng phương pháp nuôi cấy mô in vitro đem lại
nhiều ý nghĩa: Tạo ra cây đồng đều nhau, với số lượng lớn và hệ số nhân cao, giữ
được đặc tính của cây ban đầu, tạo ra cây con sạch bệnh do nuôi cấy trong điều
kiện vơ trùng, hồn tồn chủ động điều chỉnh tác nhân ảnh hưởng khả năng tái
sinh của cây như thành phần dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, chất điều hòa sinh
trưởng,… Hơn nữa, tạo ra số lượng cây mới trong một thời gian ngắn, cung cấp
giống cây cho người trồng, để phục vụ cho nhu cầu chơi lan của người tiêu dùng.
Vậy nên, chính những lí do trên mà tơi quyết định nhân giống 2 lồi lan này bằng
phương pháp nuôi cấy in vitro.
Hiện nay, nguyên liệu được sử dụng để nhân giống là mô phân sinh ngọn,

mô phân sinh bên, dùng phôi hạt trong quả lan. Trong đó, dùng phôi hạt được sử
dụng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc nhân giống
2 loài lan Cattleya Nhật thịnh và Cattleya rattanakosin x almakee bằng phương
pháp nuôi cấy mô in vitro này chưa được áp dụng nhiều.
1.3.2 Trên thế giới
Nuôi cấy mô được thí nghiệm từ thế kỷ XVII, tuy nhiên chỉ được áp dụng
vào nghiên cứu trên đối tượng lan vào thế kỷ XIX.


Năm 1884, Neumann - một nhà làm vườn người Pháp lần đầu tiên cho nảy
mầm một số hạt lan bằng cách gieo hạt lên các cục đất ở quanh gốc cây của cây
lan mới [7].
Năm 1904, Noel Bernard và Hans Burgeff cộng tác với nhau để đưa ra
phương pháp gieo hạt có nhiễm nấm trong chai thạch. Phương pháp này đã làm
tăng số lượng lớn cây con trồng từ hạt[20].
Đến nay nhân giống in vitro đã thành công đối với nhiều chi khác nhau
thuộc họ lan như Hồ Điệp, Hoàng Thảo, Kim tuyến … và các giống lai của chúng.
Những thành tựu nghiên cứu về giống lan Cattleya:
Bernard năm 1904 đã tìm ra một số lồi nấm ký sinh có thể giúp nảy mầmở
hạt lan ngoài tự nhiên, mỗi loài có tác dụng trên một số lồi lan nhất định. Đối với
lan Cattleya thì Rhizoctonia repens ký sinh giúp nảy mầm hạt ngoài tự nhiên [7].
Hans Burgeff năm 1909 đã làm nảy mầm của hạt Laelio, Cattleya trên môi
trường dinh dưỡng gồm 0,33% đường saccarose trong điều kiện hoàn toàn bóng
tối
Jose Geraldo và Rezende năm 2009 đã nghiên cứu ảnh hưởng các nồng độ
khác nhau của Sacarose và GA3 đến sự phát triển protorcorms từ hạt nảy mầm
của lan Cattleya loddigesii sp, đã đi đến kết luận nồng độ 0mg M-1 GA3 và 60mg
M-1 sacarose cho số rễ và sự phát triển rễ non Cattleya loddigesii sp là tốt nhất
[16].
Benner (1995), Chyi Chen (2000), Khosravi (2009) dùng chỉ thị RAPD để

phân tích đa hình và quan hệ di truyền của chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
đã lập bản đồ đa hình DNA tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đặc tính của
lồi lan trên [16].
Supinrach và Supinarach (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng
đến sinh trưởng của lan Cattleya brassolaelio Chia lin. Ở giai đoạn cây con và đã
xác định trong 5 loại giá thể là rong biển, xơ dừa, than củi, đất sét nướng và đá


núi lửa thì than củi cho hiệu quả tốt nhất đối với sự phát triển thân lá lan Cattleya
brassolaelio Chia lin [24].
Júnior và Venturieri (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại giá thể là
than bùn, sỏi, hỗn hợp sỏi + than bùn tỷ lệ 3:1 và dương xỉ đối với Cattleya forbesii
và Laelia purpurata giai đoạn sau nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy, dương xỉ là giá
thể tốt nhất cho C. forbesii và hỗn hợp sỏi + than bùn thích hợp nhất cho Laelia
purpurata. Mặt khác nhờ so sánh sự sinh trưởng, phát triển của cây trên 2 giá thế
sỏi số 2 và hỗn hợp sỏi số 2 + than bùn, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của
chất hữu cơ đối với các loài lan này [21].
1.3.3 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, nhân giống thành
cơng nhiều lồi hoa lan khác nhau bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Hồng Gấm và cộng sự tại Trung tâm giống
và Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống lan Ngọc Điểm Tai Trâu (Rhychostylis gigantea) bằng phương
pháp nuôi cấy in vitro, cho thấy môi trường nhân nhanh thể chồi: Knudson + 30g/l
đường+ 100g/l khoai tây+ 100ml/l nước dừa + 7g/l agar+ 0,3mg/l Kinetin+
0,2mg/l IAA+ 0,3mg/l NAA, hệ số nhân nhanh thể chồi là 4,25. Môi trường kéo
dài chồi: Knudson + 30g/l đường+ 100g/l khoai tây+ 100ml/l nước dừa + 7g/l
agar+ 0,3mg/l Kinetin+ 0,2mg/l IAA+ 0,3mg/l NAA+ 0,2mg/l GA3. Môi trường
ra rễ: Knudson + 30g/l đường+ 100g/l khoai tây+ 100ml/l nước dừa + 7g/l agar+
0,1mg/l NAA.

Năm 2010, Nguyễn Thị Loan (Trường Đại học Lâm nghiệp) nghiên cứu
hoàn thiện kỹ thuật nhân giống lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus) qua phôi
hạt bằng phương pháp nhân giống in vitro thu được mơi trường thích hợp để nhân
nhanh chồi: Knudson + 20g/l sucrose+ 100ml/l dịch chiết khoai tây+ 100ml/l nước
dừa + 7g/l agar+ 0,3mg/l NAA+ 0,2mg/l IAA + 0,3mg/l Kinetin. Môi trường ra
rễ: Knudson + 30g/l sucrose+ 100g/l dịch chiết khoai tây+ 100ml/l nước dừa +
7g/l agar+ 0,3mg/l NAA[10].


Năm 2013, Nguyễn Quỳnh Trang và Cs ( ThS. Trường Đại học Lâm
nghiệp)nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống lan Phi Điệp Tím (Dendrobium
anosmmun) cho thấy mơi trường nhân nhanh thể chồi: Knudson có bổ sung
0,3mg/l NAA + 0,3mg/l Kinetin+ 0,3mg/l BAP cho hệ số nhân nhanh thể chồi là
4,56. Mơi trường Knudsoncó bổ sung 30g/l đường +0,1mg/l Kinetin+ 0,5mg/l
GA3 cho chồi tăng trưởng cao nhất (2,45cm) chất lượng chồi tốt. Môi trường ra
rễ: Knudson + 0,1mg/l NAA + 0,3 mg/l IBA[14].
Năm 2017, Phan Thị Thu Hiền, và Cs (Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
2) nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống lan Đai châu đỏ (
Rhynchostylisgigantea L.) bằng công nghệ nuôi cấy in vitro cho thấy công thức
khử trùng đạt hiệu quả nhất: Javen 10% + HgCl2 0,1% + ethanol 70%. Tỷ lệ mẫu
sạch và sống xót đạt cao nhất 41,41%. Môi trường để tạo phôi soma từ protocorm
là mơi trường MS cơ bản có bổ sung 2mg/l BAP+ 1mg/l IBA. Mơi trường thích
hợp cho sự hình thành và phát triển chồi: MS + 0,5mg/l BAP + 0,5 Kinetin. Môi
trường ra rễ: MS+ 1,5mg/l NAA cho tỷ lệ ra rễ đạt 50,67 % , số rễ trung bình 3,67,
chiều dài rễ đạt 3,3 cm[15].
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về nhân giống in vitro lan Cattleya
còn hạn chế, dưới đây là một số các cơng trình nghiên cứu về lồi lan Cattleya và
kết quả thu được:
Năm 2009, Nguyễn Thị Kim Lý và cộng sự đã kết luận với cây lan Cattleya
giai đoạn sau nuôi cấy mô giá thể than hoa vụn và dớn là thích hợp nhất vì giai

đoạn này cây chưa hồn tồn thích ứng với điều kiện tự dưỡng, rễ cây còn yếu,
khả năng hút nước và dinh dưỡng kém nên chọn những giá thể nhẹ, giữ ẩm tốt[12].
Năm 2010, Trần Mạnh kết luận Cattleya là loại phụ sinh do đó việc bón
phân cho lan bằng phương pháp phun sương hiệu quả hơn so với tưới thẳng vào
giá thể trong chậu. Phân sử dụng là phân bón lá có tỷ lệ N:P:K là 30:10:10 phun
theo nồng độ khuyến cáo 2 lần/ tuần. Khi các giả hành chớm ra nụ thì sử dụng
phân bón 6:20:20 và để kích thích cho lan Cattlyea có thể sớm ra hoa thì dùng
phân bón 6:30:30. Ngồi ra, khi trồng lan Cattleya có thể bón phân vơ cơ hỗn hợp


với phân hữu cơ nồng độ loãng hay các sản phẩm phân bón lá có nguồn gốc sinh
học như Rong biển, tinh cá, agostim… Vitamin B1 nồng độ 0,01% phun 1 lần/tuần
cũng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng lan Cattleya. Trước mùa nghỉ nên bón cho
Cattleya loại phân 10:20:30 để tạo sự cứng cáp cho cây cho mùa nghỉ và khi cấy
vào mùa nghỉ thì nên ngưng tưới hồn toàn[3].
Năm 2010, theo Minh Trí, Xuân Giao ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tưới
nước cho Cattleya là rất cần thiết tuy nhiên với độ che sáng 50% nếu tưới nước
nhiều sẽ tạo ra nhiệt độ thấp dưới 250C làm cây khó ra rễ. Vì vậy đối với lan
Cattleya cần có thời gian khơ ráo giữa các lần tưới để kích thích sự mọc rễ của
cây [18].
Theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2010) cây hoa lan dễ nhân trong
ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao. Mơi trường chính cho ni cấy lan
Cattleya là mơi trường Knudson [8].
Năm 2011, Cao Thị Châm đã kết luận giá thể cho Cattleya là vỏ thông cỡ
vừa 6 phần + vỏ dừa lớn 2 phần + đá xanh hay đá xốp 2 phần + đá bọt 1 phần +
gỗ thơng đỏ ½ phần. Gía thể thích hợp cho ni trồng Cattleya ronaldin, giai đoạn
trưởng thành là 30% than củi + 30% dương xỉ + 40% xơ dừa. Loại giá thể này
giúp thoát nước tốt nhưng vẫn đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây sinh trưởng tốt
[2].
Dựa vào các kết đã đạt được của một số nghiên cứu về giống lan Cattleya

đã được cơng bố cho thấy vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần được nghiên cứu tiếp
như: thời gian khử trùng mẫu tạo mẫu sạch in vitro, tìm được mơi trường nuôi cấy
phù hợp cho khả năng nhân nhanh thể chồi và chồi, mơi trường ra rễ tạo cây hồn
chỉnh. Vì vậy, cần nghiên cứu để tìm ra thời gian khử trùng thích hợp nhất tạo ra
mẫu sạch và khả năng tái sinh của mẫu cao nhất để nâng cao hiệu quả của quy
trình nhân giống, đồng thời theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lan
Cattleya vì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu nhận và sử dụng là cây lan giống.
Ta thấy chưa có công trình nghiên cứu nào được cơng bố trong và ngồi
nước về việc nhân giống lan Cattleya Nhật Thịnh và Cattleya rattanakosin x


almakee bẳng phương pháp ni cấy in vitro. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy in vitro loài lan nhập nội này là rất cần
thiết. Chính vì các lý do trên, tơi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu
nhân giống 2 loài lan catleya bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro”.


PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xây dựng được kỹ thuật nhân giống cho 2 loài lan Cattleya
bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định được công thức khử trùng tạo mẫu sạch in vitro từ phôi hạt.
+ Xác định được môi trường và điều kiện ánh sáng nhân nhanh thể chồi phù
hợp nhất.
+ Xác định được môi trường và điều kiện ánh sáng cho nhân nhanh chồi in
vitro hiệu quả.
+ Xác định được môi trường và điều kiện ánh sáng cho ra rễ tạo cây hoàn
chỉnh tốt nhất.

2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu công thức khử trùng tạo mẫu sạch in vitro từ phơi hạt cho 2 lồi
lan Cattleya HC2 và HC7
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến
khả năng nhân nhanh thể chồi in vitro cho 2 loài lan Cattleya HC2 và HC7
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến
khả năng nhân nhanh chồi in vitro cho 2 loài lan Cattleya HC2 và HC7
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST và ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến
khả năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh của 2 loài Cattleya HC2 và HC7
2.3 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng: Hai loài lan Cattleya: Cattleya Nhật Thịnh (HC2) và Cattleya
rattanakosin x almakee (HC7)
- Vật liệu nghiên cứu: Quả lan chọn từ cây lan Cattleya Nhật Thịnh và
Cattleya rattanakosin x almakee khỏe mạnh, mập mạp, không bị sâu bệnh
và được lấy từ vườn lan Bắc Việt - Thạch Thất - Hà Nội.


×