Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường nghiên cứu bệnh loét thân, cành keo tai tượng (acacia mangium willd ) và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh tại vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT THÂN, CÀNH KEO TAI TƢỢNG
(Acacia mangium Willd.) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGHÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 7850101

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Tuấn
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Trang
Mã sinh viên

: 1653130589

Lớp

: K61 – QLTN&MT

Hà Nội , 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, đƣợc sự
nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, em đã tiến hành thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng
(Acacia mangium Willd.) và đề xuất biện pháp phịng trừ bệnh tại Vƣờn
Quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”.


Với sự cố gắng hết sức của bản thân cộng với sự hƣớng dẫn tận tình của
thầy, cơ giáo, em đã hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Do trình độ
có hạn và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy,
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên
rừng và Môi trƣờng, bộ môn Bảo vệ thực vật rừng đã chỉ bảo, truyền đạt những
kiến thức cho em trong thời gian học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Thành Tuấn, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, CBCNV Vƣờn Quốc
gia Ba Vì, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Trang

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cây trên thế giới ............................................... 3
1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cây trong nƣớc ................................................. 4
1.3 Tình hình bệnh hại cây Keo ........................................................................ 6
1.3.1 Tình hình bệnh hại cây Keo trên thế giới ................................................... 6
1.3.2 Tình hình bệnh hại cây Keo trong nƣớc ..................................................... 8
CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH-KINH TẾ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 10
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..................................................... 10
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 10
2.1.2. Địa hình .................................................................................................. 10
2.1.3. Đất đai, thổ nhƣỡng ................................................................................ 11
2.1.4. Khí hậu thủy văn .................................................................................... 11
2.1.5. Thảm thực vật ......................................................................................... 13
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội ............................................................................ 13
2.2.1 Đặc điểm kinh tế...................................................................................... 13
2.2.2 Đặc điểm xã hội....................................................................................... 13
2.2.3 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 14
CHƢƠNG III ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 15
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 15
3.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 15
Khóa luận đƣợc điều tra nghiên cứu từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020............ 15
ii


3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 15
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
3.5.1. Điều tra ngoại nghiệp ............................................................................. 16
3.5.2 Công tác nội nghiệp ................................................................................. 20

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng tại khu vực
nghiên cứu........................................................................................................ 24
4.1.1. Triệu chứng bệnh .................................................................................... 24
4.2. Xác định tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị hại của bệnh loét, thân, cành Keo tai
tƣợng tại khu vực nghiên cứu. .......................................................................... 27
4.3. Ảnh hƣởng của yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của bệnh loét
thân, cành Keo tai tƣợng................................................................................... 29
4.3.1 Ảnh hƣởng của mật độ cây trồng đến bệnh loét thân cành. ...................... 29
4.3.2 Ảnh hƣởng của hƣớng phơi tới bệnh loét thân, cành Keo ........................ 30
4.3.3 Ảnh hƣởng của vị trí ơ tiêu chuẩn đến hiện trạng bệnh hại ...................... 31
4.3.4 Ảnh hƣởng của nhân tố khí tƣợng đến bệnh loét thân cành Keo tai tƣợng.
......................................................................................................................... 33
4.3.5 Mối quan hệ giữa sinh trƣởng với tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại của bệnh
loét thân, cành Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu ....................................... 34
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý, chăm sóc và phịng trừ bệnh hại Keo tại khu vực
nghiên cứu....................................................................................................... 35
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .............................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả điều tra bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng ......................... 27
Bảng 4.2. Mật độ cây trồng ảnh hƣởng đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại của
bệnh loét thân, cành Keo .................................................................................. 29
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của hƣớng phơi đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại của
bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng ................................................................... 30

Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của vị trí ơ tiêu chuẩn đến bệnh lt thân, cành Keo ...... 32
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của nhân tố khí tƣợng đến tỷ lệ bị bệnh loét thân, cành
Keo .................................................................................................................. 33
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của sinh trƣởng cây Keo đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị
hại .................................................................................................................... 34

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Triệu chứng bệnh lt cành Keo tai tƣợng ........................................ 24
Hình 4.2. Triệu chứng loét thân Keo tai tƣợng ................................................. 25
Hình 4.3. Nấm nhiệt thán (Collectotrichum)..................................................... 26
Hình 4.4. Nấm nhiệt thán (Collectotrichum gloeosporioides Penz.) gây bệnh loét
cành Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu ...................................................... 26
Hình 4.5. Một số hình ảnh điều tra tại rừng trồng Keo tai tƣợng....................... 29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại của bệnh loét thân, cành Keo tai
tƣợng trên 4 OTC. ............................................................................................ 28
Biểu đồ 4.2. Mật độ cây trồng và tỷ lệ bị bệnh loét thân cành Keo ................... 30
Biểu đồ 4.3: Ảnh hƣởng của hƣớng phơi đến tỉ lệ bị bệnh và mức độ bị hại. .... 31
Biểu đồ 4.4. Ảnh hƣởng của vị trí đến tỉ lệ bị bệnh và mức độ bị hại. .............. 32
Biểu đồ 4.5. Tƣơng quan giữa yếu tố khí tƣợng đến tỉ lệ bị bệnh loét thân, cành
Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu ............................................................... 33
Biểu đồ 4.6. Ảnh hƣởng của sinh trƣởng cây Keo đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị
hại .................................................................................................................... 34

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IPM(Integrated pest management) : Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp
to:

Nhiệt độ

W%:

Độ ẩm

P(mm):

Lƣợng mƣa

P%:

Tỷ lệ bị bệnh

R%:

Mức độ bị bệnh

STT:

Số thứ tự

OTC:

Ô tiêu chuẩn


D1.3:

Đƣờng kính tại vị trí 1.3m

Hvn:

Chiều cao vút ngọn của cây

TB:

Trung bình

NLG:

Nguyên liệu giấy

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tƣơng tác giữa môi trƣờng và
sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong
đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất.
Rừng đóng vai trị mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi
quốc gia. Tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên.
Loại tài nguyên này có thể tái tạo đƣợc, tuy nhiên nếu khơng có biện pháp sử
dụng hợp lý thì tài nguyên này sẽ bị suy kiệt và không tái tạo lại đƣợc. Do vậy,
việc bảo vệ rừng để giữ vững vai trò của rừng là vấn đề cần thiết và đƣợc quan
tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia.

Hiện nay diện tích rừng trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng đang bị suy
giảm về diện tích và chất lƣợng. Sự suy giảm này do rất nhiều nguyên nhân nhƣ:
quản lý rừng không chặt chẽ, khai thác rừng không đúng mục đích,… Với chủ
trƣơng nhằm phục hồi rừng, nƣớc ta đã và đang có diện tích rừng tăng lên đáng
kể, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng với nhiều loài cây đem lại nguồn thu
kinh tế cho nhân dân nhƣ các loài cây Keo, Bạch đàn, Quế, … Trong đó phải kể
đến lồi Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd).
Cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd) thuộc chi Acacia, họ trinh nữ
(Mimosaceae R.Br) là cây có phạm vi sinh thái rộng, dễ trồng, mọc nhanh sớm
khép tán, thích ứng với các điều kiện lập địa khác nhau, có tác dụng che phủ và
cải tạo đất, có khả năng đảm bảo thành công trong công tác trồng rừng. Sản
phẩm từ gỗ Keo tai tƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu cho công nghiệp giấy, ván dăm,
đồ gỗ xây dựng và mỹ nghệ. Thông qua nghiên cứu, ngƣời ta thấy rằng: rừng
Keo tai tƣợng khó cháy hơn các rừng khác nên rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ
rừng. Tuy cây Keo tai tƣợng là lồi cây dễ trồng nhƣng nó cũng là một trong
những loài cây dễ bị mắc sâu bệnh ở vƣờn ƣơm cũng nhƣ rừng trồng gây ảnh
hƣởng lớn đến số lƣợng và chất lƣợng cây trồng. Nếu bệnh bị hại nặng sẽ dẫn
chết cây hàng loạt. Rừng trồng Keo tai tƣợng thƣờng bị các loại bệnh nhƣ: bệnh
phấn trắng lá Keo, bệnh bồ hóng lá Keo, bệnh đốm lá, bệnh khô đầu mép lá
1


Keo, bệnh khô cành Keo, bệnh loét thân, cành,…bên cạnh các loại bệnh hại xảy
ra thì các biện pháp quản lý bảo vệ vẫn còn hạn chế và hiệu quả phịng trừ bệnh
thấp.
Chính vì vậy việc cần thiết là nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây bệnh và
quy luật phát sinh, phát triển của bệnh hại, từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ
bệnh hại trên cây Keo tai tƣợng là rất cần thiết. Để góp phần bảo vệ rừng trồng
Keo tai tƣợng em đã tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu bệnh loét
thân, cành Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd) và đề xuất biện pháp

phòng trừ bệnh tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Sâu bệnh hại cây rừng là một trong những thành viên của hệ sinh thái
rừng, có tác dụng quan trọng trong việc làm thịnh suy cây rừng. Sâu bệnh đóng
vai trị của một vật tiêu thụ và phân giải .Tuy nhiên sâu bệnh cũng là đối tƣợng
làm ảnh hƣởng đến đời sống của cây, giảm khả năng sinh trƣởng của cây, giảm
năng suất rừng, thậm chí cịn làm chết hàng loạt cây ảnh hƣởng đến sản xuất lâm
nghiệp.
Nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều là yếu tố tạo
điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và các vi sinh vật phát triển. Cây bị bệnh quá
trình thay đổi về sinh lý đó là nguyên nhân của sự thay đổi về giải phẫu và hình
thái gây ra những tác hại đối với cây con vƣờn ƣơm, rừng trồng và rừng tự
nhiên, sự thay đổi đó diễn ra liên tục. Cây bị bệnh, q trình thay đổi về sinh lí
là ngun nhân của sự thay đổi về giải phẫu và hình thái cũng chính là bệnh thể
hiện ở triệu chứng. Mỗi một loại bệnh đều có đặc trƣng và triệu chứng riêng biệt
và là căn cứ quan trọng để ta chẩn đoán bệnh cây (Trần Văn Mão, 2003).
Do thực vật và vật gây bệnh đều chịu tác động của môi trƣờng xung
quanh nên cả hai đều bị môi trƣờng khống chế. Tính chống chịu của cây và tính
xâm nhiễm của vật gây bệnh tùy thuộc vào điều kiện môi trƣờng. Trong quá
trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây bệnh, nếu điều kiện môi trƣờng
thuận lợi cho cây chủ và khơng thuận lợi cho vật gây bệnh, q trình gây bệnh
có thể kéo dài hoặc ngƣng lại. Nếu điều kiện mơi trƣờng thuận lợi cho vật gây
bệnh thì q trình gây bệnh sẽ phát triển thuận lợi. Chính vì vậy việc đƣa ra các
biện pháp quản lý cũng nhƣ phịng trừ sâu bệnh là rất cần thiết.

1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cây trên thế giới
Từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỷ XIX, con ngƣời chƣa thực sự hiểu rõ
nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác do hệ ý thức duy tâm còn khống chế, con
ngƣời cho rằng mọi nguyên nhân gây ra bệnh cây đều do thần thánh (thần
Robigo) (Trần Văn Mão, 1979) .
3


Từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX đã xác lập cơ sở khoa học của
bệnh cây. Các nhà khoa học bệnh cây đã xác định bệnh cây là do nấm gây ra.
Các bệnh gỉ sắt, nấm mốc sƣơng các loại cây khoai tây, đậu, lúa mỳ đã đƣợc
phát hiện (Trần Văn Mão, 1979).
Năm 1874 ở Châu Âu, Robert Hartig (1839-1901) là ngƣời đặt nền
móng cho việc nghiên cứu mơn khoa học bệnh cây rừng. Ơng đã phát hiện ra
sợi nấm nằm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể quả nấm đến
hiện tƣợng mục gỗ. Năm 1938, Line đã mô tả 11 loại nấm và có nhiều tác giả
nghiên cứu về bệnh gỉ sắt nhƣ Tillet năm 1755, Fabricus năm 1774.
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập
trung và xác định lồi, mơ tả ngun nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh,
phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nƣớc nhiệt đới, L.Roger (1953) đã nghiên
cứu bệnh hại cây rừng, đã đƣợc mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các
nƣớc nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds), trong đó có một số bệnh
hại lá Thơng, Keo, Bạch đàn. John Boyce năm 1961 xuất bản sách bệnh cây
rừng (Forest pathology) đã mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này đƣợc
sản xuất ở nhiều nƣớc nhƣ:Anh, Mỹ, Canada.
1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cây trong nƣớc
Khí hậu Việt Nam đã đem lại những đặc trƣng riêng biệt của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển cây rừng, cũng là
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển lan tràn sâu bệnh hại thực vật. Nạn dịch sâu
ăn lá, sâu đục thân, nấm gây thối cổ rễ,....phát sinh ở nhiều nơi, gây thiệt hại

đáng kể cho sản xuất lâm nghiệp ( Vƣơng Văn Quỳnh và cs, 1996).
Sự phát sinh bệnh hại gây ra cho thực vật ở Việt Nam cũng rất phổ biến,
các cây trồng đều ít nhiều bị bệnh. Song khoa học bệnh cây nói chung và bệnh
cây rừng nói riêng ở nƣớc ta lại bắt đầu muộn so với thế giới. Mặc dù trong thời
kỳ Pháp thuộc, một số nhà khoa học bệnh cây đã có những cơng trình nghiên
cứu về nấm gây bệnh cây rừng, cây gỗ và cây cảnh, nhƣng môn khoa khoa học
bệnh cây rừng bắt đầu có điều kiện phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60
(Trần Văn Mão, 2003).
4


Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam Việt Nam, Hoàng Thị
My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh gỉ sắt, phấn trắng, nấm bồ
hóng…Từ năm 1971, tác giả Trần Văn Mão với nhiều cơng trình nghiên cứu của
mình đã cơng bố đặc điểm một số bệnh cây Quế, Sở, Hồi,… Tác giả đã xác định
đƣợc nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát bệnh và phƣơng pháp phòng trừ một
số bệnh hại lá. Tác giả Nguyên Sỹ Giáo, Đỗ Xuân Quý, Phạm Xuân Mạnh… đã
nghiên cứu trên lá Keo phát hiện ra một số loại bệnh nhƣ: Cháy lá, phấn trắng
(Trần Văn Mão, 1997). Nhiều chuyên gia nƣớc ngoài đến Việt Nam nghiên cứu
bệnh hại Keo nhƣ: Hodge (1990), Zhon (1992), Sharma (1994) và đã công bố
trong báo cáo chuyên đề bệnh cây ở Hà Nội.
Hiện nay ở nƣớc ta đã có các cơ quan về Lâm Nghiệp có các bộ phận
chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh hại nhƣ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, Viện Điều tra quy hoạch rừng và các trung tâm bảo vệ rừng (Trần Văn
Mão, 1997).
Đến nay khoa học bệnh cây rừng ngày càng đáp ứng nhu cầu kinh doanh
cây lâm nghiệp. Việc nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của mỗi
loại bệnh là một vấn đề quan trọng, nó là cơ sở lý luận để đƣa ra biện pháp
phòng trừ hiệu quả.
Ngày nay khoa học bệnh cây rừng ngày càng phát triển bằng việc hoàn

thiện cơ sở lý luận và đƣa ra những biện pháp phòng trừ bệnh hữu hiệu. Nhờ đó
đã làm giảm bớt những thiệt hại gây ra đối với tài ngun rừng. Nhƣng bên cạnh
đó cịn rất nhiều bệnh nghiêm trọng mà chúng ta chƣa có biện pháp giải quyết
triệt để. Cũng có bệnh có lúc, có nơi đƣợc dập tắt nhƣng trong điều kiện mới lại
gây ra bệnh trở lại. Cho nên vấn đề bệnh cây rừng hôm nay vẫn phải thừa kế
những kết quả nghiên cứu trên những cơ sở lý luận và phƣơng pháp phòng trừ
để sáng tạo và phát triển cho việc áp dụng phòng trừ bệnh cây trồng của ngày
mai.

5


1.3 Tình hình bệnh hại cây Keo
1.3.1 Tình hình bệnh hại cây Keo trên thế giới
Nhờ các chƣơng trình chọn và cải tạo giống, nhiều nƣớc trên thế giới đã
đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong công tác trồng rừng, đặc biệt trong trồng
rừng nguyên liệu. Trên cơ sở những kết quả khảo nghiệm chọn giống, các lồi
Keo có nguồn gốc từ Australia đã đƣợc trồng ở trên 70 nƣớc trên thế giới với
diện tích khoảng 2 triệu ha. Các loài Keo chiếm ƣu thế đƣợc trồng là Acacia
mearnsii

(500.000ha),

Acacia

saligna

(500.000ha),

Acacia


mangium

(600.000ha).
Năm 1953 đã có những nghiên cứu về bệnh hại trên cây Bạch đàn và cây
Keo. G.F.Brown (ngƣời Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại cây Keo,
cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn lụi từ trên xuống dƣới (chết ngƣợc) do loài
nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vơ tính là nấm Colletotrichum
gleosporioides), đây là ngun nhân chủ yếu gây bệnh hại với loài keo Acacia
mangium.
Năm 1961 – 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng ngƣời Mỹ đã mơ tả một
số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại Keo (John Boyce,1961).
G.F. Brown (ngƣời Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại keo. Cây
trồng bị khô héo, rụng lá và tàn lụi từ trên xuống dƣới (chết ngƣợc) do loài nấm
hại lá Glomertla cingulata (giai đoạn vơ tính là nấm Colletotrichum
geosporioides.) là ngun nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo Acacia
mangium trong vƣờn giống ở Papua New Guinea (FAO, 1981) và Ấn Độ.
Theo nghiên cứu của Lee và Goh năm 1989 lồi nấm này cịn gây hại với
các lồi Acacia ssp. Đặc biệt dƣới điều kiện khí hậu ẩm ƣớt lá và thân cây keo bị
bệnh nguyên nhân do loài Cylindroladium quinqueseptatum (theo nghiên cứu
của Mohaman và Shaama 1988).
Năm 1988 – 1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã nghiên cứu vùng trồng Keo lá
tràm ở Kalyani Nadia và phát hiện nấm phấn trắng Oidium sp. gây hại trên cây
non từ 1-5 tuổi.

6


Florence E.J và đồng nghiệp (1982-1985) ở viện Nghiên cứu Lâm nghiệp
Kerala Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor

gây hại trên vùng trồng A. auricuformis bang Kerala, tỷ lệ cây chết khoảng 10%.
Trong thực tế có một số nấm bệnh đã đƣợc phân lập từ một số lồi Keo. Đó là
nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii , nấm Uromycladium
robinsonii gây bệnh rỉ sắt trên lá loài A. melanocylon; nấm Oidium sp. có trên
các lồi A. angiu và A. auricutiformis ở Trung Quốc nhƣng loài A. confusa (Đài
Loan tƣơng tƣ) địa phƣơng lại không bị bệnh.
Các nghiên cứu về bệnh hại trên cây Keo cũng đã đƣợc tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh cây Keo ở Australia, Đông Nam Á
và Ấn Độ” (A Manual of Diseases of Tropica Acacias in Australia, Southeast Asia anh India. Old et al.2000) trong đó có các bệnh khá quen thuộc
đã từng gặp ở nƣớc ta nhƣ bệnh phấn trắng (Powdery mildew), bệnh đốm
lá, bệnh phấn hồng, bệnh rỗng ruột (Heart rot).
Về phịng trừ bệnh hại thực vật nói chung và trên cây Keo nói riêng, trong
những năm gần đây các nhà khoa học đã kết hợp việc khống chế sinh vật với lợi
ích kinh tế và cân bằng sinh thái đã đƣa ra khái niệm về quản lý vật gây hại tổng
hợp hay phòng trừ tổng hợp IPM (Integrated Pest Management).
Năm 1974, Water đã định nghĩa IPM nhƣ sau: “Quản lý vật gây hại tổng
hợp là sách lƣợc thông qua việc vận dụng nguyên lý sinh thái học phù hợp với
hiệu quả kinh tế và xã hội, bao gồm các biện pháp đề phòng vật gây hại phát
sinh, làm giảm bớt và điều chỉnh quần thể vật gây hại, giữ mật độ quần thể ở
mức độ có thể chịu đựng đƣợc, nghĩa là từ thiết kế đến thi công, trong quá trình
quản lý tài ngun rừng phải hồn tồn tổng hợp”. Hufaker (1972) và Apple
(1977) đã đề ra các bƣớc nghiên cứu IPM nhƣ sau: Phân tích vị trí vật gây hại
trong hệ sinh thái rừng, xác định ngƣỡng gây hại kinh tế của vật gây hại; Lập
phƣơng án làm giảm bệnh hại (chủ yếu tạo sinh vật thiên địch mới trong tự
nhiên, chọn cây chống chịu, thay đổi môi trƣờng sống của vật gây hại); Trong
tình hình khẩn cấp , tìm biện pháp phịng trừ ít ảnh hƣởng đến hệ sinh thái. Nếu

7



cần có thể dùng thuốc hố học nhƣng phải nghiên cứu tỷ mỷ đến loại thuốc, liều
lƣợng, nồng độ, thời gian và phạm vi sử dụng.
Miss Yuparet Puangmali (2000) đã phân lập và tuyển chọn một số loài vi
khuẩn sống trong mơ của cây cỏ có khả năng sản xuất ra chất kháng sinh
L- Asparaginase. Tác giả đã phân lập đƣợc 657 loài vi khuẩn từ những cây thân
thảo để sản xuất ra L- sparaginase. Ơng đã tìm ra đƣợc 200 lồi có khả năng
kháng vật gây bệnh mạnh.
1.3.2 Tình hình bệnh hại cây Keo trong nước
Từ đầu năm 1980 trở lại đây, nhiều loài Keo đã đƣợc nhập về thử nghiệm
ở nƣớc ta nhƣ Keo tai tƣợng (A.mangium), Keo lá liềm (A.crassicarpa), Keo bụi
(A. cincinnata), Keo lá sim (A.holosericea) và sau này Keo lai tự nhiên đƣợc
phát hiện và lai tạo (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003).
Trong vài năm gần đây khi diện tích gây trồng Keo đã tăng lên đáng kể
(gần 500.000 ha cuối năm 2007) thì cũng đã xuất hiện bệnh hại cây Keo ở rừng
trồng. Tại ĐạTẻh (Lâm Đồng), Keo tai tƣợng trồng thuần lồi trên diện tích
400ha đã có 118,5 bị bệnh với tỷ lệ bị bệnh từ 7-59% trong đó có một số diện
tích bị bệnh khá nặng. Tại Bầu Bàng một số dòng Keo lai đã bị mắc bệnh phấn
hồng (Pink disease) với tỷ lệ bị bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon
Tum (năm 2001) có khoảng 100 ha rừng Keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân,
thối vỏ và dẫn đến khô ngọn, nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên
đến 90% cây bị chết ngọn.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001-2005) thực hiện đề tài “Chọn giống kháng
bệnh có năng suất cao cho Bạch đàn và Keo”, tác giả đã tiến hành điều tra bệnh
hại các loài Keo ở vƣờn ƣơm và rừng trồng, một số bệnh quan trọng đƣợc tác
giả nhắc đến là: bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh loét thân
do nấm Botryosphaeria

sp., bệnh đốm lá

do nấm Colletotrichum


gloeosporioides, Pestalotiopsis neglecta và Pestalotiopsis acaciae, bệnh rỗng
ruột do nấm Ganoderma spp. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Bệnh “Die- back” hay còn gọi là bệnh chết ngƣợc, bệnh xâm nhiễm trên
Keo lá tràm (Acasia auriculiformis) phân bố cả phía Nam và phía Bắc. Bệnh
8


xuất hiện thành từng đám trên rừng trồng làm chết lụi từ 10-15% số cây (diện
tích khơng q 0,3ha). Bệnh úa vàng lá, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh úa vàng cao hơn
các bệnh khác trên Keo. Bệnh gây hại trên cả Keo tai tai tƣợng (A. mangium) và
Keo lá tràm (A. auriculiformis). Keo lá tràm nhiễm bệnh cao hơn Keo tai tƣợng.
Bệnh làm cho cây rụng lá sớm. Theo Jyoti K.Sharma, bệnh có thể do virut gây
ra, chứ khơng phải thiếu chất dinh dƣỡng.
Bệnh phấn trắng lá Keo phân bố cả 2 miền Nam và Bắc. Bệnh nặng có thể
làm cho lá rụng, cây khô rồi chết. Tỷ lệ cây bị bệnh ở Lào Cai lên đến 60%, gây
ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây.
Đặc biệt trong cuốn sách của GS.TS. Phạm Quang Thu đã đề cập đến một
số bệnh hại Keo nhƣ bệnh khô đầu lá Keo, khô lá Keo trong cuốn sách “Bệnh
cây rừng và một số bệnh hại rừng trồng Việt Nam”.
Các cơng trình trên đã đánh dấu những bƣớc phát triển về nghiên cứu
bệnh hại thực vật nói chung và bệnh hại thân cành Keo nói riêng. Những nghiên
cứu trên có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tiễn và khoa học. Nhƣng việc
điều tra nghiên cứu tỷ lệ bị bệnh (P%), mức độ bị bệnh (R%), xác định vật gây
bệnh, đặc tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải
pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại thân cành Keo ở nƣớc ta có rất ít tài
liệu, cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố. Cơng trình nghiên cứu này sẽ góp
phần nhỏ trong việc điều tra nghiên cứu về bệnh hại, xác định vật gây bệnh, đặc
tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải pháp phòng
trừ và quản lý dịch bệnh hại nhằm phát triển tốt loài cây Keo tai tƣợng.


9


CHƢƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH-KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Khóa luận nghiên cứu bệnh lt thân, cành Keo tai tƣợng đƣợc thực hiện
ở vƣờn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội nằm ở tọa độ địa lý:
-

Từ 20 độ 55' đến 21 độ 07' vĩ bắc

-

Từ 105 độ 18' đến 105 độ 30' kinh đông

Ranh giới hành chính: Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba
Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn tỉnh
Hịa Bình, cách thủ đô Hà Nội 60Km theo đƣờng Quốc lộ 21A, 87.
Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì - TP
Hà Nội.
Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm
Sơn thuộc huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hịa Bình.
Phía Đơng giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên
Quang thuộc huyện Lƣơng Sơn, các xã Yên Bình, n Trung, Tiến Xn thuộc
huyện Thạch Thất, xã Đơng Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Phía Tây giáp các xã Khánh Thƣợng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội,
và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

2.1.2. Địa hình
Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán
sơn địa, vùng này trông nhƣ một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lƣu
sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam.
Trong Vƣờn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m nhƣ
Đỉnh Vua (1296), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên
Nam (1081m) và một số đỉnh thấp hơn nhƣ đỉnh Hang Hùm 776, đỉnh Gia Dê
714m…

10


Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dơng chính. Dải dông thứ nhất chạy theo
hƣớng Đông – Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm
dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hƣớng Tây – Bắc – Đông – Nam từ Yên Sơn
qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dảy này chạy tiếp sang Viên
nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sƣờn phía Tây đổ cuống sơng
Đà, dốc hơn so với sƣờn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là
250, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là
350, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vƣờn là không thuận lợi.
2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Nền chính của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và Sa thạch, đá hỗn
hợp, đá Pocphirit, Sa thạch xen những vỉa quawcrit, phù sa có ở một số khu vực
đồi núi thấp. Có các loại đất chính sau: đất Feralit vàng đến vàng đỏ tầng đất từ
mỏng đến trung bình
2.1.4. Khí hậu thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu
Khu vực VQG Ba Vì có khí hậu chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố sinh khí
hậu đặc thù. Do nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc và chịu tác động của chế độ gió mùa, khí

hậu khu vực thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển hình là mùa hè nóng
ẩm, mùa đơng lạnh. Tuy nhiên, địa hình núi cao khu vực Ba Vì đã làm cho khí
hậu điển hình trên bị phân hóa thành các vi khí hậu, đặc biệt thuận lợi cho hoạt
động du lịch, nghỉ ngơi vào mùa hè.
Chế độ nhiệt
Phân bố nhiệt trung bình năm ở các vùng thấp dƣới 100m khoảng 2323,5oC, tƣơng ứng với tổng nhiệt 8300 – 8400oC. Càng lên cao nhiệt độ càng
giảm dần, cứ cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,55oC. Ở độ cao 500m nhiệt độ trung
bình là 20oC còn ở 100m là 18oC. Sự biến đổi nhiệt đi kèm với biển đổi khí hậu
cảnh quan từ nóng ẩm ở dƣới thấp lên khô lạnh ở trên 500m.
Biến đổi nhiệt theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12o. Mùa lạnh ở vùng
chân núi kéo dài từ tháng 11 đến giữa tháng 3, cịn lại là mùa nóng. Tháng nóng
11


nhất nhiệt độ lên tới 28 – 29oC, tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16 – 16,5oC.
Ở vùng núi cao trên 1000m, nhiệt độ trung bình tháng khơng vƣợt quá 23oC.
Dao động nhiệt ngày đêm có biên độ nhiệt khá lớn, khoảng 8oC
Chế độ mưa- ẩm
Lƣợng mƣa trung bình hằng năm tƣơng đối cao và không đồng đều. Ở
vùng núi cao và sƣờn đông của sƣờn núi lƣợng mƣa từ 2000 – 2400 mm trên
năm, ở vùng xung quanh núi từ 1600 – 2000 mm trên năm. Số ngày mƣa trong
năm từ 130 – 150 ngày, tỷ lệ thuận với lƣợng mƣa. Lƣợng mƣa phân phối không
đều trong năm, lƣợng mƣa 6 tháng trong mùa mƣa chiếm 80% lƣợng mƣa cả
năm. Mƣa lớn tập trung vào tháng 7,8,9.
Khả năng bốc hơi khoảng 1000 – 1200 mm trên năm
Các yếu tố khác:
- Bức xạ hàng năm từ 120 – 130 Kcal trên 1cm2 trong năm, thấp hơn so
với các vùng khác cùng vĩ độ;
- Tốc độ gió ở vùng khuất núi tƣơng đối yếu, trung bình khoảng 1,0 – 1,2
m/s;

- Khơng khí khu vực hầu nhƣ ẩm ƣớt quanh năm, độ ẩm trung bình tháng
80 – 90%
2.1.4.2 Thủy văn
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thƣợng nguồn núi
Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dịng nhánh chảy theo hƣớng Bắc,
Đơng Bắc và đều phụ lƣu của sơng Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối
ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đơng, đều là phụ lƣu của
sông Đà. Các suối này thƣờng gây lũ và mùa mƣa. Về mùa khô các suối nhỏ
thƣờng cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối
Ninh, suối n Cƣ, suối Bơn…
Sơng Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sơng rộng cùng với hệ suối khá dày
nhƣ suối ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan… thƣờng xuyên cung cấp nƣớc cho
sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân vùng đệm. Bên cạnh còn có các hồ chứa
nƣớc nhân tạo nhƣ hồ suối Hai, hồ Đồng Mơ, hồ Hc cua và các hồ chứa nƣớc
12


khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nƣớc cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh
tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vãn cảnh cho du khách. Nguồn nƣớc ngầm
trong khu vực tƣơng đối dồi dào, ở sƣờn Đông cũng dồi dào hơn bên sƣờn Tây
do lƣợng mƣa lớn hon và địa hình đỡ dốc hơn.
2.1.5. Thảm thực vật
Thảm thực vật của VQG Ba Vì khá phong phú gồm rừng tự nhiên và rừng
tái sinh trên đỉnh núi cao, tập trung chủ yếu trong lãnh thổ VQG Ba Vì, rừng
trồng và cây bụi ở các dải đồi và núi thấp, còn lại là vƣờn cây, ruộng lúa, đồng
thời có chăn ni.
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội
2.2.1 Đặc điểm kinh tế
Hoạt động kinh tế của cƣ dân vùng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa

nƣớc và hoa màu, một số trồng rừng và cây ăn quả. Ngồi ra họ cịn tham gia
khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác. Chăn ni bị sữa,
bị thịt, dê phát triển. Hiện nay hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Các
địa điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Ao Vua, Khoang Xanh, Đồng Mơ, các địa điểm
nƣớc khống nóng Bảo Yên,…
2.2.2 Đặc điểm xã hội
Theo quy hoạch mở rộng Vƣờn, hiện nay Vƣờn Quốc gia Ba Vì nằm
trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba
Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thƣợng, Minh Quang, Vân Hịa, n Bài; huyện Thạch
Thất có 3 xã là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình; huyện Quốc Oai có 1 xã Đơng
Xn; Huyện Lƣơng Sơn có 1 xã Lam Sơn,; huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Yên
Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.
Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mƣờng,
Kinh, Dao, Thái và Cao Lan. Dân số có 89.928 ngƣời (năm 2008). Dân tộc
Mƣờng chiếm 65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số
chủ yếu lào làm nông nghiệp. Theo báo cáo của các địa phƣơng hiện còn 2.121
13


hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thƣợng là xã có tỷ lệ
nghèo nhiều nhất.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đƣờng liên xã đã
đƣợc trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đƣờng từ trung tâm xã đến các thơn
cịn là đƣờng cấp phối và đƣờng đất.
* Khó khăn: Khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì chủ yếu là ngƣời dân tộc
thiểu số. Trong đó dân tộc Mƣờng có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong
vũng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của ngƣời dân
chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tƣ

cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng nhƣ giao thơng, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều
thiếu, các phƣơng tiện truyền thơng cịn thiếu. Đội ngũ cán bộ cịn yếu về
chun mơn là những trở lực khơng nhỏ cho q trình hội nhập và phát triển.
* Thuận lợi: Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt
nên ngƣời dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, mơi trƣờng sinh thái.
Đến nay hầu nhƣ khơng cịn hiện tƣợng đốt nƣớc, làm rẫy. Tài nguyên rừng
đang đƣợc duy trì, phát triển tốt. Lực lƣợng lao động trên địa bàn khá dồi dào,
có thể tham gia nhận khốn, bảo vệ, khoanh ni, trồng rừng. Các chƣơng trình
dự án nhƣ: chƣơng trình 327/CP, 661/CP, 134/CP của Chính phủ bƣớc đầu đã
cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, ngƣời dân có nhiều kinh
nghiệm làm nghề lâm nghiệp và nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

14


CHƢƠNG III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Góp phần quản lý bệnh hại trên cây Keo tai tƣợng
(Acacia mangium Willd.).
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá đƣợc tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị hại của bệnh loét thân, cành Keo
tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh và yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến
sự phát sinh, phát triển của bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ loại bệnh hại chính.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu bệnh loét thân, cành trên rừng trồng Keo tai tƣợng

(Acacia mangium Willd) tại VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Khóa luận đƣợc điều tra nghiên cứu từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định nguyên nhân gây bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị hại của bệnh loét thân, cành Keo tai
tƣợng tại khu vực nghiên cứu.
- Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh hại.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng tại khu
vực nghiên cứu.

15


3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1. Điều tra ngoại nghiệp
3.5.1.1 Công tác chuẩn bị
- Tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị dụng cụ điều tra: thƣớc dây, bản đồ, mẫu bảng biểu,...
- Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến bệnh hại Keo tai
tƣợng: các cơng trình nghiên cứu, các đề tài tốt nghiệp của các khóa luận khóa
trƣớc,...
3.5.1.2 Điều tra sơ bộ
Điều tra sơ bộ nhằm mục đích nắm bắt khái quát tình hình bệnh hại ở khu
vực nghiên cứu qua đó làm cơ sở cho điều tra tỷ mỉ.
Điều tra sơ bộ dùng phƣơng pháp quan sát trực tiếp bằng mắt thƣờng, lập
tuyến điều tra sao cho tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau
của khu vực nghiên cứu Keo tai tƣợng. Trên tuyến điều tra cứ cách 100m lại xác

định một điểm điều tra. Nếu điểm điều tra rơi vào đƣờng mòn, ranh giới lơ,
khoảng trống thì rẽ sang bên phải hoặc bên trái vng góc với tuyến và cách
tuyến 20m xác định điểm điều tra khác. Tại điểm điều tra, quan sát diện tích
rừng có bán kính 10m, để đánh giá tình hình bệnh hại.
3.5.1.3 Điều tra tỷ mỉ
Điều tra tỷ mỷ nhằm đánh giá chính xác về tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị hại,
đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh hại và nhân tố sinh thái ảnh hƣởng
đến sự phát sinh, phát triển của bệnh.
Điều tra tỷ mỉ đƣợc dựa trên trên kết quả của điều tra sơ bộ. Căn cứ vào
điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, khóa luận sử dụng phƣơng pháp điều
tra trực tiếp trên các ơ tiêu chuẩn (OTC) điển hình.
* Điều tra đặc điểm ơ tiêu chuẩn
Dựa vào diện tích, mật độ cây trồng hiện có và cũng đảm bảo tính điển
hình, đại diện cho khu vực nghiên cứu, tơi tiến hành bố trí các ơ tiêu chuẩn nhƣ
sau: Lập 4 OTC ở 2 dạng địa hình khác nhau (chân đồi, sƣờn đồi). Ơ tiêu chuẩn
có dạng hình chữ nhật kích thƣớc 25m x 40m, chiều dài song song với đƣờng
16


đồng mức, diện tích mỗi OTC là 1000m2. Các ơ tiêu chuẩn đƣợc giới hạn bằng
dây dứa. Các thông số nhƣ: tuổi cây, nguồn giống, đất đƣợc kế thừa từ số liệu
của rừng trồng, đo đếm trực tiếp D1.3, Hvn đƣợc xác định bằng thƣớc dây và sào
đo cao. Hƣớng phơi và độ dốc đƣợc xác định bằng địa bàn, GPS. Kết quả điều
tra đặc điểm của ô tiêu chuẩn đƣợc ghi vào mẫu bảng 01.
Mẫu bảng 01. Đặc điểm các ô tiêu chuẩn ở rừng trồng Keo tai tƣợng
Địa điểm:…………………………………………………………………..
Ngày điều tra:……...…………..Người điều tra:………………..................
Số hiệu OTC
STT


OTC1

OTC 2

OTC 3

OTC 4

Đặc điểm OTC
1

Hƣớng phơi

2

Độ dốc

3
4
5

Độ cao so với
mặt nƣớc biển(m)
Chân/sƣờn/đỉnh
Thời gian trồng
(tuổi)

6

Nguồn giống


7

Số cây trong ơ

8

Thực bì

9

Đất

*Phương pháp xác định cây tiêu chuẩn
Để xác định mức độ bị hại của bệnh, tơi khơng tiến hành điều tra tồn bộ
số cây trong OTC nhƣ việc xác định sự phân bố bệnh hại. Tôi tiến hành lựa chọn
một số cây nhất định để điều tra, gọi là cây tiêu chuẩn. Số lƣợng cây điều tra
trong OTC đảm bảo ≥10% tổng số cây có trong ô.
* Điều tra tỷ lệ bị bệnh loét thân, cành
17


Điều tra tỷ lệ bị bệnh (phân bố của bệnh) là xác định tỷ lệ phần trăm số đơn
vị điều tra có loại bệnh cần tính trên tổng số đơn vị điều tra trong ô tiêu chuẩn.
Để xác định đƣợc chỉ tiêu này, trong mỗi OTC tôi tiến hành đếm tồn bộ
số cây trong OTC, sau đó điều tra số cây bị bệnh rồi tính tỷ lệ bệnh (P%). Kết
quả ghi vào mẫu bảng 02.
Mẫu bảng 02. Điều tra tỷ lệ bị bệnh loét thân, cành Keo tai tƣợng (P%)
Ngày điều tra:……………………… Ngƣời điều tra :…………………………
TT


OTC

Tên bệnh

Tổng số cây

Số cây bị

Tỷ lệ bị bệnh

trong ô (N)

bệnh (n)

(P%)

* Điều tra mức độ bị hại thân, cành Keo tai tượng (R%)
Trên mỗi cây tiêu chuẩn, chọn ra 5 cành để điều tra. Các cành đƣợc bố trí
nhƣ sau: hai cành ở phần dƣới tán lá theo hƣớng Đông-Tây, hai cành ở giữa tán
lá theo hƣớng Nam-Bắc và một cành ở phần trên của tán lá.
Trên những cành của cây điều tra dựa vào triệu chứng bệnh để tính tổng
số cành bị hại so với tổng số cành trong cây điều tra. Với bệnh hại thân thì tính
tổng số cây bị hại so với tổng số cây điều tra
Để đánh giá mức độ bị hại dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Cấp 0: Không bị hại
Cấp I: Hại nhẹ, dƣới 10%
Cấp II: Hại vừa, từ 10-25%
Cấp III: Hại nặng, từ 26% - 50%
Cấp IV: Hại rất nặng, trên 50%

Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu bảng 03.

18


×