Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thiết kế cơ sở kỹ thuật tuyến đường từ xã nghĩa thuận đến xã nghĩa long huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an (khóa luận cơ điện và công trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 140 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, khóa luận tốt nghiệp
xem nhƣ một mơn học cuối cùng của sinh viên. Trong q trình thực hiện khóa luận đã
giúp em tổng hợp tất cả kiến thức đã học ở trƣờng. Đây là thời gian q giá để em có
thể làm quen với cơng tác tính tốn, thiết kế, tập giải quyết các vấn đề mà em sẽ gặp
trong tƣơng lai.
Kết quả của khóa luận là sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy
giáo, các cô giáo và công ty thực tập. Nhân dịp này em xin cám ơn các thầy giáo, cô
giáo trong trƣờng, trong khoa Cơ Điện – Cơng Trình đã trang bị cho em những kiến
thức q báu trong chƣơng trình học tại trƣờng và giúp em trong q trình làm khóa
luận.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo ThS. Phạm Minh Việt đã trực tiếp hƣớng
dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Đây là đồ án có khối lƣợng cơng việc rất lớn bao gồm tất cả các bƣớc từ thiết kế
cơ sở, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi cơng. Chính vì vậy mặc dù đã cố gắng hết sức
nhƣng không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các
thầy cơ giáo để em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và bài khóa luận đƣợc hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm .
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thế Đức


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN I THIẾT KẾ CƠ SỞ TUYẾN ĐƢỜNG TỪ XÃ NGHĨA THUẬN ĐẾN XÃ
NGHĨA LONG – HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN..........................................2


CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC XÂY DỰNG TUYẾN VÀ SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG TUYẾN ĐƢỜNG .........................................................................3
1.1. Những vấn đề chung. ................................................................................................ 3
1.2. Tình hình khu vực xây dựng.....................................................................................3
1.2.1. Cơ sở pháp lí để lập báo cáo đầu tƣ.......................................................................4
1.2.2. Quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện. ..........................................................4
1.2.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, chính trị, văn hóa. .....................................................5
1.2.4. Khả năng ngân sách của thành phố. ......................................................................7
1.2.5. Mạng lƣới giao thông vận tải trong vùng. ............................................................. 7
1.2.6. Đánh giá và dự báo về nhu cầu vận tải. .................................................................8
1.2.7. Đặc điểm địa hình địa mạo. ...................................................................................8
1.2.8. Đặc điểm về địa chất. ............................................................................................ 9
1.2.9. Đặc điểm về địa chất thủy văn. ...........................................................................10
1.2.10. Vật liệu xây dựng. ............................................................................................. 10
1.2.11. Đặc điểm khí hậu thủy văn. ...............................................................................10
1.3. Mục tiêu của tuyến trong khu vực. .........................................................................11
1.4. Kết luận...................................................................................................................12
1.5. Kiến nghị. ...............................................................................................................12
CHƢƠNG 2 CẤP HẠNG VÀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA TUYẾN .......................13
2.1. Xác định cấp hạng kĩ thuật. ....................................................................................13
2.1.1. Tính lƣu lƣợng xe thiết kế. ..................................................................................13
2.1.2. Xác định cấp thiết kế và cấp quản lí của đƣờng ơ tơ. ..........................................13
2.2. Tính tốn các chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu của tuyến đƣờng. ......................................14
2.2.1. Các yếu tố mặt cắt ngang.....................................................................................14


2.2.2. Xác định các yếu tố kĩ thuật trên bình đồ. ........................................................... 18
2.2.3. Xác định các yếu tố kỹ thuật trên trắc dọc. .........................................................30
2.3. Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của tuyến. ....................................................33
CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ ....................................................35

3.1.Vạch tuyến trên bình đồ .......................................................................................... 35
3.1.1. Căn cứ vạch tuyến trên bình đồ. ..........................................................................35
3.1.2. Nguyên tắc vạch tuyến trên bình đồ. ...................................................................35
3.1.3. Giới thiệu sơ bộ về các phƣơng án tuyến đã vạch. ..............................................36
3.2. Thiết kế bình đồ. .....................................................................................................36
3.2.1. Các yếu tố đƣờng cong nằm. ...............................................................................37
3.2.2. Xác định các cọc trên tuyến.................................................................................37
CHƢƠNG 4 TÍNH TỐN THỦY VĂN ......................................................................39
4.1. Xác định các đặc trƣng thủy văn. ...........................................................................39
4.1.1. Diện tích lƣu vựcF (Km2). ...................................................................................39
4.1.2. Chiều dài lịng sơng chính L (Km). .....................................................................39
4.1.3. Chiều dài bình quân của sƣờn dốc lƣu vực. ........................................................40
4.1.4. Độ dốc trung bình của dịng suối chính I1s (‰). ..................................................40
4.1.5. Độ dốc trung bình của sƣờn dốc Isd (‰). ............................................................ 40
4.2. Xác định lƣu lƣợng tính toán. .................................................................................40
4.2.1. Xác định thời gian tập trung nƣớc trên sƣờn dốc  sd . .........................................41
4.2.2. Xác định hệ số địa mạo thuỷ văn ls của lòng suối. ............................................41
4.2.3. Xác định trị số Ap%. ............................................................................................. 42
4.3. Tính tốn cống. .......................................................................................................42
4.4. Yêu cầu đối với nền đƣờng. ...................................................................................44
4.5. Rãnh thoát nƣớc. .....................................................................................................45
4.5.1. Rãnh biên. ............................................................................................................45
4.5.2. Rãnh đỉnh. ............................................................................................................45
4.5.3. Bố trí rãnh đỉnh, rãnh biên. ..................................................................................45
CHƢƠNG 5 THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƢỜNG .......................................................46
5.1. Yêu cầu đối với kết cấu áo đƣờng mềm. ................................................................ 46
5.2. Loại tầng mặt và mô đun đàn hồi yêu cầu của kết cấu áo đƣờng........................... 46


5.2.1. Loại tầng mặt kết cấu áo đƣờng. .........................................................................46

5.3. Chọn sơ bộ cấu tạo kết cấu áo đƣờng. ....................................................................48
5.4. Kiểm toán cấu tạo kết cấu áo đƣờng phƣơng án 1. ................................................49
5.4.1. Kiểm tra kết cấu theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi . ............................................49
5.4.2. Kiểm tra cƣờng độ kết cấu theo tiêu chuẩn chịu cắt trƣợt trong nền đất. ...........50
5.5. Kiểm toán cấu tạo kết cấu áo đƣờng phƣơng án 2. ................................................51
5.5.1. Kiểm tra kết cấu theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi . ............................................52
5.5.2. Kiểm tra cƣờng độ kết cấu theo tiêu chuẩn chịu cắt trƣợt trong nền đất. ...........53
5.6. So sánh và lựa chọng phƣơng án áo đƣờng. ........................................................... 54
CHƢƠNG 6 THIẾT KẾ TRẮC DỌC – TRẮC NGANG.............................................50
6.1. Thiết kế trắc dọc. ....................................................................................................50
6.1.1. Những yêu cầu khi thiết kế trắc dọc. ...................................................................50
6.1.2. Các điểm cao độ khống chế. ................................................................................51
6.1.3. Quan điểm thiết kế trắc dọc. ................................................................................51
6.1.4. Các yếu tố của đƣờng cong đứng. .......................................................................51
6.2. Thiết kế mặt cắt ngang. .......................................................................................... 51
6.2.1. Các cấu tạo mặt cắt ngang. ..................................................................................51
6.2.2. Kết quả thiết kế. ...................................................................................................52
CHƢƠNG 7 KHỐI LƢỢNG ĐÀO ĐẮP ......................................................................53
7.1. Nền đắp. ..................................................................................................................53
7.2. Nền đào. ..................................................................................................................54
CHƢƠNG 8 CƠNG TRÌNH PHỊNG HỘ ĐẢM BẢO AN TỒN ............................. 55
8.1. Qui định về thiết kế cơng trình phịng hộ đảm bảo an tồn giao thơng. ................55
8.2. Biển báo hiệu. .........................................................................................................56
8.3. Vạch tín hiệu giao thông.........................................................................................56
8.4. Đinh phản quan. ......................................................................................................57
8.5. Cọc tiêu. ..................................................................................................................57
8.6. Lan can. ..................................................................................................................58
8.7. Cột Kilômét. ...........................................................................................................58
8.8. Mốc lộ giới. ............................................................................................................58
CHƢƠNG 9 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG .............................................59



9.1. Mục đích. ................................................................................................................59
9.2. Những tác động mơi trƣờng do việc XD và KT dự án. ..........................................59
9.2.1. Ơ nhiễm khơng khí. ............................................................................................. 60
9.2.2. Mức ồn và rung....................................................................................................60
9.2.3. Nguy cơ ơ nhiễm nƣớc. .......................................................................................60
9.2.4. Ảnh hƣởng đến tài nguyên môi trƣờng đƣợc con ngƣời sử dụng. .....................60
9.3. Các giải pháp nhằm khắc phục các ảnh hƣởng tiêu cực của dự án đến môi trƣờng.
.......................................................................................................................................60
9.3.1. Giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng tới môi trƣờng nhân văn và kinh tế xã
hội. .................................................................................................................................60
9.3.2. Giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng tới chế độ thuỷ văn. .............................. 61
9.3.3. Giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng do thi công. ...........................................61
9.3.4. Giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng trong giai đoạn vận hành. .....................62
CHƢƠNG 10 TÍNH CHI PHÍ XÂY DỰNG, VẬN DOANH KHAI THÁC SO SÁNH
VÀ CHỌN PHƢƠNG ÁN ............................................................................................ 63
10.1. Tổng chi phí xây dựng. .........................................................................................63
10.1.1. Chi phí xây dựng nền, mặt đƣờng. ....................................................................63
10.1.2. Chi phí xây dựng cầu cống. ...............................................................................63
10.1.3. Tổng chi phí xây dựng. ......................................................................................63
10.2. So sánh các phƣơng án. ........................................................................................63
10.2.1. Hệ số triển tuyến. ............................................................................................... 63
10.2.2. Hệ số triển tuyến theo chiều dài ảo. ..................................................................64
10.2.3. Mức độ thoải của tuyến trên mặt cắt dọc. .........................................................64
10.2.4. Góc chuyển hƣớng bình qn. ...........................................................................65
10.2.5. Bán kính đƣờng cong nằm bình qn. ............................................................... 65
PHẦN II THIẾT KẾ KĨ THUẬT THI CÔNG ĐOẠN TUYẾN ...................................66
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................67
1.1. Giới thiệu đoạn tuyến thiết kế. ...............................................................................67

1.2. Xác định các đặc điểm, điều kiện cụ thể của đoạn tuyến. ......................................67
CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ ..............................................................................68
2.1. Lập bảng cắm cong chi tiết. ....................................................................................68


2.2. Thiết kế chi tiết đƣờng cong nằm. ..........................................................................68
2.2.1. Quan điểm lựa chọn phƣơng pháp cắm cong. .....................................................68
2.2.2. Cắm cong theo phƣơng pháp tọa độ vng góc. .................................................69
CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ TRẮC DỌC CHI TIẾT .........................................................73
3.1. Các nguyên tắc thiết kế chung. ...............................................................................73
3.2. Thiết kế đƣờng cong đứng. .....................................................................................73
CHƢƠNG 4 THIẾT KẾ TRẮC NGANG CHI TIẾT ...................................................76
4.1. Thiết kế trắc ngang chi tiết. ....................................................................................76
4.2. Tính tốn khối lƣợng đào đắp chi tiết.....................................................................76
4.3. Phƣơng án kết cấu áo đƣờng. .................................................................................76
CHƢƠNG 5 TÍNH TỐN CHI TIẾT CƠNG TRÌNH THỐT NƢỚC ......................78
5.1. Giới thiệu chung. ....................................................................................................78
5.2. Thiết kế cống chi tiết. ............................................................................................. 78
CHƢƠNG 6 LẬP DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ................................................................ 82
6.1. Các căn cứ để lập dự toán. ......................................................................................82
6.2. Tổng dự toán. ..........................................................................................................82
PHẦN III THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG .............................................................. 81
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................82
1.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đƣờng. ..................................................................82
1.2.Cơng trình trên tuyến. .............................................................................................. 82
1.2.1. Cống.....................................................................................................................82
1.2.2. Rãnh dọc. .............................................................................................................82
1.2.3. Gia cố ta luy. ........................................................................................................82
1.2.4. Cơng trình phịng hộ. ........................................................................................... 82
CHƢƠNG 2 CHỌN PHƢƠNG ÁN THI CÔNG .......................................................... 83

2.1. Luận chứng chọn phƣơng án thi công. ...................................................................83
2.2. Quyết định chọn phƣơng pháp thi công. ................................................................ 83
2.3. Chọn hƣớng thi công và lập tiến độ TCTC chi tiết. ...............................................85
2.3.1. Các hƣớng thi công. ............................................................................................. 85
2.3.2. Hƣớng thi công từ đầu tuyến đến cuối tuyến. .....................................................86
2.4. Thành lập các dây chuyền chuyên. .........................................................................86


CHƢƠNG 3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ .........................................................................87
3.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công. ...................................................................................87
3.2.Cắm cọc định tuyến. ................................................................................................ 87
3.3.Chuẩn bị các loại nhà và văn phòng tại hiện trƣờng. ..............................................88
3.4.Chuẩn bị các các cơ sở sản xuất. .............................................................................88
3.5.Chuẩn bị đƣờng tạm. ............................................................................................... 88
3.6.Chuẩn bị hiện trƣờng thi công. ................................................................................88
3.6.1. Khôi phục cọc. .....................................................................................................88
3.6.2. Dọn dẹp mặt bằng thi công. .................................................................................89
3.6.3. Đảm bảo thốt nƣớc thi cơng. .............................................................................89
3.6.4. Cơng tác lên khuôn đƣờng...................................................................................89
3.6.5. Thực hiện việc di dời các cọc định vị. .................................................................89
CHƢƠNG 4 TỔ CHỨC THI CÔNG CỐNG ................................................................ 90
4.1. Thống kê số lƣợng cống. ........................................................................................90
4.2. Biện pháp thi công 1 cống điển hình. .....................................................................90
4.2.1. Khơi phục vị trí cống ngoài thực địa. ..................................................................90
4.2.2. Vận chuyển và bốc dở các bộ phận của cống. .....................................................90
4.2.3. Lắp đặt cống vào vị trí. ........................................................................................91
4.2.4. Vận chuyển vật liệu :cát , đá , xi măng. .............................................................. 91
4.2.5. Đào hố móng. ......................................................................................................92
4.2.6. Chú thích đào hố móng........................................................................................92
CHƢƠNG 5 TỔ CHỨC THI CƠNG MẶT ĐƢỜNG ..................................................94

5.1. Giới thiệu chung. ....................................................................................................94
5.1.1. Kết cấu áo đƣờng. ................................................................................................ 94
5.1.2. Điều kiện cung cấp vật liệu. ................................................................................94
5.1.3. Điều kiện thời tiết – khí hậu. ...............................................................................94
5.2. Chọn phƣơng pháp thi công. ..................................................................................94
5.2.1. Thời gian triển khai của dây chuyền: Ttk ............................................................. 95
5.2.2. Thời gian hoàn tất của dây chuyền :Tht ............................................................... 95
5.2.3. Thời gian hoạt động của dây chuyền: Thđ............................................................ 95
5.2.4. Tốc độ dây chuyền: V (m/ca). .............................................................................95


5.2.5. Thời gian ổn định : Tôđ ........................................................................................96
5.2.6. Hệ số hiệu quả của dây chuyền Khq. ....................................................................96
5.2.7.Hệ số tổ chức sử dụng xe máy : Ktc ......................................................................96
5.3. Quy trình cơng nghệ thi công. ................................................................................96
5.3.1. Thi công khuôn đƣờng. .......................................................................................98
5.3.2. Thi công lớp cấp phối thiên nhiên loại A dày 34 cm (lề + mặt đƣờng). ...........100
5.3.3. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 16 cm (lề + mặt đƣờng). ..................109
5.3.4. Thi công lớp láng nhựa 2 lớp dày 2cm. .............................................................114
KẾT LUẬN .................................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
Đƣờng giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật của
đất nƣớc. Phát triển các cơng trình giao thơng là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của
nhiều ngành khác, tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc
phòng, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy
mà chúng ta cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển giao thông vận tải đi trƣớc một bƣớc, với tốc
độ nhanh và bền vững. Ở nƣớc ta hiện nay thực trạng cơ sở hạ tầng giao thơng vẫn cịn

rất yếu kém chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế hiện nay của đất nƣớc,vì vậy
nhu cầu phát triển hệ thống đƣờng giao thông để phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội
nhanh chóng và vững chắc trở nên rất cần thiết.
Nghĩa Đàn một huyện của tỉnh Nghệ An, là một địa bàn có nhiều tiềm năng về
phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hoá tuy nhiên để phát triển những nội lực này của tỉnh
cần phải xây dựng hệ thống đƣờng giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dựng mới và nâng cấp tuyến các tuyến đƣờng là một trong những
ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Đƣợc sự nhất trí của Bộ Mơn Kĩ thuật Cơng Trình - Khoa Cơ điện và Cơng
trình - Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, tơi thực hiện khóa luận với tên đề tài
là:
“ Thiết kế cơ sở kĩ thuật tuyến đƣờng từ xã Nghĩa Thuận đến xã Nghĩa Long huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An”.
Khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần:
Phần I : Thiết kế cơ sở tuyến đƣờng từ xã Nghĩa Thuận đến xã Nghĩa Long huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An.
Phần II : Thiết kế kỹ thuật tuyến.
Phần III : Tổ chức thi công.

1


PHẦN I
THIẾT KẾ CƠ SỞ TUYẾN ĐƢỜNG TỪ XÃ NGHĨA THUẬN ĐẾN XÃ NGHĨA
LONG – HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

2


CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC XÂY DỰNG TUYẾN VÀ SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG TUYẾN ĐƢỜNG
1.1. Những vấn đề chung.

Nam Đàn tự hào là quê hƣơng Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó trong nhiều năm
qua Đảng bộ và nhân dân huyện ra sức thi đua phát triển kinh tế xã hội để xứng đáng
với tên tuổi của Ngƣời. Trong những năm tới, Đảng bộ huyện xác định nhiệm vụ là:
Tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi
tiết các ngành, lĩnh vực của huyện và các xã, thị trấn, trọng tâm là quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội, sử dụng đất, nông nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thị trấn, thị tứ, giao thông, thủy lợi, điện, nƣớc, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch,
cơ sở hạ tầng văn hóa - thơng tin - thể thao đồng bộ, hạ tầng phục vụ du lịch. Trên cơ
sở quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, sớm công bố quy hoạch để thu hút đầu tƣ phát triển.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành của UBND các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực;
thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhân dân đẩy mạnh đầu tƣ phát triển
sản xuất, kinh doanh. Thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực, tạo mơi trƣờng tài
chính tin cậy, huy động tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tƣ phát triển.
Tiếp tục đầu tƣ mọi nguồn lực, vận động xã hội hóa để phát triển tồn diện sự
nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa. Phát huy tiềm năng, lợi thế các di tích lịch sử
trọng điểm trên địa bàn huyện nhƣ: quần thể khu Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên,
quần thể Khu di tích Vua Mai, đình Hồnh Sơn, đình Trung Cần, chùa Đại Tuệ, chùa
Viên Quang... Huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.
Để thực hiện đƣợc những đề xuất và phƣơng hƣớng trên, việc phát triển giao
thông vận tải là thật sự cần thiết. Và việc xây dựng tuyến đƣờng nối liền hai xã từ xã
Nghĩa Thuận đến xã Nghĩa Long là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Một là nối liền giao thông giữa hai xã.
Hai là đẩy mạnh giao lƣu hàng hóa, giúp phát triển kinh tế của xã cũng nhƣ
huyện Nam Đàn nói riêng và tồn tình Nghệ An nói chung.
1.2. Tình hình khu vực xây dựng.
3



1.2.1. Cơ sở pháp lí để lập báo cáo đầu tƣ.
Xa lộ Bắc Nam với tổng chiều dài gần 1.700 Km chạy từ Hịa Lạc (Hà Tây) tới
Bình Phƣớc (TP Hồ Chí Minh) dọc theo sƣờn tây của dãy Trƣờng Sơn. Tuyến Nghĩa
Thuận – Nghĩa Long chạy qua tỉnh Nghệ An đƣợc triển khai dựa trên các văn bản sau:
- Thơng báo số 99/TB ngày 21/12/1996 của văn phịng chính phủ về chủ trƣơng
xây dựng đƣờng cao tốc Nội Bài - Hạ Long và xa lộ Bắc Nam.
- Quyết định 195/TTG ngày 01/4/1997 của thủ tƣớng chính phủ về thành lập
ban chỉ đạo cơng trình xa lộ Bắc Nam.
- Thơng báo số 16/TB ngày 26/12/1997 của văn phịng chính phủ về các dự án
giao thông trọng điểm.
- Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi xa lộ Bắc Nam do Tổng Công ty tƣ vấn
TKGTVT lập tháng 4/1998.
- Và các văn bản, quyết định khác có liên quan của chính phủ và Bộ GTVT
- Quy trình khảo sát đƣờng ơ tơ 22 TCN 263 - 2000.
- Quy trình khoan thăm dị địa chất 22 TCN 259 - 2000.
- Quy trình khảo sát địa chất cơng trình đƣờng đắp trên đất yếu 22 TCN 2622000.
- Quy trình đánh giá tác động môi trƣờng khi lập dự án nghiên cứu khả thi và
thiết kế cơng trình giao thơng 22 TCN 242 - 98.
- Tiêu chuẩn thiết kế đƣờng ô tô TCVN 4054-05.
- Quy trình thiết kế áo đƣờng mềm 22 TCN 211-93.
- Quy trình thiết kế áo đƣờng cứng 22 TCN 223-95.
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79.
- Tính tốn dịng chảy lũ 22 TCN 220-95 của Bộ GTVT.
- Điều lệ báo hiệu đƣờng bộ 22 TCN 237-01 của Bộ GTVT.
1.2.2. Quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện.
1.2.2.1. Quá trình nghiên cứu.
Khảo sát thiết kế chủ yếu là dựa trên tài liệu: Bình đồ tuyến đi qua đã đƣợc cho
và lƣu lƣợng thiết kế tuyến cho trƣớc.
1.2.2.2. Quá trình thực hiện.
Thực hiện sự hƣớng dẫn của giáo viên và trình tự lập dự án đã quy định.


4


1.2.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, chính trị, văn hóa.
1.2.3.1. Dân số.
Đoạn tuyến A-B thuộc địa phận xã Nghĩa Thuận –Nghĩa Long huyện Nghĩa
Đàn tỉnh Nghệ An.
Dân cƣ chủ yếu là ngƣời Kinh, sống thành từng xóm khá đơng đúc, tập trung
trên suốt chiều dài tuyến. Ngồi ra cịn có một số dân tộc thiểu số sống rải rác dọc theo
tuyến. Cuộc sống về vật chất và tinh thần của đồng bào ở đây vẫn còn nghèo nàn, lạc
hậu, sống chủ yếu là nghề nông và chăn nuôi. Mạng lƣới giao thông trong vực kém
phát triển chủ yếu là đƣờng mịn và đƣờng cấp thấp khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu vận
chuyển hành khách và hàng hoá. Với chiến lƣợc phát triển địa bàn này trở thành khu
vực phát triển của Tỉnh. Cho nên việc xây dựng tuyến A-B sẽ giúp phần không nhỏ
cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của đồng bào ở đây.
Do đặc thù địa hình vùng núi ở phía bắc nên trong khu vực tuyến đi qua dân cƣ
sống rải rác trong vùng chủ yếu là ngƣời Kinh ngoài ra cịn có các dân tộc khác nhƣ
ngƣời Vân Kiều, Tà Ôi (còn gọi là dân tộc Pacoh) và ngƣời Khatu. Tơn giáo chính
trong vùng là đạo Phật, một số ngƣời theo đạo Thiên Chúa, các dân tộc thiểu số thờ
thần linh.
Kinh tế trong vùng hầu nhƣ không đáng kể do dân cƣ thƣa thớt và chủ yếu dựa
vào lao động thủ cơng. Hoa màu có lúa, ngơ, khoai, hạt tiêu và thuốc lá đời sống văn
hoá của cƣ dân gặp nhiều khó khăn.
1.2.3.2. Lao động và việc làm.
Lao động chủ yếu bằng chân tay, lao động thủ công. Công việc chủ yếu là việc
cày cấy lúa nƣớc, lúa nƣơng, trồng trọt hoa màu.
1.2.3.3. Nông lâm nghiệp.
Loại cây trồng chủ yếu: thân gỗ, thân dây và thân cỏ. Ngồi ra cịn có cây lá
rộng, cây lá kim, tre nứa, dừa, cọ…

Nghành nơng nghiệp của Nghệ An đã có bƣớc chuyển biến mới. Chuyển đổi
một số diện tích trồng cây lƣơng thực truyền thống khơng có hiệu quả sang trồng cây
cơng nghiệp, thực phẩm có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích trơng cây cơng
nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản, áp dụng KHKT vào nông nghiệp.... nên sản lƣợng
đã nâng lên, đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện tƣơng đối.
1.2.3.4. Công nghiệp.
5


Nghệ An cũng nhƣ các tỉnh miền Trung bộ khác, trong thời kỳ đổi mới nền
cơng nghiệp đang có chiều hƣớng phát triển, tuy có nhiều tài ngun khống sản nhƣ
quặng, đồng, vàng, kẽm, ví dụ quặng sắt ,Eminit...nhƣng cịn tiềm ẩn trong lòng đất,
đang trong thời kỳ khảo sát xác định để lập kế hoạch khai thác nên công nghiệp khai
thác và cơng nghiệp cơ khí cịn trong thời kỳ chuẩn bị hình thành.
Với thế mạnh về nơng nghiệp, cây màu và ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
nên ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh. Thời gian qua Nghệ An đã xây dựng
đƣợc một số xí nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm nhƣ:
+ Cơ sở chế biến cây lƣơng thực nhƣ ngô, sắn, gạo....
+ Cơ sở chế biến gỗ nhân tạo.
+ Cơ sở chế biến thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi .
+ Cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
1.2.3.5. Thương nghiệp, dịch vụ, hành chính sự nghiệp.
Nghành thƣơng mại dịch vụ trong các năm qua có sự chuyển biến nhỏ, so với
các năm trƣớc thì các năm trở lại đây nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhỏ, năm 1999
chiếm tỷ trọng là 23,7%, năm 2000 là 24,1%
Nghành dịch vụ vận tải chƣa đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân trong những
năm gần đây.
Tài chính, tiền tệ, tín dụng hoạt động có hiệu quả nó đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm nên làm hộ nghèo, tăng hộ giàu.
1.2.3.6. Tình hình kinh tế, xã hội

Đoạn tuyến A-B thuộc địa phận xã Nghĩa Thuận –Nghĩa Long huyện Nghĩa
Đàn tỉnh Nghệ An. Các vùng phụ cận cũng chủ yếu thuộc các huyện khác trong tỉnh
Nghệ An nên tình hình kinh tế, xã hội trong các vùng này cũng chủ yếu là làm nông
nghiệp, trồng lúa nƣớc và chăn nuôi, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề thủ công.
1.2.3.7. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Quan điểm phát triển là gắn chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ và
công bằng xã hội. Nhằm trƣớc hết tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí
cho dân cƣ.Trƣớc hết là xây dựng cơ sở hạ tầng ( mạng lƣới giao thông, hệ thống
điện...). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hƣớng công nghiệp hố, hiện đại
hố. Tiếp tục phát triển nơng lâm ngƣ nghiệp.

6


Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế : phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh
tế vùng đạt trên 10%/năm giai đoạn 2000 - 2010. Tăng tỷ trọng công nghiệp trong tổng
GDP từ 7.6%(1994) lên 15%(2010).(Viện dài hạn Bộ kế hoạch và đầu tƣ).
1.2.3.8. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận.
Tuyến A- B đƣợc hình thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các
khu vực lân cận, làm mạch máu cho sự lƣu thơng hàng hố, văn hóa xã hội của các
vùng lân cận, làm tăng thu nhập tổng sản lƣợng kinh tế của cả nƣớc.
1.2.4. Khả năng ngân sách của thành phố.
Tuyến A – B đƣợc thiết kế và xây dựng mới hoàn toàn, cho nên mức đầu
tƣ tuyến cần nguồn vốn rất lớn. Tỉnh là một tỉnh có nền kinh tế cịn nghèo nên UBND
tỉnh đã quyết định cho khảo sát lập dự án khả thi và nguồn vốn đầu tƣ từ nguồn vốn
trong chƣơng trình 135 của chính phủ.
1.2.5. Mạng lƣới giao thơng vận tải trong vùng.
1.2.5.1. Tình hình chung hiện tại về mạng lưới GTVT trong vùng nghiên cứu.
Mạng lƣới giao thông trong tỉnh Nghệ An khá đa dạng bao gồm đƣờng bộ ,
đƣờng sắt , đƣờng thuỷ ,đƣờng biển. Riêng giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt là

đƣờng giao lƣu văn hoá giữa hai trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh,đƣờng sắt là đối tƣợng cạnh tranh hàng hố với đƣờng bộ.
1.2.5.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ.
Hiện tại chỉ có QL1A là tƣơng đối tốt. QL15, QL7 và các đƣờng tỉnh lộ khác
đều đã xuống cấp trầm trọng, để đảm bảo nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong khu
vực hiện nay việc đi lại từ thị trấn Hƣơng Khê (Hà Tĩnh) đến Tuyên Hoá (Quảng Bình
) chƣa có đƣờng bộ đi lại chủ yếu bằng đƣờng sắt thống nhất .Muốn đi lại bằng đƣờng
bộ thì phải đi vịng ra QL1A và từ đó đi theo QL29 mới sang đƣợc.
1.2.5.3. Mạng lưới đường sắt.
Đƣờng sắt từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Nghệ An

1.2.5.4. Đường sông, đường biển.
Nghệ An nằm dọc theo bờ biển Đông , khối lƣợng vận chuyển bằng đƣờng biển
ngày càng phát triển. Các cửa biển này nằm trong chiến lƣợc phát triển quốc phòng
của quốc gia
7


1.2.5.5. Đánh giá chung về tình hình GTVT của vùng nghiên cứu.
QL 1A: Nằm trong địa phận tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An có mặt đƣờng rộng 7m,
nền đƣờng rộng 1012m .Hiện đang có dự án cải tạo nâng cấp, cấp đƣờng đạt cấp 3
đồng bằng, tình trạng nền mặt đƣờng cơ bản ổn định.
QL15A: Chạy theo trục Bắc Nam cách QL1A về phía Tây 2025km .QL15A
đoạn qua huyện Hƣơng Khê (Hà Tĩnh) mới đƣợc rải nhựa nền đƣờng rộng bình quân
B=66.5m mặt đƣờng rộng 3.5m .Đoạn qua huyện Hƣơng Khê giáp ranh với Tun
Hố (Quảng Bình QL15A trƣớc kia là mặt đƣờng cấp phối , nay đã bị hƣ hỏng nặng ,
bề rộng mặt B=3.5m , Bnền =66.5m , độ dốc dọc đạt cấp IV miền núi.
Nói chung tình trạng GTVT của vùng đã xuống cấp nghiêm trọng, để có mối
giao lƣu tốt giữa các vùng trong xã, giữa các tỉnh trong khu vực cần phải đầu tƣ nâng
cấp hoặc làm mới để đảm bảo giao thông ổn định.

1.2.6. Đánh giá và dự báo về nhu cầu vận tải.
Việc xây dựng xa lộ Bắc Nam phải gắn liền với một q trình quy hoạch tổng
thể có liên quan đến các ngành KTQD và các khu vực dân cƣ đô thị. Tuyến đƣờng xây
dựng trên cơ sở đòi hỏi và yêu cầu sự phát triển KTXH và nhu cầu giao lƣu kinh tế
giữa các vùng dân cƣ trong cả nƣớc nói chung và khu vực phía Tây nói riêng nơi có
nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác.
Sau khi cơng trình xây dựng chúng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
KTQD , củng cố và đảm bảo nền an ninh quốc phòng . Tham gia vận chuyển hàng hố
và hành khách ở nƣớc ta có đủ các hình thức vận tải, trong đó ngành đƣờng bộ đã và
đang phát huy ƣu thế của mình là cơ động và thuận tiện đƣa hàng từ cửa đến cửa nên
chiếm khoảng 65% trong tổng số lƣợng về hàng hoá, xấp xỉ 85% về số lƣợng hành
khách. Đó là những dự báo có cơ sở về nhu cầu vận tải cũng nhƣ tiềm năng của khu
vực tuyến đi qua.
1.2.7. Đặc điểm địa hình địa mạo.
Đoạn tuyến A-B là một phần trong dự án xây dựng Xa lộ Bắc Nam, nối các
miền của tổ quốc với nhau. Khu vực tuyến đi qua chủ yếu là đồi núi trung bình và
thấp, triền núi tƣơng đối thoải, khơng có cơng trình vĩnh cửu.
Tuyến đi men theo sƣờn núi nên cắt qua nhiều khe tụ thuỷ phải xây dựng cống
thoát nƣớc cho các khe tụ thuỷ này. Nói chung, yếu tố địa hình đảm bảo cho đƣờng có
chất lƣợng khai thác cao.
8


1.2.8. Đặc điểm về địa chất.
Địa chất chủ yếu là cát pha, phía trên là lớp á cát dày 0,8m, sau đó là lớp đá
phong hóa dày từ 35m, phía dƣới cùng là lớp đá gốc.
Cấu tạo của địa chất khu vực tuyến đi qua tƣơng đối ổn định, không có vị trí
nào đi qua khu vực có hang động castơ và khu vực nền đất yếu, khơng có hiện tƣợng
trồi sụt do cấu tạo và thế nằm của lớp đá gốc phía dƣới. Vì vậy, khơng phải xử lí đặc
biệt.

Phƣơng án tuyến chủ yếu đi ven sƣờn núi, cắt qua nhiều khe tụ thuỷ nên cấu tạo
nền đất có đầy đủ các loại nền đƣờng đặc trƣng đào hoàn toàn, dào chữ L, nủa đào nửa
đắp, đắp hoàn toàn. Với nền đắp trƣớc khi đắp cần phải bóc bỏ lớp đất hữu cơ với
chiều dày từ 0,2-:-0,4m, phía dƣới lớp đất hữu cơ là đất nền á sét điều kiện địa chất tốt
cho việc xây dựng đƣờng. ở những vi trí tuyến cắt qua đồi (đào) đất đào ở đây chủ yếu
là đá phong hố có thành phần lẫn sỏi sạn. Tầng đá gốc ở rất sâu bên dƣới chính vì thế
việc thi cơng nền đào khơng gặp khó khăn.
Địa tầng khu vực khảo sát:
Địa tầng khu vực khảo sát từ trên xuống gồm các lứp đất đá chủ yếu sau:
Lớp số 1:
Sét màu vàng , nâu đỏ , trạng thái nửa cứng – cứng thƣờng phân bố trên mặt ở
khu vực đồng bằng , bề dày bế nhất là 2,3m , chƣa xác định đƣợc bề dày lớn nhất do lỗ
khoan dừng ở 5m.
Lớp số 2:
Sét pha màu vàng trạng thái nửa cứng – cứng. Lớp này phân bố rộng trên khắp
khu vực khảo sát , thƣờng gặp ngay trên mặt , có nơi phân bố sâu từ 1m đến 1,4m. Bề
dày lớp lớn hơn 1,4m do các lỗ khoan chỉ dừng ở độ sâu 5m nên chƣa xác định chính
xácvề bề dày lớp.
Lớp số 3:
Cuội ,sỏi , cát , sạn thƣờng gặp ở khu vực gần sông và các khe lớn , phân bố
sâu hơn lớp 1 và lớp 2 , bề dày từ 13m
Lớp số 4 :

9


Đá sét bột kết thƣờng gặp ở các hố đào trên sƣờn núi kết hợp với các vết lộ
cho ta bề dày rất lớn.
1.2.9. Đặc điểm về địa chất thủy văn.
Địa hình núi thấp và gị đồi chiếm tỉ trọng lớn nên mạng lƣới sơng ngịi trong

khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhƣng phân bố khơng
đều trong tồn vùng.
Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lƣới sơng suối phát triển
mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gị đồi nên mạng lƣới sơng
suối kém phát triển, trung bình dƣới 0,5 km/km2. Tuy sơng ngịi nhiều, lƣợng nƣớc
khá dồi dào nhƣng lƣu vực sơng nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử
dụng nguồn nƣớc sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.
1.2.10. Vật liệu xây dựng.
Do tuyến A-B nằm trong khu vực đồi núi, nên vật liệu xây dựng tuyến tƣơng
đối sẵn. Qua khảo sát và thăm dò thực tế thấy:
Qua khảo sát và thăm dò thực tế, tôi thấy vật liệu xây dựng tại khu vực này khá
phong phú và dễ khai thác.
- Đá : Có chất lƣợng tốt, cƣờng độ từ 8001200 kg/cm2, ít bị phong hoá, nằm
rải rác dọc tuyến với trữ lƣợng lớn  có thể sử dụng vật liệu này để xây dựng móng
đƣờng.
- Cấp phối đồi : Với trữ lƣợng lớn, khai thác dễ dàng và tập trung dọc theo
tuyến. Cấp phối đồi có mơ đun đàn hồi E = 370600 kg/cm2 và đƣợc sử dụng làm nền
đƣờng.
Do đó có thể sử dụng vật liệu địa phƣơng để làm đƣờng, hạ giá thành của
đƣờng mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vì khai thác dễ dàng và giảm đƣợc chi phí
vận chuyển.
1.2.11. Đặc điểm khí hậu thủy văn.
1.2.11.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 27oC, nhiệt độ giao động của ngày và
đêm chênh lệch nhau gần 100 mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau và cũng là thời kỳ khơ hanh, ở vùng cao cuối mùa hanh có mƣa
phùn. Đặc biệt vào mùa hè cịn có gió Lào khơ và nóng ảnh hƣởng khơng nhỏ đến

10



tình hình kinh tế xã hội của ngƣời dân. Hạn hán thƣờng xẩy ra vào những tháng đầu
của mùa khô.
Nhiệt độ nóng nhất từ 39-400C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 từ
10120
1.2.11.2. Lượng mưa.
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Trong thời điểm này
lƣợng mƣa lớn, mùa này thƣờng có bão từ biển thổi vào.
Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 2200mm với số ngày mƣa khoảng 120 ngày.
Lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm 75% lƣợng mƣa cả năm.
1.2.11.3. Độ ẩm.
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 85%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6, tháng 7
và từ tháng 9 đến tháng 12 năm sau độ ẩm lên tới 90% .
1.2.11.4. Tốc độ và hướng gió.
Mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung Bộ Việt Nam, cho nên chịu ảnh
hƣởng của gió Lào mang khơng khí nóng và khơ (từ tháng 5 đến tháng 9). Ngồi ra
cịn chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đơng Bắc mang khơng khí lạnh từ phƣơng bắc xuống
(từ khoảng tháng 10 đến tháng 4). Trong mùa mƣa thƣờng xuất hiện gió bão.
Bảng thống kê số liệu về mƣa, gió, nhiệt độ, lƣợng bốc hơi vùng tuyến đi qua:
(Phục lục: Bảng I – 1.1, I – 1.2, I – 1.3)
(Phục lục: Hình I – 1.1, I – 1.2, I – 1.3, I – 1.4)
1.2.11.5. Điều kiện thuỷ văn.
Tuyến đi qua hai xã Nghĩa Thuận và Nghĩa Long thuộc huyện Nghĩa Đàn của
tỉnh Nghệ An. Trên đoạn tuyến này cắt qua nhiều điểm tụ nƣớc vì vậy trên đoạn tuyến
này dự kiến đặt các cống tròn để đảm bảo thoát nƣớc trên đoạn tuyến.
1.3. Mục tiêu của tuyến trong khu vực.
Để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển các vùng
nơng thôn, miền núi, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy việc
xây dựng tuyến đƣờng nối liền hai điểm A – B là hết sức cần thiết. Sauk hi cơng trình

hồn thành, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và đất nƣớc. Cụ thể nhƣ:

11


- Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần cho ngƣời dân khu
vực lân cận tuyến. Tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc đến nhân
dân.
- Phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Làm cơ sở cho việc bố trí dân cƣ, giữ đất, giữ rừng.
- Tạo điều kiện khai thác du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế trang trại.
- Phục vụ cho cơng tác tuần tra, an ninh quốc phịng đƣợc kịp thời, liên tục.
1.4. Kết luận.
Với tất cả những ƣu điểm của tuyến dự án nhƣ đã nêu ở trên, ta thấy việc xây
dựng tuyến là thật sự cần thiết và cấp bách, nhằm nâng cao mức sống của nhân dân
trong vùng và góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của khu vực.
Thuận tiện cho việc đi lại, học hành, làm ăn của ngƣời dân và thuận tiện cho
việc quản lí đất đai và phát triển lâm nghiệp.
Tạo điều kiện khai thác, phát triển du lịch và các loại hình vận tải khác…
Với những lợi ích trên, thì việc quyết định xây dựng tuyến đƣờng dự án là hết
sức cần thiết và đúng đắn.
1.5. Kiến nghị.
Tuyến đƣờng hồn thành góp phần vào mạng lƣới đồng bộ chung của tỉnh và
nâng cao đời sống vật chất tinh thần dân cƣ khu vực lân cận tuyến, thúc đẩy nền kinh
tế của vùng ngày càng phát triển.
Về mặt quốc phịng, tuyến đƣờng thơng suốt tạo điều kiện triển khai lực lƣợng,
xử lí kịp thời các tình huống bất trắc có thể xảy ra. Tạo điều kiện đảm bảo an ninh
quốc phịng và trật tự an tồn xã hội.

12



CHƢƠNG 2
CẤP HẠNG VÀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA TUYẾN

2.1. Xác định cấp hạng kĩ thuật.
2.1.1. Tính lƣu lƣợng xe thiết kế.
Với lƣu lƣợng xe là 960 xe/ngày đêm đã quy đổi về năm tƣơng lai.
Trong đó:
Xe tải trọng nặng: 4%
Xe tải trọng vừa : 14%
Xe tải trọng nhẹ : 27%
Xe con

: 55%

Xác định lƣu lƣợng của từng loại xe ở năm tƣơng lai:
Lưu lượng xe trọng tải nặng:
N1 = 4% x 960 = 38,4 (xe/ngđ)
Lưu lượng xe trọng tải vừa:
N2 = 14% x 960 = 134,4 (xe/ngđ)
Lưu lượng xe trọng tải nhẹ:
N3 = 27% x 960 = 259,2 (xe/ngđ)
Lưu lượng xe con:
N4 = 55% x 960 = 528 (xe/ngđ)
Để xác định lƣu lƣợng xe thiết kế ta quy đổi các loại xe ra xe con. Các loại xe
tính tốn đƣợc xếp vào loại xe tƣơng ứng, số lƣợng xe và hệ số quy đổi theo Phụ lục:
Bảng I – 2.1.
Tốc độ tăng xe hàng năm: p = 7%
2.1.2. Xác định cấp thiết kế và cấp quản lí của đƣờng ô tô.

2.1.2.1. Chọn lưu lượng xe thiết kế.
Theo Bảng 3 - Phân cấp kỹ thuật đƣờng ô tô theo chức năng và lƣu lƣợng
thiết kế của TCVN 4054 – 05.
Với lƣu lƣợng xe thiết kế năm thứ 15 là 1411,2 (xcqd/ngd) > 500 (xcqd/ngd) thì
đƣờng có cấp thiết kế là IV đồng bằng và đồi.
2.1.2.2. Xác định tốc độ thiết kế.

13


Tốc độ thiết kế là tốc độ dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đƣờng trong
trƣờng hợp khó khan.
Căn cứ vào cấp đƣờng (cấp IV), địa hình đồng bằng và đồi, theo Bảng 4 – Cấp
độ thiết kế của các cấp hạng đƣờng của TCVN 4054 – 05 thì tốc độ thiết kế của
tuyến là Vtk = 60 km/h.
2.2. Tính tốn các chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu của tuyến đƣờng.
2.2.1. Các yếu tố mặt cắt ngang.
Việc bố trí các bộ phận xe chạy, lề, dải phân cách, đƣờng bên và các làn xe phụ
(làn phụ leo dốc, làn chuyển tốc) trên mặt cắt ngang đƣờng phải phù hợp với yêu cầu
tổ chức giao thông nhằm đảm bảo mọi phƣơng tiện giao thông cùng đi lại đƣợc an
toàn, thuận lợi và phát huy đƣợc hiệu quả khai thác đƣờng.
Tùy theo cấp thiết kế của đƣờng và tốc độ thiết kế, việc bố trí các bộ phận nói
trên phải tuân thủ các giải pháp tổ chức giao thông quy định ở Bảng 5 – TCVN 4054 –
05.
+ Không bố trí đƣờng bên, xe đạp và xe thơ sơ đi trên lề gia cố.
+ Có dải phân cách bên bằng vạch kẻ.
+ Khơng có dải phân cách giữa hai chiều xe chạy.
2.2.1.1. Khả năng thông xe và số làn xe cần thiết.
Khả năng thông xe của đƣờng là số phƣơng tiện giao thơng lớn nhất có thể chạy
qua một mặt cắt của đƣờng trong một đơn vị thời gian khi xe chạy liên tục.

Khả năng thông xe của đƣờng phụ thuộc vào khả năng thông xe của một làm xe
và số làn xe. Khả năng thông xe của một làn phụ thuộc vào vận tốc và chế độ xe chạy,
nên muốn xác định khả năng thông xe của tuyến đƣờng thì phải xác định khả năng
thơng xe của một làn.
Việc xác định khả năng thông xe lý thuyết của một làn xe căn cứ vào sơ đồ giả
thuyết các xe chạy phải xét đến vấn đề an toàn là xe chạy nối đuôi nhau cùng tốc độ xe
và xe này cách xe kia một khoảng không đổi đủ để khi xe trƣớc dừng lại hoặc đánh rơi
vật gì thì xe sau kịp dừng lại một khoảng cách an toàn.
Khoảng cách tối thiểu giữa hai ô tô khi chạy trên đƣờng bằng, khi hãm tất cả
các bánh xe.

14


Khổ động học của xe:

Lo = l0 +l1 +Sh +lk
Trong đó:
l0 = 12m : Chiều dài xe lấy theo bảng 1 TVCN 4054 – 05 (do xe
này chiếm ƣu thế trên đƣờng).
lk : Khoảng cách an toàn, lấy lk = 5m.
l1 : Quãng đƣờng phản ứng của lái xe, l1 = v.t
V = 60 km/h, vận tốc thiết kế.
t = 1s, thời gian phản ứng.
Sh : Cự ly hãm, Sh =

k  V2
254  ( -i)

k = 1,4 : Hệ số sử dụng phanh của xe tải.

 = 0,3 : Hệ số bám dọc trong điều kiện bất lợi.

g = 9,81 : Gia tốc trọng trƣờng.
i = 2% : Độ dốc dọc ở đoạn đƣờng xe hãm phanh.
 Lo =l0 + V +

k  V2
+ lk
254  ( -i)

với V (km/h).

Khả năng thông xe lý thuyết của một làn:
Với V (km/h)
N=

1000  V
1000×60
=
= 573,98  xe/h/lan 
2
V
kV
60
1,4×602
lo +
+
+ lk 12+
+
+5

3,6 254  ( -i)
3,6 254×(0,3-0,02)

Theo kinh nghiệm quan sát khả năng thông xe trong một giờ chỉ khoảng 0,3 
0,5 trị số khả năng thông xe lý thuyết. Vậy khả năng thơng xe thực tế:
Ntt = 0,5×N = 0,5×573,98 = 286,99 (xe/h)
Tuy nhiên trong thực tế khả năng thông xe sẽ sai khác so với khả năng thơng xe
tính tốn do các xe không chạy theo lý thuyết, vận tốc xe chạy sẽ khác nhau. Do đó
khả năng thơng xe thực tế sẽ sai khác rất nhiều so với lý thuyết. Theo TCVN 4054 –
05 (mục 4.4.2): Khi khơng có nghiên cứu, tính tốn thì khi khơng có dải phân cách trái
15


chiều và ô tô chạy chung với xe thô sơ thì năng lực thơng hành thực tế của 1 làn xe sẽ
là:
Nlth = 1000 (xcqđ/h/làn).
Lƣu lƣợng xe thiết kế giờ cao im:
Ngc = (0,1ữ0,12)ìNtbn = 0.1ì1411,2 = 141,12 (xe/h)
Theo TCVN 4054 – 05 số làn xe trên mặt cắt ngang:
Nlx =

Ncdg
Z.N th

Trong đó:
Nlx : Số làn xe yêu cầu.
Ncđg = 141,12 (xcqd/h): Lƣu lƣợng xe thiết kế giờ cao điểm.
Nth = 1000 (xcqd/h) : Năng lực thông hành xe tối đa.
Z : Hệ số sử dụng năng lực thông hành, với Vtt =60 Km/hta lấyZ = 0,55
Vậy ta có : nlx =


141,12
= 0,25 ( làn )
1000 x0,55

Nhận thấy khả năng thông xe của đƣờng chỉ cần 1 làn xe là đủ. Theo điều 4.1.2
TCVN 4054 -05, đƣờng cấp IV,Vtk = 60km/h có số làn xe tối thiểu là 2. Do đó chọn
đƣờng 2 làn xe.
2.2.1.2. Kích thước mặt cắt ngang đường.
Kích thƣớc xe càng lớn thì bề rộng của một làn xe càng lớn, xe có kích thƣớc
lớn thì vận tốc nhỏ và ngƣợc lại. Vì vậy khi tính bề rộng của một làn xe phải tính cho
trƣờng hợp xe con và xe tải chiếm ƣu thế.
b

X

X

C

Y

B

B

Hình I – 2.1: Sơ đồ xếp xe theo Zâmkhaep
Chiều rộng của làn xe phía ngồi cùng đƣợc xác định theo sơ đồ xếp xe của
Zamakhaep:
16



B

bc
 x y
2

Trong đó:
+ b: Chiều rộng thùng xe; b = 2,5m.
+ c: Cự ly giữa 2 bánh xe; c = 2,0m (tính cho xe tải).
+ x: Cự ly từ sƣờn thùng xe đến làn xe bên cạnh (m).
+ y: Khoảng cách từ giữa vệt bánh xe đến mép phần xe chạy (m).
x,y đƣợc xác định theo công thức của Zamakhaép.
x = 0,5+ 0,005V (xét cho trƣờng hợp hai xe chạy ngƣợc chiều).
y = 0,5+0,005V
Suy ra x = y = 0,5 + 0,005 x 40 = 0,7 (m).
Vậy bề rộng làn xe:

B

B

2,5  2
 0, 7  0, 7  3, 65
2

2,5  2
 0, 7  0, 7  3, 65
2


Theo tiểu chuẩn 4054TCN-05 với đƣờng cấp IV thì B = 3,5m.
Thực tế khi hai xe chạy ngƣợc chiều nhau thƣờng giảm tốc độ xuống đồng thời
xét theo mục đích, ý nghĩa phục vụ của tuyến đƣờng nên ta chọn bề rộng làn xe theo
quy phạm B = 3,5m.
2.2.1.3. Bề rộng mặt đường.
Với đƣờng có 2 làn xe thiết kế thì :
Bmặt đƣờng = 2×B1 làn xe = 2×3,5 = 7m
2.2.1.4. Bề rộng lề đường.
Chiều rộng lề : 1m
Lề gia cố : 0,5m
2.2.1.5. Độ dốc ngang của đường .
Độ dốc ngang nhỏ nhất chỉ có tác dụng đảm bảo thốt nƣớc cho mặt đƣờng, do
đó bố trí độ dốc ngang phụ thuộc vào loại vật liệu tầng mặt, cụ thể : Vật liệu tốt, bề
mặt nhẵn trơn, khả năng thoát nƣớc tốt -> độ dốc ngang nhỏ và ngƣợc lại. Theo bảng 9
TCVN 4054 – 05.
Độ dốc ngang lớn nhất :

in max  isc max

đối với từng cấp hạng kỹ thuật của đƣờng.

Vậy ta căn cứ vào loại mặt đƣờng ta chọn độ dốc ngang in = 2%.
Độ dốc lề đƣờng:
+ Độ dốc lề gia cố: ilề = 2%
17


×