Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Tổng GĐ Vincom ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.34 KB, 4 trang )

Tổng GĐ Vincom: Nhà khoa học trở thành doanh nhân
Lần đầu tiên từ bỏ công việc của một nhà khoa học
trong biên chế suốt ngày vùi đầu vào đọc sách và
nghiên cứu ở Viện Vật lý để chuyển sang một công
ty nước ngoài, ông Hiệp đã bỏ mức lương 300.000
đồng để nhận mức thu nhập lớn ngoài sức tưởng
tượng (lúc đó): 300 USD. Đó là vào năm 1994.
Giọng nói lúc nào cũng nhẹ nhàng, không lên gân,
cũng không khách sáo, ông kể về những kỷ niệm từ
rất lâu, khi ông còn là một cậu bé, rồi trở thành một
nhà khoa học. Vậy mà bây giờ cuộc đời ông lại
chuyển sang một hướng khác hẳn: Một doanh
nhân. Tôi hỏi ông: Điều gì khiến ông bao năm làm
khoa học bây giờ lại chuyển sang kinh doanh? Và
đó là cả một câu chuyện dài về một cái tên cũng đã
khá quen thuộc với nhiều người: Lê Khắc Hiệp, Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Tổng hợp
Việt Nam (Vincom).
Chiếc cặp lồng cơm nuôi nhà khoa học

Ông đã phải ý nhị từ chối khá nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí vì ông luôn cho rằng mình chẳng
có gì nổi bật và xứng đáng để được đưa lên báo. Tôi đề nghị với ông rằng đây không phải là một
cuộc phỏng vấn mà là trò chuyện. Ông đã từng làm khoa học, đã từng suốt 10 năm liền quẩn
quanh tại cái phòng thí nghiệm nhỏ ở Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa học VN và nhiều lúc đã băn
khoăn với câu hỏi: có lẽ cuộc đời của mình cứ thế này mãi sao? Ông cười và đôi khi gợi lại những
chuyện cũ lại làm ông cởi mở hơn rất nhiều:

“Năm 1973, tôi thi Đại học đạt điểm khá cao nên được chọn gửi đi học ở nước ngoài, năm 74, tôi
lên đường sang Liên Xô. Có lẽ khi đó cũng là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của tôi, khi tôi
được phân học ngành Vật lý (có lẽ do vì thi Lý được điểm 10) và theo học tại Đại học Tổng hợp
Khác-cốp (Ukraina). Những người đã từng học ở Liên Xô đều nhớ đến những tháng năm theo
học ở đó. Kỷ luật thì rất cao, tất cả đều tự giác đua nhau học vì được đi học nước ngoài thời đó là


một ân huệ quá lớn mà đất nước đang rất khó khăn dành cho. Và khi chịu khó giùi mài thì không ít
người đạt được tấm bằng đỏ. Khi đã tốt nghiệp và trở về VN, có lẽ cái ý nghĩ sẽ kinh doanh, trở
thành doanh nghiệp chưa hề có trong suy nghĩ của tất cả chúng tôi lúc đó”.

Vậy khi trở về VN, ông được phân công làm gì?

Hồi ấy cả nước đều rất khó khăn. Gia đình tôi đã chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM. Có lẽ tôi có may
mắn hơn một số anh em cùng trang lứa một chút là lại được chọn sang lại Khác-cốp để làm
nghiên cứu sinh. Lúc đó là năm 1980. Hơn hai năm sau tôi làm xong và bảo vệ luận án PTS, lúc đó
mới 27 tuổi, cũng được coi là một trong những PTS trẻ tuổi thời đó về lĩnh vực Vật lý thực nghiệm.
Tôi mang cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ về nước với mong muốn cống hiến. Lại rất may mắn, tôi
xin vào được làm ngay tại Viện Vật lý VN, đúng với ngành nghề mà mình được đào tạo, một nơi
hoàn toàn không dễ dàng vào thời điểm đó vì các cơ quan lấy người đều phải có chỉ tiêu biên chế.
Tôi làm việc ở đây suốt 10 năm trời và...

Có lẽ ông định nói về nhiều dự định khoa học đã không thực hiện được ở đây?

Công việc của một nhà khoa học là luôn trăn trở xem mình có thể làm được gì. Phòng nghiên cứu
thì rất nghèo về trang thiết bị, đời sống thì cực kỳ khó khăn. Hàng ngày tôi đạp xe từ Khương
Thượng về Nghĩa Đô, với đồng lương thì thật khiêm tốn, đến nỗi có nhiều người nói đùa rằng đạp
được xe đến Viện là đủ để được lĩnh lương rồi. Hồi ấy hầu như ai nào cũng vậy. Tòng teng chiếc
cặp lồng cơm trên ghi đông xe. Đến cơ quan là loay hoay làm việc mà chẳng biết có ra được kết
quả khoa học nào không.

Ông có nghĩ đến việc bỏ nghề lúc đó không?

Bỏ thì đi đâu? Ai cũng thế cả. Khái niệm doanh nhân, tư nhân, liên doanh đã làm gì có. Lúc đó
chẳng bao giờ tôi nghĩ mình có thể làm một việc gì khác ngoài công việc nghiên cứu khoa học mà
mình được đào tạo rất cơ quản.


Thế để tồn tại, ngoài đồng lương, ông có bươn chải làm thêm cái gì không?

Chắc chắn rồi, cứ có cơ hội là phải làm thêm tay trái, nhưng có lẽ hồi đó cả nước mình đều vậy
cả. Trong lúc trò chuyện, đôi khi tôi thầm nghĩ: Con người ông là nhà khoa học hay doanh nhân?
Ông không có cái vẻ tự cao tự đại thường hay thấy ở một số doanh nhân tự cho là mình thành đạt,
thậm chí nhìn ông đi, hay cách mà ông đưa cánh tay lên khi diễn giải, tôi vẫn có cảm giác ông vừa
rời phòng thí nghiệm, xốc lại cái áo khoác đã sờn và dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng cơ quan trên
vẫn treo chiếc cặp lồng cơm đã xỉn mầu.

Vậy cái thời điểm ông dũng cảm rời Viện Vật lý, rời bỏ khoa học để sang làm một doanh nhân là
khi nào?

Có lẽ cái nghèo và sự tù túng trong nghiên cứu khoa học khiến mình có cảm giác phải bứt ra.
Cũng là tình cờ, có một người anh cùng học ở Khác- Cốp đã ra làm ngoài. Mà hồi đó (khoảng
năm 90) ra làm ngoài, mà lại là làm cho doanh nghiệp nước ngoài là một khái niệm quá mới và táo
bạo. Dù đồng lương có ít ỏi đến mấy cũng chẳng mấy ai dám rời bỏ biên chế, rời bỏ một cơ quan
nhà nước để ra làm ngoài cả.

Ông có thấy quyết định đó là đúng đắn không?

Cũng vì cuộc sống thôi. Ra làm ngoài được nhận mức lương 300 USD/1tháng bằng cả một năm
làm ở Viện, mình nghĩ cứ ra làm một thời gian rồi tính tiếp. Lúc đó quyết định như vậy cũng là rất
mạo hiểm vì nếu làm được ít tháng họ cho nghỉ thì không biết cuộc sống sẽ thế nào. Nhưng dù
sao thì mình cũng tin vào chính mình.

Đến lúc nào thì ông rời bỏ hẳn biên chế Nhà nước?

Đó là vào năm 1994. Khi đó cơ chế đã thông thoáng hơn khá nhiều. Liên doanh, rồi công ty tư
nhân đã xuất hiện nhiều. Tôi xin nghỉ làm không lương ở Viện, và đến đầu năm 1995 thì xin nghỉ
hẳn. Một bước ngoặt lớn với tôi lúc ấy: Không còn lương, không còn biên chế, không còn 10 năm

liên tục có bảo hiểm xã hội. Tất cả như lại phải bắt đầu từ đầu. Lúc đó cũng may là cả gia đình đều
ủng hộ, không ai bàn lùi.

Trưởng đại diện Hãng bảo hiểm Prudentials

Chẳng bao giờ ông Hiệp nghĩ mình lại trở thành một thành viên xây dựng ngành kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ ở VN. Ông chẳng có khái niệm nào về bảo hiểm nhân thọ, vậy mà cuối cùng lại
được chọn làm trưởng đại diện của một trong những hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới –
Prudentials một cách cũng khá tình cờ

Ông Hiệp cười và bồi hồi nhớ lại: Thấm thoắt mà cũng đã mười năm rồi. Tôi chẳng hiểu tí gì về
bảo hiểm nhân thọ cả, thậm chí cả về Công ty bảo hiểm Prudentials. Một người bạn giới thiệu tôi
với hãng. Thế rồi họ nhận và bổ nhiệm. Trưởng đại diện lúc đó vẫn đi chiếc xe cúp 80, có mỗi
một nhân viên, với một cái phòng bé tí.

Ông có học được nhiều điều từ chính những cái mà thực ra ông chưa hình dung ra “nó” là cái gì
chứ?

Đúng vậy. Vì ở cương vị như vậy nên tôi phải có trách nhiệm xây dựng Prudential Việt Nam từ
những viên gạch đầu tiên và bắt đầu tự học hỏi. Những bài học lạ lẫm đầu tiên về kinh doanh mà
tôi tiếp cận được chính là vào thời điểm này. Nguyên tắc của Prudential trong kinh doanh là xuất
phát từ khách hàng. Tôi cũng phải học nguyên tắc đó. Sau này tôi cũng học được rất nhiều điều
trong kinh doanh cần phải có: chữ tín, cách mời gọi người tài, tính minh bạch trong kinh doanh, sự
tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc của công ty cũng như pháp luật...

10 năm làm việc ở Prudential với biết bao vui buồn gắn bó, vậy tại sao cuối cùng ông lại mạo hiểm
rời bỏ, khi tưởng chừng đã có đủ mọi thứ?

10 năm làm việc ở Prudential có lẽ là quãng đời đẹp nhất của tôi, nhưng rồi có lúc tôi vẫn nghĩ: đã
đến lúc chính người Việt của mình phải đứng vững trên đôi chân của mình. Prudential dù sao cũng

là một hãng nước ngoài, còn Vincom là của người Việt. Những người bạn khi xây dựng Vincom có
đặt vấn đề với tôi: Anh có dám về xây dựng thương hiệu của chính người Việt mình không? Bạn
trả lời thế nào?

Đến tổng giám đốc Tòa tháp đôi Vincom

Bỗng ông quay sang hỏi tôi, khiến tôi như thế cũng bất ngờ. Tôi ấp úng. Nếu cần tìm một sự yên
ổn thì ở lại là tốt nhất, nhưng có lẽ đó cũng chính là cái chất của doanh nhân: Thích làm cái mà
mình muốn. Mà cái ông muốn ở đây là xây dựng Vincom thành một tập đoàn lớn mạnh của người
VN.

Đã lần nào ông gặp thất bại trong kinh doanh?

Có chứ. Nhưng một doanh nhân thì không bao giờ được sợ thất bại, có khi còn cần phải cảm ơn
sự thất bại. Nhưng có điều đừng để thất bại đến mức chẳng còn cơ hội để gượng lại được.

Hơn 10 năm qua làm kinh doanh, vậy cái chất của nhà khoa học có giúp ông nhiều trong kinh
doanh không?

Dù sao tôi cũng phải cảm ơn những năm tháng được học làm khoa học. Nó rèn giũa mình đức tính
cẩn trọng trong các quyết định, tính chính xác trong công việc, tính lôgíc trong việc phân tích các
yếu tố kinh doanh và ham muốn tìm tòi những sự không bình thường, hay sự đột biến trong hoàn
cảnh hay cơ hội kinh doanh.

Ông có ưa mạo hiểm không?

(Dừng lại một chút, đăm chiêu). Không, tôi không ưa sự mạo hiểm. Và có nhất thiết cứ phải mạo
hiểm mới thành công đâu.

Nhiều người nói rằng ông có mức lương rất cao. Ông có coi trọng tiền bạc không?


Tôi sinh ra trong gia đình mà cha mẹ và các anh chị đều làm công chức và nhà giáo. Tôi chỉ coi
tiền bạc là phương tiện chứ không phải là mục tiêu để làm giàu. Tôi sống đơn giản, không có đòi
hỏi gì cầu kỳ.

Mỗi buổi sáng thức dậy, ông thường nghĩ đến công việc như thế nào?

Tôi nghĩ mình sẽ có nhiều niềm vui khi đến văn phòng, được gặp gỡ đồng nghiệp, giải quyết công
việc, đấy quả là điều rất hạnh phúc. Nếu tỉnh dậy mà nghĩ “lại phải” đi làm đây thì đó thực sự là
điều kinh khủng đối với tôi. Chúng tôi cùng đứng ở tầng 22 của tòa tháp đôi Vincom và ngắm nhìn
thành phố trải dài ra tít xa. 10 năm trước, chẳng bao giờ tôi có thể nghĩ đến điều ấy. Một tòa nhà
của chính người Việt xây dựng. Ông cũng vậy.
Bây giờ trên cương vị mới của mình, ông đã cùng các đồng nghiệp xây dựng nên đội ngũ cán bộ
trẻ, năng động, tham gia vận hành tòa tháp đôi Vincom City Towers, một địa chỉ đã trở nên quen
thuộc với người dân và khách của thủ đô Hà Nội.
Hiện nay toàn bộ diện tích trong tòa tháp đôi đã được thuê kín. Đảo Hòn Tre có khu nghỉ dưỡng
Sofitel Vinpearl tuyệt đẹp đang trở thành một đại công trường xây dựng với các khu khách sạn,
các trung tâm vui chơi giải trí, ẩm thực, sẽ nối với đất liền bằng một tuyến cáp treo trong tương
lai... và còn rất nhiều dự án đang được triển khai nữa mà ông thường ví như những hạt đang
được gieo mầm xuống. Ở tuổi 49, phía trước ông vẫn đang còn rất nhiều việc phải làm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×