Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Đình Tân Lân Kiến trúc và Mỹ Thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.12 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VIẾT VINH

ĐÌNH TÂN LÂN
THÀNH PHỐ BIÊN HỊA TỈNH ĐỒNG NAI
TỪ GĨC NHÌN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – HOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ


TP. HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VIẾT VINH

ĐÌNH TÂN LÂN
THÀNH PHỐ BIÊN HỊA TỈNH ĐỒNG NAI
TỪ GĨC NHÌN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – HOA
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÍ NGỌC TUYẾN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ
thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
khách quan.

Học viên cao học

Nguyễn Viết Vinh


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, PGS.TS. Lê Khắc Cường và Quý Thầy Cô trong Khoa Việt
Nam học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
tại trường.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phí Ngọc Tuyến, người thầy
đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian và
cơng sức sửa chữa, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin cảm ơn Ban Quản trị Đình Tân Lân, Bảo tàng Đồng Nai và các đơn vị hữu
quan đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, tư liệu trong suốt quá trình tơi thực hiện luận
văn.
Xin cảm ơn Ban giám đốc, Trưởng phó Phịng Tun truyền - Giáo dục Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành luận văn của mình.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ba, Mẹ, anh chị và vợ tôi,
bạn hữu đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2015
Học viên
Nguyễn Viết Vinh


MỤC LỤC
Trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................1
ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN...............................................1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................3
ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN...............................................3
TP.HCM...................................................................................................................8
Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................................8
TP.............................................................................................................................. 8
Thành phố................................................................................................................ 8
UBND.......................................................................................................................8
Ủy Ban Nhân dân....................................................................................................8
Nxb............................................................................................................................ 8
Nhà xuất bản............................................................................................................8
PVS........................................................................................................................... 8
Phỏng vấn sâu..........................................................................................................8
PL.............................................................................................................................. 8
Phụ lục...................................................................................................................... 8
PLA........................................................................................................................... 8
Phụ lục ảnh..............................................................................................................8
PVV..........................................................................................................................8

Phỏng vấn viên.........................................................................................................8
TTV..........................................................................................................................8
Thơng tín viên..........................................................................................................8
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1................................................................................................................ 15
Những vấn đề lý luận và khái quát về người Hoa ở Đồng Nai...........................15
Chương 2................................................................................................................ 43


Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Việt – Hoa qua ngơi đình Tân Lân......43
Đặc trưng văn hóa của đình Tân Lân..................................................................70
và giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị............................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................99
PHỤ LỤC.............................................................................................................108
Phụ lục 1............................................................................................................... 109
DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................109


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM
TP
UBND
Nxb
PVS
PL
PLA
PVV
TTV


Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố
Ủy Ban Nhân dân
Nhà xuất bản
Phỏng vấn sâu
Phụ lục
Phụ lục ảnh
Phỏng vấn viên
Thơng tín viên


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đồng Nai là tỉnh thuộc Đơng Nam bộ, có q trình lịch sử lâu đời, là cửa ngõ

đầu tiên khi các dòng người di cư vào Nam bộ khai hoang. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu
thế kỷ XVII, người Việt bắt đầu có những đợt di cư vào vùng đất Đồng Nai. Tiến
trình nhập cư của người Việt vào Đồng Nai – Gia Định đã diễn ra liên tục. Lưu dân
khai hoang đông nhất là những người dân xứ Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Từ quê hương của mình, do đói khổ, thiên
tai và chiến tranh, họ bắt đầu đi tìm một vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Đồng
Nai là vùng đất rộng, người thưa, nên đã trở thành nơi lý tưởng cuốn hút họ đến
khai phá.
Người Hoa là một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời trên thế giới,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, họ phải rời bỏ quê hương ra đi tìm cuộc sống
mới. Trên bước đường di dân, những người Trung Hoa đã đến định cư ở nhiều quốc

gia thuộc khu vực Đơng Nam Á, trong đó có miền Nam Việt Nam. Trải qua nhiều
thế kỷ, trên vùng đất Nam bộ, hiện vẫn cịn nhiều ngơi miếu cổ của người Hoa như
Thất Phủ Cổ miếu (tỉnh Đồng Nai); miếu Nhị Phủ (TP.HCM), Thất Phủ Miếu (tỉnh
An Giang),... đặc biệt là ngôi đình mang đậm kiến trúc Hoa – Việt là đình Tân Lân.
Đình Tân Lân là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng, cũng
giống như nhiều ngơi đình làng Nam bộ khác, được các triều đại vua chúa sắc
phong tơn thần Thành Hồng Bổn Cảnh như một sự xác định chủ quyền đất đai của
nhà vua và lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân. Khi đến định cư tại vùng đất
Đồng Nai, người Hoa đã xây dựng cơ sở thờ tự để lưu giữ hình ảnh của vị tướng
lĩnh Trần Thượng Xuyên, người được các vua triều Nguyễn sắc phong “Thượng
Đẳng Thần”, người đã đưa đoàn di dân từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong q
trình tồn tại, ngơi đình Tân Lân đã cho thấy những ảnh hưởng sâu rộng, kết quả của
mối quan hệ cộng cư với cộng đồng người Việt. Quá trình “Việt hóa” đã dần dần
diễn ra trên vùng đất Biên Hịa, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm tại nơi thờ tự của cộng


2

đồng người Hoa. Điển hình cho mối giao lưu này cịn là quan hệ hơn nhân giữa
người Hoa và người Việt, mà nhiều sử sách còn ghi lại xưa kia tại vùng đất này đã
có sự hiện diện của ngơi làng Thanh Hà, khu vực xây dựng đình Tân Lân, nơi người
Hoa đã sinh sống.
Trong quá trình nhập cư vào vùng đất Nam Bộ, người Hoa đã mang theo
những giá trị văn hố truyền thống của mình. Những cơ sở tín ngưỡng – tơn giáo
với kiến trúc – mỹ thuật, thường là nơi biểu thị tập trung những đặc trưng cũng như
những thành tựu đặc sắc của cộng đồng người Hoa.
Tìm hiểu q trình giao lưu văn hóa Việt – Hoa qua nghiên cứu trường hợp
Đình Tân Lân nhằm góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ quá trình tộc người
của hai dân tộc Việt (Kinh) - Hoa, qua đó hiểu thêm tinh thần đồn kết, gắn bó giữa
hai dân tộc. Quá trình cộng cư lâu dài của người Hoa tại vùng đất Cù Lao Phố Đồng Nai đã làm cho việc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa hai dân tộc diễn ra

thường xuyên và mạnh mẽ, nên việc nghiên cứu giao lưu văn hóa Việt – Hoa qua
ngơi Đình Tân Lân sẽ giúp chúng ta tìm thấy nét tương đồng và dị biệt giữa hai dân
tộc, nhằm phát huy những nét đẹp, giúp hai dân tộc xích lại gần nhau hơn.
Thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt –
Hoa tại các cơ sở tín ngưỡng – tơn giáo, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh, đó chính là lý do thơi thúc chúng tơi chọn Đình Tân Lân ở
Đồng Nai làm trường hợp nghiên cứu điển hình, vì đó chính là tỉnh đầu tiên, cửa
ngõ đi vào Nam bộ.
2.

Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra yếu tố văn hóa Việt, Hoa qua kiến trúc – mỹ thuật, trang trí, hệ

thống tượng thờ và lễ hội của đình Tân Lân, tỉnh Đồng Nai.
- Nêu lên những nét đặc trưng tại ngơi đình vốn là của tộc người từ Trung
Quốc sang xây dựng, nhằm thấy được q trình “Việt hóa” của một cộng đồng
người có q trình lịch sử nhập cư và định cư lâu dài tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai
nói riêng.


3

Từ những giá trị văn hóa, chức năng và vai trị của đình Tân Lân, luận văn đề
xuất những giải pháp, kiến nghị để phát triển du lịch tốt hơn trong thời gian tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.


Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đình Tân Lân – Đồng Nai. Qua đó,

chúng tơi muốn đi sâu tìm hiểu những đặc trưng về kiến trúc, mỹ thuật, hệ thống thờ
tự, lễ hội diễn ra trong ngơi đình. Do thời gian định cư khá lâu dài với người Việt,
cơ sở thờ tự của người Hoa đã có thêm những yếu tố văn hóa Việt. Những nét mới
ấy sẽ góp phần cung cấp thơng tin quan trọng cho việc nhận dạng văn hóa và truyền
thống của người Hoa và người Việt/Kinh, và xu thế “Việt hóa” tại đình Tân Lân.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: nghiên cứu trường hợp (case study) một điểm là đình Tân

Lân, thuộc phạm vi phường Hịa Bình, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Có thể
mở rộng, khi cần thiết, để so sánh đối chiếu với những ngôi miếu của người Hoa,
ngơi đình của người Việt trong tỉnh Đồng Nai, các tỉnh, thành khác trong cả nước và
ở Trung Quốc.
- Về thời gian: từ thế kỷ XVIII đến nay. Đây là thời gian hình thành và phát
triển của Đình Tân Lân ở Đồng Nai.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về khoa học: Cung cấp thơng tin có hệ thống, tồn diện, đầy đủ về lịch sử

hình thành và phát triển đình Tân Lân. Nêu lên những yếu tố “Việt” trong ngơi đình
của người Hoa, góp phần chứng minh xu thế “Việt hóa” diễn ra trong cộng đồng tộc
người Hoa, qua gần 4 thế kỷ nhập cư và định cư ở Việt Nam, ở Đồng Nai nói riêng.
- Về thực tiễn: Góp thêm nhiều tư liệu để tham khảo phục vụ việc giảng dạy
về kiến trúc, mỹ thuật, tượng thờ, lễ hội,... của tín ngưỡng người Hoa, những giao
lưu văn hóa Hoa - Việt... phục vụ cho việc giảng dạy trong các trường Đại học; in

thành sách quảng bá một di tích đặc thù của người Minh Hương, nhằm phục vụ


4

rộng rãi trong ngành Du lịch, Văn hóa, giới thiệu di tích Lịch sử - Văn hóa, Kiến
trúc - Nghệ thuật cho khách tham quan trong và ngoài nước; Làm cơ sở cho việc
nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quan trọng này.
5.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5.1. Tình hình nghiên cứu chung về người Hoa ở Việt Nam
Có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau đề cập đến vấn đề người Hoa ở Việt

Nam, sớm nhất là quyển:“Chân Lạp phong thổ ký”, năm 1924, của Châu Đạt Quan.
Ông cho rằng người Hoa đã có mặt ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long từ rất sớm.
“Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” của Đào Trinh Nhất, xuất bản
năm 1926, khái quát quá trình di dân của người Hoa vào Nam Kỳ và vai trò của họ
trong việc phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam. Năm 1931, Lê Văn Lưu cho ra
đời tác phẩm “Les pagodes chinoises et Annamites de Cholon”, tác giả nêu khái
quát về các ngôi chùa cổ của người Hoa và người Việt ở Chợ Lớn.
Năm 1968, Tsai Maw Kuey với cơng trình “Les Chinois au Sud Viet Nam”,
Luận văn Đại học Sorbonne, Paris, (bản dịch Đỗ Văn Anh) là một trong những cơng
trình được người nước ngoài nghiên cứu khá sâu sắc về lịch sử di dân và văn hóa
người Trung Hoa ở miền Nam Việt Nam. Tác giả Trịnh Hồi Đức giới thiệu cơng
trình nghiên cứu “Gia Định Thành thơng chí” với nội dung đề cập đến sự di dân
của người Hoa và việc hình thành cảng thị Cù Lao Phố ở Biên Hịa, cùng với các cơ
sở tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai - Gia Định cuối thế kỷ XVII (bản dịch
của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh xuất bản năm 1972).
Cũng bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo năm 1973, bộ "Đại Nam nhất thống chí:

Lục tỉnh Nam Việt" nói đến lịch sử di dân của người Hoa vào đất Đồng Nai và Nam
bộ cùng với sinh hoạt văn hóa của người Hoa ở vùng đất mới này.
Cơng trình chun khảo của các tác giả Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị
Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa, xuất bản năm 1990, với tiêu đề “Chùa Hoa thành
phố Hồ Chí Minh”, trình bày chi tiết về q trình hình thành hệ thống cơ sở tín


5

ngưỡng – tôn giáo của người Hoa cùng với mô thức kiến trúc, nghệ thuật trang trí,
điêu khắc, thờ tự và sinh hoạt lễ hội ở các cơ sở tín ngưỡng – tơn giáo này.
Châu Hải là tác giả có nhiều cơng trình viết về người Hoa, năm 1992 xuất
bản quyển “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”. Ngoài việc đề cập
chuyên sâu về tổ chức bang hội của người Hoa, sách cịn cung cấp thơng tin về vai
trò của người Hoa trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hố Việt Nam và Đơng Nam
Á.
Năm 1993, Nguyễn Văn Huy có cơng trình viết về “Người Hoa tại Việt
Nam” xuất bản ở California (Mỹ). Đây là tác phẩm cung cấp khá nhiều thơng tin có
ích cho việc kế thừa và khảo sát các nhóm Hoa ở TP.HCM và Nam bộ. Cơng trình
nghiên cứu “Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 (tiềm
năng và phát triển)” của tác giả Mạc Đường, nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm
1994, phân tích về những quá trình biến đổi xã hội sau 1975 của cộng đồng người
Hoa. Tác giả phân tích những bối cảnh xung đột tâm lý, quá trình xây dựng, ổn định
và phát triển ý thức công dân Việt Nam đối với người Hoa trong những thập niên
qua.
Năm 1997, luận văn Thạc sĩ của Võ Thanh Bằng với đề tài “Tín ngưỡng
người Hoa quận 6” cùng với luận án phó Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoa Xinh với đề
tài “Tín ngưỡng và tơn giáo người Hoa Quảng Đơng ở Thành phố Hồ Chí Minh”,
hai cơng trình kể trên đã khái qt được những nét tín ngưỡng - tơn giáo cơ bản của
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1998, một cơng trình cấp Nhà nước do Trung tâm Nghiên cứu xã hội và
Phát triển CESDER tiến hành với đề tài “Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu
văn hoá Việt - Hoa” do Phạm Đức Dương chủ biên. Cơng trình này đã khảo cứu về
diễn biến địa lý và lịch sử trong q trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Hoa
trong kiến trúc nhà ở cổ truyền, mỹ thuật, tạo hình, văn hóa - nghệ thuật, chùa chiền
Việt Nam. Cơng trình mang tính khái qt cao về vấn đề giao lưu văn hóa. Tuy
nhiên, đối tượng khảo sát của cơng trình là các cơ sở ở miền Bắc, các tác giả chưa
đề cập đến các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo ở Đồng Nai và Nam bộ.


6

Cũng trong năm 1998 này, Phạm Đức Dương hợp tác với Châu Thị Hải viết
“Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử”. Tư
liệu giúp thấy được những chuyển đổi trong họat động văn hoá của người Hoa đã
được đổi mới qua giao lưu văn hóa với cộng đồng người Việt.
Năm 2000, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn “Định cư của
người Hoa trên đất Nam bộ” do Nguyễn Cẩm Thúy chủ biên, đây là cơng trình
nghiên cứu tổng thể về quá trình di dân, định cư và sinh hoạt của người Hoa trên đất
Việt Nam và Nam bộ, có nhiều tư liệu gốc để tác giả tham khảo.
Một số tập tư liệu tại các cơ sở di tích tín ngưỡng là nguồn tư liệu quý giá
giúp chúng tơi có cái nhìn về lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của các cơ
sở di tích, cũng như các luồng di dân của người Hoa. Tập tư liệu “Miếu Thiên Hậu”
do Lê Văn Cảnh chủ biên, nhà xuất bản Trẻ năm 2000. Tập tư liệu đã cung cấp
những thơng tin liên quan đến lịch sử hình thành, giới thiệu cảnh quan về ngôi
miếu, đồng thời cũng đã phiên âm, diễn nghĩa toàn bộ các bia ký, bức hồnh phi,
liễn đối, cũng như những đánh giá về ngơi miếu. Tập tư liệu Hội quán Ôn Lăng do
Ban Trị sự miếu Ôn Lăng biên soạn, in tại nhà in báo Sài Gịn Giải Phóng Hoa văn
năm 2005. Tập tư liệu đã giới thiệu khái quát về ngôi miếu và cho rằng đây là một
trong những ngơi miếu cổ kính của người Hoa Phúc Kiến tại thành phố Hồ Chí

Minh. Trải qua 200 năm lịch sử, Miếu Ơn Lăng khơng chỉ giữ được nét kiến trúc
độc đáo của chùa miếu người Hoa, mà còn thể hiện sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa.
Tập tư liệu Quỳnh Phủ hội quán do Ban Quản trị Miếu Bà Hải Nam biên soạn, in tại
nhà in báo Sài Gịn Giải Phóng Hoa văn năm 2006. Tập tư liệu giới thiệu miếu được
kiến thiết mang đậm màu sắc dân gian Trung Hoa, thể hiện giá trị văn hóa - nghệ
thuật cao, các phù điêu chạm trổ khéo léo, cùng các bức hoành phi, cặp liễn đối
nhằm ca ngợi công đức các bậc tiền hiền.
Cuốn Tiểu sử hội đình của đình Minh Hương Gia Thạnh do Ban Quản trị hội
đình nhiệm kỳ khóa VII phát hành. Cuốn tiểu sử hội đình đã khái quát về lịch sử
ngơi đình, q trình hình thành, kết cấu kiến trúc, điêu khắc cũng như cách bài trí
thờ cúng trong đình. Đặc biệt, cịn cho biết thêm về tiểu sử của các nhân vật liên


7

quan đến ngơi đình như Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xun, Trịnh Hồi Đức,
Ngơ Nhân Tịnh.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết về đình miếu, hội quán của người Hoa như
bài viết Hà Chương hội quán của tác giả Nguyễn Thị Minh Lý giới thiệu về nhóm
cộng đồng, phương ngữ đã xây dựng nên miếu, cho thấy được hệ thống thần linh
thờ tự, đồng thời làm nổi bật các giá trị về cổ vật và mỹ thuật. Trải qua thời gian dài
nhưng họ vẫn giữ gìn và bảo tồn được các giá trị hiện vật đó. Bài viết về Quỳnh Phủ
hội quán (Chùa Bà Hải Nam), tác giả Phan Thị Yến Tuyết có bài viết về Chùa Bà
Hải Nam, cũng như Đoàn Phú viết về Quỳnh Phủ hội quán. Tất cả đều ca ngợi giá
trị nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi thờ cúng cộng đồng của người Hoa, đồng thời thể
hiện được sự giao lưu văn hóa Hoa – Việt qua nhiều thế kỷ định cư, sinh sống, thể
hiện rõ qua các đề tài, điển tích, các phù điêu hoa văn trang trí được chạm trổ trên
các tác phẩm. Bài viết “Ứng xử ra sao với China Town ở Thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Nguyễn Minh Hịa đã giới thiệu được một số khơng gian kiến trúc của
khu phố chuyên doanh, lối làm ăn, buôn bán, sinh hoạt cộng đồng mang phong cách

Trung Hoa.
Quyển “Kiến trúc Trung Quốc” của tác giả Tiêu Mạc, (Mai Chi dịch - 2002),
phân tích kỹ về nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc bao gồm đô thành, cung điện, đàn
miếu, chùa chiền. Trong phần viết về những ngôi chùa cổ ở Trung Quốc, tác giả
nhấn mạnh nhiều đến kiến trúc, trang trí, kỹ thuật xây dựng chùa, tháp, nhưng ít đề
cập đến hệ thống thờ tự trong chùa. Đây là nguồn tư liệu quý giá, giúp tác giả có thể
hiểu sâu về kiến trúc miếu cổ ở Trung Quốc. Từ đó, có cơ sở để so sánh sự khác và
giống nhau giữa miếu ở Trung Quốc, với ở Đồng Nai và Nam bộ, rút ra được những
đặc trưng văn hóa, và giao lưu văn hóa trong miếu người Hoa.
Năm 2003, tác giả Trần Hạnh Minh Phương với luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Dân tộc học, đề tài "Giao lưu văn hóa Việt - Hoa qua các cơ sở tín ngưỡngtơn giáo của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh" đã nêu tương đối rõ nét về
những yếu tố địa - lịch sử, địa- văn hóa tác động đến q trình giao lưu văn hóa Việt
– Hoa; những biểu hiện của giao lưu văn hóa Việt- Hoa qua các cơ sở tín ngưỡng -


8

tôn giáo và những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa Việt - Hoa với các hoạt động tại
các cơ sở tín ngưỡng - tơn giáo của người Hoa hiện nay.
Năm 2003, tác giả Trần Hồng Liên có bài viết: Giữ gìn và phát huy văn hóa
Hoa tại các di tích tín ngưỡng - tơn giáo, trong sách “Những thành tựu khoa học
xã hội nhân văn ở các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới” do nhà xuất bản Khoa
học xã hội.
Năm 2005, tác giả Trần Hồng Liên xuất bản Văn hóa người Hoa ở Nam bộ.
Tín ngưỡng & Tôn giáo. Tác phẩm cung cấp nhiều thông tin quý báu cho việc
nghiên cứu kiến trúc miếu, hệ thống tượng thờ, ý nghĩa và vai trị của ngơi miếu
Hoa ở Nam bộ.
Hành trình di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Nxb Thơng Tấn năm
2011. Ấn phẩm giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển cũng như các
mặt giá trị có được tại các cơ sở di tích tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ

Chí Minh được xếp hạng cấp Quốc gia.
Ngồi ra, để có thêm tư liệu khoa học, khảo sát về đặc trưng của ngơi đình
người Việt, chúng tơi đã tham khảo một số cơng trình như của Hà Văn Tấn, Nguyễn
Văn Kự, “Đình Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Và những bài viết
về ngơi đình Minh Hương Gia Thạnh, một trong những ngơi đình đặc biệt, thể hiện
giao lưu văn hóa Việt – Hoa rõ nét, tại Thành phố Hồ Chí Minh, được cơng bố trong
sách “Di tích lịch sử- văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Một số cơ sở Tín ngưỡng
dân gian ” do Ban Quản lý Di Tích Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện; hoặc cơng
trình Di tích Lịch sử - Văn hóa do Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh
biên soạn, Nhà xuất Bản Trẻ phát hành năm 1998.
Bài viết “Lễ hội thờ cúng thần Thành Hoàng và các nhân vật lịch sử” của
tác giả Huỳnh Quốc Thắng trong cuốn Lễ hội dân gian Nam bộ, xuất bản năm 2003
đã đề cập tới đặc điểm kiến trúc và tín ngưỡng gắn với ngơi đình Nam bộ, về thần
Thành Hồng và các đối tượng thờ cúng trong ngơi đình Nam bộ, nội dung lễ thức
hội đình Nam bộ. Tác giả tập trung khảo sát về ngơi đình và lễ hội đình (chủ yếu là
lễ hội Kỳ Yên) để tìm ra nét chung và nét riêng của giao tiếp văn hóa dân tộc trong


9

các lễ hội gắn với tục thờ cúng Thành Hoàng và các nhân vật lịch sử của người Việt
tại vùng đất mới Nam bộ. Nhà văn – Nhà nghiên cứu Sơn Nam với cuốn “Đình
miếu và lễ hội dân gian miền Nam” xuất bản năm 2004, đã đề cập tới việc cất đình,
lập miếu và những lễ hội truyền thống miền Nam.
5.2. Tình hình nghiên cứu chung về người Hoa ở Đồng Nai
Năm 1996, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử văn hóa của Huỳnh Văn Tới với đề
tài “Những sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai”,
nội dung luận án nêu nguồn gốc và các nhân tố hợp thành tín ngưỡng dân gian của
người Việt ở Đồng Nai, trong đó có yếu tố tín ngưỡng dân gian người Hoa, góp
phần tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa tín ngưỡng người Hoa và người Việt ở địa

phương, cũng là một trong những cứ liệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa,
bổ sung kiến thức về tín ngưỡng ở Đồng Nai.
Năm 1998, Ban Chỉ đạo Lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai
xuất bản cuốn “Biên Hịa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển”, đây là
cơng trình địa chí thu nhỏ, khái qt về sự hình thành và phát triển của vùng đất
Biên Hòa – Đồng Nai suốt 300 năm qua. Trong phần Văn hóa - Xã hội, cơng trình
đã giới thiệu về lịch sử di cư và sinh hoạt văn hóa - xã hội của người Hoa ở Đồng
Nai từ năm 1679 cho tới hiện nay.
Năm 2001, tỉnh Đồng Nai xuất bản bộ "Địa chí Đồng Nai" gồm 5 tập (từ
tổng quan, địa lý, lịch sử, kinh tế đến văn hóa), đặc biệt tập V với nội dung Văn hoá
- Xã hội là tập đề cập tương đối đầy đủ về sinh hoạt văn hóa của các tộc người đang
sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó có người Hoa.
Năm 2002, tạp chí Xưa và Nay xuất bản sách "Miền Đơng Nam Bộ lịch sử
và phát triển" của nhiều tác giả, trong đó có bài "Tín ngưỡng của người Hoa ở
Đồng Nai" của tác giả Huỳnh Văn Tới, nội dung đề cập khá nhiều đến q trình
giao lưu văn hóa về tín ngưỡng giữa hai dân tộc Hoa nhập cư và Việt bản địa.
Một số cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt có liên quan
đến đề tài đã được công bố như: “Lễ hội Quan Đế của người Hoa ở Đồng Nai”
trong “Thơng báo Văn hóa dân gian 2005” của Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện


10

Khoa học Xã hội Việt Nam, xuất bản năm 2006; “Mối liên hệ văn hóa giữa người
Hoa - thành phố Hồ Chí Minh và người Hoa - Đồng Nai”, trong cơng trình “Khoa
học xã hội thành phố Hồ Chí Minh - những vấn đề nghiên cứu” do Phan Xuân Biên
chủ biên, xuất bản năm 2006; “Lễ hội Đại phan cầu an, cầu siêu ở Đồng Nai”,
trong “Thơng báo Văn hóa dân gian 2006” của Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, xuất bản năm 2007.
Năm 2009, tác giả Trần Hồng Liên viết cơng trình “Tín ngưỡng, tơn giáo,

văn hóa của người Hoa ở Đồng Nai”, trong sách “Người Hoa ở Đồng Nai” do Ban
Dân Vận Tỉnh Ủy Đồng Nai xuất bản. Bài viết là chương quan trọng trong sách,
giới thiệu riêng về những đặc trưng của người Hoa ở Đồng Nai, về nhóm Hoa gốc
Hải Ninh ở Đồng Nai, từ kiến trúc, cơ sở thờ tự đến bày trí tượng thờ, phong tục tập
quán, sinh hoạt của người Hoa.
Năm 2010, Ban Quản lý di tích Đình Tân Lân xuất bản sách lưu hành nội bộ,
Đình Tân Lân. Sách giới thiệu lịch sử hình thành ngơi đình, từ khi mới thành lập
đến nay; nội dung còn đi sâu mơ tả kiến trúc đình và đặc biệt giới thiệu nguồn gốc
của vị Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh được thờ tự trong đình là ơng Trần Thượng
Xun.
Năm 2013, Huỳnh Văn Tới – Phan Đình Dũng xuất bản cuốn Đồng Nai –
Góc nhìn văn hóa. Đây là cơng trình nghiên cứu công phu của hai tác giả, tập hợp
những chuyên khảo có giá trị khoa học về văn hóa Đồng Nai như: Đồng Nai - di
tích văn hóa (1991), Người Đồng Nai (1993), Văn hóa Đồng Nai (2005), Cơ sở tín
ngưỡng và lễ hội truyền thống ở Biên Hịa (2008)….
6.

Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
6.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài luận văn, tác giả vận dụng các lý thuyết của ngành Dân Tộc

Học và Nhân học như sau:
-

Thuyết vùng văn hóa


11

Nằm trong hệ thống lý thuyết nền của lĩnh vực Dân tộc học và Nhân học, có

liên quan đến các ngành khoa học xã hội. Các nhà Nhân học Mỹ (C.L.Wisler, A.L.
Kroeber và F. Boas) đưa ra lý thuyết vùng văn hóa, có ảnh hưởng của thuyết Địa lý
quyết định luận. F.Boas khẳng định: “Văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành
trong quá trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện
địa lý cụ thể”. Qua đó thấy được đặc trưng văn hóa của các tộc người cùng cộng cư
trong vùng cũng như quy luật hình thành biến đổi trong các mơi trường sinh thái,
địa lý nhất định, thấy được quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa qua lại giữa các
cộng đồng tộc người trong các vùng văn hóa. Nghiên cứu lý thuyết vùng văn hóa ở
Việt Nam để làm nổi bật các vấn đề thống nhất trong đa dạng của văn hóa nước ta,
giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong q trình phát triển văn
hóa từng tộc người và của cả đất nước Việt Nam.
-

Thuyết Chức năng (Functionalism theories)
Trường phái Chức năng có hai nhánh chính: chức năng về tâm lý (quan điểm

của B.Malinowski) và chức năng xã hội (quan điểm của Emile Durkheim và
Radcliff - Brown).
Lý thuyết chức năng tâm lý của Malinowski: nhấn mạnh đến chức năng tâm
sinh lý của lễ nghi và những phong tục. Quan điểm này cho rằng trong môi trường
bất trắc và kết quả càng bấp bênh, đầy rủi ro, khơng an tâm thì con người càng cần
đến tín ngưỡng, lễ nghi, cúng kiếng, phù phép, bùa chú và nhiều lễ hội… để trấn an.
Vận dụng lý thuyết này trong đề tài nhằm tìm hiểu chức năng của miếu, đình,
chức năng xã hội của cộng đồng tộc người Hoa, người Việt, chức năng tâm lý góp
phần định hình đặc trưng trong kiến trúc, trong thờ tự…
-

Thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa
Giao lưu và tiếp biến văn hóa (acculturation) là quá trình các cộng đồng


người “gặp nhau”, tiếp xúc nhau trên cơ sở đó “tiếp nhận” những giá trị văn hóa.
Sự tiếp nhận này có vai trị như là một động lực làm cho nhiều yếu tố truyền thống
trong văn hóa của họ ln được điều chỉnh, biến đổi cách tân cho thích hợp. Lý
thuyết này giúp tác giả nghiên cứu, nhận biết những yếu tố văn hóa truyền thống


12

của người Hoa và những biểu hiện giao lưu văn hóa nhóm Hoa với cộng đồng dân
tộc Việt,...
6.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu các loại phương pháp nghiên cứu
sau:
-

Phương pháp loại hình học:
Giúp đi sâu nghiên cứu bản chất các yếu tố văn hóa. Tập hợp hàng loạt

những dấu hiệu chung từ nhiều hiện tượng văn hóa cùng loại và phân biệt nó với
các tập hợp dấu hiệu khác.
-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử:
Sử dụng tài liệu thành văn nêu rõ quá trình tộc người của cộng đồng. cung cấp

cái nhìn lịch đại và đồng đại về quá trình nhập cư, lịch sử hình thành của cộng đồng
người Hoa, nguồn gốc hình thành hội quán của người Hoa và sự tiếp biến văn hóa
Hoa trong khơng gian văn hóa Đồng Nai.
-


Phương pháp nghiên cứu định tính:
Là phương pháp nghiên cứu chọn điểm, chọn mẫu, sử dụng các hình thức

quan sát, tham dự, phỏng vấn cá nhân, nhóm và thơng qua đó để đánh giá, kết luận.
Đây là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm về kiến
trúc, trang trí, thờ tự. Điểm tác giả chọn để tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn là Đình
Tân Lân, nơi có người Hoa và người Việt lui tới thường xuyên; nơi cịn bảo lưu
những nét văn hố truyền thống. Đối tượng được tác giả chọn phỏng vấn cũng rất
đa dạng về giới tính, vùng miền, nghề nghiệp, trình độ, địa vị xã hội... đảm bảo cho
tác giả có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu. Tác giả sẽ thực hiện phỏng
vấn sâu và phỏng vấn tập trung cho đến khi thơng tin được bão hồ.
+ Phương pháp điền dã (Field work) và ghi chép diền dã (field notes)
Đây là phương pháp phổ biến của ngành Dân tộc học/ Nhân học được tác giả
sử dụng chính yếu nhằm khảo sát thực tế, tiếp cận và thu thập tư liệu về đời sống
tinh thần của người Hoa, những nghi lễ, lễ hội ; đặc biệt là kiến trúc và mỹ thuật của
đình.


13

Tác giả sử dụng phương pháp này để quan sát, tham dự, ghi chép, chụp ảnh,
nghiên cứu trong các nghi lễ, lễ hội liên quan đến đời sống tín ngưỡng của người
Hoa và người Việt diễn ra tại Đình Tân Lân và các Miếu của người Hoa khác trong
khu vực Đồng Nai. Ngồi ra, tác giả cịn thu thập tư liệu thông qua cộng tác viên,
những người hiểu biết về phong tục tập quán người Hoa, các đối tượng hành lễ, ban
tổ chức, băng hình có liên quan…
+ Phỏng vấn tập trung, phỏng vấn sâu:
Cấp cộng đồng: Bao gồm những người đến tham gia thực hành nghi lễ tại
Đình, những người am hiểu về Đình Tân Lân, để hiểu được vai trò, ý nghĩa của
những đặc trưng kiến trúc, mỹ thuật, hệ thống thờ tự, nghi thức cúng các thần linh,

họat động văn hóa diễn ra trong Đình.
Trên cộng đồng: Bao gồm những thành viên trong Ban Quản trị Đình, lãnh
đạo ban ngành tại địa phương, cũng như cấp quản lý trực tiếp đình Tân Lân.
Nội dung chính của phỏng vấn sâu là tìm hiểu về quá trình tộc người của
người Hoa ở Đồng Nai; lịch sử hình thành Đình Tân Lân; đặc trưng trong kiến trúc,
trang trí, bài trí thờ tự của Đình Tân Lân.
-

Phương pháp so sánh:

Sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn giúp tác giả có thể so sánh trên
phương diện của kiến trúc – mỹ thuật của Đình Tân Lân với những miếu Hoa khác
trong khu vực, với đình của người Minh Hương ở TP.Hồ Chí Minh, ở các tỉnh thành
khác trong cả nước, ở Trung Quốc để có thể nhận ra sự biến đổi của kiến trúc đình
Tân Lân trong quá trình định cư của người Hoa tại Đồng Nai.
-

Phương pháp nghiên cứu lịch đại và đồng đại:

Phương pháp nghiên cứu lịch đại: có tính chất hồi cố theo chiều dài thời
gian với những đặc trưng văn hóa của người Hoa trong lịch sử cũng như hiện tại, và
quá trình tộc người của người Hoa ở Đồng Nai
Phương pháp nghiên cứu đồng đại: là nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử
nhất định (bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử cụ thể) trên một vùng không gian cụ thể.
Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn khái qt về kiến trúc, chạm khắc ,


14

mỹ thuật, các nghi lễ, lễ hội của người Hoa ở Đồng Nai. Trên cơ sở đó, rút ra những

điểm tương đồng và dị biệt về tính chất, đặc điểm của người Hoa trong giao lưu với
người Việt ở Đồng Nai.
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và khái quát về người Hoa ở Đồng Nai.
Chương này tác giả nêu lên một số khái niệm cần làm rõ, hướng tiếp cận
nghiên cứu, đồng thời cung cấp một cái nhìn khái quát về đất và người ở Đồng Nai.
Chương 2: Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Việt – Hoa qua ngơi đình
Tân Lân.
Chương này đề cập đến những yếu tố thể hiện giao lưu văn hóa Việt –Hoa
thơng qua khảo sát kiến trúc, tượng thờ, hồnh phi, liễn đối và lễ hội tại đình Tân
Lân
Chương 3: Đặc trưng văn hóa của đình Tân Lân và giải pháp bảo tồn, phát
huy các giá trị.
Chương này nêu lên những đặc trưng văn hóa của đình Tân Lân sau khi đã
khảo sát những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của ngơi đình; đồng thời cũng
đề ra một số giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa của di tích này.


15

Chương 1
Những vấn đề lý luận và khái quát về người Hoa ở Đồng Nai
Chương này đề cập đến một số khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn,
như thế nào là người Hoa, các khái niệm văn hóa và giao lưu văn hóa, thế nào là
đình, miếu, đồng thời cũng nêu rõ một số đặc trưng của miếu người Hoa và đình,
miếu của người Việt cũng được trình bày để có khái niệm trước khi đi vào chương
2, chương quan trọng của luận văn, sẽ chỉ ra những yếu tố giao lưu văn hóa qua
ngơi đình Tân Lân. Trong chương cũng đề cập khái quát về tỉnh Đồng Nai, người
Hoa ở Việt Nam và ở Đồng Nai trong quá trình lịch sử nhập cư và định cư. Nơi đây,
quá trình sống xen cư giữa người Hoa và người Việt đã hình thành nên ngơi đình

Tân Lân, một “dấu ấn” đậm nét của quá trình giao lưu văn hóa Hoa-Việt tại tỉnh
Đồng Nai.
1.1.

Các khái niệm chung

1.1.1.

Tộc danh người Hoa

Để xác định được là người Hoa, có thể đưa ra 5 tiêu chí: Có nguồn gốc Hán
hay bị Hán hố; Sống ổn định và thường xun ở nước ngồi; Đã nhập quốc tịch
nước sở tại; Ít hoặc nhiều chưa bị đồng hố; Tự nhận mình là người Hoa.
Người Hoa là một dân tộc trong 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam, cư trú
tại nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước như: ở miền núi, nông thôn và biển.
Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sơng Cửu Long là những trung tâm thu hút
người Hoa đến định cư đơng nhất.
Tên gọi chính thức là “người Hoa” kể từ năm 1946. Các tên khác như: Hán,
Xạ, Khách trú, Tàu, Việt gốc Hoa… Những tên gọi này chủ yếu được sử dụng dưới
thời Ngơ Đình Diệm; hay Hoa kiều hải ngoại dưới thời Mỹ Ngụy.
Trong ngôn ngữ phương Tây, người Hoa cũng được gọi dưới nhiều tên khác
nhau, tuỳ theo mỗi quốc gia như: Chinese (Anh ); Chinois (Pháp); Kitai (Nga)…


16

Ngồi ra, cịn có tên gọi Người Hoa ở Việt Nam; người Hoa Malaysia; người Trung
Hoa Hồng Kông… để chỉ những người từ Trung Quốc di dân sang các nước.
Theo danh mục thành phần dân tộc Việt Nam, người Hoa gồm 5 nhóm chia
theo phương ngữ, bao gồm: Quảng Đơng, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ và Hải Nam.

Tộc danh của người Hoa còn được nêu rõ trong Chỉ thị số 62-CT/TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (8/11/1995), trong tài liệu của
Ban Dân vận Trung ương về đề cương giới thiệu Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường cơng tác người Hoa trong tình hình mới
(20/3/1996) và theo Chỉ thị số 501/TTg của Thủ tướng Chính phủ (03/8/1996) về
thực hiện một số chính sách đối với người Hoa như sau: “Người Hoa bao gồm
những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán
hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã
nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là
ngơn ngữ, phong tục tập qn của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”1.
Theo lịch sử Trung Hoa, vào thời triều đại nhà Minh suy thối, nhà Thanh lên
ngơi, một số người tùng phục nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (gọi là
nhóm phản Thanh, phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tỵ nạn ở miền
Nam Việt Nam. Quan quân nhà Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam
bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu.
1.1.2.

Văn hóa

Thống kê mới đây của các nhà Văn hóa học cho biết, hiện nay, trên thế giới
đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong từng thời đại, từng quốc gia
khác nhau, những nhà khoa học, ở những khía cạnh khác nhau đưa ra những khái
niệm về văn hóa khơng giống nhau, một số định nghĩa về “văn hóa” sau:
Tại Trung Quốc, hai từ “văn”, “hóa” đã được viết trong Chu Dịch với nghĩa
giáo hóa, giáo dục... cách hiểu này vẫn không thay đổi cho đến cuối thế kỷ XIX và
1

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Chỉ thị về tăng cường công tác người Hoa
trong tình hình mới, số 62-CT/TW, ngày 8/11/1995, Hà Nội, tr 2; Ban Dân vận Trưng ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (1996), Đề cương giới thiệu Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng

cường cơng tác người Hoa trong tình hình mới”, ngày 20/3/1996, Hà Nội, tr 9; Lê Ngọc Canh (1999), Văn
hóa dân gian những thành tố, Nxb Văn hóa thơng tin Hà Nội, tr 1-2.


17

ngày nay khái niệm “văn hóa” được dùng trong các sách văn hóa học Trung Quốc
“thường được giới hạn trong các hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh
thần, bao gồm các hình thái ý thức xã hội (triết học, sử học, văn hóa nghệ thuật, mỹ
học, lễ nghi, tơn giáo)...” [88:10]. Ở phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ tiếng
la-tinh “Cultura” bao hàm ý nghĩa trồng trọt, ni dưỡng, cư trú, luyện tập.... Từ đó
mà có từ “culture” (tiếng Anh, Pháp), kultur (tiếng Đức), kultura (tiếng Nga)....
Người đầu tiên đưa ra định nghĩa “văn hóa” là nhà Nhân học Tylor trong tác phẩm
“Văn hóa nguyên thủy” (Primitive Culture), xuất bản năm 1871; ở London, ông viết
“Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đạt được
trong xã hội” [88:11]. A.L.Koibo và C.L.Kluchon quan niệm “Văn hóa là loại hình
vi rõ ràng và ám thị đã đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả
độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác
do con người làm ra” [110:19].
Đào Duy Anh khái quát “văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương
diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng: văn hóa tức là sinh hoạt”
[4:13].
Gần đây nhất, nhân dịp kỷ niệm thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 –
1997) UNESCO đã cơng bố một định nghĩa về văn hóa “Văn hóa nên được đề cập
đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin” [24:15].
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, do vậy mỗi người, từ cách tiếp cận khác

nhau, góc độ chun mơn riêng và do những mục đích nhận thức khác nhau mà có
những quan niệm hay định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo Trần Ngọc Thêm,
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người


×