Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BTHI TH CHINH SACH PL VE BD GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.65 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> BÀI DỰ THI: </b>


<b>TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI</b>
<b> </b>


<b> BÀI LÀM : </b>
<b>Câu 1: </b>


Theo Điều 5 của luật bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới.
Nội dung như sau:


1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội.


2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.


3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.


4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm,
vị trí, vai trị và năng lực của nam hoặc nữ.


5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không
coi trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình.


6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh
lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và


nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được
thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt
được.


7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự
báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các
quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.


8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.


9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng
giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu
người của nam và nữ


Ví dụ: Về định kiến giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trái với chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình cũng vì muốn có thêm con trai. Ngay
trong đội ngũ giáo viên là những người đi dạy người, tuyên truyền về chính sách dân số,
kế hoạch hóa gia đình nhưng cũng có khơng ít giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số khơng
phải vì vỡ kế hoạch mà vì định kiến giới, muốn sinh con trai.


<i>Ví dụ: Về giới tính</i>


<i> Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ nữ vào</i>
năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009. Với mỗi quốc gia, dự báo dân số
trong tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc hoạch định chính
sách, chiến lược. Việt Nam vẫn là nước có qui mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất
lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn ở mức thấp, tầm vóc, thể lực


cịn hạn chế... Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ gia tăng
bất thường, liên tục và ở mức đáng báo động, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5
bé trai vào năm 2009. Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam
và nữ, định kiến giới tính.


<b>Câu 2: </b>


<i>Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực</i>
chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch
lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trị, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ
không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực
hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.


<b>Theo Khoản 5 điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định các biện pháp thúc đẩy </b>
<b>bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:</b>


a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù
hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;


b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà
nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.


Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:


a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo
quy định của pháp luật;


b) Lao động nữ khu vực nơng thơn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư theo quy định của pháp luật.



Theo Khoản 3 điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định các biện pháp thúc đẩy
<b>bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:</b>


a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;


c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ
làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc
hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.


Những biện pháp khác:


a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;


c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;


d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;


đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn như nam;


e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam.


<b>Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020</b>


<b>từ 25% trở lên; tỷ số giới tính khi sinh khơng vượt q 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ</b>
<b>sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. </b>


Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu giảm khoảng cách giới
trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị
trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Theo đó, hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho
mỗi giới (nam và nữ). Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35%
trở lên vào năm 2020. Lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên
môn kỹ thuật chiếm 1/4 vào năm 2015 và chiếm 1 nửa vào năm 2020. Tỷ lệ nữ ở vùng
nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương
trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.


Với mục tiêu này, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt
tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc
hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2015 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên và nhiệm kỳ
2016 - 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020
đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh
đạo chủ chốt là nữ.


Cũng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, một mục tiêu cơ bản khác là bảo
đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cụ thể,
tỷ số giới tính khi sinh khơng vượt q 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm
2015 và 115/100 vào năm 2020. Đến năm 2015, mục tiêu sẽ giảm 60% và đến năm 2020
giảm 80% sản phẩm văn hóa, thơng tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng
các chương trình, chun mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình
đẳng giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 3:</b>



<b>Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.</b>
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân cơng
cơng việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập
hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền cơng của những người lao động có cùng trình độ,
năng lực vì lý do giới tính.


2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:


a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ
đối với cùng một cơng việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau,
trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp
đặc thù theo quy định của pháp luật;


b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì
lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc
cho thơi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con
nhỏ.


3. Biện pháp khắc phục hậu quả:


Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản
1. <b>Chế độ nghỉ thai sản hiện hành theo quy định của Luật lao động</b>


1. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu
tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất cơng việc nặng nhọc,
độc hại và nơi xa xơi hẻo lánh. Nếu sinh đơi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi
con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.



2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người lao động
nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng
lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu
đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở
lại làm việc sớm khơng có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết
trước. Trong trường hợp này, người lao động nữvẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản,
ngoài tiền lương của những ngày làm việc.


<b>Câu 4: </b>


Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo,
nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.


- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020
từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.


- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ
chốt là nữ.


- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan,
tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân


Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH
Đồng chí Tịng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH



UBTVQH: Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu


Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan


Chính phủ: Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế


<b>Câu 5: </b>


“Chị em của Nora – Quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình” là tên cuộc tọa
đàm về bình đẳng giới do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), Ủy
ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam cùng Đại sứ quán Na Uy tổ chức sáng
27/3, tại Hà Nội.


Đây là một trong chuỗi các Hội thảo mang tên “Các chị em của Nora” được tổ
chức ở nhiều nước trên thế giới kể từ năm 2006, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà
soạn kịch Na Uy Henrik Ibsen, tác giả vở kịch “Nhà búp bê” với Nora là tên nhân vật
chính. Sự kiện văn hố đặc biệt này nhằm khơi nguồn cho việc nhận thức các vấn đề liên
quan đến bình đẳng giới của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội ở Việt Nam.


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hoà cho rằng,
trong gia đình, để đạt được bình đẳng giới, đòi hỏi các thành viên mà trước hết là vợ và
<i>chồng, cùng phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên một cách</i>
<i>công bằng, đồng thời cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Còn Đại sứ Na Uy Kjell Storlokken cho biết thêm, sự nổi loạn của Nora chống lại
người đàn ông không xem cô là một con người, chống lại xã hội trao cho người phụ nữ rất
ít quyền tự do, đã có giá trị biểu tượng to lớn. Trong 125 năm qua, tuyên bố nổi tiếng của
Nora “trước khi trở thành một ai khác, tôi là một con người” đã trở thành ngọn hải đăng


cho vô vàn phụ nữ trên thế giới. Trước đó, tối 26/3, Nhà hát Tuổi trẻ đã trình diễn lại vở
kịch “Nhà búp bê” để các đại biểu tham dự nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc của Tọa đàm, có
thêm thơng tin làm cơ sở thảo luận những vấn đề liên quan. Vở kịch này khi ra mắt lần đầu
tiên ở Châu Âu đã gây "sốc" bởi tính chất "phản tỉnh" vai trị của người phụ nữ trong gia
đình cũng như trong xã hội nó được coi như một dấu mốc khởi phát cho việc giải quyết các
vấn đề về bình đẳng giới.


<b>Câu 6: </b>


Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả quản
lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu đến năm
2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế
của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới
cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới đến năm 2020.


<i><b>Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng</b></i>
<i><b>bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị:</b></i>


- Rà sốt các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề
bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu. Xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ khi thực
hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bình đẳng giới.


- Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường
sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và
nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ.


- Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các
quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND


các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước
từ tỉnh đến cơ sở và từng cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm cho nữ cán bộ, công chức
tham gia quản lý nhà nước.


- Tăng cường cơng tác tun truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông
tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định
kiến, các quan niệm khơng phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngồi xã
hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề nghiệp khác nhau.


- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt,
bổ nhiệm.


- Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thơng qua việc thực hiện các
chương trình, dự án nâng cao năng lực.


<i><b>Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường</b></i>
<i><b>sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộ cthiểu số đối với các</b></i>
<i><b>nguồn lực kinh tế, thị trường lao động:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt
theo giới tính.


- Tiếp tục hồn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo
hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng
nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp,
chú ý nhóm dễ bị tổn thương.


- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các
nguồn lực kinh tế , bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh.



- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn,
vùng dân tộc; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh
doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cũng
như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nơng thơn. Có chính
sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều
lao động nữ. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống cơ sở dạy nghề.


- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân
sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về
nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven
đơ thị, vùng dân tộc.


- Có chính sách ưu đãi đối với phụ nữ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Xây
dựng chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ đối với phát triển kinh tế xã
hội. Tăng cường các dự án kinh tế hỗ trợ cho các đối tượng phụ nữ ở những vùng khó
khăn; phát triển các mơ hình kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và triển
khai các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ ở nông
thôn.


- Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xã, biên giới và là người dân tộc thiểu số.


- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo
đảm tính hiệu quả, cơng bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao
động và chế độ nghỉ hưu.


<i><b>Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình</b></i>
<i><b>đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:</b></i>



- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đặc biệt ở
các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về giới vào các
chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị
nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.


- Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách, chương
trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có
chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số;
chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó
khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Rà sốt để xóa bỏ các thơng điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống
sách giáo khoa hiện nay.


- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành
giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc
học.


<i><b>Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức</b></i>
<i><b>khỏe:</b></i>


- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho
phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ
tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới vùng dân tộc.


- Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường đào
tạo bác sỹ chuyên khoa nam tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và cấp huyện.


- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam


giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.


- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành y tế, nhất là các trạm y tế
cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói chung và phụ nữ
nói riêng. Đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái có hồn cảnh khó
khăn.


- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị hàng năm có kế hoạch tổ chức khám sức khoẻ định
kỳ cho cán bộ công chức. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người dân tại trạm y tế các
xã, phường, thị trấn.


- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đặc biệt trong đào
tạo sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại cho cán bộ làm công tác y tế.


- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành
y tế.


<i><b>Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thơng tin:</b></i>


- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thơng tin.
Xóa bỏ các thơng điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa,
thơng tin.


- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thơng tin đại
chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng
khu vực.


- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thơng tin từ
góc độ giới.



<i><b>Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên</b></i>
<i><b>cơ sở giới:</b></i>


- Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó chú trọng tiêu chí bình đẳng
giới trong gia đình.


- Chú trọng xây dựng mơ hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và
khơng có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này.


- Xây dựng và thực hiện thí điểm mơ hình tư vấn, hỗ trợ phịng chống bạo lực trên
cơ sở giới và buôn bán người; nhân rộng các mơ hình thành cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Bố trí đủ cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ cộng
tác viên, tình nguyện viên tham gia cơng tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, đặc
biệt ở thơn, xóm, cụm dân cư.


- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ,
công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho
thành viên ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.


Đại Hồng, ngày 10/9/2012
Người viết


</div>

<!--links-->

×