Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HDGD Su 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.42 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MƠN LỊCH SỬ</b>



<b>I.TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2011 - 2012</b>
<b>1.TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>


1.1.Giáo viên Lịch sử các trường THCS đã đạt được những yêu cầu cơ bản của việc giảng
dạy, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Việc đổi mới phương pháp dạy và
học bộ môn được nhiều giáo viên thực hiện tốt. Chất lượng dạy, học và kiểm tra, đánh giá
củabộ mơn đã có những chuyển biến tích cực.


1.2.Việc thực hiện phân phối chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ và Sở tương
đối nghiêm túc.


1.3.Kết quả thi học sinh giỏi bộ môn của tỉnh đạt kết quả tốt. Tồn tỉnh có 152 thí sinh dự
thi, trong đó có: 05 giải Nhất, 29 giải Nhì, 34 giải Ba và 24 giải khuyến khích. Các đơn vị
đạt kết quả cao là: Vụ Bản, TP. Nam Định, Xuân Trường, Hải Hậu…


1.4.Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc dạy và học bộ mơn cịn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng tích cực được yêu cầu dạy và học bộ mơn trong tình hình mới. Một số giáo viên
chưa tích cực sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học, việc sử dụng kênh hình trong dạy và
học còn nhiều lúng túng. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn chậm, chưa đạt hiệu quả theo
yêu cầu.


<b>2.TRUNG HỌC PHỔ THÔNG</b>


2.1.Việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn về dạy và học bộ môn của giáo viên Lịch
sử các trường THPT có nhiều chuyển biến tích cực. Việc thực hiện phân phối chương trình
của Bộ, Sở được thực hiện nghiêm túc.


2.2.Chất lượng dạy và học.



Đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của của tỉnh gồm 08 học sinh của trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia đạt kết quả cao. Trong đó có
06 giải Nhì, 02 giải Ba.


Kết quả thi học sinh giỏi khối 12 đạt kết quả tốt, cả tỉnh có 50 trường THPT tham dự.
Trong đó trường THPT Tống Văn Trân xếp thứ nhất toàn tỉnh, trường THPT Lê Hồng
Phong xếp thứ hai, trường THPT Giao Thủy xếp thứ ba, trường THPT Mĩ Lộc xếp thứ tư
và trường THPT Lý Tự Trọng xếp thứ năm... Tuy nhiên ở một số đơn vị do nhiều nguyên
nhân nên kết quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng học sinh giỏi.


2.3.Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giảng, kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Việc sử dụng các
thiết bị hiện đại vào giảng dạy cịn ít. Kỹ năng làm bài của học sinh còn nhiều hạn chế.
<b>II.PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013</b>


<b>1.Về thực hiện chương trình </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1.2.Đưa chương trình giảng dạy Lịch sử địa phương vào giảng nội khoá và ngoại khoá theo
quy định về các tiết Lịch sử địa phương. Về nội dung, chú ý ưu tiên dạy phần Lịch sử từ
khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam (giáo viên dựa vào “Lịch sử địa phương” của tỉnh, huyện,
thành phố để biên soạn bài giảng).


1.3.Tổ chức cho học sinh tham quan, ngoại khoá trong điều kiện của địa phương theo quy
định của phân phối chương trình (các trường có kế hoạch tổ chức cho học sinh tham quan,
học tập ngoại khố để giáo dục lịng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống
của quê hương. Có thể tổ chức học thực địa tại nhà Bảo tàng Công ty Dệt Nam Định, Bảo
tàng cổ vật, di tích Đền Trần…). Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất bộ môn phục vụ
giảng dạy và hoạt động ngoài giờ.



<b>2.Đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn</b>


2.1.Tổ chức dạy học phân hố theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ
năng của chương trình Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông các cấp THCS và
THPT. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của thầy và trị, thiết kế hệ
thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải; bồi dưỡng năng lực
độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc
khơng nắm vững bản chất.


2.2.Chú trọng đổi mới phương pháp và đa dạng hố các hình thức dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh như: Chú ý khai thác các phương tiện trực
quan như tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim video, đèn chiếu... để
tạo những biểu tượng lịch sử sinh động và gây hứng thú cho học sinh. Tổ chức trao đổi
thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả
lớp) tạo điều kiện cho học sinh tự mình phát hiện vấn đề, độc lập giải quyết vấn đề. Từ đó,
học sinh lĩnh hội được nội dung học tập theo tinh thần mới của dạy học hiện đại: Dạy học
tự khám phá, tự phát hiện.


2.3.Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu
cầu học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần tuý theo lối đọc - chép; chú trọng phát huy
tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ
chức quá trình dạy học. Chú trọng cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm, rèn luyện
kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo.


<b>3.Công tác đổi mới kiểm tra đánh giá </b>


Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh cần kết hợp một cách hợp lý,
dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn học sinh biết tự đáng giá năng lực của mình.
Giáo viên cần coi trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng hạn chế yêu cầu học sinh


chỉ ghi nhớ máy móc, khơng nắm vững kiến thức, kỹ năng mơn học. Trong q trình dạy
học cần từng bước đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh
phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và diễn đạt chính kiến của bản thân. Giáo viên
phải nâng cao kỹ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, bài kiểm tra dựa theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ mơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>4.Về các kì thi của bộ mơn</b>
4.1.Các kì thi:


- Học sinh giỏi quốc gia: Theo kế hoạch chung của Sở và Bộ GD&ĐT


- Thi chọn HSG lớp 9 THCS, lớp 12 THPT và thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Sử trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong: Kiến thức có nâng cao trên cơ sở của chuẩn kiến thức, kỹ
năng (KT, KN).


4.2.Thời gian thi, cấu trúc của đề thi: Theo hướng dẫn chung của Sở./.

<b>Chú ý</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×