Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De thi HSG Dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.55 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD& ĐT TÂN KỲ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9</b>
<b>TRƯỜNG THCS TIÊN KỲ NĂM HỌC 2012-2013</b>


<b> Mơn thi: ĐỊA LÍ.</b>


<b> Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)</b>
<b>Câu 1: ( 4,0 điểm)</b>


Dựa vào bảng số liệu:


Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 1999 và năm 2005
Đơn vị: %
<b> </b>


Năm
Nhóm tuổi


1999 2005


0-14 33,5 27,0


15-59 58,4 64,0


60 trở lên 8,1 9,0


a. Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo nhóm tuổi.


b. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến lao động và việc làm ở
nước ta?


<b>Câu 2: (3,0 điểm)</b>



Trong thuật ngữ sách giáo khoa Địa lí 9 có đề cập đến “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế” .
Vậy em hãy cho biết thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Sự chuyển dịch cơ cấu
ngành, vùng thể hiện thay đổi như thế nào? Ở địa phương em( huyện, xã) sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế được biểu hiện như thế nào?


<b>Câu 3: ( 6,0 điểm) </b>


a. Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển ngành thủy sản.
b. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.


<b>Câu 4: (2,0 điểm)</b>


Trình bày những thế mạnh và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung Du và
miền núi Bắc Bộ?


<b>Câu 5: ( 5,0 điểm)</b>


Cho bảng số liệu dưới đây:


Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của Việt Nam.
(Đơn vị tính: Nghìn tấn)


Năm Tổng số


Chia ra


Đường sắt Đường bộ Đường sơng Đường biển và
đường hàng không



1990 53.885 2.341 31.765 16.295 3.484


1996 100.092 4.041 63.813 23.395 8.843


a. Từ bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển
phân theo loại hình vận tải năm 2000 và năm 2006.


b. Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ.


( Thí sinh được sử dụng Átlats địa lí – cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………. Số báo danh:………..


<b>Giáo viên ra đề: Lâm Thị Sông Hiếu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>PHÒNG GD& ĐT TÂN KỲ </b>


<b>TRƯỜNG THCS TIÊN KỲ </b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM </b>
<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9</b>


<b>NĂM HỌC 2012-2013</b>
<b> Mơn thi: ĐỊA LÍ.</b>
<b> </b>


Câu Ý Nội dung Điểm


1


a Nhận xét:



+ Cơ cấu dân số trẻ do số người dưới và trong tuổi lao động chiếm
tỉ lệ cao (dẫn chứng).


0,5
+ cơ cấu dân số đang chuyển biến tích cực: 0,5
- Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm 6,5 % 0,5


- Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng 5,6 % 0,5


- Tỉ lệ nhóm tuổi ngoài lao động tăng 0,9 % 0,5
b Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến lao động việc làm


+ Thuận lợi:


-Lực lượng lao động dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn. 0,5
-Nguồn lao động trẻ, năng động có khả năng tiếp thu nhanh khoa


học kỉ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu phân cơng lao động…


0,5


+ Khó khăn: Nguồn lao động dồi dào, trong khi nền kinh tế


chưa phát triển mạnh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải
quyết việc làm.


0,5


2



-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chỉ sự thay đổi dần dần từng bước cơ
cấu của nền kinh tế trong phạm vi các ngành, các vùng lãnh thổ
nhằm thích nghi với hoàn cảnh của đất nước.


1,0


-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành thể hiện ở sự thay đổi tỉ
trọng giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giữa các
ngành nhỏ trong nội bộ của các ngành kinh tế.


0,5


-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi
địa bàn sản xuất tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành…


0,5


-Ở địa phương em thể hiện: Chuyển dịch ngành: Trước đây và hiện
nay……


1,0
3 a Thuận lợi và khó khăn:


*Thuận lợi :


-Diện tích mặt nước rộng: nước ngọt, nhiều ao hồ, sông suối… 0,5
), nước lợ( Nhiều bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn…),


nước mặn( Ven biển có nhiều vũng vịnh, các đảo…) thuận lợi cho


nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.


-Nguồn thủy sản phong phú, ở vùng biển có trên 2000 lồi cá( hơn
100 lồi có giá trị), có trên 100 lồi tơm có nhiều loại có giá trị xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khẩu cao…


- Nước ta có 4 ngư trường lớn: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận –
Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phịng – Quảng Ninh, quần
đảo Hồng Sa – quần đảo Trường Sa.


0,25


- Ngồi ra khí hậu vùng biển nước ta ấm, nguồn sinh vật phù du
phong phú lại là nơi tiếp xúc của các dịng biển nóng và dịng biển
lạnh…. Tạo điều kiện cho các lồi thủy sản phát triển mạnh.


0,25


- Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.


0,25
- Các phương tiện tàu thuyền dược trang bị ngày càng tốt hơn. 0.25
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển, các cơ sở chế biến


thủy sản được mở rộng.


0,25
- Thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước ngày càng mở rộng. 0,25


- Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư phát triển ngành thủy sản. 0,25
* Khó khăn:


- Một số mơi trường ven biển bị suy thối và nguồn lợi thủy sản suy
giảm.


0,25
- Hàng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện từ biển Đông, khoảng 30


đợt gió mùa Đơng Bắc và cịn nhiều lũ lụt gây thiệt hại về người và
tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.


0,25


- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung cịn chậm được
đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.


0,25
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng


còn nhiều hạn chế.


0,25
- Thị trường tiêu thụ hàng thủy sản còn nhiều biến động. 0,25


b


Sự phát triển và phân bố.


- Trong những năm gần đây ngành thủy sản đã có bước phát triển


đột phá ( do thị trường mở rộng)


0,25
- Gần một nửa số tỉnh đang đẩy mạnh hoạt động khai thác và nuôi


trồng thủy sản( nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam
Bộ).


0,25


- Sản lượng thủy sản ngày càng tăng nhanh, đạt 3,4 triệu tấn( năm
2005).


+ Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng
lớn và do tăng số lượng tàu thuyền có cơng suất lớn, nên sản lượng
tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng: Kiên Giang, Cà Mau,
Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận.


0,5


+ Ni trồng thủy sản: Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng sản lượng
tăng nhanh. Phát triển mạnh như các tỉnh: Cà Mau, An Giang, Bến
Tre.


0,5


+ Xuất khẩu thủy sản có bước phát triển vượt bậc. Năm 2002, đạt
2014 triệu USD ( trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
hiện nay).



0,5


4 Thế mạnh và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung Du
Miền Núi Bắc Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Địa hình chủ yếu là núi cao, xen kẽ có các cao ngun đá vơi đồi
bát úp có giá trị kinh tế đặc biệt là du lịch và lâm nghiệp.


0,25
- Khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh, có sự phân hóa theo mùa và


theo độ cao… tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng, sự phát triển các
ngành kinh tế đặc trưng.


0,25


- Đất feralit vùng đồi thuận lợi cho chuyên canh cây công nghiệp
theo quy mơ lớn.


0,125
- Sơng ngịi dày đặc, nhiều sơng lớn có giá trị thủy điện…. 0,125
- Khống sản phong phú đa dạng nhất cả nước… 0,125
- Tài nguyên rừng: với các vườn quốc gia… biển: Bờ biển rộng


nhiều bãi tôm cá, cảnh đẹp… Phát triển du lịch, thủy sản…


0,125
* Hạn chế:


- Địa hình chia cắt… 0,25



- Khí hậu diễn biến thất thường… 0,25


- Sơng ngịi mùa mưa gây lũ lụt, mùa mưa thiếu nước. 0,25
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác….. 0,125
- Rừng bị chặt phá nhiều có nguy cơ cạn kiệt. Nhiều diện tích mặt


nước bị ơ nhiễm.


0,125
5 a Xử lí số liệu :


( Đơn vị tính: %)


Năm Tổng số Chia ra


Đường
sắt


Đường
bộ


Đường
sơng


Đường biển
và đường
hàng khơng


2000 100.0 4.34 58.95 30.24 6.47



2006 100.0 4.04 63.76 23.37 8.83


Vẽ biểu đồ:


Năm 2000


1,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

b


Năm 2006


Biểu đồ: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại
hình vận tải ở nước ta năm 2000 và năm 2006.


Nhận xét:


- Nước ta có nhiều loại hình giao thơng tham gia vận chuyển hàng
hóa: Đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường
biển.


0,5


- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ chiếm tỉ trọng
lớn nhất, sau đó đến đường sơng. Khối lượng hàng hóa vận chuyển
bằng đường sắt, đường biển và đường hàng không trong 2 năm luôn
chiếm tỉ lệ nhỏ. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong việc phát
triển các loại hình giao thơng vận tải ở nước ta.



0,5


- So với năm 1990, tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển năm
2000 bằng đường sắt giảm xuống, tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không tăng lên.


0,5


- Khối lượng hàng hóa vận chuyển của tồn ngành giao thơng tăng
lên 1,85 lần trong 6 năm qua: 2000-2006.


0,5


Lưu ý trong khi chấm thi:


<i><b>- Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng thể hiện đúng nội dung thì vẫn cho điểm</b></i>
<i><b>tối đa. Các ý sáng tạo và đúng nhưng chưa có trong hướng dẫn chấm cần khuyến khích. </b></i>


<i><b>--- </b></i>Hết <i><b> </b></i>
<b>---Giáo viên ra đề và hướng dẫn chấm: Lâm Thị Sông Hiếu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×