Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

hướng dẫn trình bày dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.47 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TỐN – THỐNG KÊ

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
CHUN ĐỀ / TIỂU LUẬN

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 06, 2021



Nhóm <STT>:
Thành viên:
<tên>
Thành viên
< tên >

Tỉ lệ % đóng góp
<%>


HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CỦA BÀI LUẬN
1. Phần chung
 Tóm tắt : Phần này trình bày tóm tắt khó khăn, vướng mắc của kinh doanh/ quản lý dẫn
đến vấn đề cần phải nghiên cứu để giải quyết khó khăn vướng mắc đó, phương pháp thực
hiện, kết quả thực hiện và đề xuất/gợi ý cách giải quyết vấn đề. Trình bày ngắn gọn và rõ
ràng trong khoảng 1 trang khổ giấy A4.
 Phần mục lục: Ghi tất cả các tiêu đề cấp 1, cấp 2, cấp 3 với số trang tương ứng
2. Phần nội dung chủ yếu của chuyên đề
CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Mô tả bối cảnh thực tế và nói rõ lý do vì sao sinh viên lại chọn đề tài nghiên cứu này. Sinh
viên có thể mơ tả tóm tắt cơng ty, ngành kinh doanh, sản phẩm được nghiên cứu trong phần
này. Nêu khó khăn, vướng mắc trong quản lý/ kinh doanh/ điều hành, từ đó nhận diện vấn đề
thực tế cần phải giải quyết.
2

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Từ vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý/kinh doanh/ điều hành, đưa ra câu hỏi nghiên
cứu và định nghĩa vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu được nêu lên ở cuối đoạn.
3

Mục tiêu của đề tài

Phần này nêu các mục tiêu cụ thể của đề tài cần đạt được để cung cấp thông tin làm rõ vấn đề
nghiên cứu và từ đó giúp giải quyết được vấn đề/ khó khăn của quản lý/ kinh doanh/ điều
hành.
4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phần này nêu phạm vi về thời gian, không gian của cuộc nghiên cứu, phạm vi sản phẩm dịch
vụ được nghiên cứu. Xác định rõ đối tượng của cuộc nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1 Cơ sở lý thuyết
Phần này sinh viên trình bày các khái niệm, mơ hình, cơng thức. Sinh viên khơng chỉ đơn
giản liệt kê và mô tả các lý thuyết, mà cần lập luận tại sao các lý thuyết này lên quan đến vấn
đề nghiên cứu và chọn đưa vào. Biện luận sự liên quan và cần thiết của lý thuyết đã chọn đưa
vào làm nền tảng cho cuộc nghiên cứu.
2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây
Phần này sinh viên tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan mà sinh viên sử
dụng làm cơ sở cho đề tài của mình. Ví dụ như các khái niệm, các biến, cách đo lường,
phương pháp tính tốn, kiểm định … mà các nghiên cứu đã thực hiện trước đó (trong lĩnh
vực mà sinh viên đang nghiên cứu hay trong những lĩnh vực tương tự hay cùng tính chất), để
áp dụng vào nghiên cứu của sinh viên; hoặc để khi ra kết quả nghiên cứu thì sinh viên thực
hiện so sánh với các kết quả trước để góp phần tăng tính tổng quát của các lý thuyết/ hiểu
biết hay đóng góp được các dị biệt trong trường hợp cụ thể của nghiên cứu.
2.3 Mơ hình nghiên cứu
Phần này sinh viên diễn giải áp dụng các lý thuyết có liên quan và các kết quả nghiên cứu
trước đây để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và tổng hợp thành một sơ đồ với biến nguyên
nhân, biến kết quả, các mũi tên và chiều hướng của các mối liên hệ đó, gọi là mơ hình nghiên
cứu.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu
Phần này sinh viên trình bày các mục tiêu cụ thể của việc khảo sát thu thập dữ liệu để có
được các thơng tin làm cơ sở đề xuất cho việc giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu của đề
tài đã xác định trong Chương 1.
3.2 Cách tiếp cận dữ liệu
Phần này sinh viên trình bày nguồn cơ sở dữ liệu (doanh nghiệp, quốc gia hay quốc tế) là
thuộc 1 trong 2 loại sau đây:

+ dữ liệu thứ cấp: có sẵn, cần mơ tả nguồn dữ liệu, tác giả của bộ dữ liệu, đặc trưng của bộ
dữ liệu. Thu thập dữ liệu thứ cấp có sẵn thơng qua các nguồn đáng tin cậy như:


Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới
Dữ liệu mở của IDP
Dữ liệu từ trang web chính thức của các tổ chức, công ty, v.v.
Tên biến

Định nghĩa

Thang đo

Nguồn lấy biến

+ dữ liệu sơ cấp: được thu thập trực tiếp từ đối tượng điều tra, khảo sát, có thể lấy từ bộ dữ
liệu khảo sát mà bạn đã làm trong môn học khác, 1 bộ dữ liệu khảo sát có thể dùng chung
cho 2-3 nhóm, nhưng nội dung phân tích khơng được trùng nhau; cần mô tả đối tượng thu
thập dữ liệu (đối tượng khảo sát là ai, đặc điểm tuổi, giới tính, v.v…)
Tên biến

Định nghĩa

Thang đo

Nguồn lấy biến

3.3 Kế hoạch phân tích
Phần này sinh viên trình bày các phương pháp, cơng cụ thống kê, các phép tính, chương trình
máy tính, dự định sử dụng để phân tích dữ liệu của đề tài.

3.4 Độ tin cậy và độ giá trị
Phần này sinh viên trình bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ
liệu thu thập, cách đề phòng và cách khắc phục.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này sinh viên trình bày các kết quả tính tốn, phân tích thống kê trên các dữ liệu đã thu
thập theo kế hoạch phân tích đã nêu trong Chương 3. Tóm tắt các phát hiện của cuộc nghiên
cứu.
Nội dung phân tích cần phải có: xử lý thống kê mô tả (áp dụng chương 2-3), thống kê suy
diễn (áp dụng chương ước lượng, kiểm định), dự báo (nếu có).


CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Phần này sinh viên trình bày các đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu (1.2) và
đạt được mục tiêu của đề tài (1.3), phù hợp với tình hình thực tế (1.1) đã nêu trong Chương
1; và dựa trên (1) cơ sở lý thuyết đã tóm tắt trong Chương 2 và kết quả nghiên cứu đã phát
hiện trong Chương 4.

3. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY CHUN ĐỀ/
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Số trang
(1): 30 - 40 trang
Lưu ý: Số trang này tính cho phần nội dung của đề nghiên cứu. Quy định về format chuẩn
của trang xem ở phần tiếp phía sau.
3.2. Định dạng chuẩn trình bày phần nội dung
- Khổ giấy: A4, in hai mặt
- Kiểu chữ (font): Times New Roman – Kiểu gõ: Unicode
- Cỡ chữ (size) – Kiểu (style)
Đề mục

Tiêu đề cấp 1
Tiêu đề cấp 2

Tiêu đề cấp 3

Tiêu đề cấp 4
Văn bản (body text)

Ký hiệu
Chương 1
Chương 2
1.1
1.2
2.1

1.1.1
1.1.2
2.1.1

1.1.1.1
1.1.1.2


Cỡ chữ
16

Kiểu
Viết in hoa, in đậm, canh giữa

14


Viết thường, in đậm, canh trái

13

Viết thường, in nghiêng, canh
trái

13

Viết thường, canh trái

12

Viết thường, canh đều Justify
(Crtl + j)


Tên bảng biểu, sơ đồ
Nguồn

Bảng 1.1: …
Bảng 2.1: …
Nguồn: …

12
11

Đặt trên bảng và sơ đồ, in đậm,
canh trái

Viết chữ thường, in nghiêng,
nằm phía dưới và bên trái của
bảng/biểu/hình

- Cách dịng: 1,5 dòng (1.5 lines)
- Cách đoạn: Trước: 6 point, sau: 6 point (trừ đoạn văn bản trong hình, bảng, sơ đồ)
- Canh lề:
o Trên: 2.5 cm
o Dưới: 2,5 cm
o Trái: 2,5 cm
o Phải: 2 cm
o Header: cách biên giấy 1 cm
o Footer: cách biên giấy 1 cm
- Đánh số trang: dưới mỗi trang
o - Phần chung: đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii, iii, iv và canh giữa
o - Phần nội dung, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục: đánh số trang theo chữ
số Ả Rập (1, 2, 3 …); vị trí đặt số trang là trang lẻ đạt số trang bên phải, trang
chẵn thì đặt số trang bên trái (do in 2 mặt)
4. Cách ghi tài liệu tham khảo và trích dẫn
4.1. Cách ghi tài liệu tham khảo
4.2.1. Nguyên tắc chung
o Phải liệt kê tất cả các tài liệu mà người viết đã thực sự tham khảo để thực hiện
CĐ/KLTN (vào mục Tài liệu tham khảo);
o Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự acb theo Họ của tác giả;
o Nếu tài liệu có từ 2 hay 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của tất cả các tác giả;
o Nếu tài liệu có từ 4 tác giả trở lên, liệt kê tên một tác giả và những người khác ghi
chung là “các tác giả” (ctg)
4.2.2. Cách ghi theo loại tài liệu tham khảo
o Cách ghi tài liệu tham khảo là sách: theo kiểu APA (American Psychological
Association). Cấu trúc như sau:





Đối với sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh.



Một chương trong một cuốn sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản), “Tên chương”,
tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ: Hà Văn Sơn và ctg (2010), Chương 8:
Điều tra chọn mẫu, Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Thống Kê.

o Các ghi tài liệu tham khảo là bài viết trên tạp chí chuyên ngành: Họ và tên tác giả
(năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, quyển (số tạp chí), trang của bài báo. Ví dụ
như:
Audi, R. (2009). Nationalism, patriotism, and cosmopolitanism in an age of
globalization. The Journal of Ethics, 13(4), 365-381.
Balabanis, G., Diamantopoulos, A., Mueller, R. D., & Melewar, T. C. (2001). The
impact of nationalism, patriotism and internationalism on consumer ethnocentric
tendencies. Journal of international business studies, 32(1), 157-175.
Cao Quốc Việt (2015). Bản sắc dân tộc, chủ nghĩa hướng ngoại, chủ nghĩa vị
chủng và hành vi tiêu dùng hàng nội. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 65-85.
Chu Nguyễn Mộng Ngọc & Hoàng Trọng (2017), Lòng yêu nước kinh tế và tác
động đến dự định mua hàng nội, Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, 33(43), 33-42
o Cách ghi tài liệu là bài báo viết trên các loại báo phổ thông: Họ và tên tác giả (ngày
tháng năm xuất bản), tên bài báo, tên báo, trang của bài báo.
Ví dụ: Hồng Hy (tập 10/2019). Thay đổi để tồn tại. Thế giới hội nhập, tr.6.
o Cách ghi tài liệu tham khảo là bài báo/ bài viết trên internet:

- Nếu có tác giả: họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). “tên bài báo”, tên báo,
được download (hoặc truy cập) tại đường link…, ngày download (hoặc truy cập).
Hồng Quân, 2012. Cần phân biệt rõ 2 chất methanol và ethanol, Báo Lao động
điện tử, [online] Tại địa chỉ: < [ Truy cập ngày 09/02/2015].
Nguyễn Nam, 2014. Xăng E5: Vì sao người Việt chưa dùng xăng Việt?, Vietq.vn Chất lượng việt nam [online] Tại địa chỉ: < [ Truy cập ngày 09/02/2015].
- Nếu khơng có tác giả: “Tên bài viết”: đường link đến bài viết, truy cập ngày…
Wikipedia. Nhiên liệu sinh học. Tại địa chỉ: < />%C3%AAn_li%E1%BB%87u_sinh_h%E1%BB%8Dc> [Truy cập ngày
09/02/2015].


Từ 1/1/2018, chỉ sản xuất xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95
< [Truy cập ngày 09/01/2018].
TP.HCM và sức ép hạ tầng từ đô thị 13 triệu dân
< [Ngày truy cập 10/02/2018]
4.2 Cách trích dẫn
Định dạng APA yêu cầu khi trích dẫn trong văn bản phải trích dẫn nguồn bài viết. Phần trích dẫn
phải được đặt ở cuối câu trước dấu chấm gồm tên tác giả và năm xuất bản tác phẩm đặt trong dấu
ngoặc đơn. Trong trường hợp khơng có thơng tin của tác giả và năm xuất bản thì có thể sử dụng
tiêu đề của tác phẩm đang trích dẫn.
• Nếu tên tác giả khơng được nhắc đến trong trích dẫn, hãy kết thúc câu với tên tác giả và


năm xuất bản. Ví dụ: (Jones, 2001).
Nếu muốn đặt tên tác giả vào câu trích dẫn, thì đặt năm xuất bản trong dấu ngoặc đơn
liền sau tên tác giả. Ví dụ: Tác giả Jones (2001) cũng đã đưa ra một học thuyết thú vị khi
cơ cho rằng…
Trích dẫn một tác giả hoặc một nhóm tác giả
Tác phẩm của hai tác giả: Đặt tên cả hai tác giả trong “cụm từ tín hiệu” hoặc trong
ngoặc đơn mỗi khi bạn trích dẫn. Sử dụng từ “và” giữa tên của tác giả trong văn bản và
sử dụng dấu “&” trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ như:

Nghiên cứu của Furnham & Bochner (1986) cho thấy…
(Furnham & Bochner, 1986)
Tác phẩm của ba đến năm tác giả: Liệt kê tất cả các tác giả trong “cụm từ tín hiệu”
hoặc trong ngoặc đơn khi bạn trích dẫn nguồn đầu tiên. Sử dụng từ “và” giữa tên của tác
giả trong văn bản và sử dụng dấu “&” trong dấu ngoặc đơn.
(Kernis, Cornell, Sun, Berry, & Harlow, 1993)
Trong trích dẫn tiếp theo, chỉ sử dụng họ cuối của tác giả đầu tiên theo sau là “và cộng
sự” trong cụm từ tín hiệu hoặc trong dấu ngoặc đơn.
(Kernis và cộng sự, 1993)
Sáu hoặc nhiều tác giả: Sử dụng tên của tác giả đầu tiên theo sau là và cộng sự trong
cụm từ tín hiệu hoặc trong dấu ngoặc đơn.
Harris và cộng sự (2001) lập luận…
……. (Harris và cộng sự, 2001)
Tác giả khuyết danh: Nếu tác phẩm khơng có tác giả, trích dẫn nguồn theo tiêu đề của
nó trong cụm từ tín hiệu hoặc sử dụng từ đầu tiên hoặc hai trong ngoặc đơn. Các sách báo
và báo cáo được in nghiêng hoặc gạch chân; tiêu đề của các bài viết, các chương, và các
trang web được đặt trong dấu ngoặc kép.


Một nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện khi học sinh học cách định dạng các tài
liệu nghiên cứu (“Using APA,” 2001).
Lưu ý: Trong một số trường hợp hiếm hoi, “Anonymous / Ẩn danh” được sử dụng cho tác
giả, coi nó như là tên của tác giả (Anonymous, 2001). Trong danh sách tài liệu tham khảo
(cuối luận văn, chuyên đề), sinh viên cũng sử dụng tên “Anonymous” hay “Ẩn danh” như
là tên tác giả.
Tác giả là tổ chức: Nếu tác giả là một tổ chức hoặc một cơ quan chính phủ, hãy đề cập
đến tổ chức trong cụm từ tín hiệu hoặc trích dẫn khi bắt đầu trích dẫn nguồn.
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (2000),…
Nếu tổ chức có một từ viết tắt nổi tiếng, hãy bao gồm chữ viết tắt trong ngoặc vuông
trong lần đầu tiên nguồn được trích dẫn và sau đó chỉ sử dụng chữ viết tắt trong các trích

dẫn sau này.
Trích dẫn đầu tiên: (Tổ chức
Các trích dẫn sau đó: (WTO, 2000)

Thương

mại

Thế

giới

[WTO],

2000)

Hai hoặc nhiều cơng trình trong cùng lúc: Khi trích dẫn phụ của bạn bao gồm hai hoặc
nhiều tác phẩm, hãy sắp xếp chúng giống như cách chúng xuất hiện trong danh sách tài
liệu tham khảo (tức là theo thứ tự bảng chữ cái), được phân cách bởi dấu chấm phẩy.
(Berndt, 2002; Harlow, 1983)
Tác giả có cùng họ: Để tránh nhầm lẫn, sử dụng tên tắt đầu tiên có họ.
(E. Johnson, 2001; L. Johnson, 1998)
Hai hoặc nhiều tác phẩm của cùng tác giả trong cùng năm: Nếu bạn có hai nguồn của
cùng một tác giả trong cùng năm, hãy sử dụng các chữ cái thường (a, b, c) với năm để sắp
xếp các mục nhập trong danh sách tham khảo. Sử dụng các chữ cái viết thường với năm
trong phần trích dẫn trong văn bản.
Nghiên cứu của Furnham & Bochner (1982a) minh họa rằng…
Giới thiệu, Tiền đề, Lời nói đầu và Lời kết: Khi trích dẫn Lời giới thiệu, Lời nói đầu
hay những thứ tương tự trong đoạn văn, bạn cũng trích dẫn tác giả và năm tương ứng
như thường lệ.

(Funk & Kolln, 1992)
Giao tiếp cá nhân: Đối với các cuộc phỏng vấn, thư từ, e-mail, và giao tiếp giữa người
với người khác, trích dẫn tên của người giao tiếp, thực tế đó là giao tiếp cá nhân, và ngày
giao tiếp. Không bao gồm thông tin cá nhân trong danh sách tài liệu tham khảo.
(E. Robbins, thông tin cá nhân, ngày 4 tháng 1 năm 2001).
A. P. Smith cũng tuyên bố rằng nhiều sinh viên của cơ đã gặp khó khăn với phong cách
APA (giao tiếp cá nhân, 3 tháng 11 năm 2002).
Đối với tên tác giả là người Việt, vì người Việt khơng sử dụng họ độc lập, nhưng gọi tên
thì khơng trang trọng, bạn nên viết đủ họ và tên. Không bao gồm người Việt sống ở nước
ngoài và sử dụng họ độc lập.


Trích dẫn các nguồn gián tiếp
Nếu bạn sử dụng nguồn được trích dẫn trong một nguồn khác, hãy đặt tên nguồn gốc
(nguồn sơ cấp) trong cụm từ tín hiệu của bạn và bao gồm nguồn thứ cấp trong dấu ngoặc
đơn. Trong danh sách tài liệu tham khảo thì liệt kê nguồn thứ cấp.
Johnson lập luận rằng… (như trích dẫn ở Smith, 2003, trang 102).
Lưu ý: Khi trích dẫn tài liệu trong ngoặc, ngăn cách các phần bằng dấu phẩy, như trên.
Ngồi ra, cố gắng tìm tài liệu gốc và trích dẫn nguồn gốc.
LƯU Ý: BÀI LUẬN SẼ ĐƯỢC KIỂM TRA ĐẠO VĂN BẰNG PHẦN MỀM TURNITIN. DO
ĐÓ TỶ LỆ PHẦN TRĂM GIỐNG KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUÁ 20%.



×