Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
l- Thời vụ gieo trồng: Một năm có thể gieo trồng 3 vụ lúa:
- Vụ Hè thu: Tháng 4 - 5 (DL)
- Vụ Mùa: Tháng 8 - 9 (DL).
- Vụ Đông xuân: Tháng 11- 12 (DL).
2- Làm đất:
- Cày lật đất phơi ải, dọn sạch cỏ dại, san ruộng bằng phẳng, hạn chế tối đa
lẫn tạp giống vụ trước.
3- Chuẩn bị giống:
Chọn giống năng suất cao, thích hợp với chân ruộng, ít nhiễm sâu bệnh,
không lẫn tạp, tỷ lệ nảy mầm > 90%.
- Sạ lan: Lượng giống cần 150 - 160 kg/ha, ngâm giống 24 giờ, vớt ra đem
ủ cho ra mộng, đem sạ.
- Sạ hàng: Lượng giống cần 70-80kg/ha, ngâm 24 giờ, vớt ra ủ vừa nứt
nanh, đem gieo.
4- Phân bón:
- Lượng phân bón cần cho 1ha lúa là: 200-220kg Urê + 300kg lân, lOO-
120kg Kali + 4-5 tấn phân chuồng (nếu có)
- Cách bón: (Theo biểu hướng dẫn quy trình bón phân cho lúa ngắn ngày
kèm theo).
5- Điều chỉnh mực nước ruộng:
Sau khi sạ đến khi lúa được 3 lá, cho nước vào vừa đủ, không ngập, sau đó
nâng cao dần mực nước theo chiều cao cây lúa và giữ mức nước từ 5-l0cm để
khống chế cỏ dại.
Sau trỗ 20 ngày, tháo cạn nước (tùy theo điều kiện, nếu quá khô lúa sẽ bị
lừng.
6- Phòng trừ cỏ dại:
a- Sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm (Diệt mầm): Từ 1-3 ngày sau sạ,
dùng Sofit, Ronstar.


b- Sử dụng thuốc tiền nảy mầm: Sau sạ từ 5-1O ngày dùng Sirius,
Fortene, Clincher.
Cỏ diệt càng sớm, càng kỹ càng tốt.
7- Phòng trừ sâu hại:
Nên ứng dụng phương pháp IPM. Thời kỳ từ 1-40 ngày không nên phun
thuốc.
Chú ý các đối tượng sau:
- Sâu đục thân: Dùng Basudin, Regent, Padan khi mật số dảnh lúa bị hại
đạt 1-2 dảnh/m
2
.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Dùng Padan, Oncol, Fastac... Giai đoạn lúa đẻ nhánh,
nên phun khi mật số lá bị cuốn khoảng 15%/m
2
. Giai đoạn làm đòng khi mật số lá
bị cuốn khoảng 5%/m
2
.
- Bọ Trĩ: Dùng Sumithion, Trebon...
- Rầy các loại: Dùng Bassa, Mipcin, Applaud...
8- Phòng trừ bệnh hại:
- Cháy lá (đạo ôn, đốm mắt cú, thối cổ bông): Dùng Puji one, Kasuran,
Beam...
- Đốm vằn: Dùng Validacin, Monceren,
-
Lem lép hạt: Dùng Bavistin, Rovral, Tiệt...
Lưu
ý: Bà con nông dân nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn trên bao bì để
tránh thiệt hại. Sử dụng nông dược theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng
liều lượng, đúng cách.


×