Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng tre điền trúc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.27 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng tre điền trúc

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1/ Đặc điểm sinh thái
Tre Điền trúc, tên khoa học Sinocalamus sp, là loài tre lấy măng thực
phẩm do Trung Quốc tuyển chọn. Điểm đặc biệt của loài tre này là măng cho năng
súât cao (có thể đạt 100 tấn/ha), mụt măng rất to đường kính gốc 10 – 30cm, 3 – 8
kg. Thu hoạch măng Điền trúc từ năm thứ 3 sau khi trồng, thời gian thu hoạch 15
– 20 năm.
Tre Điền trúc có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng trên nhiều nhóm đất
khác nhau. Nhưng, cây thích hợp và phát triển mạnh ở loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ, thoát nước, không bị ngập úng và có độ pH trên 4,5. Thích hợp nhất là
đất đồng bằng, đất xung quanh ao hồ, ven sông suối, tầng đất dày, xốp. Đặc biệt
cây tre Điền trúc có thể chịu được hạn. Vì vậy đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ
300 – 400m, thậm chí 500 m so với mặt nước biển, đều có thể trồng được.
Tre Điền trúc là cây trồng của vùng nhiệt đới
-Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18oC – 25oC. Nhiệt độ tối thiểu: 6oC –
8oC. Nhiệt độ tối đa: 34oC – 36oC.
-Lượng mưa trung bình từ 1.400 mm trở lên. Số giờ nắng từ 1300 – 1600
giờ/năm. Những nơi có nhiệt độ và số giờ nắng cao hơn cũng có thể trồng được.
2/ Kỹ thuật trồng:
2.1/ Thời vụ trồng:
Đối với miền Nam thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

2.2/ Xử lý đất:
Vào mùa khô phát dọn thưcï bì, dọn sạch đất.

2.3/ Đào hố bón phân:
Hố được đào vào đầu mùa mưa lúc đất đủ ẩm.
Kích thước hố đào: 50 cm x 50 cm x 50 cm
Khi đào hố bón lót phân theo liều lượng sau:


10 kg – 20 kg hữu cơ + 150 gr NPK
* Lưu ý: Hố phải được đào trước 1 tháng trước khi xuống giống
- Trộn đều phân với đất mặt rồi lấp đầy hố

2.4/ Mật độ trồng:
Tuỳ theo từng điều kiện đất đai và khả năng đầu tư mà chọn mật độ trồng,
có thể trồng từ 400 cây – 1100 cây/ha. Ở Trung Quốc trồng với mật độ 1.100
cây/ha, tương ứng với cự ly trồng 3 m x 3 m
2.5/ Cách trồng:
Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào giữa hố. Đạt miệng bầu
ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi vun đất bằng mặt đất. Tưới nước và
phủ rơm rạ quanh gốc để giữ ẩm.

2.6/ Chọn giống:
Tre Điền trúc có thểâ trồng bằng gốc, hom cành hay bằng cành chiết. Mỗi
gốc cây giống có chiều cao từ 20 – 30 cm, đường kính thân 3 – 6 cm. Có thể tự
nhân giống bằng cách chiết cành hoặc giâm hom.

2.7/ Chăm sóc:
Hàng năm vuờn tre trồng được chăm sóc (làm cỏ, bón phân) 3 lần: Vào
đầu, giữa và cuối mùa mưa. Đối với rừng trồng hai năm tuổi trở đi chặt bỏ những
chồi khí sinh được sinh ra sau khi khai thác măng, dọn vệ sinh bụi tre chống sâu
bệnh.
* Bón phân:
Đối với vườn sau ba tháng trồng nên bón phân tổng hợp NPK, 100 –200
gr/hố, nên chia làm nhiều lần để bón, bón cách xa gốc từ 15 – 20 cm, đào rãnh
quanh gốc, rải phân xuống và lấp đất lại.
- Từ năm thứ 2 trở đi, lượng phân bón 200 –300 kg/ ha. Nên bắt đầu bón
trước mùa mưa 1 tháng (khoảng tháng 4) Mỗi gốc bón từ 300 gr –500
gr/lần/tháng. Nếu có phân hưũ cơ thì bón bổ sung từ 7 –10 tấn/ha.

Vun gốc, phủ cỏ: Sau khi trồng 1 năm, mỗi năm cần vun gốc, phủ cỏ: đào
đất xung quanh hoặc vun rồi dùng rơm, lá mía hoặc ỏ khô che phủ, chỉ vun cao 30
cm và luôn giữ cho đất ẩm, với kỹ thuật vun gốc và phủ cỏ sẽ làm cho măng phát
triển có màu trắng, ít xơ và có vị ngọt. Sau khi thu hoạch măng, vào thời kỳ bón
phân nên cào đất ra để tránh tình trạng nâng bụi cây.

2.8/ Khai thác thân:
Tre Điền trúc từ năm thứ 4 – 6 sinh trưởng rất mạnh, thông thường từ năm
thứ 3 đến năm thứ 5 chỉ lấy măng, không để măng mọc thành cây, đến năm thứ 6
thì để 3 – 4 cây con mới mọc thay thế cây mẹ 6 tuổi, phải đào bỏ hết gốc cây mẹ
và lấp đất đầy hố. Mỗi khóm tre Điền trúc chỉ để từ 8 – 10 cây mẹ và cứ 3 – 4 năm
chặt bỏ cây già để 3 – 4 cây mới

2.9/ Khai thác măng:
Thông thường vỏ mụt măng khi chưa ra khỏi mặt đất có màu vàng nâu, thịt
măng non và chất lượng tốt. Khi măng đã mọc lên khỏi mặt đất sẽ biến thành màu
xanh lục, thịt măng bị lão hóa, chất lượng măng giảm. Vì vậy, khi chăm sóc nên
lấp đất che phủ hay phủ rơm rạ để ánh sáng không chiếu vào. Dùng đất mùn hữu
cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp dày 15 – 30 cm, khi măng bắt đầu nhú
lên khỏi mặt đất thì thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào mùa mưa từ tháng
5,6 đến tháng 9,10. Thường khi mưa nhiều thì 3 – 5 ngày thu hoạch một lần, mưa
ít thì 5 – 7 ngày.
Đối với khai thác măng nghịch vụ thì vào mùa mưa ngưng không thu
hoạch. Vào mùa kho,â tưới nước thường xuyêân và chăm sóc thích hợp thì bụi tre
sẽ cho măng để thu hoạch.
Cách thai thác măng: Thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng. Dùng cuốc bới
xung quanh gốc măng, rồi dùng dao cắt măng. Lưu ý không nên làm hư haị, giấp
nát gốc măng vì ở phía dưới gốc còn những mắt mầm sinh ra ra những măng mới.
Lấy măng xong phủ đất lên như cũ.


2.10/ Phòng trừ sâu bệnh:
a/ Bệnh khô héo do vi khuẩn: Măng bị nhiễm bệnh có hững lá vẩy bên
ngoài mang những vòng đồng tâm… làm cho cây héo từ đọt trở xuống rồi chết,
những vi khuẩn này hoạt động giảm dần từ độ sâu 10 cm trở xuống. Do vây khi bị
bệnh ta vun đất cao hơn rồi kết hợp xịt thuốc.

b/ Bệnh vàng sọc: Phiến lá bị bệnh có những sọc vàng xanh xen kẻ nhau,
trên lá vẩy và thịt măng có hiện ra những sọc màu nâu đen, măng hóa gỗ không sử
dụng được, cây mẹ ốm yếu. Phòng trị: đào hố và thiêu hủy những cây bị bệng, rắc
vôi, khử trùng dụng cụ trước khi sử dụng sang cây khác.

c/ Bệnh rỉ sắt: Xuất hiện ở lá, làm cây rụng sớm – bệnh xảy ra khi có
nhiệt độ cao rồi chuyển sang ẩm ướt, cây quá yếu. Phòng trị: cắt bỏ cây bị bệnh –
thoát nước cho cây tốt – vun gốc bón phân mạnh để tre phát triển tốt.

d/ Sâu hại - Bọ hung: Sâu non xuất hiện vào tháng 4 –10 (con mẹ dùng
miệng dục ỗ qua lá vẩy của măng và đẻ trứng, sau 4 –5 ngày ấu trùng đục vào thịt
măng làm măng héo và chết): Phòng trị: Giết sâu non, chặt bỏ và thiêu hủy mụt
măng bị hại
*
Sâu cuốn lá: tháng 5 – 10 bướm đẻ trứng, sâu con nở, nhả tơ cuốn lá và
ăn lá rồi hóa thành nhộng ngay trong phiến lá: Phòng trị: Cắt bỏ thiêu hủy lá bị
cuốn – dùng đèn bẫy bướm.
*Ruồi xanh: Đẻ trứng mặt dưới lá non, thành trùng hút diệp lục tố của lá
làm lá có những ổ trắng, ảnh hưởng đến quang hợp của lá đồng thời dẫn đến bệnh
rỉ sắt.
Nói chung, một vườn tre tác hại do sâu bệnh không lớn. Đối với một vườn
tre trúc sinh trưởng tốt, cây sinh trưởng mạnh mẽ thì vấn đề sâu bệnh căn bản
không phải là vấn đề lớn.


×