Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2016 - 2017 sở Cần Thơ có đáp án | Ngữ văn, Đề thi vào lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.55 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT


THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2016-2017



<i> Khóa ngày: 07/6/2016 </i>


<i> </i>

MÔN: NGỮ VĂN



<i> Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề. </i>
<i> </i>


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)



<i> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: </i>


<i> “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi </i>


<i>bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến </i>


<i>gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. </i>


<i>Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên </i>


<i>trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” </i>



<i> (Những ngôi xao xa xôi – Lê Minh Khuê </i>


<i> Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 117) </i>


<i>Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích </i>


trên.



<i>Câu 2 (0,5 điểm) Tìm các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích. </i>



<i>Câu 3 (1,0 điểm) Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật nào? Việc chọn vai kể </i>


như thế có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?



<i>Câu 4 (1,0 điểm) Nhận xét cách sử dụng câu văn trong đoạn trích. Việc sử dụng </i>



những câu văn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?



<i>II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) </i>


Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)



<i> Trong bài thơ Mẹ, tác giả Trần Quốc Minh đã viết: </i>


<i> “… Lời ru có gió mùa thu </i>


<i>Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về </i>


<i> Những ngôi sao thức ngồi kia </i>


<i>Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con </i>


<i> Đêm nay con ngủ giấc trịn </i>



<i>Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” </i>



Từ đoạn thơ trên, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong


cuộc đời của mỗi con người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Câu 2: Nghị luận văn học (4,0 điểm) </i>



Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của


đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ sau:



<i> “Bỗng nhận ra hương ổi </i>


<i>Phả vào trong gió se </i>



<i>Sương chùng chình qua ngõ </i>


<i>Hình như thu đã về </i>



<i>Sơng được lúc dềnh dàng </i>


<i>Chim bắt đầu vội vã </i>



<i>Có đám mây mùa hạ </i>


<i>Vắt nửa mình sang thu </i>


<i>Vẫn cịn bao nhiêu nắng </i>


<i>Đã vơi dần cơn mưa </i>


<i>Sấm cũng bớt bất ngờ </i>


<i>Trên hàng cây đứng tuổi.” </i>



<i> (Sang thu – Hữu Thỉnh </i>


<i> Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2015, tr. 70) </i>


<i> </i>--- HẾT ---


<i>Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. </i>


<i> Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:……….……… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ Năm học 2016-2017


Khóa ngày: 07/6/2016
ĐỀ CHÍNH THỨC




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.



- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.


- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho
đủ điểm.


- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.


- Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ nguyên, không thực hiện việc làm tròn số.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Điểm


<i>Câu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: </i>3,0đ
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: tự sự. 0,5đ
2 Các câu có yếu tố miêu tả được dùng trong đoạn trích


<i>- Đất rắn. </i>


<i>- Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tơi. </i>
<i>- Vỏ quả bom nóng. </i>


0,5đ


Lưu ý: Nếu thí sinh trả lời được 2 câu có yếu tố miêu tả thì vẫn cho đủ điểm.
3 <sub>Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật nào? Việc chọn vai kể như </sub>


thế có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?



- Đoạn trích trên được trần thuật từ nhân vật “tơi” thuộc ngơi thứ nhất, cũng là
nhân vật chính – Phương Định.


- Tác dụng: Việc chọn vai kể như thế tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập
trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật trong một lần phá bom và tạo ra một
điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên
tuyến đường Trường Sơn.


1,0đ


Lưu ý:


- Đối với ý 1 câu 3, nếu thí sinh trả lời 1 trong 3 ý sau thì vẫn cho đủ điểm:
<i>nhân vật tôi – Phương Định; tôi; nhân vật Phương Định). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4 <sub>Nhận xét cách sử dụng câu văn trong đoạn trích. Việc sử dụng những câu </sub>
văn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?


- Điểm đặc biệt trong đoạn trích trên là sử dụng những câu văn ngắn, khiến cho
tiết tấu nhanh, dồn dập.


- Tác dụng: Điều này phù hợp với việc miêu tả tâm trạng hồi hộp, lo lắng trong
một khơng khí căng thẳng; nhưng đồng thời cũng thấy được sự bình tĩnh, chủ
động, gan dạ và bản lĩnh của nhân vật “tôi” (Phương Định).


1,0đ


<i>Lưu ý: Đối với ý 1 câu 4, nếu thí sinh trả lời câu đơn thì cho 0,25 điểm. </i>
II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)



Câu 1 Ý <i><sub>Từ đoạn thơ trong bài Mẹ của Trần Quốc Minh, viết bài văn trình bày suy </sub></i>
nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người.


3,0đ


a. Yêu cầu về kĩ năng:


Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp
lí; lời văn trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức:


Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát
yêu cầu của đề bài. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Cần làm rõ các ý
chính sau:


1 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,5đ


2 - Giải thích:


<i>+ Ý nghĩa đoạn thơ: Nhà thơ đã chọn hình ảnh ngọn gió để ví với hình ảnh </i>
người mẹ. Sức khái quát của câu thơ chắc chắn nhờ vào một hình ảnh dung dị,
gần gũi. Ý thơ không chỉ thể hiện cơng lao vơ bờ của mẹ mà cịn thể hiện tình
cảm chân thành của con đối với mẹ.


<i>+ Tình mẫu tử: là tình cảm cao quý, thiêng liêng của con người. Tình mẫu tử là </i>
tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm học, che
chở,… mà người mẹ dành cho con.



0,5đ


3 - Bàn luận: 1,5 đ


+ Biểu hiện: Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất vì: đó là thứ tình
cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời, vừa có
yếu tố máu thịt, vừa mang tính cao cả; là nơi mỗi người con có thể thổ lộ mọi
điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu; là thứ tình cảm vừa tự nhiên,
vừa mang tính trách nhiệm,… Nhìn chung, biểu hiện của tình mẫu tử vô cùng
đa dạng, phong phú, song đều hướng tới mục đích cuối cùng là cho con, vì con.


+ Con người sẽ hạnh phúc, ấm áp biết bao nếu được sống trong tình mẫu tử;
sẽ vơ cùng bất hạnh và thiệt thịi nếu khơng được hưởng tình cảm đó,…


+ Vai trị/Tác dụng: Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt qua những
khó khăn của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để con sống tốt
hơn, nên người hơn,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

con bỏ rơi mẹ,…


4 - Bài học nhận thức và hành động:


+ Ý thức được tình cảm cao quý ấy, bản thân càng phải biết trân trọng hơn
tình mẫu tử,…


+ Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con
người, bản thân cần rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn trời biển
của mẹ,…



0,5đ


<i>Lưu ý: </i>


- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Trên đây chỉ là những gợi ý, trong quá trình làm bài, thí sinh cần bám sát vào
ý kiến đặt ra trong đề bài. Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà
hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Điều quan trọng là thí sinh phải nắm được
phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.


Câu 2 <sub>Ý </sub> Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến
<i>chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ Sang thu. </i>


4,0đ


a. Yêu cầu về kĩ năng:


- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố
cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


- Thí sinh biết cách khai thác những yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung
bài thơ, từ đó làm rõ luận đề.


b. Yêu cầu về kiến thức:


<i> Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu, thí sinh </i>
có thể phân tích bài thơ theo nhiều cách khác nhau, khơng nhất thiết phân tích
tất cả các câu trong bài thơ mà cần có sự chọn lọc. Khuyến khích những bài viết
<i>sáng tạo. Cần làm rõ được các ý cơ bản sau: </i>



1 - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu
Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ


<i>Sang thu.</i>


0,5đ


2 <i> - Giới thiệu chung: có thể nhận định nội dung đặt ra trong đề bài; giải thích </i>
nhan đề bài thơ; đề tài mùa thu,…


0,5đ


3 Phân tích Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển
của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng
nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:


2,5đ


<i> * Nội dung: </i>


- Cảm nhận của nhà thơ khi tiết trời sang thu (khổ 1)


<i> + Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa được cảm nhận qua khứu giác: hương </i>


<i>ổi lan vào không gian, phả vào gió se. </i>


+ Bức tranh thiên nhiên còn được cảm nhận bằng thị giác và cảm giác:
sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thơn
<i>ngõ xóm; hình như thu đã về. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>bỗng, hình như. </i>


- Sự chuyển đổi của thiên nhiên khi đất trời vào thu và những chiêm nghiệm
của tác giả (khổ 2, khổ 3)


<i> + Không gian thu được mở rộng từ thấp lên cao: dịng sơng trơi chậm rãi </i>
<i>gợi sự bình yên trong khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã. Những đám mây </i>
<i>nửa là của mùa hạ, nửa lại vắt sang thu. Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn </i>
mưa mùa hạ đã bớt dần.


+ Nói về mùa thu, nhưng vừa có ý hàm ẩn về cuộc đời của mỗi người (2
câu cuối): khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác
động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.


<i> * Nghệ thuật: </i>


- Bức tranh giao mùa được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: khứu giác,
thị giác, cảm giác;


<i> - Những hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng </i>


<i>chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình, vẫn cịn, đã vơi, bắt đầu, vội vã; </i>


- Phép tu từ: nhân hóa, ẩn dụ,...


<i> Ngồi ra thí sính cịn có thể phát hiện thêm: nhịp thơ; phép đối (Sông được lúc </i>


<i>dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã); cách sử dụng từ ngữ của tác giả mới lạ, độc </i>



đáo.


4 Đánh giá:


- Với hình ảnh tự nhiên, giàu sức gợi, cùng với nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tài
<i>tình, Sang thu là bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa được nhà thơ cảm nhận </i>
thật tinh tế và thấm đẫm chất suy tư.


<i> - Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu mang dấu ấn riêng của </i>
mình vào chùm thơ về mùa thu.


- Ta có thể cảm nhận được niềm khát khao cuộc sống yên bình và tình yêu
thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. Bài thơ mang lại sự rung cảm sâu sắc trong
lòng người đọc,…


0,5đ


<i>Lưu ý: </i>


- Trong q trình phân tích, thí sinh khơng được tách rời nội dung và nghệ
thuật của bài thơ. Nếu phân tích nội dung trước, sau đó nói qua về nghệ thuật
thì tối đa cả câu chỉ được 2,0 điểm. Trong q trình phân tích, thí sinh cần làm
rõ luận đề.


- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
Khuyến khích những bài viết sáng tạo.


TỔNG


ĐIỂM Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10


(Bảng mơ tả các tiêu chí của đề thi)


Năm học: 2016-2017


MÔN: NGỮ VĂN


Mức độ


Chủ đề


Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ
cao


Cộng


I. Đọc hiểu:


<i>Những ngôi </i>
<i>sao xa xôi – </i>


Lê Minh
Khuê


- Phương
thức biểu
đạt chính.


- Tìm


những câu


có sử dụng
yếu tố
miêu tả.
- Xác định
người trần
thuật


- Tác dụng
của việc
chọn ngôi
kể.


- Nhận xét
cách sử
dụng câu văn
trong đoạn
trích


- Tác dụng
của việc sử
dụng những
câu văn đó.
Số câu: 4


Tỉ lệ: 30%


<i>2,5 </i>
<i>1,5 điểm = </i>


<i>15%</i>



<i>1,5 </i>
<i>1,5 điểm = </i>


<i>15%</i>


II. Làm
văn:
- Nghị luận
xã hội


Nhận biết
dạng đề
(xác định
đúng vấn
đề cần nghị
luận).


Nắm được
bố cục 3
phần: nhiệm
vụ của từng
phần (Mở
bài, Thân
bài, Kết bài)


Vận dụng những kiến
thức, kĩ năng để lập
dàn bài (tìm luận
điểm, luận cứ)



Vận dụng những
kiến thức, kĩ năng
để viết thành bài
văn nghị luận về
một vấn đề tư
tưởng, đạo lí (trên
cơ sở dàn ý vừa tìm
được; sử dụng các
yếu tố liên kết, các
thao tác lập luận để
triển khai các luận
điểm,...).


Số câu: 1


Tỉ lệ: 30% <i>0,5 điểm = </i>


<i>5%</i>


<i>0,5 điểm = </i>
<i>5%</i>


<i>0,5 điểm = 5% </i> <i>1,5 điểm = 15%</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Nghị luận


văn học Nhận biết <sub>dạng </sub> <sub>đề </sub>
(xác định
đúng vấn


đề cần nghị
luận).


Nắm được
bố cục 3
phần: nhiệm
vụ của từng
phần (Mở
bài, Thân
bài, Kết bài)


Vận dụng những kiến
thức, kĩ năng để lập
dàn bài (tìm luận
điểm, luận cứ)


Vận dụng những
kiến thức, kĩ năng
để viết thành bài
văn nghị luận về
một vấn đề văn học
(trên cơ sở dàn ý
vừa tìm được; sử
dụng các yếu tố liên
kết, các thao tác lập
luận để triển khai
các luận điểm,...).
Số câu: 1


Tỉ lệ: 40% <i>1,0 điểm = </i>



<i>10%</i>


<i>1,0 điểm = </i>
<i>10%</i>


<i>0,5 điểm = 5% </i> <i>1,5 điểm = 15%</i>


<i>1 câu </i>


Tổng cộng <i>2,5 câu </i>


<i>3,0 điểm = </i>
<i>30%</i>


<i>1,5 câu</i>
<i>3,0 điểm = </i>


<i>30%</i>


<i>1,0 điểm = 10%</i>


<i>2,0 câu </i>
<i>3,0 điểm = 30% </i>


6


</div>

<!--links-->

×