Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

cuoc thi tim hieu binh dang gi7oi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.05 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CUỘC THI TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH , PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Họ và tên : Nguyễn Hoàng Thanh Chức vụ : Giáo viên dạy lớp Số điện thoại : 0915713139 Đơn vị : Trường Tiểu Học Mỹ Phước Câu 1 : Điều 5 luật bình đẳng giới có 9 thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới * Giới : chỉ đặc điểm , vị trí , vai trò của nam và nữ trong tất cả mối quan hệ xa hội * Giới tính : chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ . * Bình đẳng giới : Là việc nam , nữ có vai trò ngang nhau , được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển cộng đồng , cùa gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó . * Định kiến giới : là nhận thức , thái độ và đánh giá chênh lệch , tiêu cực về đặc điểm , vị trí , vai trò và năng lực của nam và nữ . * Phân biệt đối xử về giới : là việc hạn chế , loại trừ , không công nhận hoặc không coi trọng vai trò , vị trí nam và nữ , gây bất bình giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xa hội và gia đình . * Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới : Là biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới thực chất , do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch giữa nam và nữ về vị trí , vai trò , điều kiện , cơ hội phát triển năng lực và thụ hưởng thành quả cùa sự phát triển mà việc áp dụng quy định như nhaugiữa nam và nữ không làm giảm sự chênh lệch này .Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đạt được . * Lồng ghép bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật :là biệnpháp nhằm thực hiện muc6 tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới .Dự báo tác động của văn bản ,trách nhiệm , nguồn lực để giải quyết vấn đề trong các quan hệ xa hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh * Hoạt động bình đẳng giới : là hoạt động do cơ quan tổ chức , gia đình và cá nhân thực hiện nhằm mục tiêu bình đẳng giới . * Chỉ số phát triển (GPI): là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới , được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình , trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ Ví dụ về định kiến giới : trong gia đình Việt Nam nhất là gia đình nhiều thế hệ ; Tam đại đồng đương , tứ đại đồng đường , niềm mong muốn lớn nhất các bà là mong có cháu trai để nối dõi tong đường , dù khó khăn cách mấy chị vợ vẫn phải chịu mang thailần thứ ba , bởi lẻ định kiến “nữ sinh ngoại tộc” vẫn còn ảnh hưởng trong tư duy các bà thuộc thế hệ trước .Định kiến con trai nối dõi tông đường , làm rạng danh dòng họ vẫn còn trong xa hội . Diều này gây nên áp luật nặng nề cho các gia đình và định kiến về giới còn ảnh hưởng đến bao thế hệ trong đại gia đình Việt Nam . Câu 2 : Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất , do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Quốc hội , ủy ban thường vụ Quốc Hội , chính phủ ) ban hành trong trường hợp có sự chânh lệch lớn giữa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5 :Câu chuyện thực tế có tấm gương cá nhân gây ấn ượng trong việc bình đẳng giới : Thực tế người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam Qua câu chuyện của cặp vợ chồng người Thụy Điển làm tại Việt Nam để thấy thế nào là công việc có liên quan đến phân chia công việc về giới. Cặp vợ chồng này đang làm việc tại Hà Nội, cùng đi làm và có hai người con nhưng anh chồng làm gần như hết công việc tại gia đình như nấu ăn và chăm sóc con, anh cho biết do là công việc yêu thích của anh. Việc chăm sóc con cái và công việc trong gia đình không biết phải là bình đẳng giới hay không nhưng theo anh chăm sóc con cái giúp anh được gần gũi con nhiều hơn, không những anh nghĩ thế mà bạn bè xung quanh gia đình anh cũng nghĩ vậy. Anh còn cho biết thêm dù hiện tại ở Việt Nam hay trước kia ở Thụy Điển thì việc nấu ăn và chăm sóc con cái không có gì thay đổi, hàng ngày đi mua sắm, tắm cho con, đọc sách cho con. Anh làm tất cả các công việc mà người mẹ, người vợ có thể làm cho con của mình. Vợ anh cho biết thêm bởi vì họ đa lớn lên như thế, công việc gia đình là của cả hai vợ chồng, vì thế cả hai đều có trách nhiệm chung cho gia đình. Cô cho biết thêm khi còn nhỏ trong gia đình cả con trai và con gái đều được giáo dục làm việc nhà không có phân biệt giữa nam và nữ trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Rõ ràng khi nói bình đẳng giới tuy đa không còn là mới mẻ nữa thậm chí luật pháp Việt Nam cũng đa ban hành Luật Bình Đẳng Giới. Nhưng thực tế xung quanh chúng ta và không riêng tại Việt Nam vẫn còn đó những sự kiện và hình ảnh về bất bình đẳng giới hay thậm chí còn mang tính bạo lực hơn nữa là những trường hợp bạo hành gia đình. Để bình đẳng giới thực chất và đi vào thực tế cuộc sống không phải đòi hỏi nam phải như nữ và ngược lại nữ phải như nam, nếu nói như thế thì đó là bình đẳng về giới tính tức là về mặt sinh học giữa nam và nữ, mà điều đó thì hoàn toàn không thể được. Do đó, bình đẳng theo nghĩa xa hội và phát triển là phải trao nhiều cơ hội cho phụ nữ tức là bình đẳng về cơ hội về việc làm, cơ hội học tập, giải trí, và một điều rất quan trọng là chính người nam cũng phải tự mình tạo cơ hội phá vỡ định kiến về giới liên quan đến việc phân chia công việc cho dù đó là công việc trong gia đình hay ngoài xa hội. Có như thế thì phụ nữ sẽ bớt đi vai trò tái tạo sức lao động như làm việc nhà và chăm sóc gia đình và tăng lên vai trò sản xuất – sinh kế tạo thu nhập thêm cho gia đình và tăng thêm vai trò cộng đồng tức là có thời gian học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống gia đình và xa hội..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 6: Trách nhiệm của bản thân và đơn vị công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới Bình đẳng giới là mục tiêu của đa số quốc gia, với đặc thù một nước đang phát triển, tiến lên chủ nghĩa xa hội, vấn đề bình đẳng giới càng được chú trọng ở Việt Nam. Điều 4 Luật bình đẳng giới xác định mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam là "Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xa hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất cho nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xa hội". Mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân hiểu đúng, hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới và bình đẳng giới đa được quy định tại Chương IX Luật bình đẳng giới, Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới và Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Với mỗi nữ giáo viên, gia đình và nhà trường là hai môi trường có tác động mạnh nhất đối với họ. Chất lượng cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của nữ giáo viên. Chính vì lẽ đó, nhà trường, đặc biệt là công đoàn và ban nữ công phải luôn gần gũi, quan tâm đến đời sống của các chị em để kịp thời giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Để làm được điều đó, bên cạnh chuyên môn, các cán bộ công đoàn và ban nữ công còn rất cần có sự nhạy bén, tế nhị và thực sự cảm thông vì việc riêng của mỗi gia đình thường là vấn đề khá nhạy cảm, vì thế chị em phụ nữ hay có tâm lý không muốn "vạch áo cho người xem lưng". Vậy phải làm gì để công đoàn thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là nơi mà mỗi nữ cán bộ giáo viên có thể tin tưởng và tìm thấy ở đó những giải pháp khả thi nhất để giải quyết vướng mắc gặp phải. Cụ thể với vấn đề bình đẳng giới, công đoàn và ban nữ công nhà trường có vai trò trách nhiệm gì đối với mục tiêu bình đẳng giới với công chức, viên chức nhà trường? Vai trò đầu tiên phải kể đến là tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các giáo viên nhà trường trong việc thực hiện bình đẳng giới. Để làm được điều này, mỗi đơn vị trường học phải cử các cán bộ công đoàn, ban nữ công nhà trường tham gia học tập các lớp bồi dưỡng trình độ và kỹ năng thực hiện bình đẳng giới có sự giảng dạy của các chuyên gia, cán bộ hội phụ nữ có nghiệp vụ, do Hội phụ nữ các cấp tổ chức. Giúp họ nắm được kiến thức và các quy định pháp luật về vấn đề bình đẳng giới để từ đó, những cán bộ này sẽ trực tiếp về tại cơ sở mình tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi các vần đề bình đẳng giới, trang bị cho giáo viên trong nhà trường các thông tin, kiến thức và tài liệu về giới, giải thích và vận động các giáo viên thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thực hiện chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Tại mỗi đơn vị trường học, công đoàn nên đứng ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho công chức và viên chức trong nhà trường; lồng ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới trong các buổi mít tinh, hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 8/3; 20/10; ngày gia đình Việt Nam... Vai trò thứ hai là tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Với đặc thù là tại các trường học phổ thông, đặc biệt là tiểu học và trung học cơ sở; giáo viên đa phần là nữ nên việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ này là hết sức quan trọng. Trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ luôn phải đứng trước rào cản về tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu, các đức ông chồng thường có xu hướng đẩy hết trách nhiệm công việc gia đình và chăm sóc con cái cho vợ, nên phụ nữ ngoài giờ hành chính hầu như không được tham gia vào bất kỳ hoạt động xa hội nào khác. Chính vì lẽ đó, công đoàn và ban nữ công phải tổ chức những hoạt động giành riêng cho nữ giới như hội thi thể dục, thể thao, hội thi văn nghệ giành cho giáo viên nữ để từ đó nâng cao vị thế cho người phụ nữ. Mặt khác, các cán bộ công đoàn, ban nữ công cũng phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người chồng và gia đình bên chồng của giáo viên về vần đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, thiết lập quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa hai vợ chồng để người chồng có thể chia sẻ gánh nặng công việc cùng vợ. Đồng thời cũng phải có hình thức răn đe, cứng rắn đối với những người chồng thường sử dụng bạo lực gia đình, vận động và giúp đỡ họ hiểu và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Cùng với đó, các cán bộ công đoàn cũng cần phải tuyên truyền vận động xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới. Vai trò thứ ba của công đoàn và ban nữ công là tham gia giám sát việc thực hiện bình đẳng giới đối với công chức và viên chức trong nhà trường. Để làm được điều này cần sự tận tâm thật sự của các cán bộ công đoàn, họ cần gần gũi tìm hiểu và biết được hoàn cảnh từng giáo viên, để từ đó có sự quan tâm, giám sát việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới ở những gia đình nếu có sự bất bình đẳng giới để từ đó kịp thời ngăn chặn và giúp đỡ họ thực hiện đúng và đủ vần đề này.Vai trò cơ bản cuối cùng là việc thực hiện phản biện xa hội đối với những chính sách và pháp luật về bình đẳng giới khi áp dụng tại đơn vị mình. Đó là việc các cán bộ công đoàn và ban nữ công khi áp dụng các chính sách và pháp luật tại đơn vị mình, xem xét những điểm bất hợp lý có thể tồn tại, để từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích lý lẽ có căn cứ khoa học và thực tiễn làm rõ bản chất của vấn đề chính sách pháp luật theo quan điểm giới và đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng những quy phạm pháp lụât về bình đẳng giới và tính khả thi cao. Việc phản biện này sẽ được thiết kế.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thành văn bản để gửi lên Hội phụ nữ các cấp và từ đó chuyển lên ban soạn thảo nhằm hoàn thiện và tăng tính khả thi khi áp dụng pháp luật bình đẳng giới trong thực tiễn cuộc sống. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vài trò của mình, từ thực tiễn công đoàn và ban nữ công nhà trường và kinh nghiệm của bản thân thì chúng tôi vẫn còn gặp không ít khó khăn: Thứ nhất, là tâm lý chị em giáo viên thường không muốn nhờ sự giúp đỡ của tập thể để giải quyết việc riêng trong gia đình. Dù có thể thấy rất rõ sự bất bình đẳng về giới song họ sẽ im lặng nếu còn có thể chịu đựng được. Khó khăn thứ hai chúng tôi gặp phải là việc ngay bản thân cán bộ công đoàn cũng chưa nắm vững kiến thức về giới và bình đẳng giới, vì chưa được bồi dưỡng chuyên sâu, lượng tài liệu và chi phí hoạt động còn hạn chế. Khó khăn thứ ba là vần đề thiếu kinh phí để duy trì liên tục và trên diện rộng các hoạt động để tăng cường thực hiện bình đẳng giới cũng như để phụ cấp thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động này.. Từ những trao đổi trên, tôi xin trình bày một số kiến nghị của công đoàn đơn vị mình cũng như bản thân tôi như sau: Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới", các bản tin pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tờ gấp như: "Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xa hội và gia đình", "Hay hành động vì bình đẳng giới". Xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức hoạt động và phụ cấp cho cán bộ công đoàn, ban nữ công để có thể thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Để có sự bình đẳng giới thực chất thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó, một lòng thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình. Chúng ta, những người đang ngày ngày cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng người" cao cả, chúng ta hay giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn trẻ em cho chính học sinh của mình, để xây dựng một xa hội trong thế hệ tương lai thực sự bình đẳng giới. Mỹ Phước , ngày 27 tháng 09 năm 2012. Nguyễn Hoàng Thanh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TÌM HIỂU VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Câu hỏi 1: Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Nêu chính sách và nội dung quản lí Nhà nước về Bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ X ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 * Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm: 1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xa hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. 2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. 3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. 5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xa hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước. * Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới 1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. 3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. 5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới. 6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. 7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới. 8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới. Câu hỏi 2: Luật Bình đẳng giới quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đinh? Nội dung của những lĩnh vực đó? - Luật Bình đẳng giới quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế; Lao đông; Giáo dục và đào tao; Khoa học và công nghệ; Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; Y tế và thực hiện bình đẳng giới gia đình. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xa hội. 2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lanh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xa hội, tổ chức chính trị xa hội - nghề nghiệp, tổ chức xa hội, tổ chức xa hội nghề nghiệp. 4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lanh đạo của cơ quan, tổ chức. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. 2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đai về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xa hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. 2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. 3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. 5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. 2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. * Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. 2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xa hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. * Bình đẳng giới trong gia đình 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Câu hỏi 3: Mục tiêu của Bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới? Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình? * Mục tiêu bình đẳng giới Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xa hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xa hội và gia đình * Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này. 2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đa đạt được. * Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế 1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lanh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xa hội, tổ chức chính trị xa hội - nghề nghiệp, tổ chức xa hội, tổ chức xa hội - nghề nghiệp vì định kiến giới; b)Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lanh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 2. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> a) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ. 4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới. 5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm: a) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ;.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> b) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ. 6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm: a) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; b) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; c) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. 7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi. * Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình 1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính. 2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới. 3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính. 4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính. 5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu hỏi 4: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới? * Trách nhiệm của Chính phủ 1. Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. 2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. 3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. 4. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. 5. Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước. 6. Phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới. * Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới 1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. 2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. 3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 4. Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. 5. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới. * Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây: 1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; 2. Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; 3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới. * Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương. 2. Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền. 3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương. 4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới. 5. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương. * Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức. 3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. 4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. * Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này. 2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lanh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị. 4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện phản biện xa hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. * Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình 1. Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xa hội có trách nhiệm sau đây: a) Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi; b) Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới. 2. Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xa hội có trách nhiệm sau đây: a) Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm;.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> b) Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xa hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; d) Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; đ) Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xa hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình. * Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình 1. Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này có trách nhiệm sau đây: a) Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng; b) Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; c) Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình. 2. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây: a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động; b) Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; c) Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới; d) Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới;.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đ) Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; e) Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con. Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động quy định tại khoản này. * Trách nhiệm của gia đình 1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. 2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình. 3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. 4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. * Trách nhiệm của công dân Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây: 1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; 2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; 3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; 4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> CÂU 5 : Câu chuyện thực tế xung quanh có tấm gương cá nhân gây ấn tượng trong việc bình đẳng giới :. Chuyện anh trưởng ấp giặt đồ cho gia đình Tôi có dịp được xem đoạn phim tại ấp Bắc tại huyện Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, anh Sơn được xem là người đầu tiên trong ấp đem đồ ra bờ sông để giặt mà không chỉ giặt đồ cho anh mà cho cả gia đình anh nữa. Theo câu chuyện trên đoạn video đó, lần đầu tiên anh rất ngại, mỗi lần đi giặt đồ như thế anh thường làm lén lén có thể đi vào sáng sớm tinh mơ hoặc vào lúc trưa mọi người không ai để ý vì rất ngại và rất mắc cỡ vì sợ mọi người nhìn thấy. Anh cho biết về quá trình trở thành người đàn ông đầu tiên trong ấp giặt đồ cho gia đình như sau: “Trước khi anh chưa giặt đồ cho gia đình thì một mình vợ anh là người phải đảm đương hết tất cả công việc gọi là nội trợ trong gia đình chẳng hạn như: phải thức sớm giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp trong nhà, chở con đi học, dạy con học… và làm suốt đến tối khi đi ngủ với công việc nhà. Điều trớ trêu là anh xem tất cả công việc đó mặc nhiên là của người phụ nữ. Còn người chồng chỉ làm việc ngoài đồng và chiều về chỉ việc đi chơi và lai rai vài ly rượu với mấy anh em hàng xóm thôi. Nhiệm vụ của chồng và vợ khác nhau. Nhưng từ lúc vợ anh tham gia hội phụ nữ, được đi đây đi đó, học hỏi thêm kiến thức kinh nghiệm, từ năm 2008 khi anh Sơn tham gia vào dự án tuyên truyền bình đẳng giới và phòng chống thiên tai tại địa phương với vai trò là tình nguyện viên tuyên truyền về bình đằng giới, phòng chống thiên tai. Được đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức về giới và các kiến thức liên quan đến dự án và đời sống.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> hàng ngày nên mỗi khi về nhà thấy vợ nấu ăn cũng phụ tiếp và chia sẽ công việc với nhau không còn phân biệt công việc nặng nhẹ gì hết, cùng vợ cùng chồng làm cùng nhau tốt hơn và đỡ mất thời gian. Và anh cho biết nhờ có vợ chồng cùng phụ như thế thì có thời gian rảnh rỗi hơn nên tâm sự về chăm sóc con cái và về công việc, có thời gian tham gia công tác xa hội bên ngoài. Điều quan trọng hơn nữa là chị có thời gian học thêm tin học và một số chuyên môn khác không chỉ phục vụ cho công việc mà cho cả gia đình. Anh Sơn còn đi nói chuyện với mấy ông bạn nhậu về bình đẳng giới từ những kinh nghiệm thực tế của gia đình anh và những hình ảnh từ các gia đình khác đa thực hiện bình đẳng giới từ sự thay đổi định kiến, từ người đàn ông cụ thể như trường hợp anh Sơn là trưởng ấp mà đi giặt đồ cho vợ. Lúc đầu thì sợ mọi người cười, nhưng anh Sơn chẳng sợ đều đó và anh đa phá bỏ được định kiến về phân chia công việc theo giới để phụ tiếp công việc của vợ và gia đình. Từ đó vợ chồng anh Sơn là cặp vợ chồng đi đầu trong phong trào bình đẳng giới tại địa phương và anh Sơn là người đầu tiên tại Ấp làm công việc mà định kiến xa hội thường cho là của phụ nữ tại ấp mình..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Điều quan trọng nhất anh rút ra được kinh nghiệm là sau một thời gian làm việc như thế vợ chồng anh cảm thấy được vui vẻ hơn và có thời gian trao đổi bàn bạc với nhau nhiều hơn những công việc trong gia đình có thời gian bên nhau nhiều hơn và có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái được tốt hơn.. Chuyện ông Giáo Sư Bên Phillippines Năm 2005 có cơ hội được học tập tại Philippines, sinh viên Việt Nam và các nước khác ngoài người Phi học tại Asian Social Institute đều biết ông Phó hiệu trưởng của trường và là người chủ tịch của hiệp hội các.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> trường đại học công giáo tại Manila, mỗi lần đến dịp sinh nhật của vợ, ông ta đều mời sinh viên nước ngoài đang học tại trường về nhà ông để tổ chức sinh nhật. Điều đặc biệt là trong buổi tiệc đó tất cả những món ăn trong buổi tiệc sinh nhật đều do chính tay ông chuẩn bị và nấu nướng. Điều đặc biệt hơn sau mỗi buổi tiệc chính ông tự dọn dẹp và rửa chén, dĩa. Vừa rửa chén dĩa vừa cười nói rất vui vẻ trong khi vợ ông và sinh viên của ông thì ngồi trò chuyện, hát karaoke nhảy múa… Qua trò chuyện với ông về vấn đề công việc nhà, ông còn cho biết thêm công việc rửa chén giặt đồ ở nhà thì không kể vợ chồng, con cái ai cảm thấy có thời gian thì làm không có phân biệt gì cả vì ai cũng phải làm việc. Đây là công việc rất bình thường và nhiều người đàn ông Philippines đều làm như thế.. Câu chuyện vì sao phụ nữ khóc Chuyện kể rằng một em bé thấy mẹ đang ngồi khóc bé liền chạy đến mẹ và hỏi sao mẹ lại khóc. Người mẹ trả lời vì mẹ là phụ nữ, khi lớn lên con sẽ biết. Em bé không thỏa man với câu trả lời của mẹ nên tiếp tục chạy đến ba và hỏi tại sao mẹ lại khóc, ba bé trả lời tất cả phụ nữ đều như vậy. Vì sao phụ nữ khóc từ đó làm em bé trăn trở cho đến khi em bé trở thành một chàng trai nhưng cũng không hiểu tại sao phụ nữ khóc. Thế là anh tìm đến một nhà Hiền triết. Và chàng trai hỏi nhà Hiền triết, thưa thầy tại sao phụ nữ khóc? Nhà hiền triết trả lời cho chàng trai như sau. Thượng đế tạo ra người phụ nữ rất đặc sắc, Người làm cho đôi vai họ cứng cáp để che chở cho thế giới, đôi tay họ mát lành để che chở sự yêu thương, và Người cho họ một sức mạnh tiềm ẩn để mang nặng đẻ đau, Người cho họ một sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc cả gia đình, người thân, bạn bè, người cho họ tình cảm để họ yêu thương con cái trong một hoàn cảnh.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> trên đời, ngay cả những lúc con cái họ gây cho họ đau khổ, Người cho họ sức mạnh để chăm sóc người chồng của họ, người cho họ sự khôn ngoan để cho biết rằng người chồng tốt sẽ không bao giờ làm tổn thương vợ mình và cô ta luôn thấp thoáng sau mỗi thành công của người chồng. Và cuối cùng nhà Hiền triết cho biết để làm được điều đó thì họ cũng cho họ giọt nước mắt phải rơi để sử dụng bất cứ lúc nào và đó cũng là điểm yếu nhất của họ… Như vậy, theo nhà Hiền triết thì thượng đế đa tạo ra người phụ nữ với quá nhiều nhiệm vụ đại loại như họ vừa “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu đổi thành trường hợp khi em bé thấy người đàn ông khóc thì không biết nhà Hiền triết sẽ trả lời ra sao? Có lẽ những câu trả lời là do họ gà trống nuôi con, có thể do họ bị thất bại trong công việc và cũng có thể do họ thất tình, hay vì một lý do nào thầm kín khác. Hay là do đảm nhận nhiều công việc như người phụ nữ. Chắc chắn là điều đó sẽ khó xảy ra vì lấy cụ thể về trường hợp của phụ nữ tại nông thôn Việt Nam có thống kê như sau: 75% phụ nữ làm việc 14 giờ/ngày, thu nhập ít hơn nam từ 20 - 40%... Công việc nhiều như thế và thu nhập lại kém như thế nên lúc nào phụ nữ cũng khóc và phụ nữ nào cũng như vậy theo như lời của người ba nói với người con.. Nhìn ra một vòng các nước khác Theo nghiên cứu của trường đại học tại Anh Quốc thì “Đàn ông sắp mất vai trò trụ cột của gia đình”. Nghiên cứu này cho biết như sau: Phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 22 – 29 tuổi đang được trả lương trung bình nhiều hơn nam giới. Trung bình một giờ tiền lương theo giờ của phụ nữ là hơn 10 bảng Anh một giờ và với nam giới chỉ dưới 10 bảng một giờ. Một.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> cuộc điều tra từ Viện Quản lý Chartered nhận thấy, phụ nữ trong độ tuổi 20 bây giờ đa được trả nhiều hơn nam giới khi cùng làm công việc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lương của phụ nữ trong năm tăng lên 2,4% so với 2,1% đối với nam giới. Mary Curnock Cook, Giám đốc điều hành của các trường Đại học và Cao đẳng Admission Service cho biết, tại cùng một nơi làm việc, cùng công việc thì hiệu quả công việc của phụ nữ cao hơn nam giới. Điều này có nghĩa là có sự đảo ngược vai trò, với nhiều phụ nữ đi ra ngoài để làm việc trong khi các đối tác của họ ở nhà để tận dụng tìm kiếm thu nhập cao hơn, Cook tin tưởng. “Đối với tôi đây là một điểm đặc biệt thú vị bởi vì nếu ở giữa tuổi hai mươi phụ nữ kiếm được nhiều hơn nam giới, điều này chứng minh khả năng của phụ nữ, họ có thu nhập cao trong gia đình, họ phải làm việc cả ngày, còn cánh đàn ông phải dành một phần thời gian chăm sóc con cái". (Daily Mail dẫn lời Mary Curnock Cook)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Và thực tế người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam Qua câu chuyện của cặp vợ chồng người Thụy Điển làm tại Việt Nam để thấy thế nào là công việc có liên quan đến phân chia công việc về giới. Cặp vợ chồng này đang làm việc tại Hà Nội, cùng đi làm và có hai người con nhưng anh chồng làm gần như hết công việc tại gia đình như nấu ăn và chăm sóc con, anh cho biết do là công việc yêu thích của anh. Việc chăm sóc con cái và công việc trong gia đình không biết phải là bình đẳng giới hay không nhưng theo anh chăm sóc con cái giúp anh được gần gũi con nhiều hơn, không những anh nghĩ thế mà bạn bè xung quanh gia đình anh cũng nghĩ vậy. Anh còn cho biết thêm dù hiện tại ở Việt Nam hay trước kia ở Thụy Điển thì việc nấu ăn và chăm sóc con cái không có gì.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> thay đổi, hàng ngày đi mua sắm, tắm cho con, đọc sách cho con. Anh làm tất cả các công việc mà người mẹ, người vợ có thể làm cho con của mình. Vợ anh cho biết thêm bởi vì họ đa lớn lên như thế, công việc gia đình là của cả hai vợ chồng, vì thế cả hai đều có trách nhiệm chung cho gia đình. Cô cho biết thêm khi còn nhỏ trong gia đình cả con trai và con gái đều được giáo dục làm việc nhà không có phân biệt giữa nam và nữ trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Rõ ràng khi nói bình đẳng giới tuy đa không còn là mới mẻ nữa thậm chí luật pháp Việt Nam cũng đa ban hành Luật Bình Đẳng Giới. Nhưng thực tế xung quanh chúng ta và không riêng tại Việt Nam vẫn còn đó những sự kiện và hình ảnh về bất bình đẳng giới hay thậm chí còn mang tính bạo lực hơn nữa là những trường hợp bạo hành gia đình. Để bình đẳng giới thực chất và đi vào thực tế cuộc sống không phải đòi hỏi nam phải như nữ và ngược lại nữ phải như nam, nếu nói như thế thì đó là bình đẳng về giới tính tức là về mặt sinh học giữa nam và nữ, mà điều đó thì hoàn toàn không thể được. Do đó, bình đẳng theo nghĩa xa hội và phát triển là phải trao nhiều cơ hội cho phụ nữ tức là bình đẳng về cơ hội về việc làm, cơ hội học tập, giải trí, và một điều rất quan trọng là chính người nam cũng phải tự mình tạo cơ hội phá vỡ định kiến về giới liên quan đến việc phân chia công việc cho dù đó là công việc trong gia đình hay ngoài xa hội. Có như thế thì phụ nữ sẽ bớt đi vai trò tái tạo sức lao động như làm việc nhà và chăm sóc gia đình và tăng lên vai trò sản xuất – sinh kế tạo thu nhập thêm cho gia đình và tăng thêm vai trò cộng đồng tức là có thời gian học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống gia đình và xa hội. Câu 6: Trách nhiệm của bản thân và đơn vị công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới Bình đẳng giới là mục tiêu của đa số quốc gia, với đặc thù một nước đang phát triển, tiến lên chủ nghĩa xa hội, vấn đề bình đẳng giới càng được chú trọng ở Việt Nam. Điều 4 Luật bình đẳng giới xác định mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam là "Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho nam và nữ trong phát triển kinh tế.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - xa hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất cho nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xa hội". Mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân hiểu đúng, hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới và bình đẳng giới đa được quy định tại Chương IX Luật bình đẳng giới, Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới và Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Với mỗi nữ giáo viên, gia đình và nhà trường là hai môi trường có tác động mạnh nhất đối với họ. Chất lượng cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của nữ giáo viên. Chính vì lẽ đó, nhà trường, đặc biệt là công đoàn và ban nữ công phải luôn gần gũi, quan tâm đến đời sống của các chị em để kịp thời giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Để làm được điều đó, bên cạnh chuyên môn, các cán bộ công đoàn và ban nữ công còn rất cần có sự nhạy bén, tế nhị và thực sự cảm thông vì việc riêng của mỗi gia đình thường là vấn đề khá nhạy cảm, vì thế chị em phụ nữ hay có tâm lý không muốn "vạch áo cho người xem lưng". Vậy phải làm gì để công đoàn thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là nơi mà mỗi nữ cán bộ giáo viên có thể tin tưởng và tìm thấy ở đó những giải pháp khả thi nhất để giải quyết vướng mắc gặp phải. Cụ thể với vấn đề bình đẳng giới, công đoàn và ban nữ công nhà trường có vai trò trách nhiệm gì đối với mục tiêu bình đẳng giới với công chức, viên chức nhà trường? Vai trò đầu tiên phải kể đến là tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các giáo viên nhà trường trong việc thực hiện bình đẳng giới. Để làm được điều này, mỗi đơn vị trường học phải cử các cán bộ công đoàn, ban nữ công nhà trường tham gia học tập các lớp bồi dưỡng trình độ và kỹ năng thực hiện bình đẳng giới có sự giảng dạy của các chuyên gia, cán bộ hội phụ nữ có nghiệp vụ, do Hội phụ nữ các cấp tổ chức. Giúp họ nắm được kiến thức và các quy định pháp luật về vấn đề bình đẳng giới để từ đó, những cán bộ này sẽ trực tiếp về tại cơ sở mình tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi các vần đề bình đẳng giới, trang bị cho giáo viên trong nhà trường các thông tin, kiến thức và tài liệu về giới, giải thích và vận động các giáo viên thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Tại mỗi đơn vị trường học, công đoàn nên đứng ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho công chức và viên chức trong nhà trường; lồng ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới trong.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> các buổi mít tinh, hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 8/3; 20/10; ngày gia đình Việt Nam... Vai trò thứ hai là tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Với đặc thù là tại các trường học phổ thông, đặc biệt là tiểu học và trung học cơ sở; giáo viên đa phần là nữ nên việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ này là hết sức quan trọng. Trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ luôn phải đứng trước rào cản về tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu, các đức ông chồng thường có xu hướng đẩy hết trách nhiệm công việc gia đình và chăm sóc con cái cho vợ, nên phụ nữ ngoài giờ hành chính hầu như không được tham gia vào bất kỳ hoạt động xa hội nào khác. Chính vì lẽ đó, công đoàn và ban nữ công phải tổ chức những hoạt động giành riêng cho nữ giới như hội thi thể dục, thể thao, hội thi văn nghệ giành cho giáo viên nữ để từ đó nâng cao vị thế cho người phụ nữ. Mặt khác, các cán bộ công đoàn, ban nữ công cũng phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người chồng và gia đình bên chồng của giáo viên về vần đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, thiết lập quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa hai vợ chồng để người chồng có thể chia sẻ gánh nặng công việc cùng vợ. Đồng thời cũng phải có hình thức răn đe, cứng rắn đối với những người chồng thường sử dụng bạo lực gia đình, vận động và giúp đỡ họ hiểu và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Cùng với đó, các cán bộ công đoàn cũng cần phải tuyên truyền vận động xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới. Vai trò thứ ba của công đoàn và ban nữ công là tham gia giám sát việc thực hiện bình đẳng giới đối với công chức và viên chức trong nhà trường. Để làm được điều này cần sự tận tâm thật sự của các cán bộ công đoàn, họ cần gần gũi tìm hiểu và biết được hoàn cảnh từng giáo viên, để từ đó có sự quan tâm, giám sát việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới ở những gia đình nếu có sự bất bình đẳng giới để từ đó kịp thời ngăn chặn và giúp đỡ họ thực hiện đúng và đủ vần đề này. Vai trò cơ bản cuối cùng là việc thực hiện phản biện xa hội đối với những chính sách và pháp luật về bình đẳng giới khi áp dụng tại đơn vị mình. Đó là việc các cán bộ công đoàn và ban nữ công khi áp dụng các chính sách và pháp luật tại đơn vị mình, xem xét những điểm bất hợp lý có thể tồn tại, để từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích lý lẽ có căn cứ khoa học và thực tiễn làm rõ bản chất của vấn đề chính sách pháp luật theo quan điểm giới và đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng những quy phạm pháp lụât về bình đẳng giới và tính khả thi cao. Việc phản.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> biện này sẽ được thiết kế thành văn bản để gửi lên Hội phụ nữ các cấp và từ đó chuyển lên ban soạn thảo nhằm hoàn thiện và tăng tính khả thi khi áp dụng pháp luật bình đẳng giới trong thực tiễn cuộc sống. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vài trò của mình, từ thực tiễn công đoàn và ban nữ công nhà trường và kinh nghiệm của bản thân thì chúng tôi vẫn còn gặp không ít khó khăn: Thứ nhất, là tâm lý chị em giáo viên thường không muốn nhờ sự giúp đỡ của tập thể để giải quyết việc riêng trong gia đình. Dù có thể thấy rất rõ sự bất bình đẳng về giới song họ sẽ im lặng nếu còn có thể chịu đựng được. Khó khăn thứ hai chúng tôi gặp phải là việc ngay bản thân cán bộ công đoàn cũng chưa nắm vững kiến thức về giới và bình đẳng giới, vì chưa được bồi dưỡng chuyên sâu, lượng tài liệu và chi phí hoạt động còn hạn chế. Khó khăn thứ ba là vần đề thiếu kinh phí để duy trì liên tục và trên diện rộng các hoạt động để tăng cường thực hiện bình đẳng giới cũng như để phụ cấp thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động này.. Từ những trao đổi trên, tôi xin trình bày một số kiến nghị của công đoàn đơn vị mình cũng như bản thân tôi như sau: Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới", các bản tin pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tờ gấp như: "Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xa hội và gia đình", "Hay hành động vì bình đẳng giới". Xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức hoạt động và phụ cấp cho cán bộ công đoàn, ban nữ công để có thể thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Để có sự bình đẳng giới thực chất thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó, một lòng thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình. Chúng ta, những người đang ngày ngày cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng người" cao cả, chúng ta hay giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn trẻ em cho chính học sinh của mình, để xây dựng một xa hội trong thế hệ tương lai thực sự bình đẳng giới. Mỹ Phước , ngày 27 tháng 09 năm 2012 Người viết.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nguyễn Hoàng Thanh.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

×