Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

bao cao thuy trieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ. ĐỀ TÀI Vai trò của thủy triều đối với vùng biển Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế GVGD: Th.S Lê Thị Thanh Hương SVTH: Tổ 2 – 08 SDL Đà Nẵng, 10/2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO A. Mở Đầu. B. Nội dung chính Các nhân tố ảnh hưởng đến thủy triều. I. Đặc điểm thủy triều vùng biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. II III. C. Vai trò của thủy triều đối với các hoạt động sản xuất. Kết luận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. MỞ ĐẦU. Thủy triều ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tất cả các ngành sản xuất. Việt Nam nằm ở phía tây Biển Đông, ven biển Việt Nam được đánh giá là tập trung nhiều nét đặc sắc và đa dạng về thủy triều. Vùng biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế do chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như vị trí địa lý, địa hình đáy biển, điều kiện thiên văn và một số nhân tố khác nên thủy triều diễn biến phức tạp. Đặc biệt cùng với những biến động của thời tiết thủy triều càng trở nên phức tạp hơn ảnh hưởng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủy triều. Tính chất, đặc điểm và diễn biến của thủy triều vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế chịu sự tác động của nhiều nhân tố: vị trí địa lý, địa hình đáy biển, điều kiện thiên văn và một số nhân tố khác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Địa hình đáy biển - Độ sâu đáy biển: phức tạp, tại một số nơi thuận lợi cho phát triển cộng hưởng của các sóng triều chính. - Kích thước, hình dạng vùng biển: có tác dụng hình thành hay thay đổi sóng triều và có ảnh hưởng nhất định đến diễn biến của sóng triều. - Ngoài ra, các dạng địa hình khác nhau như bán đảo, vũng vịnh, hải đảo cũng có tác dụng nhất định đến diễn biến của sóng triều..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Điều kiện thiên văn - Các thiên thể, nhất là mặt Trăng và Mặt Trời đã phát sinh lực hấp dẫn lên bờ mặt biển và gây ra các dao động sóng triều. - Ngoài sự truyền triều từ Thái Bình Dương vào, chủ yếu là sự hình thành và phát triển của các tâm truyền sóng ngay trong nội bộ biển..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Đặc điểm của thủy triều vùng biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế - Từ Thanh Hóa đến cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) chế độ nhật triều không đều, độ lớn triều tương đối lớn, nhân tố quan trọng nhất tác động mạnh mẽ đến thủy triều là vị trí địa lý cũng như địa hình đáy biển: một số địa hình thềm lục địa đã tạo điều kiện cho quá trình cộng hưởng của sóng triều khi triều vào đây và ngoài ra một số yếu tố khác như bão, gió mùa, cũng ảnh hưởng đến diễn biến của thủy triều góp phần làm cho diễn biến thủy triều càng phức tạp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế chế độ bán nhật triều không đều, quá trình cộng hưởng sóng triều yếu. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau nên quá trình và đặc điểm triều truyền vào trong cũng phức tạp. Sóng triều từ Thanh Hóa đến Quảng Bình độ lớn triều tương đối lớn từ 1,2 đến 2,5m, còn từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế là 0,6 đến 1m..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhân tố địa lý không kém phần quan trọng là địa hình vùng cửa sông. Do ở đây sông ngòi ngắn và dốc, diện tích lưu vực sông nhỏ nên ảnh hưởng của thủy triều không lớn. Ở vùng này mùa mưa trùng với mùa thu đông, nên nước lớn, mùa lũ lưu lượng nước sông lớn nên triều truyền vào yếu, nhất là vào các ngày hạ huyền, thượng huyền. Còn về mùa cạn nước sông nhỏ nên triều truyền vào sâu, nhất là vào ngày sóc, vọng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III. Vai trò của thủy triều đối với các hoạt động sản xuất..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. Vai trò của thủy triều đối với sản xuất nông nghiệp. a. Tác động tích cực Lợi dụng những ngày triều cường để dẫn nước vào ruộng, làm nguồn nước tưới cho cây trồng, hạn chế được sự kiệt nước vào mùa khô. Vào mùa lũ, nếu đỉnh lũ trùng với thời kì nước ròng, lũ rút nhanh, hạn chế ngập lụt ở các đồng bằng..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Song, do đặc điểm của đồng bằng nhỏ hẹp, đáy sông lại dốc nên ảnh hưởng của thủy triều đối với sản xuất nông nghiệp không lớn lắm..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> b. Tác động tiêu cực Vào mùa khô trùng với thời kì triều cường thủy triều có thể theo sông vào sâu trong đất liền mang theo 1 lượng muối không nhỏ từ biển vào gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng, nhất là các sông Bến Hải. Hơn nữa, đây là nơi chịu ảnh hưởng của bão, thủy triều khi kết hợp với bão là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, đặc biệt khi có bão kết hợp với thời kì triều cường thì mực nước nơi bão đổ bộ vào rất lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Thủy triều còn gây sụt lỡ bờ biển, ảnh hưởng đến diện tích canh tác cũng như đời sống của cư dân ven biển , ảnh hưởng các hệ sinh thái ven cửa sông…. Thủy triều dâng mang theo các chất độc hại ở ngoài biển (dầu, xác các sinh vật biển….) vào sông làm ô nhiễm nguồn nước sông..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Các sông ở Thanh Hóa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp; nhưng khi triều cường, các sông ở đây nhất là sông Mã, bị nhiễm mặn, nước sông dâng cao làm cho 2 bên bờ bị sụt lở, xói mòn, các hệ sinh thái ven cửa sông cũng bị ảnh hưởng….Điều này đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của vùng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Phá Tam Giang (Huế) chiều sâu vào mùa cạn 1-1.5m,ở cửa sông 4-6m, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, do vậy chịu ảnh hưởng rất lớn của thủy triều, đặc biệt là ở vùng cửa sông xảy ra hiện tượng xâm thực và xâm nhập mặn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bờ biển xã Hải Dương - Hương Trà -Thừa Thiên Huế bị nước biển ăn sâu 30m, kéo dài hơn 500m.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hai bờ sông Dinh (Quảng Bình) bị sạt lở nặng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Vai trò của thủy triều đối với ngư nghiệp - Lợi dụng thời gian triều cường, ngư dân ven biển sắp xếp thời gian ra khơi một cách thuận lợi cho việc đánh bắt xa bờ. - Vào những ngày triều cường, nước dâng cao, triều mạnh các loài tôm, cá….sẽ theo dòng nước vào trong các sông, đầm, phá thuận lợi cho việc đánh bắt..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Người dân vùng ven biển Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế đã lợi dụng lúc triều lên xuống để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở vùng bãi triều cũng như trong các đầm, vũng, kênh, rạch, phá….như: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Huế), vùng cửa sông: sông Gianh (Quảng Bình).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nuôi cá lồng ven biển.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hoạt động đánh bắt của ngư dân trên phá Tam Giang.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 3. Vai trò của thủy triều đối với nghề muối -. Ở đây có các yếu tố thuân lợi để. phát triển nghề làm muối. Các vùng ven biển có điều kiện hình thành các ruộng muối, độ mặn nước biển lớn, xa cửa sông, số giờ nắng cao người dân đã biết lợi dụng lúc thuỷ triều lên để lấy nước vào ruộng làm muối.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Làm muối ở Quỳnh Lưu- Nghệ An.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Làm muối ở xã Hộ Độ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh ..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Làm muối ở xã Quảng Phú huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4. Đối với xây dựng: Với việc xây dựng các công trình ven biển như cảng, cầu tàu, kho, bến bãi, hệ thống thoát nước, công việc nạo vét luồng lạch… thủy triều có vai trò không nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ảnh hưởng đối với việc thiết kế và xây dựng cảng: Căn cứ vào việc xác định mực nước cực trị xảy ra trong nhiều năm sẽ cho ra những thông số cụ thể trong việc xây dựng cảng. Xác định mực nước triều cao nhất trong chu kỳ 19 năm của Cửa Hội là 324cm và thấp nhất là -20cm. Ngoài ra ảnh hưởng của yếu tố khí tượng như bão, lũ, cũng như làm mực nước biển dâng cao ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng và hoạt động của các công trình..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Ảnh hưởng đến hoạt động cảng: việc xác định diễn biến và quy luật của thủy triều trong chu kỳ ngày và nhiều năm để xác định trọng tải tàu thuyền ra vào cảng. Đồng thời phải xác định thời gian ra vào của các loại tàu có trọng tải khác nhau. Đối với tàu có trọng tải lớn phải chờ lúc triều lên mới vào được cảng..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Tuy nhiên, thủy triều cũng gây khó khăn trong tiến trình thi công các công trình xây dựng, làm hư hại hay ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng các công trình.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 5. Đối với giao thông vận tải:. Thủy triều có vai trò không nhỏ đối với giao thông vận tải biển. Việc nắm được diễn biến thủy triều lên xuống từng nơi giúp cho tàu thuyền ra vào và cập cảng dễ dàng cũng như lựa chọn tuyến đi an toàn và thuận lợi hơn. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế chủ yếu nằm trong chế độ nhật triều không đều nên việc nắm diễn biến và quy luật hoạt động của triều ở đây có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều tiết giao thông vận tải trên biển..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bên cạnh đó, cũng chính do sự thay đổi thất thường trong chế độ triều (có ngày có 1 lần triều lên xuống, có ngày có 2 lần triều lên xuống) điều này gây trở ngại lớn cho tàu thuyền và các phương tiện khi đang lưu thông trên biển..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 6. Đối với quốc phòng: - Xây dựng các công trình quân sự: Lợi dụng mực nước thủy triều lên xuống để xây dựng lũy Đào Duy Từ nhằm bảo vệ thành Đồng Hới (Quảng Bình) - Trong lịch sử, ông cha ta đã biết lợi dụng thủy triều. lên xuống để đánh giặc cứu nước: Năm 1063, khi nước Chiêm Thành ra quấy nhiễu vùng biển Hoành Sơn hàng vạn quân ta đã lợi dụng sự lên xuống của thủy triều theo đường thủy tiến vào cửa biển Nhật Lệ và đã đánh bại quân Chiêm..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Một góc lũy Đào Duy Từ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> KẾT LUẬN Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên,nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của con người vùng ven biển.Đối với những quốc gia chịu tác động sâu sắc của biển như Việt Nam, tác động của thủy triều đến đời sống và sản xuất càng rõ nét. Đó không chỉ là những thuận lợi mà còn mang theo những khó khăn. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu và nắm vững được các quy luật của thủy triều để có thể tận dụng những lợi thế và hạn chế khó khăn mà thủy triều mang lại..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của cô và các bạn !....

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×