Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng mướp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.56 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng mướp

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Giống: Nên trồng các loại giống mới lai F1 của công ty Trang Nông hoặc
Đông Tây. Những giống mướp hiện nay chủ yếu là giống địa phương.
Thời vụ trồng: Mướp có thể trồng quanh năm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên,
trong mùa mưa mướp thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn trong mùa khô.
Chuẩn bị đất:
Mướp có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là loại
đất thịt nhiều mùn. Đất nên phơi ải trước khi xuống giống và nên dùng màng phủ
nylon để tránh cỏ dại và hạn chế sâu bệnh.
Cần luân canh với cây lúa hoặc cácloại rau khác, không nên trồng độc
canh mướp hoặc trồng liên tục với cây thuộc họ dưa, bầu bí để tránh sâu bệnh tích
lũy.
Khoảng cách trồng:
-Lên liếp rộng khoảng 0,5m, cao 20-25cm (mùa mưa lên liếp cao 25-30cm).
-Hàng cách hàng: 1,2-1,4m và cây cách cây: 0,5-0,6m. Khoảng 14.000
cây/1ha.
Bón phân (tính cho 1.000m
2
)
-Bón lót:
Bón vôi từ 7-10 ngày trước khi trồng: 100kg.
Phân chuồng hoai mục: 2,5-3 tấn, Super lân 30kg, NPK (16-16-8) 15kg,
KCl: 25kg.
-Bón thúc:
+Bón thúc đợt 1: 15-20 NSG: 1,5kg Urê + 3kg DAP + 4kg NPK.
+Bón thúc đợt 2: 25-30 NSG: 1,5kg Urê + 3kg DAP + 4kg NPK
+Bón thúc đợt 3: 35-40 NSG: 2kg Urê + 6kg DAP + 3kg NPK.
+Bón thúc đợt 4: 45-50 NSG: 3kg Urê + 5kg DAP + 4kg NPK.
Phòng trừ sâu bệnh:


Trên mướp có các loại sâu bệnh chính như: Dòi đục lá, bọ trĩ, rầy xanh,
bệnh phấn trắng, chết cây con.
-Đối với vòi đục lá: phun Match, Vertimec, Trigard,…
-Ruồi đục quả: Dùng Vizubon-D làm bẫy, phun các loại thuốc vi sinh
như: Delfin, Biocin, Xentari,…
-Bệnh phấn trắng: Ridomil MZ, Dithan M-45, Manozeb,…
-Bệnh chết cây con: Dùng Rovral, Validacin, Moren, Vicuron,…
Thu hoạch: Quả vừa đủ tuổi (không non không già). Kết hợp ngắt bỏ các
quả bị ruồi đục.


×