Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bai tham khao PRUDENTIAL Van hay chu tot nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.42 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CUỘC THI VIẾTVĂN HAY CHỮ TỐT Đề: Viết bài nghị luận về tình yêu thương giữa con người trong xã hội. Con người chúng ta sống với nhau và có thể tồn tại là nhờ tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi thế nhân dân ta có câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống như chung một giàn Chính tình yêu đó mà con người trở nên xích lại gần nhau. Dù màu da có khác nhau, tiếng nói khác nhau, nhưng tình yêu vẫn là thứ tình cảm chung nhất và làm cho con người dù cách xa cũng lại gần. Chúng ta còn nhớ, cách đây hơn 1 năm, một trận động động đất tại Nhật Bản đã khiến bao người tang tóc, nhưng với lòng yêu thương mà con người trở nên gắn chặt với nhau. Có những người chưa bao giờ đến nước Nhật, cũng không có quan hệ họ hàng nhưng bằng tình yêu thương con người mà họ đã sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, sẵn sàng dành ít tiền để cùng chia sẻ nỗi đau mất mát với những người mà họ chưa bao giờ gặp. Bởi đâu mà họ dám làm vậy? Bởi trong con người chúng ta, tình yêu và sự cảm thông luôn luôn hiện hữu, cho dù đó có gặp bao trắc trở, có thể không có mối quan hệ nào với nhau.. Tình yêu thương của con người còn thể hiện qua sự tiếp nối truyền thống có từ lâu đời.Và ở Việt Nam, tình yêu đó còn được hể hiện qua mối quan hệ: “ Lá lành đùm lá rách” hay “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” Không chỉ có vậy, mà tình yêu thương con người còn được thể hiện qua các cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, chống giặc ngoại xâm.Bằng chứng là các cuộc khởi nghĩa như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Tây Sơn…bởi hầu hết mọi người đều thấy được nỗi đau thống khổ của người dân cơ cực và sự căm ghét đối với kẻ thù. Từ tình yêu con người với con người, tình yêu đã trải rộng ra thành tình yêu quê hương Đất nước gắn liền với những lũy tre, những cảnh gần gũi của làng quê mộc mạc. Đã khắc họa lại trong mỗi chúng ta, nhất là những ai đã từng xa quê thì tình yêu đó càng trở nên mãnh liệt thông qua những kí ức về một thời đã qua: “ Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm cỏ Đông ơi vàm cỏ Đông” Và tình yêu đó cứ nãy nở, được truyền qua từ đời này qua thế hệ kia, qua bao thế hệ. Qua lời hát ru ầu ơi của mẹ, qua câu chuyện của bà kể hằng ngày, qua những lời dạy dỗ của thầy, cô. Và cứ thề, tình yêu đã được con người chúng ta vun đắt, gieo trồng cho các thế hệ. Và làm đẹp thêm tình.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> người giữa người trong xã hội, tình yêu thương cũng giống như viên ngọc tồn tại trong con người…nếu không được vun đắp, không được giáo dục thì sẽ bị mai một, sẽ làm cho con người trở nên vô cảm. Bên cạnh tình yêu thương con người đã có từ lâu, nhưng hiện tại, đời sống đã làm cho con người trở nên ích kỷ, trở nên vô cảm. Đã có biết bao chuyện không hay: như học sinh đánh bạn cùng lớp ..nhưng mọi người nhìn thấy mà không ngăn cản. Như chuyện một người bố già bệnh tật bị các con bỏ ngoài đường, không ai chăm sóc.Bởi đâu lại có sự vô cảm, thiếu tình thương của người với người trong xã hội vậy? Đó chính là do chúng ta còn thiếu quan tâm, dạy cho thế hệ trẻ, bên cạnh đó là cần phê phán thói ích kỷ, bệnh vô cảm đang lan dần. Và một điều đặc biệt là cần phải phát huy những gương tốt để cho mọi người trong xã hội nhận thấy rằng vẫn còn đó những tình yêu vô vị lợi. Sẽ đẹp biết mấy, nếu tất cả chúng ta đều sống với nhau bằng một tình người. Và chắc chắn xã hội sẽ trở nên tốt đẹp khi con người chúng ta biết quan tâm hơn đến nhau, biết san sẻ với nhau. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng đề cập: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” Và cuộc sống này sẽ đẹp hơn khi ta biết sẻ chia, cho người khác những gì mà ta có thể.. Chúc các em học tốt! .Bài làm mang tính tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×