Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hòa thượng Khánh Anh (1895_1961) với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TẤN NGHỀ

HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH (1895 - 1961)
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TẤN NGHỀ

HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH (1895 - 1961)
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ THẾ KỶ XX
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TÂM ĐẮC



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào
khác. Các đoạn trích dẫn và thơng tin sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn hợp pháp và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi tìm hiểu của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Tấn Nghề


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành, tôi xin gửi đến Học Viện Khoa học Xã hội
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nói chung, q thầy cơ Khoa Tơn
giáo học nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi rất nhiều trong
suốt q trình học tập chương trình thạc sĩ Tơn giáo học.
Tơi xin tri ân người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong thời
gian học tập và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Tâm Đắc, người
đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức q giá
giúp tơi hồn thành luận văn.
Học viên

Phạm Tấn Nghề



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO CHẤN HƢNG
PHẬT GIÁO Ở NAM BỘ VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH

16

1.1. Bối cảnh lịch sử phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

16

1.2. Thân thế và sự nghiệp của Hịa thượng Khánh Anh

35

Chƣơng 2: ĐĨNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH ĐỐI
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở
NAM BỘ
2.1. Hòa thượng Khánh Anh với cơng tác đào tạo Tăng tài

44
44

2.2. Hịa thượng Khánh Anh với cơng tác dịch thuật và truyền bá
Phật học


55

2.3. Hịa thượng Khánh Anh với công tác lãnh đạo các tổ chức
Phật giáo

61

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ ĐÓNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ

66

3.1. Một số nhận xét về đóng góp của Hịa thượng Khánh Anh
đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

66

3.2. Một số bài học kinh nghiệm từ đóng góp của Hòa thượng
Khánh Anh với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

71

KẾT LUẬN

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

HT

:

Hòa thượng

KHXH

:

Khoa học xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGVN

:

Phật giáo Việt Nam

ST


:

Chính trị Quốc gia - Sự thật

TĐBK

:

Từ điển Bách khoa

tr

:

trang

TK

:

Thế kỷ

TP

:

Thành phố



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo sớm du nhập vào Việt Nam, đến nay trải qua khoảng 20 thế kỷ.
Có thể nói, lịch sử thăng trầm của Phật giáo Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời dịng chảy lịch sử Việt Nam. Trong diễn trình ấy, có lúc Phật giáo hưng
thịnh, có lúc Phật giáo suy vi. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy, trong mọi hồn
cảnh, giáo lý từ bi, vơ ngã, vị tha của đạo Phật vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét
đẹp trong văn hóa và đời sống của người dân Việt, là chất keo cố kết sức mạnh
đoàn kết dân tộc vượt qua những khó khăn của thời cuộc, để cùng chấn hưng đất
nước sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
Đầu thế kỷ XX, nước ta bị chia thành ba kỳ đặt dưới chế độ thuộc địa, nửa
thuộc địa và bảo hộ của nước Pháp, triều đình nhà Nguyễn khơng cịn thực quyền
cai trị đất nước. Xã hội Việt Nam, nhất là Nam Bộ, có những biến chuyển mạnh
mẽ, nhiều giá trị phương Tây ồ ạt du nhập vào. Chính sách cai trị của thực dân
Pháp tạo ra nhiều bất cập trong xã hội. Những giá trị truyền thống phải đối mặt
với yếu tố ngoại lai ngày một nhiều hơn. Điều này đặt ra cho những người trí thức
yêu nước bấy giờ làm sao vực dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
trên cơ sở tiếp thu những giá trị bên ngoài cho phù hợp với thời đại. Các phong
trào kháng chiến chống Pháp nổ ra nhiều nơi. Các phong trào duy tân của những
nhà trí thức được hưởng ứng nồng nhiệt. Tất cả đều mong tìm ra một tương lai
sáng lạn hơn cho dân tộc và đất nước.
Phật giáo Việt Nam trong hoàn cảnh đó, một số nhà sư trí thức đã có
những ưu tư trước tiền đồ Phật pháp, muốn tìm ra hướng đi mới cho Phật giáo
Việt Nam trước nguy cơ tồn vong mà những biến chuyển nhanh chóng của xã
hội. Bối cảnh đó làm xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ vào
cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Những nhân vật tiêu biểu cho
khởi đầu phong trào là các danh tăng như Khánh Hòa, Thiện Chiếu, Khánh Anh,
Huệ Quang,v.v… Phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ nói
riêng, cả nước nói chung khơng những tạo ra một luồng sinh khí mới, khơi dậy


1


sức mạnh nội tại Phật giáo nước nhà, mà còn là tiền đề đi đến thành lập các tổ
chức Phật giáo các giai đoạn sau này - tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ngày nay.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa kỷ niệm 35 năm thành lập, tổng kết thành
quả đạt được trong suốt chặn đường xây dựng và phát triển cho đến hôm nay.
Thành quả ấy không phải tự nhiên có được chỉ trong 35 năm vừa qua, mà là kết quả
của một quá trình gần một thế kỷ kể từ khi phong trào chấn hưng Phật giáo khởi
phát ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX, cho đến sự ra đời của các tổ chức Phật giáo
khắp 3 miền, trải qua nhiều thế hệ tăng ni chung sức xây dựng. Trong đó, có thể
nói, cơng lao đầu tiên phải kể đến là các vị cao tăng tiền bối.
Nhằm ghi nhận và đánh giá những cống hiến của các vị danh tăng đối với
công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam gần đây đã
có những hội thảo khoa học về sư Thiện Chiếu, HT. Khánh Hòa...Gần đây nhất,
ngày 20/5/2017, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam kết hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Hòa thượng Khánh Hòa và phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”. Sự kiện này là nguồn động viên rất lớn, thôi
thúc tôi tìm hiểu đầy đủ hơn và tồn diện hơn về vai trò của các danh tăng cùng
cộng tác với HT. Khánh Hịa trong cơng cuộc chấn hưng, trong đó tơi đặc biệt chú ý
đến một nhân vật có vai trị vô cùng quan trọng đối với Hội Phật học Lưỡng Xuyên
nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, góp phần đưa đến sự thành công của
phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX, đó là HT. Khánh Anh.
Cuộc đời và đạo nghiệp của HT. Khánh Anh đặt ra nhiều vấn đề cần làm
sáng tỏ, nhất là những cống hiến của ông đối với công cuộc chấn hưng Phật giáo
Việt Nam, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong mối liên hệ với
tình hình Phật giáo Việt Nam ngày nay.
Với những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hòa thượng

Khánh Anh (1895-1961) với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế kỷ
XX” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến phong trào chấn hưng
Phật giáo ở Việt Nam
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước
Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là đề tài quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở nước ngồi. Bởi vì, phong trào chấn hưng ở
Việt Nam không phải đơn độc hay tự phát, mà cịn có sự liên đới nhiều mặt với
phong trào chấn hưng Phật giáo ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vào
thời bấy giờ. Tiêu biểu nhất là sự ảnh hưởng tư tưởng của HT. Thái Hư, thủ lĩnh
phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, đối với các vị cao tăng Việt Nam
dẫn đến công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo ở nước ta đương thời như: Khánh
Hòa, Thiện Chiếu, Khánh Anh,v.v.. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu ở nước
ngoài về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Hồ Trần Lê Ngọc, Thái Hư pháp sư với phong trào chấn hưng Phật giáo
Việt Nam cận đại (太虚法师与近代越南佛教振兴运动), Luận văn cao học
chuyên ngành Tôn giáo học, Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến, 2017. Luận
văn trình bày khái lược lịch sử 20 thế kỷ của Phật giáo Việt Nam, bối cảnh xã
hội quốc tế và bối cảnh xã hội Trung - Việt đầu thế kỷ XX, giới thiệu khái quát
phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đi sâu phân tích ảnh hưởng của Đại
sư Thái Hư đối với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cận đại, trên cơ sở
đó bước đầu nêu lên tác dụng đối với Phật giáo Việt Nam đương đại. Nhìn
chung, nội dung luận văn này phản ánh sự liên hệ giữa Phật giáo Trung Hoa và
Phật giáo Việt Nam cận đại trong phong trào chấn hưng Phật giáo qua sự tiếp thu
tư tưởng từ Đại sư Thái Hư.

Elise A. Devido, Ảnh hưởng của Thái Hư đại sư đối với Phật giáo Việt
Nam ( 太 虛 大 師 對 越 南 佛 教 的 影 響 - The Influence of Master Taixu on
Buddhism in Vietnam), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, kỳ 38, tháng 12/2007, trang
211-248, Trường Đại học Quốc lập Sư phạm Đài Loan. Bài viết cũng được đăng
trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Phật giáo thời đại mới: cơ hội và thách thức tại
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam năm 2005.

3


Bài nghiên cứu trước hết bàn về sự phục hưng của Phật giáo Trung Quốc,
kế đến là những nhà cải cách Phật giáo ở Việt Nam (giai đoạn 1920-1951), những
nguồn nhân lực, vật lực giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Theo
đó, từ những năm 1920 ở Việt Nam, khơng những Phật giáo mà cịn các tơn giáo
nội sinh mới hình thành như Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật giáo Hòa
Hảo,… đều lấy cảm hứng từ tư tưởng cải cách của Đại sư Thái Hư. Đó là sự nỗ
lực khơi phục truyền thống và tinh thần dân tộc để đối phó với những thách thức
và khủng hoảng của thời đại. Tác giả nhấn mạnh, sự phục hưng của Phật giáo Việt
Nam trong nửa đầu của thế kỷ XX đã đặt nền móng cho hai khía cạnh. Một là, sự
phát triển khả quan của tinh thần “Phật giáo nhập thế ” những năm 1960-1970.
Hai là, khuynh hướng ảnh hưởng và phát triển về mặt tổ chức giáo hội từ năm
1940 cho đến nay. Ảnh hưởng của Đại sư Thái Hư đối với Phật giáo Việt Nam
gián tiếp thông qua các bài viết của ngài và các vị đệ tử của ngài; cũng như trực
tiếp thông qua 2 cuộc viếng thăm Phật giáo Việt Nam của ngài vào năm 1928 và
năm 1940.
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, cho tới nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu
hay sơ lược về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Ngoài những luận
văn, luận án trực tiếp nghiên cứu về chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, các cơng
trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam ít nhiều đề cập đến các nhân vật hay

sự kiện liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo.
Thiện Chiếu là một nhà sư nổi lên trong báo giới với những bài viết kêu
gọi chấn hưng Phật giáo từ rất sớm như: Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo ở nước
nhà (1927), Về việc chấn hưng Phật giáo (1927) tạp chí Phật hóa tân thanh niên
(1929), Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật (1936), tạp chí Tiến hóa (1938) Có thể
khẳng định, sư Thiện Chiếu là một nhà cải cách Phật giáo lớn, là một trong
những người tiên phong trong việc khởi xướng và viết nhiều về phong trào chấn
hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Tờ báo Phật giáo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam là Pháp âm xuất bản
ngày 31/8/1929 do HT. Khánh Hòa (1877-1947) làm chủ nhiệm với chủ trương

4


“Từ bi, Bác ái, Tự giác và Giác tha” đánh dấu một cột mốc quan trọng trong diễn
trình chấn hưng Phật giáo nước nhà, tờ báo như là nhật ký ghi lại tiến trình vận
động kêu gọi chấn hưng của HT. Khánh Hòa vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Nội dung tờ tạp chí này lần đầu tiên trình bày thực trạng đau lòng của Phật giáo
Việt Nam lúc bấy giờ, thiết tha kêu gọi một phong trào chấn hưng Phật giáo.
Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà in Tân Việt, 1944. Xuất bản
lúc phong trào chấn hưng Phật giáo vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp
nước ta, nên có thể xem cuốn sách này là một trong những cơng trình đầu tiên đề
cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, dù dung lượng tương đối
khiêm tốn và giản lược đúng như tên gọi.
Trí Quang, Tăng già Việt Nam, Nhà in Đuốc Tuệ, 1952. Tác giả dành
phần cuối cuốn sách để giới thiệu về Đại sư Thái Hư cùng với công cuộc chấn
hưng Phật giáo ở Trung Quốc, giải thích ba nội dung cơ bản trong tư tưởng cải
cách Phật giáo Trung Quốc của Đại sư Thái Hư gồm: cách mạng giáo lý, cách
mạng giáo giáo chế và cách mạng giáo sản. Phần viết này có thể tham khảo đối
chiếu sự giống nhau và khác nhau trong chấn hưng Phật giáo giữa Trung Quốc

với Việt Nam.
Thích Thiện Hoa, 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam-tập 1, Sài Gòn,
1970. Cuốn sách tổng kết nguyên nhân hình thành phong trào chấn hưng Phật
giáo, quá trình thành lập các tổ chức Phật giáo, các tờ báo Phật giáo, các nhân
vật Phật giáo chính yếu trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ 1920.
Hoàng Xuân Hào, Phật giáo và chánh trị tại Việt Nam ngày nay, Luận án
tiến sĩ Luật học, Viện Đại học Sài Gịn, 1972. Cơng trình này chú trọng tìm hiểu
hồn cảnh chính trị xã hội tác động đến diễn trình chấn hưng Phật giáo qua 3 giai
đoạn: 1930 - 1948, 1948 - 1963 và từ 1963 về sau. Đây là một luận án công phu
lấy đối tượng nghiên cứu là PGVN với hướng tiếp cận Luật học. Do vậy, cơng
cuộc chấn hưng PGVN khơng phải là nội dung chính của luận án, tuy vậy vẫn là
một tài liệu đáng tham khảo.
Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam (qua các thời đại và phát
nguồn của các giáo phái Phật giáo hiện đại), Phật học viện và các chùa xuất

5


bản, Sài Gòn, 1974. Các chương X - XII của cuốn sách trình bày về cuộc vận
động chấn hưng Phật giáo ở 3 miền thơng qua q trình hình thành các tổ chức
Phật giáo trong bối cảnh chính trị xã hội đương thời. Tuy nhiên, do tính chất
lược khảo nên nội dung nhiều vấn đề của cuốn sách chưa chi tiết và cụ thể về
phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX.
Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng Tám, tập 2, Nxb. KHXH, 1975 (Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
tái bản năm 1993) đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến phong trào chấn hưng
Phật giáo, tiêu biểu như tình hình xã hội và Phật giáo trước khi phong trào xuất
hiện, người đương thời phê bình Phật giáo và phong trào chấn hưng Phật giáo.
Tác giả cũng đề cập tới những vấn đề tư tưởng mà phong trào chấn hưng Phật
giáo ở nước ta đương thời đặt ra.

Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Lá Bối, 1985 (Nxb. Văn
học in lại năm 1994, Nxb. Phương Đông tái bản năm 2012). Bộ sách nổi tiếng
này vừa mang giá trị sử học vừa mang giá trị văn học quan trọng đối với giới
nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến hiện đại
bởi khối lượng thông tin đồ sộ của nó. Tác phẩm cung cấp nhiều tư liệu quý giá
và nghiêm túc về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và lịch sử phong trào
chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói riêng. Trong đó, nội dung chấn hưng Phật
giáo nằm ở tập 3, với sự khái quát về phong trào chính thức từ 1930 ở cả 3 miền.
Tư liệu và lý giải của tác giả từng bước làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề của lịch sử
Phật giáo Việt Nam, trong đó có phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy vậy, do
gói gọn diễn trình lịch sử PGVN gần 20 thế kỷ chỉ trong 3 tập sách, nên tác giả
khơng thể trình bày chi tiết các nhân vật và sự kiện của phong trào chấn hưng
Phật giáo ở nước ta.
Thích Thanh Duệ, Tìm hiểu thêm về phong trào chấn hưng Phật giáo đầu
thế kỷ XX, Luận văn cử nhân, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
1994. Dưới góc nhìn lịch sử, tác giả trình bày nguyên nhân và diễn biến sự kiện
theo hệ thống riêng với một dung lượng khiêm tốn, nên chưa bao quát được
nhiều vấn đề trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.

6


Đặng Đình Thái, Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: một số
vấn đề triết học và ý nghĩa của nó, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Triết học, Trường
Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. Sau khi phân tích
nguyên nhân và diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX, luận văn trình bày một số vấn đề triết học, cũng như ý nghĩa của
trong phong trào này.
Nguyễn Đại Đồng, Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (1920-1953), ghi
chép các sự kiện Phật giáo miền Bắc từ 1920, thời điểm tiền chấn hưng Phật giáo

theo quan điểm của tác giả cho đến 1953, năm Giáo hội Tăng già Việt Nam cử
những tăng sinh đầu tiên ra nước ngoài tu học. Cuốn sách là bộ tài liệu đáng quý
để tra cứu nhanh chóng các sự kiện Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX theo
trình tự thời gian.
Năm 2008, Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Thị Minh đã dày cơng tập
hợp tư liệu báo chí rải rác ở khắp các thư viện và cho ra đời cuốn Phong trào
chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938) gồm 140 bài
đăng trên 9 tờ báo trong và ngồi Phật giáo. Tiếp đó, năm 2010, hai tác giả lại
cho ra đời cuốn Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ
1929-1945)gồm trên 70 bài đăng trên báo chí Phật giáo giai đoạn 1929-1945.
Đóng góp lớn nhất của hai quyển sách này là về mặt tư liệu. Hai tác giả đã thu
thập nguyên văn các bài viết đăng trên các tạp chí nên có giá trị như tư liệu
gốc khi nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta.
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981 của Nguyễn Đại
Đồng, xuất bản lần đầu năm 2012, tái bản đầu năm 2018, là một trong số ít
cơng trình nghiên cứu tồn bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong đó, phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam được trình bày ở Chương 10. Tuy
nhiên, do vì giới hạn đề tài quá rộng lớn, nên nội dung quyển sách không thể
trình bày chi tiết các sự kiện Phật giáo Việt Nam trên 20 thế kỷ, trong đó có
phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX, mà chỉ điểm qua những nội dung
quan trọng và cốt yếu mà thôi.

7


Lê Tâm Đắc, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Bắc Việt Nam
(1924-1954) Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Đây là một cơng trình
nghiên cứu nghiêm túc và công phu của tác giả về một giai đoạn tâm điểm của
công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Miền Bắc giai đoạn 1924-1954. Nội dung
quyển sách đi sâu phân tích q trình ra đời, những nội dung cơ bản, cùng với

các đặc điểm và vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc. Cho
đến nay, có thể nói, đây là một chuyên khảo đầu tiên có tính hệ thống và đầy đủ
nhất về phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc.
Nguyễn Quốc Tuấn, Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ
20, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012. Thông qua việc phân tích bối cảnh
và nguyên nhân ra đời, các hoạt động chấn hưng tiêu biểu ở khắp cả nước, tác
giả đã đưa ra nhiều nhận định và phân tích xác đáng về đặc điểm và vai trò của
phong trào chấn hưng đối với Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX.
Luận án tiến sĩ Sử học Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung
Việt Nam (1932-1951) của Dương Thanh Mừng năm 2017 là một cơng trình
nghiên cứu có giá trị cao về học thuật. Luận án đã trình bày chi tiết từ bối cảnh
lịch sử cho đến diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung,
trong đó lưu ý đặt các sự kiện mối liên hệ với các nguyên nhân nội tại và ngoại
tại của Phật giáo Việt Nam, đi từ vấn đề bao quát đến vấn đề cụ thể cần nghiên
cứu. Tác giả đã dành hơn 4 trang để trình bày quá trình hình thành phong trào
chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Có thể nói, cho đến hiện nay, đây là cơng trình
nghiên cứu đầy đủ nhất về công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Trung .
Luận án tiến sĩ triết học Tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo qua
phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX của Lê Thuỳ Dương
năm 2017 tại Trường đại học KHXH&NV. Cơng trình này đã trình bày nội
dung, đặc điểm trong tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam qua
phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhất về phong trào
chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam thế kỷ XX. Ngồi ra, nhiều cơng trình khác

8


nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam cũng đề cập đến một vài khía cạnh liên quan
đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta, như Lịch sử Phật giáo Việt Nam

do Nguyễn Tài Thư chủ biên (1992), Đạo Phật và dòng sử Việt của Đức Nhuận,
Lịch sử đạo Phật Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Khái lược Phật giáo Việt
Nam của Nguyễn Cao Thanh,v.v…
2.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến phong trào chấn hưng
Phật giáo ở Nam Bộ
Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ tất nhiên cũng nằm trong tổng
thể của phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta. Do vậy, các công trình nghiên
cứu có liên quan đến chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam kể trên đều liên quan đến
Phật giáo ở Nam Bộ. Tuy nhiên vẫn có một số cơng trình nghiên cứu đặc thù về
Phật giáo ở Nam Bộ cần được xếp thành một nhóm, tiêu biểu có thể kể đến như:
Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 1995. Tác phẩm trình bày lịch sử khởi đầu truyền thừa của thiền phái
Chúc Thánh, mà sự ảnh hưởng của nó sâu rộng khắp Nam Bộ ngày nay. Cơng
trình được biên soạn cơng phu với nhiều tư liệu phong phú, có thể làm sáng tỏ sự
truyền thừa, sự liên hệ giữa các nhân vật Phật giáo ngày nay, ví dụ như HT.
Khánh Anh thuộc đời thứ 40 truyền thừa từ dòng Lâm Tế Chúc Thánh khởi
nguyên từ Tổ đình Chúc Thánh ở Hội An.
Trần Hồng Liên, Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt
Nam (Từ thế kỷ XVII đến 1975), Nxb. KHXH, tái bản lần thứ nhất năm 2000. Đây
là cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhất đối với Phật giáo Nam Bộ từ trước đến
nay, trong đó tác giả trình bày lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo tại
Nam Bộ bắt đầu từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII), đạo Phật trước thời chấn
hưng, đạo Phật thời chấn hưng; phân tích các đặc điểm của Phật giáo Nam Bộ,
ảnh hưởng của đạo Phật trong cư dân người Việt ở Nam Bộ.
Ngồi ra, Trần Hồng Liên cịn biên soạn Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí
Minh (2007). Quyển sách trình bày 100 chủ đề xoay quanh Phật giáo ở TP. Hồ
Chí Minh dưới hình thức hỏi đáp, đóng góp nhiều tư liệu có giá trị, khơng ít
trong số đó liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ.

9



Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Biên niên sử Phật giáo Gia Định Sài Gịn - TP.Hồ Chí Minh (1600-1992), Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2001. Cuốn sách
này được biên soạn theo lối biên niên sử Phật giáo TP. Hồ Chí Minh trong mối
liên hệ đến Phật giáo tại nhiều tỉnh thành ở Nam Bộ và một số địa phương khác
trên khắp cả nước.
Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP. Hồ Chí
Minh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2002. Đây là kết quả của hội thảo khoa học cùng
tên được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 1998 với nhiều bài nghiên cứu có
giá trị. Các sự kiện và các cao tăng trong phong trào chấn hưng Phật giáo nằm ở
phần IV và phần VII của quyển sách.
Trí Khơng, Tổ đình Ấn Quang và lịch sử phát đạt của Phật giáo Việt Nam
từ 1950 trở đi, lưu hành nội bộ, 2009. Nội dung cuốn sách tập trung giới thiệu
Tổ đình Ấn Quang, một trong những cái nơi của phong trào chấn hưng Phật
giáo, địa điểm hoạt động của nhiều vị cao tăng trong phong trào chấn hưng Phật
giáo như: HT. Thiện Hòa, HT. Khánh Anh, HT. Thiện Hoa...; cũng là nơi sản
sinh ra nhiều thế hệ tăng tài cho Phật giáo Việt Nam. Ấn Quang là trụ sở của
nhiều tổ chức Phật giáo như Giáo hội Tăng già Nam Việt, Giáo hội Tăng già
Toàn quốc, Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam,v.v… Nơi đây trở thành một
trung tâm quan trọng của Phật giáo Nam Bộ gần 70 năm qua.
Trí Không, Vĩnh Long Phật giáo sử lược, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2012.
Nội dung quyển sách lấy Phật giáo Vĩnh Long làm trọng tâm nghiên cứu. Theo
tác giả: “ Trên đất Vĩnh Long này, trong hồi canh tân Phật giáo còn gọi là Chấn
hưng Phật giáo, phát khởi từ những năm 1920 với tổ Khánh Hòa, Huệ Quang,
Khánh Anh, Từ Phong,v.v… ngôi chùa về sau trở thành trung tâm thu hút, tỏa
sáng chân giá trị hoằng đạo với những bậc chơn tu thực học lãnh đạo và phát
sáng tông môn giáo hạ, có thể kể từ Hịa thượng Khánh Anh trở đi, Ngài trụ trì
chùa Phước Hậu, đào tạo nhiều pháp sư giỏi giang như các ngài Thiện Hoa,
Thiện Hòa và lớp hậu bối như các ngài Thanh Từ, Huyền Vi, Từ Thông, Liễu
Minh, Thiền Định và uy danh chư vị hậu bối này chói sáng hơn 50 năm qua…”

[48, tr. 11]. Vĩnh Long là cái nôi của phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền

10


Tây. Rất nhiều hoạt động chấn hưng Phật giáo đã diễn ra tại nơi đây. Do vậy,
quyển sách này chứa nguồn tư liệu phong phú để tìm hiểu phong trào chấn hưng
Phật giáo ở Nam Bộ.
Thích Như Tịnh, Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
(2009) và Biểu đồ truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (2009), Nxb.
Phương Đông, sưu tầm và khảo cứu công phu về sự truyền thừa của dòng thiền
Lâm Tế Chúc Thánh. Tác giả sưu tầm và chỉnh lí các tư liệu từ sơ tổ Minh Hải
Pháp Bảo (1670-1742) cho đến ngày nay. Đây là một dòng thiền lớn mà sự ảnh
hưởng và truyền thừa rộng khắp Nam bộ. Rất nhiều ngôi chùa và cao tăng ngày
nay xuất thân từ pháp phái này. Do đó, đây là một nguồn tư liệu quý giá để
nghiên cứu Phật giáo Nam Bộ và các vị cao tăng xuất thân từ đây.
Lê Nguyên Thảo, Về phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam tới năm
1954 và tại miền Nam tới 30-4-1975, Nxb. Hồng Đức, 2017. Đây là tập hợp các
bài viết trình bày lịch sử, nguồn gốc, quá trình phát triển của phong trào Chấn
hưng Phật giáo theo dịng chảy lịch sử và hồn cảnh xã hội ở Việt Nam cho đến
năm 1954, ở miền Nam đến 30-4-1975.
Ngồi ra, cịn một số bài nghiên cứu có liên quan đến Phật giáo ở Nam bộ
nằm rải rác ở các tạp chí nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo, luận văn, luận án chưa
được liệt kê hết vào đây. Trên đây chỉ sơ lược một số tư liệu tiêu biểu được sử
dụng trong luận văn.
2.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến Hòa thượng Khánh Anh
Cho đến nay, chưa có một chuyên khảo về HT. Khánh Anh, nếu có chỉ là
những bài tiểu sử ngắn gọn về thân thế và hành trạng của ngài, hoặc được nhắc
đến trong những nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo. Trong một số
tham luận tại các cuộc hội thảo về nhà sư Thiện Chiếu và HT. Khánh Hòa diễn

ra gần đây có đề cập rải rác vài thơng tin về HT. Khánh Anh. Ngồi ra; tìm hiểu
về thân thế, cuộc đời và đạo nghiệp của HT. Khánh Anh, ta có thể dựa vào một
số nguồn tư liệu như sau:
Trước hết phải kể đến bộ Khánh Anh văn sao, gồm 3 tập được xuất bản và
1 tập bản thảo. Tập thứ nhất, Hòa thượng đặt tên là Phần “Kỷ-niệm”, Nhà in

11


Thạnh Mậu xuất bản năm 1952. Tập này chứa nhiều ảnh và tư liệu về các hịa
thượng, các ngơi chùa, các hoạt động Phật sự nổi bật ở khắp Nam Bộ và Nam
Trung Bộ, từ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, đến Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà
Vinh… trong đó có nhiều đoạn HT. Khánh Anh viết về chính mình và những sự
kiện liên quan đến ngài. Tập thứ hai, được đặt tên Phần “Trích dịch”, Nhà in
Thạnh Mậu xuất bản năm 1953, dành để biên dịch những bài giáo lý, lịch sử và
sự truyền thừa các tông phái và những câu chuyện lưu truyền trong nhà Phật.
Tập thứ ba, có tên Phần “Giảng-diễn”, Nhà in Thạnh Mậu xuất bản năm 1953,
ghi lại những bài giảng của Hòa thượng trong quá trình giảng dạy và hoằng pháp
ở các nơi. Ngồi Khánh Anh văn sao còn một tập bổ sung, mới chỉ ở dạng bản
thảo, gồm các bài phê bình, thư từ, liễn đối, phục nguyện… được chính Hịa
thượng viết bằng chữ Hán và chữ Nơm. Tư liệu nghiên cứu có giá trị nhất của
tập bổ sung này là phần Thân thế lược dẫn với dung lượng 8 trang nằm ngay
phần đầu của tập sách, HT. Khánh Anh tự giới thiệu sơ lược về thân thế và cuộc
đời của mình. Đây là tư liệu gốc vơ cùng khả tín để xác định lại chính xác tiểu sử
của ngài.
Lễ nhập tháp đức Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc (16/03/1961) do
Giáo hội Tăng già Toàn quốc ấn hành trong dịp lễ chung thất của HT. Khánh Anh
vào ngày 03/5/1961. Đây có lẽ là tài liệu sớm nhất được biên soạn riêng về HT.
Khánh Anh, trong đó bao gồm bài lược sử về HT. Khánh Anh [27, tr. 6-8], các bài
điếu văn của các tổ chức, các bài tưởng niệm, hình ảnh. Tập sách này tuy dung

lượng khiêm tốn nhưng là tư liệu quý để tham khảo.
Tháp Đa Bảo và tiểu sử năm vị tổ do HT. Thích Thiện Hoa biên soạn
nhân lễ nhập tháp tại chùa Phước Hậu, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tháng
12/1968. Cũng với dung lượng khiêm tốn, quyển sách trình bày tiểu sử của 5 vị
tổ có cơng đầu đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ là Khánh Hòa,
Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải và Quảng Đức.
Thích Đồng Bổn chủ biên, Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, Thành
hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996. Các tác giả đã dày công sưu
tầm tiểu sử các vị cao tăng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, trong đó

12


dành một phần lược thuật về cuộc đời và đạo nghiệp của HT. Khánh Anh, tuy
nội dung trình bày khá ngắn gọn, chưa đáp ứng được nhu cầu cho những ai
muốn tìm hiểu sâu hơn.
Ngồi ra, trong một số tư liệu đã liệt kê nêu trên cũng dành một dung
lượng nhất định nói về cuộc đời của HT. Khánh Anh, tiêu biểu như Việt Nam
Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [50, tr. 1007-1011], Vĩnh Long Phật giáo sử
lược của Trí Khơng [48, tr. 366-385], Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh của Thích Như Tịnh [94, tr. 495-497], Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long
(1998) do Sở Văn hóa Thơng tin Vĩnh Long phát hành [64, tr. 38-39], Nhân vật
lịch sử tỉnh Vĩnh Long [13, tr. 404-405] do Nxb. Sự thật ấn hành 2017,v.v...
Nhìn chung, như đã trình bày, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của HT.
Khánh Anh tuy khơng q hiếm, nhưng vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào
tìm hiểu có hệ thống và tương đối toàn diện về nhân vật Phật giáo này. Luận văn
ra đời chính là để góp phần đặt tiền đề cho nhiệm vụ nêu trên .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn trình bày có hệ thống và làm rõ về cuộc đời và sự nghiệp, những

đóng góp của HT. Khánh Anh đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam thế kỷ XX, mà nơi diễn ra đầu tiên ở Nam Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau: Thứ nhất, giới thiệu khái quát bối cảnh lịch sử và các điều kiện
dẫn đến sự ra đời phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế kỷ XX, sơ lược
thân thế và sự nghiệp của HT. Khánh Anh. Thứ hai, đi sâu phân tích những đóng
góp của HT. Khánh Anh đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế
kỷ XX trên ba phương diện cơ bản: đào tạo Tăng tài, truyền bá Phật học và lãnh
đạo các tổ chức Phật giáo. Thứ ba, nêu một số nhận xét và bài học kinh nghiệm
về những đóng góp của HT. Khánh Anh đối với phong trào chấn hưng Phật giáo
ở Nam Bộ thế kỷ XX.

13


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của HT. Khánh Anh trong
phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế kỷ XX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu của luận văn giới hạn ở Nam Bộ, trong đó đặc
biệt chú ý đến các địa phương diễn ra phong trào chấn hưng Phật giáo mạnh mẽ
và hiệu quả như: Sài Gòn, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long…
Tuy nhiên, để làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan, luận văn còn mở rộng
phạm vi nghiên cứu đến một vài địa phương khác như tỉnh Quảng Ngãi - quê
hương của HT. Khánh Anh.
- Thời gian nghiên cứu của luận văn chủ yếu từ 1927 đến 1945, khi HT.
Khánh Anh từ Quảng Ngãi vào Nam Bộ đến thời điểm phong trào chấn hưng
Phật giáo tạm thời bị gián đoạn do hồn cảnh chính trị. Tuy nhiên, thời gian

nghiên cứu của luận văn cũng lưu tâm mở rộng đến 1961, năm HT. Khánh Anh
viên tịch.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý thuyết thực thể tôn giáo (niềm tin
tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo). Phong trào chấn hưng Phật
giáo ở Nam Bộ thế kỷ XX là sự vận động của thực hành tôn giáo thông qua cộng
đồng tôn giáo, là biểu hiện của niềm tin tôn giáo.
5.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu cách tiếp cận Tôn giáo học, Sử học và Triết
học; cùng với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, thống kê, so sánh. Tất nhiên trong quá trình tìm hiểu và làm sáng tỏ
vấn đề thì các phương pháp trên khơng chỉ được sử dụng riêng rẽ mà còn được
kết hợp với nhau để tạo nên một cơng trình nghiên cứu khách quan và khoa học.

14


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự ghi nhận lại những giá trị lịch sử, bổ khuyết những khoảng
trống đang tồn tại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung cũng như vai trị
của HT. Khánh Anh đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ nói
riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho PGVN hiện tại và tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những cơng
trình sau này nghiên cứu sâu hơn về HT. Khánh Anh và phong trào chấn hưng
Phật giáo; góp thêm luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm cho Giáo hội
Phật giáo Việt Nam trong việc hoạch định đường hướng hành đạo hiện tại và
tương lai.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia thành 3 chương, 7 tiết.

15


Chƣơng 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở
NAM BỘ VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA HT. KHÁNH ANH
1.1. Bối cảnh lịch sử phong trào chấn hƣng Phật giáo ở Nam Bộ
1.1.1. Điều kiện hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ
Phật giáo là một thực thể tồn tại khách quan và vận động trong suốt diễn
trình lịch sử Việt Nam mà phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta diễn ra đầu
thế kỷ XX là một hiện tượng xảy ra với những nguyên nhân và kết quả có sự liên
hệ đến các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời đại sinh ra nó. Do
vậy, muốn nghiên cứu một cách hệ thống, bao quát và khách quan, chúng ta nhất
thiết phải đặt phong trào này trong mối tương quan với những điều kiện đó để
đánh giá sự tác động qua lại, làm rõ nguyên nhân, diễn tiến, kết quả và ý nghĩa
thực sự.
1.1.1.1 Các điều kiện bên ngoài Phật giáo
Từ triều đại Hậu Lê (1428-1527), Phật giáo khơng cịn hưng thịnh như trước.
Triều đình trọng dùng Nho giáo để thiết lập trật tự xã hội từ hoàng tộc đến bên
ngoài, các sĩ phu miệt mài trong tư tưởng Tống nho, triết lý nhà Phật dần bị bỏ
quên. Trong 100 năm trị vì với 10 đời vua của nhà Hậu Lê, ngồi Thánh Tơn và
Thái Tơn lớn tuổi mới làm vua, các vị khác đều lên ngôi vua khi tuổi còn trẻ, quyền
hành bị lung lạc, ham ưa ăn chơi, nước nhà khơng mấy lúc được n [88, tr. 176].
Chính sách tiêu diệt văn hóa của quân Minh khi xâm chiếm nước ta trước đó cũng
làm cho Phật giáo thời Hậu Lê trở nên suy thối. Nhà Lê cịn thi hành nhiều chính
sách siết chặt Phật giáo: “Năm Quang Thuận nguyên niên (1460) - Lê Thánh Tôn,

sắc cấm các Tăng đạo không được qua lại với nhân dân trong thành. Và càng chặt
chẽ hơn, cấm xây chùa quán mới, cấm in sách Phật, cấm tô tượng đúc chuông” [56,
tr. 85]. Các nhà Nho ra sức cơng kích Phật giáo mạnh mẽ, tiêu biểu như Ngô Sĩ
Liên : “Người nào đã học Nho giáo mà lại học thêm Phật giáo và Đạo giáo…thì có
ích gì cho thế đạo, cho nước nhà. Lấy những người ấy đỗ mà làm gì?” [63, tr. 116-

16


130]. Do đó, theo Thích Mật Thể: “Đời Hậu Lê có thể gọi là thời đại Phật giáo suy
đồi” [88, tr. 177]”.
Sau thời Hậu Lê là giai đoạn Nam - Bắc phân tranh (1528-1802). Phật
giáo có phần được phục hưng, xuất hiện vài dòng thiền mới ở Đàng Trong như
phái Nguyên Thiều và phái Liễu Quán với nhiều vị cao tăng truyền thừa và sinh
ra vài phái nhỏ hơn. Từ khi chúa Nguyễn Hồng vào trấn đất Thuận Hóa, Phật
giáo ở Đàng Trong có cơ hội phát triển trên nhiều phương diện. Chúa Nguyễn
hết lòng ủng hộ Phật pháp: xây chùa, đúc tượng, đúc chuông, in kinh, thỉnh kinh,
mời danh tăng truyền giới… Các chúa Hiền Vương (1618-1687), Ngãi Vương
(1687-1691) và nhất là Minh Vương (1691-1725) rất sùng đạo Phật [35, tr. 74].
Minh Vương Nguyễn Phúc Chu là vị chúa Nguyễn thứ 6. Ông là một minh quân
rất sùng đạo Phật, chủ trương “cư Nho mộ Thích”, dung hịa Phật-Nho, vận dụng
tinh thần trong giáo lý nhà Phật vào sách lược mở cõi và trị nước rất thành công.
“Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Phật giáo Đàng Trong đã có được nhiều
thuận lợi để phát triển, nhất là sau khi có sự xuất hiện của Hịa thượng Thạch
Liêm từ Trung Quốc sang” [55, tr.410].
Khi nhà Tây Sơn (1778-1802) lên nắm chính quyền, triều đình đã bắt
buộc các nhà sư phải nhập ngũ, phá chùa hủy tượng [35, tr. 74]. Chẳng hạn, chùa
Thiền Lâm là nơi Hòa thượng Thạch Liêm từ Trung Hoa sang mở 3 đàn truyền
giới năm 1695, nhà Tây Sơn biết hoặc nghi chùa nào Nguyễn Ánh trốn thì đốt
phá chùa đó [83, tr. 174]. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược nhận định:

“Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có chùa chiền, mà những người đi tu
hành thì ngu dốt, khơng mấy người đạt được cái đạo cao sâu của Phật, chỉ mượn
tiếng thần thánh mà đánh lừa kẻ ngu dân, ngài xuống chiếu bắt bỏ những chùa
nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ huyện một có chùa thật to, rất đẹp,
rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức, ở coi chùa thờ Phật. Cịn
những người khơng xứng đáng thì bắt về làm ăn. Ý vua Quang Trung muốn rằng
chỗ thờ Phật phải cho tôn nghiêm, mà những người đi tu hành thì phải là người
chân tu mộ đạo mới được.

17


Những việc cải cách ấy rất có nghĩa lý, nhưng vì thủa ấy có nhiều sự chiến
tranh, vả nhà Tây Sơn cũng không làm vua được bao lâu, cho nên thành ra khơng
có cơng hiệu gì cả” [49, tr. 142-143].
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, mở đầu
triều đại nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam với
143 năm trị vì, 13 vua kể từ Gia Long (1802-1819) đến Bảo Đại (1926-1945).
Nhà Nguyễn tiến hành xây dựng đất nước với một nhà nước tập quyền, chuyên
chế. Giống như triều Hậu Lê, nhà Nguyễn dùng Nho giáo làm nền tảng tư tưởng
để thiết lập trật tự xã hội, thuận tiện cho sự cai trị triệt để của mình. Một mặt,
nhà Nguyễn vẫn thừa nhận vai trò của Phật giáo đối với quốc gia, một mặt có
những chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động Phật giáo. Phật giáo biến
thành thứ vũ khí chính trị trong tay các vua chúa để củng cố quyền lực thống trị,
còn tăng sĩ thì bị truất xuống hàng thủ tự hay hàng thầy cúng [35, tr. 74]. Lê
Cung nhận định: “Triều Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế và ngăn cản sự
phát triển của Phật giáo. Điều này được thể hiện trên các mặt như cấm xây cất
chùa mới, đúc chuông, tô tượng, hạn chế số Tăng ni đặt ra nhiều luật lệ khắc khe
đối với việc hiến cúng” [18, tr.65].
Nhà Nguyễn ra sức đề cao, tìm mọi cách đưa Nho giáo lên địa vị độc tơn.

Chính sách đối với tơn giáo dưới triều Nguyễn có lúc rất khắc nghiệt. Nhà thờ
Cơng giáo bị tháo dỡ, truyền đạo bị cấm, giáo dân bị cầm tù. Cịn Phật giáo vốn
là tơn giáo tồn tại lâu đời, lại khơng có quan hệ đến ngoại xâm, cũng khơng có
nguy cơ tranh giành quyền lực nên khơng phải là đối tượng bị nhắm tới của
chính sách này. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, nhà Nguyễn cũng hạn chế sự phát triển
của Phật giáo. Triều đình tăng cường kiểm sốt Tăng ni và Phật tử, giảm xây
chùa, tơ tượng, đúc chuông, hạn chế người theo đạo Phật. Đại nam Thực lục
chính biên cho biết: “Gần đây có kẻ sùng đạo Phật xây chùa triền quá cao, lầu
gác rất tráng lệ, đúc chng, tơ tượng rất đỗi đàng hồng, làm đàn chay, mở hội
hè, ni sư, cúng Phật phí tổn… khơng sách nào có thể chép hết, cầu phúc báo
viển vông đến nỗi tiêu hao máu mỡ của dân. Vậy từ nay về sau chùa quán có đổ
nát mới được tu bổ, cịn làm chùa mới, tơ tượng, đúc chng, tổ chức hội chùa

18


hết thảy đều cấm. Sư sãi chân tu thì Lý trưởng sở tại phải nắm và khai rõ tính
danh, quán chỉ, đem nộp ở quan chấn để biết rõ số lượng” [75, tr.367].
Song song với các chính sách hạn chế Phật giáo, vua quan và đình thần nhà
Nguyễn cịn phê phán gay gắt giáo lý nhà Phật. Họ cho rằng, thuyết Nhân dun báo
ứng của nhà Phật là vơ ích và không thể thực hiện được [80, tr. 10]. Những chính
sách của nhà Nguyễn như vậy làm cho Phật giáo mất vị trí trong xã hội cũng như sự
quan tâm và ủng hộ của triều đình. Phật giáo phải lui về xóm làng, hịa nhập vào đời
sống tín ngưỡng của người dân, là chỗ dựa cho nhu cầu tâm linh của quần chúng như
các nghi lễ cúng kiếng, với hệ quả tất yếu là sự suy tàn.
Tuy nhà Nguyễn không xem trọng Phật giáo, nhưng tình hình khơng phải
lúc nào cũng như vậy. Hai triều đại Minh Mạng và Thiệu Trị có phần sùng tín và
ủng hộ với những chính sách nới lỏng đối với Phật giáo. Đó cũng là giai đoạn
mà tình hình xã hội tương đối ổn định. Thích Mật Thể cho rằng: “Trải qua các
triều vua, nhất là triều vua Thiệu Trị, ngài là một ông vua hết lòng sùng phụng

và rất sốt sắng với đạo Phật… Nhưng thật ra, Phật giáo về thời này đã kém lắm
rồi, nên dù các triều vua vẫn tín ngưỡng sùng phụng, làm chùa đúc tượng mà
tinh thần Phật giáo vẫn suy. Đến đây, từ trên vua quan cho đến thứ dân, ai ai
cũng an trí đạo Phật là ở sự cúng cấp cầu đảo chứ khơng biết gì khác nữa. Và
phần đông họ chỉ trọng ông thầy ở chỗ danh vọng chức tước, mặc dù ông thầy ấy
thiếu học thiếu tu. Bởi tệ hại ấy, làm cho Tăng đồ trong nước lần lần sa vào con
đường trụy lạc, cờ bạc rượu chè, đắm trước thanh, sắc” [88, tr. 229-230].
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, dần ép nhà
Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất (1962) nhường ba tỉnh Nam Kỳ là Biên Hòa,
Gia Định, Định Tường cho Pháp; Hịa ước Giáp Tuất (1874) cơng nhận chủ
quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các
cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo. Hòa ước Giáp Thân (1884)
là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp, trong đó chấp nhận nền
bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ
đối ngoại, đồng nghĩa với triều đình nhà Nguyễn khơng cịn chủ quyền đối
ngoại. Việt Nam bị chia thành ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới ba chế

19


×