1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
LÊ VĂN THƯỢNG
SƯU TẬP THƯỚC TÍNH DO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ PHÁO BINH
SÁNG TẠO, CẢI TIẾN SỬ DỤNG TRONG HUẤN LUYỆN
VÀ CHIẾN ĐẤU LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG PHÁO BINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số : 52320305
Người hướng dẫn:
ThS. TRẦN ĐỨC NGUYÊN
HÀ NỘI – 2014
1
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BINH CHỦNG PHÁO BINH VÀ BẢO
TÀNG PHÁO BINH
8
1.1. Vài nét về Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam
8
1.2. Khái quát về Bảo tàng Pháo binh
14
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Pháo binh
14
1.2.2. Các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng
16
1.2.2.1. Công tác nghiên cứu
16
1.2.2.2. Công tác sưu tầm
17
1.2.2.3. Công tác kiểm kê, bảo quản
18
1.2.2.4. Công tác trưng bày
20
1.2.2.5. Công tác giáo dục
20
1.2.3. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Pháo binh
21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP THƯỚC TÍNH
TẠI BẢO TÀNG PHÁO BINH
27
2.1. Quá trình nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng sưu tập thước tính tại Bảo
tàng Pháo binh
27
2.1.1. Q trình nghiên cứu, sưu tầm thước tính
27
2.1.2. Xây dựng sưu tập thước tính tại Bảo tàng Pháo Binh
29
2.2. Sưu tập thước tính của Bảo tàng Pháo binh
34
2.2.1. Số lượng
35
2.2.2. Về loại hình
36
2.2.2.1. Thước tính sử dụng trong hoạt động trinh sát
38
2.2.2.2. Thước tính sử dụng trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu
40
2.2.2.3. Thước tính sử dụng trong cơng tác hậu cần
51
2.2.3. Về kỹ thuật chế tác
51
2
3
2.3. Giá trị của sưu tập
53
2.3.1. Giá trị lịch sử
53
2.3.2. Giá trị khoa học – kỹ thuật quân sự
55
2.3.3. Giá trị kinh tế
59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP THƯỚC TÍNH
TẠI BẢO TÀNG PHÁO BINH
62
3.1. Thực trạng của sưu tập thước tính tại Bảo tàng Pháo binh
62
3.1.1. Công tác bảo quản sưu tập
62
3.1.2. Công tác nghiên cứu, quản lý sưu tập
64
3.1.3. Công tác khai thác và phát huy giá trị sưu tập
65
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản và phát huy giá trị
của sưu tập
65
3.2.1. Tiếp tục công tác nghiên cứu, sưu tầm bổ sung hiện vật trong sưu tập và
hoàn thiện thông tin
65
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác bảo quản
68
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức phát huy giá trị sưu tập
70
KẾT LUẬN
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHỤ LỤC
3
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa cho đến nay con người Việt Nam luôn được biết đến là cần cù,
chịu khó, ln có sự cố gắng và đặc biệt là một dân tộc có sự sáng tạo vơ
cùng độc đáo. Tất cả những tính cách ấy của con người Việt có lẽ là do lịch
sử đã chui rèn nên những tính cách như vậy. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc
u chuộng hịa bình nhưng lịch sử đã khơng cho dân tộc u chuộng hịa
bình ấy được sống cuộc sống như họ mong muốn.
Chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, Việt Nam trở thành một nước độc lập tự do
nhưng vẫn luôn phải chống lại các thế lực phươg Bắc ln có dã tâm muốn
xua qn xuống xâm lăng phía Nam. Trải qua Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu
Lê…dân tộc ta vẫn luôn anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước kiên cường. Và
nhắc đến Việt Nam hẳn sẽ không thể không nhắc hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ để bảo vệ Tổ quốc đã đi đến thắng lợi như thế nào.
Cho đến hôm nay lịch sử vẫn là một bài học sâu sắc cho dân tộc để các
thế hệ sau này ln biết tới. Góp cơng cho những bài học ấy đó là sự nỗ lực
lưu giữ những giá trị của các bảo tàng nói chung và bảo tàng hệ thống quân
đội nói riêng. Các bảo tàng nói chung và các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng
qn đội ln có ý thức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và đặc biệt là
xây dựng các sưu tập hiện vật để cho những thế hệ sau này biết tới cha ông ta
đã dựng nước và giữ nước như thế nào.
Là một bảo tàng nằm trong hệ thống các bảo tàng do Bộ Quốc phòng
quản lý, Bảo tàng Pháo binh luôn nhận thức rõ được vai trò quan trọng trong
việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng bởi sưu tập hiện vật bảo tàng tạo nên
sắc thái và vị trí xã hội của bảo tàng. Đồng thời nó cũng tạo cho mỗi bảo tàng
có được sức thu hút lớn đối với khách tham quan. Nhận thức được tầm quan
trọng của các sưu tập hiện vật như vậy, trong những năm qua Bảo tàng Pháo
binh đã xây dựng được một số sưu tập hiện vật quý và đặc trưng cho mình
4
5
như: sưu tập pháo, sưu tập ống liều phóng, sưu tập khí tài trinh sát và đặc biệt
là sưu tập thước…
Nhắc đến chiến tranh là nhắc đến lực lượng vũ trang trong quân đội bao
gồm: bộ binh, công binh, lực lượng phịng khơng,…và một lực lượng rất quan
trọng là pháo binh. Đối với chiến tranh, làm nên những chiến thắng ấy là do
sự góp phần quan trọng của lực lượng quân đội tinh nhuệ. Bởi vậy, có lẽ nhắc
đến pháo binh là người ta sẽ nghĩ đến tầm quan trọng của những chiến sĩ và
những khẩu pháo do những người chiến sĩ ấy điều khiển. Thế nhưng ít ai biết
rằng góp phần làm nên những trận đánh oanh liệt ấy của pháo binh, góp phần
làm nên những chiến thắng rạng rỡ của pháo binh có một sự đóng góp khơng
hề nhỏ của những chiếc thước tính được những người chiến sĩ cải tiến từ
những chiếc thước đã có trước hoặc sáng tạo mới. Và hiện nay đến với Bảo
tàng Pháo binh mọi người sẽ được tiếp xúc với những chiếc thước tính tuy
nhỏ nhưng lại làm nên những chiến cơng lớn do cán bộ Bảo tàng Pháo binh đã
xây dựng thành một sưu tập. Bộ sưu tập thước tính bao gồm những hiện vật
gốc là những chiếc thước tính như: thước bắn biển, thước Lơ-ga-rít, thước
mật ngữ thơng tin, thước tính lượng sửa gió, thước tầm, thước tính hướng,…
đều được cán bộ, chiến sĩ pháo binh nghiên cứu sử dụng trong huấn luyện và
trực tiếp chiến đấu lập nhiều chiến cơng xuất sắc trong kháng chiến giải
phóng dân tộc. Điều đặc biệt hơn cả đó đều là những chiếc thước do cán bộ
chiến sĩ của ta trong quá trình kháng chiến đã nghiên cứu và sáng tạo ra để
hạn chế những khuyết điểm và phát huy tối đa những ưu điểm góp phần nên
những chiến thắng. Bởi vậy bộ sưu tập là nguồn tư liệu không thể thay thế,
phản ánh thất bại của thế lực xâm lược trong chiến tranh giải phóng Việt Nam
nhưng đồng thời cũng là nguồn tư liệu chứng minh cho sự sáng tạo trí tuệ của
người chiến sĩ pháo binh – những người con của đất Việt.
Hiện nay, thế giới đang trên đà hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa, khoa
học cơng nghệ trên thế giới đang trên đà phát triển nhanh như vũ bão. Đất
nước ta cũng đang bước vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với chủ
5
6
trương "văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của đất
nước", "văn hóa phải phát triển tương ứng với kinh tế". Các sưu tập hiện vật
quý hiếm ở các bảo tàng quân đội nói chung, ở Bảo tàng Pháo binh nói riêng
càng phải phát huy, khẳng định giá trị của chính mình. Sưu tập ấy phải có sức
sống mạnh mẽ, lâu bền như chính cái ngọn lửa được hun đúc qua mấy mươi
đời rồi bùng lên trong "chín năm làm một Điện Biên", trong "mùa xuân năm
bảy nhăm" ấy.
Tuy đất nước ta đang sống trong hịa bình nhưng lịch sử đã dạy cho
chúng ta bài học ln phải nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ đất nước. Vì vậy,
dù trong hịa bình hay khơng chúng ta ln ln phải có ý thức giáo dục tinh
thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc tới các thế hệ, cán bộ chiến sĩ, thanh thiếu
niên…và toàn thể những người con của Việt Nam về truyền thống yêu nước,
về cuộc chiến tranh phi nghĩa ắt phải thất bại.
Để góp một phần sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc giáo dục tinh
thần u nước, hịa chung khí thế ngợi ca đất nước, ngợi ca sự sáng tạo muôn
đời của dân tộc tôi quyết định chọn đề tài “Sưu tập thước tính do cán bộ,
chiến sĩ Pháo binh sáng tạo, cải tiến sử dụng trong huấn luyện và chiến
đấu lưu giữ tại bảo tàng Pháo binh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng Pháo binh và
công tác xây dựng sưu tập hiện vật tại bảo tàng Pháo binh.
- Nghiên cứu đặc điểm của sưu tập thước tính gắn với những chiến
cơng của bộ đội pháo binh trong chiến tranh giải phóng (1954- 1975).
- Nghiên cứu và nêu cao những cán bộ, chiến sĩ đã góp cơng sáng tạo ra
những chiếc thước tính góp cơng vào những chiến thắng để nêu gương cho
những thế hệ sau noi theo.
- Nghiên cứu sưu tập để tìm ra giá trị của sưu tập, bổ sung và hoàn
thiện cho sưu tập (về ý nghĩa lý thuyết). Từ các giá trị đó, đề xuất các giải
6
7
pháp khai thác, phát huy giá trị sưu tập phục vụ cán bộ chiến sĩ trong tồn
qn và cơng chúng trong điều kiện bùng nổ các bảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sưu tập thước tính do cán bộ, chiến sĩ Pháo
binh sáng tạo, cải tiến dùng trong huấn luyện và chiến đấu lưu giữ tại bảo tàng
Pháo binh (sau đây gọi tắt là Sưu tập thước tính).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu sưu tập hiện vật là thước
tính do cán bộ, chiến sĩ Pháo binh sáng tạo, cải tiến dùng trong huấn luyện và
chiến đấu lưu giữ tại Bảo tàng Pháo binh.
+ Thời gian: nghiên cứu các hiện vật kể trên trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954- 1975).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa khoa học lịch sử để nghiên cứu, phân tích đối tượng.
- Phương pháp nghiên cứu của Bảo tàng học.
- Phối hợp Phương pháp liên ngành: sử học, giáo dục quốc phòng…
- Phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học quân sự.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh và đối chiếu…
5. Bố cục của Khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì bài
Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Binh chủng Pháo binh và Bảo tàng Pháo binh.
Chương 2: Nội dung và giá trị của sưu tập thước tính tại Bảo tàng Pháo binh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và phát
huy giá trị của sưu tập thước tính tại Bảo tàng Pháo binh.
7
8
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BINH CHỦNG PHÁO BINH
VÀ BẢO TÀNG PHÁO BINH
1.1. Vài nét về Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam
Vai trần, dép lốp, khiêng tư
Trường Sơn xẻ dọc, pháo đi ngàn trùng
Đó chính là những câu thơ nói về những người lính pháo binh của Quân
đội nhân dân Việt Nam – một trong những lực lượng nịng cốt góp cơng cho
những chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược. Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt
Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ
đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phịng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt,
đánh giỏi, bắn trúng" vào ngày 13 tháng 4 năm 1967. Cho đến hôm nay, Binh
chủng Pháo binh vẫn là một trong những lực lượng nòng cốt quan trọng nằm
trong Quân chủng Lục quân của Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần giữ gìn,
bảo vệ đất nước. Bởi vậy, nói đến Binh chủng Pháo binh, nói đến lịch sử hình
thành Binh chủng Pháo binh thì trước hết phải nói đến lịch sử của Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam tiền thân là Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của chủ
tịch Hồ Chí Minh tại một khu rừng (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) với lực lượng
ban đầu gồm 34 chiến sĩ. Ngay từ khi mới ra đời, quân đội ta đã được Đảng,
Bác Hồ lãnh đạo chăm lo bồi dưỡng giáo dục để Quân đội nhân dân Việt Nam
thực sự là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Cùng với việc chăm lo xây dựng quân đội, Đảng ta rất chú trọng đến tổ chức
bộ đội pháo binh trong lực lượng vũ trang.
8
9
Những đơn vị pháo binh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đã
được hình thành rất sớm từ những năm đầu giải phóng đất nước. Cách mạng
tháng 8 năm 1945 thành công, những đơn vị pháo binh ấy đã được hình thành
ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam từ những khẩu pháo thu được trong tay giặc
Nhật, Pháp và quân Tưởng (khoảng 40 khẩu sơn pháo, pháo cao xạ,…cỡ từ
37mm đến 75mm nhưng hầu hết đã cũ và bị địch phá hoại và đều là những
khẩu pháo được sản xuất từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất).
Ngày 29 tháng 6 năm 1946, tại trại Vệ quốc đoàn trung ương (số 40A
Hàng Bài, Hà Nội), đồng chí Hồng Văn Thái Tổng tham mưu trưởng Qn
đội nhân dân Việt Nam đã công bố quyết định của Bộ Quốc Phịng về việc
thành lập Đồn pháo binh Thủ đơ gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài
Xuân Canh, Pháo đài Xuân Tảo. Đây được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của
pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 29 tháng 6 năm 1946 là một
mốc son trong trang vàng lịch sử của lực lượng vũ trang cách mạng, trở thành
ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội pháo binh.
Ngay sau khi ra đời, thực hiện lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch "thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ", bộ đội pháo binh đã chủ động khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn để huấn
luyện làm chủ trang bị pháo đạn, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc.
* Lực lượng pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
Cách mạng tháng Tám mới thành cơng chưa được bao lâu thì ngày 23
tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp dựa vào thế quân Anh, gây hấn ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ. Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại mặt trận Hà Nội, lúc 20 giờ 03 phút ngày 19 tháng 12 năm
1946 pháo đài Láng đã nổ phát đạn đầu tiên vào quân Pháp trong thành Hà
Nội, mở đầu tồn quốc kháng chiến.
Thu đơng 1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, bộ đội
Pháo binh đã lập công xuất sắc ở sơng Lơ, bắn cháy và chìm nhiều tàu chiến
9
10
địch tại Khoan Bộ, Đoan Hùng và Khe Lau (ngày 23 và 24 tháng 10 năm
1947) góp phần bẻ gãy một gọng kìm quan trọng của giặc Pháp, tấn cơng lên
chiến khu Việt Bắc. Chiến thắng sông Lô đánh dấu bước trưởng thành của
Pháo binh sáng tạo ra cách đánh độc lập, với lối đánh "đặt gần, bắn thẳng"
tạo ra yếu tố bí mật, bất ngờ để đánh địch.
Đến năm 1949, lực lượng pháo binh tiếp tục phát triển. Quân đội ta đã
thành lập tiểu đoàn Pháo binh đầu tiên (tiểu đoàn 410). Ngày 18 tháng 6 năm
1949 Cục pháo binh được thành lập (theo sắc lệnh số 50/SL ngày 18 tháng 6
năm 1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh) do đồng chí Trần Đại Nghĩa phụ trách,
được giao 2 nhiệm vụ: tiếp tục nghiên cứu chế tạo sửa chữa các loại pháo đạn,
đồng thời tổ chức đào tạo một số cán bộ pháo binh sơ cấp.
Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, lần đầu tiên ta sử dụng lực
lượng pháo binh quy mơ lớn với 3 tiểu đồn sơn pháo 75mm đánh hiệp đồng
chi viện cho bộ binh, cùng bộ binh tiêu diệt hai binh đồn Lơ-pa-giơ và Sáctơng của Pháp, góp phần giải phóng tuyến biên giới dài 200km nối liền 2 tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn. Sau chiến dịch Biên giới, trước yêu cầu phát triển hỏa
lực phục vụ cho các chiến dịch lớn, ngày 20 tháng 11 năm 1950 trung đoàn
675 được thành lập (tiền thân là trung đoàn 95) gồm sáu liên đội sơn pháo
75mm, đây là trung đoàn pháo binh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam,
đồng chí Dỗn Tuế quyền Trung đồn trưởng, đồng chí Hồng Phương là
Chính ủy. Cuối tháng 11 năm 1950, Trung ương Đảng và Tổng quân ủy chủ
trương lựa chọn Trung đoàn 34 - bộ đội chủ lực của Hà Nam Ninh xây dựng
thành trung đoàn pháo binh cơ giới đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau đó, Trung đồn 34 (Trung đồn Tất Thắng được Bác Hồ khen tặng năm
1947) đã đổi phiên hiệu thành Trung đồn 45. Tháng 3 năm 1954 đại đồn
cơng pháo 351 được thành lập gồm trung đoàn sơn pháo 75mm (e675- Đoàn
Pháo binh Anh dũng được Bác Hồ đặt tên năm 1952), trung đồn lựu pháo
(e45), trung đồn cơng binh 151, đồng chí Vũ Hiến Phó tổng tham mưu
trưởng quân đội nhân dân Việt Nam được bổ nhiệm làm Đại đồn phó (quyền
10
11
Đại đồn trưởng), đồng chí Phạm Ngọc Mậu làm Chính ủy. Đến giai đoạn
này trong các đại đoàn pháo binh đã có biên chế tiểu đồn pháo binh.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13 tháng 3 năm 1954 đến ngày 7
tháng 5 năm 1954) ta đã có hai trung đoàn pháo xe kéo và pháo mang vác,
một tiểu đoàn pháo phản lực thuộc pháo binh dự bị của Bộ Tổng tư lệnh và
sáu tiểu đoàn pháo biên chế của các đại đoàn chủ lực tham gia chiến dịch,
đánh dấu bước phát triển trưởng thành cả về số lượng và chất lượng của pháo
binh Việt Nam cũng như chiến thuật sử dụng pháo binh trong kháng chiến
chống Pháp. Vượt qua mn vàn khó khăn, các đơn vị pháo binh đã mở
đường, xuyên rừng, vượt suối qua đèo và qua mưa bom bão đạn kéo pháo
vào, kéo pháo ra an toàn, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ chỉ huy
chiến dịch chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".
Trong chiến dịch này pháo binh đã tham gia đánh hiệp đồng binh chủng, cùng
bộ binh thắt chặt vòng vây tiêu diệt dứt điểm từng cứ điểm, vừa phá công sự,
sân bay, triệt đường tiếp tế, chế áp pháo binh địch, liên tục bám các đại đoàn
chủ lực tham gia tổng cơng kích giành chiến thắng. Trong chiến dịch đã có
nhiều tấm gương dũng cảm, chiến đấu qn mình, lập công xuất sắc của bộ
đội pháo binh như: Nguyễn Văn Chức, Phùng Văn Khầu… Cuộc kháng chiến
chống Pháp thắng lợi, bộ đội pháo binh vinh dự được tặng thưởng 25 huân
chương quân công, 594 huân chương chiến công hạng 2, đồng chí Bùi Đình
Cư và Phùng Văn Khầu được chính phủ tuyên dương "anh hùng quân đội".
* Lực lượng pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975):
- Lực lượng pháo binh trong 10 năm xây dựng (1954-1964):
Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc Phòng Tổng Tư lệnh ra Nghị định
số 33/NĐA thành lập Bộ chỉ huy pháo binh, đồng chí Nguyễn Chánh, Uỷ viên
Trung ương Đảng được bổ nhiệm là Tư lệnh kiêm chính ủy Pháo binh, đồng
chí Lê Thiết Hùng là tham mưu trưởng, đồng chí Phạm Ngọc Mậu làm chủ
nhiệm chính trị. Lực lượng pháo binh qn đội nhân dân Việt Nam có ba đại
đồn pháo mặt đất (đại đoàn 45, 349, 675) và một đại đoàn pháo cao xạ (367).
11
12
Ngày 28 tháng 5 năm 1956 Bộ Quốc Phòng- Tổng tư lệnh ra Chỉ thị số
880/G6 đổi tên Bộ chỉ huy Pháo binh thành Bộ tư lệnh Pháo binh, thiếu tướng
Lê Thiết Hùng làm tư lệnh. Binh chủng Pháo binh được biên chế tương đối
thống nhất, trang bị tương đối hiện đại, về tổ chức đã có các cơ quan, nhà
trường, pháo dự bị và pháo biên chế, đánh dấu một bước trưởng thành lớn
mạnh của binh chủng về mọi mặt. Trước yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu đòi
hỏi phải nâng cao chất lượng của cán bộ pháo binh, ngày 18 tháng 2 năm
1957 trường Sỹ quan pháo binh được thành lập theo nghị định số 32/NĐ của
Bộ Quốc Phịng góp phần đào tạo nhiều lớp cán bộ ưu tú cho binh chủng.
Ngày 21 tháng 3 năm 1958, Bộ Quốc Phịng ra Quyết định số 47/QĐ-QP
tách sư đồn pháo cao xạ khỏi Bộ tư lệnh Pháo binh để tổ chức thành Bộ tư
lệnh Phịng khơng. Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Đại hội Đảng bộ binh chủng
Pháo binh lần đầu tiên được tiến hành tại Hà Nội.
- Lực lượng pháo binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
Sau hiệp định Giơnevơ (1954) âm mưu của đế quốc Mỹ là dựng lên
chính phủ tay sai Ngơ Đình Diệm, có sự giúp sức của Mỹ, nhằm tiêu diệt
phong trào cách mạng của nước ta, phá hoại quá trình thống nhất nước nhà,
biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Nghị quyết số 15
Ban chấp hành trung ương (khóa II, tháng 1 năm 1959) đã quyết định: "Con
đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực. Dựa vào
lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ
trang. Tùy tình hình để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc, phong
kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân".
Sau khi có Nghị quyết Trung ương số 15, cùng với cả nước, binh chủng
pháo binh tích cực chi viện cho cách mạng miền Nam để xây dựng lực lượng
pháo binh quân giải phóng.
- Lực lượng pháo binh trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước:
Trong phong trào Đồng Khởi (1959- 1960) nhiều vũ khí thơ sơ được sử
dụng để giết giặc, cùng với "súng ngựa trời" ở Bến Tre, "súng cối lửa" ở Mỹ
12
13
Tho… các loại vũ khí hỏa lực thơ sơ đã hỗ trợ cho phong trào Đồng Khởi giành
thắng lợi. Năm 1961, với những khẩu pháo thu được của địch, lực lượng vũ trang
quân giải phóng miền Nam đã thành lập những đại đội pháo binh đầu tiên của
miền Đông Nam Bộ.
Với sự chi viện từ miền Bắc, Pháo binh quân giải phóng phát triển
khơng ngừng cả về số lượng và chất lượng. Pháo binh quân giải phóng trên
các mặt trận vừa phát triển lối đánh độc lập, vừa thực hiện đánh hiệp đồng chi
viện cho bộ binh, góp phần cùng lực lượng vũ trang và nhân dân miền Nam
đánh bại các chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "Việt
Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ.
Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Pháo
binh đã tham gia pháo kích đồng loạt và dài ngày với quy mô lớn vào hầu hết
các cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy trên toàn chiến trường.
Đến chiến dịch Đường 9 Nam Lào (năm 1971) và cuộc tổng tiến cơng
chiến lược năm 1972, Pháo binh đã có những đổi mới và phát triển về trang
bị. Hướng đánh chủ yếu là chiến trường Trị Thiên và hai hướng phối hợp là:
Bắc Tây nguyên và Đông Nam Bộ; pháo binh đã đánh hiệp đồng binh chủng
trên quy mô lớn, phá vỡ những phòng tuyến vững chắc của địch ở Quảng Trị,
Lộc Ninh, đường số 13, Tây Nguyên…
Mùa xuân năm 1975, trong cuộc tổng tiến công chiến lược pháo binh ra
quân với sức mạnh mới: hơn 90% lực lượng của Binh chủng có mặt trên chiến
trường, nhiều đơn vị pháo đã cơ động thần tốc từ Bắc vào Nam trên chặng
đường dài trên 1.700km, vừa đi vừa đánh. Lực lượng pháo binh có mặt trên
các mặt trận Tây Nguyên, Trị Thiên- Huế- Đà Nẵng, Đơng Nam Bộ góp phần
tạo nên bước ngoặt chiến tranh có lợi cho ta.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với quy mơ năm qn đoàn và
các đơn vị trực thuộc bộ và miền. Hơn 20 trung, lữ đoàn pháo xe kéo với tổng
số 55 tiểu đồn, 789 khẩu pháo (trong đó có 421 khẩu pháo xe kéo, 32 pháo
phản lực) tổ chức 30 cụm pháo binh ở 4 cấp: chiến dịch, quân đoàn, sư đoàn
13
14
và trung đoàn tạo ra hệ thống hỏa lực mạnh, tập trung áp đảo địch ngay từ
đầu, khống chế sân bay, bến cảng, bắn phá các kho tàng, khu chỉ huy, chi viện
đắc lực cho 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gịn, giành thắng lợi hồn
tồn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Lực lượng pháo binh trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa:
Ngày 5 tháng 8 năm 1965 Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại ra
miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Pháo binh ba thứ quân đã triển khai nhiệm vụ
đánh tàu địch bảo vệ bờ biển của Tổ quốc. Nhiều đơn vị đã lập công xuất sắc
bắn cháy và bắn chìm nhiều tàu biệt kích, tàu tuần dương, tàu khu trục của
Mỹ. Trước hành động leo thang điên cuồng của kẻ thù với miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, ngày 20 tháng 3 năm 1967 Trung đoàn pháo binh 164 từ bờ Bắc đã
đánh trả mãnh liệt vào các căn cứ pháo binh và hậu cần của Mỹ Ngụy ở Dốc
Miếu (Quảng Trị) tiêu diệt nhiều sinh lực địch, vũ khí phương tiện của địch.
Trước những chiến công vang dội của pháo binh trên cả hai miền Nam- Bắc,
ngày 13 tháng 4 năm 1967 Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi binh chủng Pháo
binh, trong thư Bác khen: Pháo binh ta có truyền thống oanh liệt "chân đồng,
vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng"… Bác rất vui lịng khen ngợi tồn thể cán bộ
chiến sĩ Pháo binh ta.
Trong thư Bác còn căn dặn: "Các đồng chí chớ vì thắng lợi mà chủ
quan, phải ra sức học tập và thi đua với Pháo binh quân giải phóng miền
Nam tài giỏi anh hùng". Phải nêu cao chí khí quyết chiến, quyết thắng, đồn
kết phối hợp với các đơn vị bạn và nhân dân, nắm vững kĩ thuật, chiến thuật,
giữ gìn xe tốt, pháo tốt, tiết kiệm đạn dược, đánh giỏi bắn trúng, lập nhiều
chiến công to lớn hơn nữa".
1.2. Khái quát về Bảo tàng Pháo binh
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Pháo binh
Bảo tàng Pháo binh được thành lập năm 1981 là nơi thu thập, lưu trữ
bảo tồn, nghiên cứu, giáo dục và phổ cập về tiến trình lịch sử của Binh chủng
Pháo binh. Bộ đội Pháo binh có lịch sử truyền thống oanh liệt rất tự hào. Vì
14
15
thế, Bộ tư lệnh Pháo binh hết sức quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo
dục truyền thống binh chủng và quân đội ta cho các thế hệ cán bộ và chiến sĩ.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của binh chủng, Bộ Tư lệnh Pháo binh
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến
đấu và xây dựng binh chủng vững mạnh về chính trị, trong hoạt động cơng tác
Đảng, cơng tác chính trị, binh chủng ln quan tâm đến cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống Pháo binh
quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ
Tư lệnh Pháo binh tổ chức sưu tầm và trưng bày triển lãm hiện vật pháo binh
trong cuộc kháng chiến chống Pháp và 5 năm xây dựng thời bình (19441959).
Những năm 1960, binh chủng đã xây dựng phòng truyền thống pháo
binh làm nơi lưu giữ và giới thiệu lịch sử truyền thống binh chủng bằng hiện
vật, tài liệu, hình ảnh… phục vụ bộ đội và nhân dân tới tham quan. Lúc đầu,
phòng truyền thống pháo binh được xây dựng trưng bày tạm thời tại Trường
Sĩ quan Pháo binh ở Sơn Tây.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, nhà truyền thống vẫn duy trì
hoạt động tuyên truyền giáo dục ở những địa phương nơi cơ quan binh chủng
sơ tán và mở cuộc triển lãm lưu động nhiều nơi, đồng thời tham gia các cuộc
triển lãm thành tích trong xây dựng, chiến đấu toàn quân, toàn quốc (năm
1962, 1969, 1971, 1973…) đã phát huy hiệu quả tốt.
Đặc biệt trong thời kì này, Bộ Tư Lệnh Pháo binh đã cử hàng chục cán
bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ sưu tầm hiện vật tại các chiến trường miền Bắc,
miền Nam và trên đất bạn Lào và Campuchia. Kết quả đã thu thập được hàng
ngàn hiện vật có giá trị văn hóa- lịch sử phản ánh mọi hoạt động, lao động sản
xuất, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các lực lượng pháo binh ba thứ
quân, làm cơ sở cho trưng bày bảo tàng sau này.
15
16
Năm 1980, chuẩn bị kỉ niệm 35 năm ngày thành lập binh chủng
(29/6/1946- 29/6/1981), Bộ Tư lệnh Pháo binh quyết định tổ chức trưng bày
bảo tàng tại Trường Sỹ quan pháo binh (thuộc khu vực Tông, xã Tùng Thiện,
thị xã Sơn Tây).
Ngày 8 tháng 5 năm 1981, Bảo tàng Pháo binh được thành lập theo
quyết định số 182/QĐ- TM của Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt
Nam. Bảo tàng có tên gọi chính thức: Bảo tàng Pháo binh, trực thuộc quản lý
của Phịng Chính trị binh chủng, nay là Cục Chính trị binh chủng.
Thực hiện quyết định trên, Bộ Tư Lệnh Pháo binh đã tổ chức di chuyển
bảo tàng từ nơi trưng bày tạm thời về Hà Nội, đồng thời tổ chức trưng bày tại
khu nhà 3 tầng trong khuôn viên cơ quan Bộ Tư Lệnh Pháo binh.
Trong mười năm từ 1991 đến 1999, Bảo tàng Pháo binh đã mở cửa
phục vụ hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, học tập. Tuy nhiên, còn
nhiều hạn chế do bảo tàng nằm trong cơ quan Bộ Tư Lệnh nên việc đi lại
tham quan còn nhiều trở ngại.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tàng, tháng 9 năm 1999
Bộ Tư Lệnh quyết tâm đưa bảo tàng ra ngoài khu vực làm việc của cơ quan
binh chủng, đồng thời tổ chức cải tạo khu nhà đất số 463 đường Đội Cấn,
phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội thành khu trung tâm văn hóa thể thao
của Binh chủng trong đó có Bảo tàng Pháo binh.
1.2.2. Các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng
1.2.2.1. Công tác nghiên cứu
Bảo tàng Pháo binh được thành lập là nơi thu thập, lưu trữ bảo tồn,
nghiên cứu, giáo dục và phổ cập về tiến trình lịch sử của Binh chủng Pháo
binh. Vì vậy, các cán bộ trong Bảo tàng luôn đề cao hoạt động nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến Bảo tàng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Binh
chủng Pháo binh nhằm mục đích lưu giữ các hiện vật, các chứng cứ, tài liệu
liên quan đến lực lượng pháo binh trong tồn qn. Bảo tàng Pháo binh vẫn
ln đề ra nhiệm vụ tiếp tục các công tác nghiên cứu nhằm bổ sung, hồn
thiện các thơng tin cho các hiện vật thuộc sưu tập và các hiện vật trong bảo tàng.
16
17
Từ khi được thành lập cho đến nay, Bảo tàng Pháo binh đã nghiên cứu
thông tin làm cơ sở đăng ký cho gần 1/2 tổng số hiện vật trong bảo tàng vào
sổ kiểm kê bước đầu. Bảo tàng cũng đã xây dựng được một số bộ sưu tập có
giá trị như: sưu tập pháo, sưu tập ống liều phóng, sưu tập khí tài trinh sát, sưu
tập cờ và đặc biệt là sưu tập thước tính.
Ngồi các hoạt động nghiên cứu trong bảo tàng, Bảo tàng Pháo binh
cũng tạo điều kiện, cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu đến tham quan,
học tập và nghiên cứu tại bảo tàng. Nhiều nhạc sĩ, nhà làm phim cũng đã đến
bảo tàng nghiên cứu, tìm hiểu về Binh chủng Pháo binh nhằm sáng tác những
ca khúc tài liệu, bộ phim về binh chủng, về những cán bộ, chiến sĩ thuộc Binh
chủng pháo binh.
1.2.2.2. Công tác sưu tầm
Nhằm tuyên truyền giáo dục cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị và nhân
dân, Bảo tàng Pháo binh vẫn luôn ý thức được việc sưu tầm, gìn giữ những
hiện vật, tư liệu truyền thống về binh chủng.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, Bộ Tư lệnh cử một số cán bộ
làm nhiệm vụ sưu tầm trên các chiến trường A, B, C trực tiếp đi cùng các đơn
vị chiến đấu để thu thập hiện vật, ghi chép các sự kiện lịch sử, phục vụ cho
công tác bảo tàng truyền thống và tổng kết biên soạn lịch sử của binh chủng.
Đặc biệt từ đầu năm 1970, việc sưu tầm hiện vật bảo tàng đã trở thành phong
trào quần chúng ở các đơn vị. Công tác sưu tầm được tổ chức chu đáo, chặt
chẽ. Hàng ngàn hiện vật gửi từ chiến trường ra được lưu giữ ở hậu phương
làm cơ sở để xây dựng bảo tàng sau này.
Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, cơng tác sưu tầm được chú
trọng hơn. Nhiều đoàn cán bộ được cử đến các địa bàn trước đây chưa có điều
kiện sưu tầm để gặp các nhân chứng, thu thập hiện vật ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ và một số tỉnh ở Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ.
Năm 1981, Bảo tàng Pháo binh thành lập đã tiếp nhận một khối lượng
hơn 6000 hiện vật, tài liệu được sưu tầm trong thời gian 20 năm trước. Không
17
18
dừng lại ở đó, bảo tàng tiếp tục tổ chức nhiều đợt sưu tầm ngắn ngày và dài
ngày, đồng thời làm nhiệm vụ thu gom hiện vật gửi rải rác ở các đơn vị trong
những năm trước đây. Đáng kể là đợt sưu tầm 3, 4 tháng liền ở các đơn vị
pháo binh ba thứ quân từ Lạng Sơn, Hà Tuyên, Lai Châu…đến các đơn vị
phía Nam: Minh Hải, Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, An Giang
và trên đất bạn Campuchia trong những năm 1988- 1990. Đồng thời tổ chức
vận động các ban liên lạc cựu chiến binh ở các địa phương, các đơn vị, tổ
chức, cá nhân hưởng ứng cuộc vận động đóng góp ý kiến, hiện vật, tư liệu để
xây dựng bảo tàng. Hiện nay, bảo tàng vẫn không ngừng các hoạt động sưu
tầm nhằm bổ sung hiện vật có giá trị cho kho cơ sở của bảo tàng và nhằm
phục vụ các hoạt động trong và ngồi bảo tàng.
Tóm lại, cơng tác sưu tầm hiện vật bảo tàng của Bảo tàng Pháo binh đã
được các cấp lãnh đạo, chỉ huy quan tâm đúng mực, có tổ chức chặt chẽ và
đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh trước đây, phạm vi
hoạt động của bộ đội pháo binh rất rộng trên khắp các chiến trường và thường
xuyên cơ động nên công tác sưu tầm cịn gặp nhiều khó khăn.
1.2.2.3. Cơng tác kiểm kê, bảo quản
Hiện nay công tác kiểm kê, bảo quản của bảo tàng cũng đang được tiếp
tục thực hiện. Bảo tàng Pháo binh hiện đang lưu giữ 8065 tài liệu, hình ảnh,
hiện vật. Trong đó, 3448 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đã được đăng ký vào sổ
kiểm kê bước đầu (1834 hiện vật gốc thể khối và văn bản, 1614 hiện vật phim ảnh).
Để thuận lợi trong công tác kiểm kê, bảo tàng cũng đã lập hệ thống sổ
sách theo quy định chung, thống nhất trong hệ thống bảo tàng quân đội gồm:
- Sổ kiểm kê bước đầu (sổ gốc, sổ cái, sổ đăng ký hiện vật gốc).
- Sổ phân loại chất liệu.
- Sổ đăng ký phim.
- Sổ ảnh ma-két.
- Hệ thống kiểm kê, phiếu chất liệu, phiếu ảnh, hồ sơ hiện vật.
Hiện nay, bảo tàng vẫn tiếp tục công tác nghiên cứu, xác minh, bổ
sung, lập hồ sơ khoa học cho những hiện vật chưa đủ yếu tố pháp lý.
18
19
Song song với công tác kiểm kê, công tác bảo quản hiện vật của bảo
tàng cũng hết sức được chú trọng. Hiện nay, diện tích kho của bảo tàng là
220m2. Trong đó, diện tích kho tại chỗ là 124m2, ở tổng kho K86 của Bộ Tư
lệnh là 96m2. Các kho được sắp xếp riêng theo các chất liệu để bảo quản:
- Kho vũ khí, khí tài quang học.
- Kho bảo quản hiện vật vải, giấy, tranh ảnh.
- Tủ bảo quản phim, ảnh.
Công tác kho thực hiện đầy đủ quy chế xuất nhập và bảo quản thường
xuyên. Nhằm bảo quản cho hiện vật một cách chất lượng tốt nhất, Bảo tàng
Pháo binh cũng đã sử dụng một số trang thiết bị tránh ảnh hưởng tới hiện vật
như: sử dụng hệ thống đèn có ánh sáng khơng q mạnh, trên hệ thống trưng
bày hoặc trong phịng kho có hệ thống quạt làm mát hiện vật trong những
ngày nóng nực hay máy hút gió làm thơng khí trong những ngày ẩm
thấp,…Ngồi ra bảo tàng cũng đã sử dụng một số hóa chất nhằm chống côn
trùng xâm hại gây ảnh hưởng tới hiện vật hoặc chất chống ẩm trong các
phòng kho bảo quản hiện vật bảo tàng.
Đối với các hiện vật là kim loại, Bảo tàng Pháo binh sử dụng dầu luyn
để chống quá trình o-xi hóa gây hoen rỉ hiện vật.
Bảo tàng cũng đã đề ra kế hoạch bảo quản cụ thể cho hiện vật trong
từng giai đoạn khác nhau ở cả hoạt động bảo quản phịng ngừa và bảo quản trị
liệu. Vì vậy, hiện vật bảo tàng vẫn được lưu giữ, bảo vệ một cách an tồn, cẩn
thận và ngun gốc.
Nhìn chung, Bảo tàng Pháo binh cũng đã thực hiện đầy đủ các nguyên
tắc trong kiểm kê và bảo quản hiện vật bảo tàng. Tuy nhiên, do một số điều
kiện nhất định nên trang thiết bị sử dụng trong bảo quản và quá trình thực
hiện bảo quản của nhân viên bảo tàng cịn thơ sơ, chưa được trang bị hiện đại.
Do vậy, dù thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác bảo quản cho hiện vật
làm cho hiện vật bảo tàng được tồn tại lâu dài, chưa có vấn đề gì ảnh hưởng
tới hiện vật trong bảo tàng nhưng hoạt động bảo quản lại chưa phát huy được
tối đa hiệu quả của nó.
19
20
1.2.2.4. Công tác trưng bày
Năm 1981, Bảo tàng Pháo binh tổ chức trưng bày lần đầu tiên tại
Trường Sĩ quan Pháo binh (Sơn Tây) nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập
Binh chủng. Phần trưng bày gồm 1500m2 nội thất và 4000m2 trưng bày ngoài
trời với hơn 1300 tài liệu, hiện vật.
Năm 1990, sau khi được chuyển về Hà Nội, Bảo tàng tổ chức trưng bày
tại khu nhà ba tầng trong cơ quan Bộ Tư lệnh. Tổng diện tích trưng bày
4920m2 (trong đó phần trưng bày trong nhà là 1420m2, ngoài trời 3500m2) với
tổng số hiện vật trưng bày là 1420 tài liệu, hiện vật.
Năm 1999, thực hiện Nghị quyết Đảng ủy binh chủng về hoạt động văn
hóa, văn nghệ theo tinh thần Nghị quyết trung ương V của Đảng, Bộ Tư lệnh
Pháo binh đã chỉ đạo cơ quan thực hiện kế hoạch xây dựng khu văn hóa- thể
thao bên ngồi doanh trại cơ quan trong đó có cơng trình Bảo tàng Pháo binh.
Sau một thời gian thi công, ngày 6 tháng 3 năm 2001, bảo tàng tiếp tục mở
cửa phục vụ khách xem. Diện tích cải tạo nâng cấp phần trưng bày trong nhà
rộng 1460m2, phần trưng bày bên ngoài là 1320m2 với số lượng hiện vật là
1620 tài liệu, hiện vật.
Ngoài ra, Bảo tàng cũng thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm
thành tích trong xây dựng và chiến đấu của toàn quân, toàn quốc trong những
năm 1962, 1969, 1973… tại Hà Nội.
Sau nhiều lần nâng cấp, cải tạo diện tích trưng bày cố định hiện nay của
Bảo tàng Pháo binh là 4080m2 với hai phần trưng bày trong nhà và ngồi trời.
Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Pháo binh vẫn chưa xây dựng được phần
trưng bày chuyên đề thường xuyên. Do một số điều kiện nhất định nên bảo
tàng cũng không thực hiện được các cuộc triển lãm như trước đây.
1.2.2.5. Công tác giáo dục
Bộ đội Pháo binh có lịch sử truyền thống oanh liệt rất đáng tự hào.
Chính vì vậy, Bộ Tư lệnh rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục
truyền thống Binh chủng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Ngay từ đầu năm
20
21
1960, Binh chủng đã xây dựng phòng truyền thống làm nơi lưu giữ và giới
thiệu lịch sử truyền thống Binh chủng bằng hiện vật, tài liệu, hình ảnh…phục
vụ bộ đội và nhân dân tới tham quan.
Đến khi được chính thức thành lập vào năm 1981, Bảo tàng Pháo binh
cũng đã hết sức chú trọng việc xây dựng trưng bày nhằm giáo dục, tuyên
truyền về truyền thống của Binh chủng pháo binh. Kể từ ngày mở cửa, bảo
tàng đã đón hơn 15700 lượt khách tham quan. Trong đó phần lớn là cán bộ,
chiến sĩ, thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên quanh khu vực đóng qn.
Ngồi hệ thống trưng bày, bảo tàng còn phối hợp với các cơ quan trong và
ngoài binh chủng tổ chức cuộc triển lãm hiện vật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hội thảo truyền thống, tham quan di tích lịch sử- cách mạng ở một số địa
phương và các hoạt động giao lưu văn hóa…phát huy tác dụng tuyên truyền,
giáo dục tốt. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng tích cực tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học, cùng các đơn vị, cơ quan trong và ngoài quân đội khảo
sát, tu bổ, xây dựng một số di tích lịch sử, cung cấp tư liệu, hình ảnh cho các
đoàn làm phim, xuất bản tài liệu, ấn phẩm văn hóa tuyên truyền về bộ đội
pháo binh.
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách xem, Bảo tàng Pháo binh đã tổ
chức các đợt tham quan học tập tại các bảo tàng bạn và tham dự các lớp tập
huấn do Viện Bảo tàng quân đội tổ chức, giúp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên
trao đổi, học tập kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp tổ chức và
hướng dẫn khách xem.
1.2.3. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Pháo binh
Hiện nay Bảo tàng Pháo binh nằm trên khu đất số 463 đường Đội Cấn,
phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội với diện tích gần 3400m2. Tại vị trí này
rất thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và phục vụ khách tham quan Bảo
tàng. Nhà bảo tàng gồm hai phần trưng bày chính là trưng bày trong nhà và
trưng bày ngồi trời. Nhà trưng bày có diện tích trưng bày là 4080 m2, diện
tích sàn là 1415 m2, diện tích kho bảo quản là 220 m2. Phịng hội thảo và
21
22
phòng chiếu phim 110 m2. Còn lại là các phòng làm việc và phịng khách. Sân
trưng bày ngồi trời rộng 1320 m2.
Phần trưng bày trong nhà của bảo tàng gồm chín chủ đề:
- Chủ đề 1: Sự ra đời và xây dựng lực lượng Pháo binh (1945 – 1949).
Phần trưng bày này của Bảo tàng Pháo binh đã tái hiện lại quá trình ra
đời và xây dựng lực lượng Pháo binh từ năm 1945 đến năm 1949. Trong đó
nhấn mạnh nhất là sự kiện ngày 29 tháng 6 năm 1946,tại Vệ quốc đoàn trung
ương số 40A Hàng Bài, Hà Nội đồng chí Hồng Văn Thái, Tổng tham mưu
trưởng Qn đội nhân dân Việt Nam đã công bố quyết định thành lập đồn
Pháo binh thủ đơ gồm ba trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và
Pháo đài Xuân Canh. Chủ đề trưng bày cũng nói rõ được sự phát triển của lực
lượng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945-1949.
Hiện vật tiêu biểu chứng minh cho sự phát triển của lực lượng pháo binh giai
đoạn này là khẩu pháo gỗ do tổ du kích Sàng Là, Trùng Khánh, Cao Bằng do
ông Hứa Văn Khải phụ trách chế tạo thành cơng đã phục kích trên đèo Keng
Phác tiêu diệt hai xe cơ giới và 47 tên địch.
- Chủ đề 2: Pháo binh tham gia chiến dịch: Biên giới, Hà Nam Ninh,
Hịa Bình và chiến dịch Tây Bắc (1950 - 1952)
Trong giai đoạn này, lực lượng pháo binh đã tham ra một số chiến dịch
góp phần cho sự thắng lợi của nhân dân, quân đội ta chống cuộc tiến công
chiến lược Biên giới của thực dân Pháp. Chiến dịch được mở đầu bằng đòn
hỏa lực tập trung của pháo binh ta vào cứ điểm Đông Khê ngày 18 tháng 9
năm 1950, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, bắn tan hai binh đoàn tăng viện
của Pháp ở Cốc Xá và điểm cao 477. Hiện vật tiêu biểu cho giai đoạn này là
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát pháo binh, trực tiếp theo dõi và
chỉ đạo chiến dịch hay chiếc áo trấn thủ của liệt sĩ Trịnh Thế Xương tham gia
chiến dịch Tây Bắc trong trận đánh Nà Xi ngày 1 tháng 12 năm 1952 bị
thương hai lần, gãy cả hai chân nhưng anh vẫn tiếp tục động viên đồng đội
tham gia chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
22
23
- Chủ đề 3: Pháo binh trong cuộc tiến công chến lược Đông Xuân
(1953 – 1954).
Chủ đề này tái hiện lại những hoạt động tập trung lực lượng và những
cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà kết thúc là trận đánh
đỉnh cao Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm
1954) đã nổi tiếng khắp năm châu, chấn động khắp toàn cầu. Hiện vật tiêu
biểu trong giai đoạn này là: ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đã
thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954, ống liều pháo 105
(một trong những viên đạn đầu tiên được bắn mở màn trong chiến dịch Điện
Biên Phủ) và một số hiện vật là đồ đạc của những chiến sĩ - những tấm gương
tiêu biểu trong những trận đánh. Ngoài ra, ở chủ đề này Bảo tàng Pháo Binh
cũng xây dựng một sa bàn để tái hiện lại chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chủ đề 4: Pháo binh xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu (1954 –
1964).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 9 năm 1954 Bộ chỉ huy Pháo
binh được thành lập. Đến tháng 5 năm 1956, Bộ chỉ huy Pháo binh đổi thành
Bộ Tư lệnh Pháo binh. Tháng 2 năm 1957, Trường Sĩ quan pháo binh được
thành lập, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ pháo binh kịp thời biên chế cho các
đơn vị pháo binh trong toàn quân. Trong thời gian này, các đơn vị pháo binh
đã dấy lên phong trào thi đua “Ba nhất” sôi nổi, mạnh mẽ thu hút mọi tầng
lớp cán bộ chiến sĩ trong và ngoài binh chủng tham gia. Hiện vật: Bút tích của
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để ghi vào sổ vàng truyền thống của Lữ đoàn 374
– Quân khu 2 nhân dịp Bác đến thăm đơn vị vào ngày 19 tháng 8 năm 1962,
ảnh chân dung các vị lãnh đạo Binh chủng Pháo binh và ảnh chân dung các
tướng lĩnh trưởng thành từ Binh chủng Pháo binh.
- Chủ đề 5: Pháo binh làm nòng cốt đánh trả chiến tranh phá hoại của
hải quân và không quân Mỹ ra miền Bắc (1964 - 1972).
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ dựng lên sự kiện “Bắc bộ” lấy cớ đẩy
mạnh chiến tranh xâm lược ra miền Bắc nước ta. Trước tình hình đó, lực
23
24
lượng Pháo binh ta đã xây dựng phòng thủ trên khắp các địa phương (dọc
miền duyên hải) từ vùng mỏ Quảng Ninh đến đặc khu Vĩnh Linh – Quảng Trị.
Lực lượng pháo binh đã chiến đấu lập công xuất sắc tham gia 702 trận đánh,
bắn chìm 22 tàu chiến, 1 tàu quét lôi và 4 thủy phi cơ, bắn cháy và bị thương
271 tàu các loại. Đánh bại hai cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng hải
quân và không quân Mỹ ra miền Bắc nước ta. Hiện vật: Ảnh đại đội nữ dân
quân ngư thủy Quảng Bình đã ba lần bắn chìm tàu khu trục Mỹ, đơn vị được
nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1971; một
số hiện vật tiêu biểu của Dân quân tự vệ các vùng ven biển tự tạo để phục vụ
chiến đấu như: đèn dấu tự tạo, tù và, trống để làm tín hiệu cho pháo binh ta
chiến đấu; hiện vật là khí tài, trang bị, vật dụng sử dụng trong chiến đấu.
- Chủ để 6: Sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ trong huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thế hệ lãnh đạo chỉ huy đã quan
tâm đến công tác nghiên cứu khoa học quân sự gắn liền với thực tiễn phục vụ
cho công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Hiện vật là những đề tài nghiên
cứu khoa học quân sự với những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã đạt giải thưởng
cao tiêu biểu là: Sưu tập tài liệu nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác
giảng dạy, học tập, huần luyện; sưu tập hiện vật thước tính pháo binh của các
tập thể và cá nhân trong toàn binh chủng phục vụ cho công tác học tập, huấn
luyện và chiến đấu.
- Chủ đề 7: Pháo binh chi viện chiến trường tham gia chiến đấu giải
phóng miền Nam (1960 - 1975).
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền:
miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam đang chịu sự thống
trị của đế quốc Mỹ. Đáp ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì miền
Nam ruột thịt, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ pháo binh đã tình nguyện vào Nam
chiến đấu. Ở chủ đề này, Bảo tàng pháo binh đã tái hiện lại một giai đoạn dài
trong lịch sử chống Mỹ của dân tộc ta từ lúc các đoàn quân ta Nam tiến, tham
24
25
gia các trận đánh chống lại các âm mưu chiến tranh (chiến tranh đặc biệt,
chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh,…) của đế quốc Mỹ cho tới khi
hịa bình. Hiện vật: Đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu viết bằng máu của
đồng chí Võ Văn Cơng, Đại đội 2, Trung đoàn Pháo binh 68 viết vào tháng 12
năm 1966; hiện vật là các khí tài ta đã sử dụng, súng ta thu được của địch hay
các công cụ giúp ta vận chuyển lương thực, đạn dược phục vụ chiến đấu (máy
thơng tin SCH Đồn U80 Pháo binh sử dụng chiến đấu trong trận tập kích sân
bay Biên Hịa ngày 30 tháng 10 năm 1964, súng trung liên của Mỹ do tiểu đội
Bùi Ngọc Đủ thu được của địch trong trận đánh “một thắng hai mươi” trên
đồi không tên ngày 28 tháng 2 năm 1967) và nhiều hiện vật tiêu biểu khác.
- Chủ đề 8: Pháo binh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ
1976 đến nay.
Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước, giang sơn
thu về một mối, đất nước ta đã hoàn toàn tự do độc lập. Tuy nhiên, vào tháng
8 năm 1977 tập đồn phản động Pơnpốt Iêng-Xa-Ri đem quân xâm chiếm
lãnh thổ của nước ta. Trước tình hình đó, lực lượng pháo binh của ta mà cụ
thể là lực lượng pháo binh các Quân khu 5, 7, 9 đã kịp thời nổ sung bảo vệ
vững chắc chủ quyền biên giới cùng với cả nước đánh bại cuộc chiến tranh
xâm lược nước ta. Hiện vật: Ảnh Trung đoàn 11, Sư đồn 319 trừng trị thích
đáng qn Pơnpốt ở Kiên Giang năm 1978, ống liều pháo 130mm của
C6/D11/E488 đã sử dụng đánh quân Pônpốt ở biên giới Campuchia – Thái
Lan năm 1985,…Ngồi ra, hiện vật cịn có ảnh về các hoạt động trong công
tác huấn luyện, công tác Đảng, công tác kỹ thuật, công tác giáo dục của lực
lượng pháo binh từ đó cho đến nay.
- Chủ đề 9: Bộ đội Pháo binh với nhiệm vụ quốc tế.
Trong quá trình chiến đấu xây dựng và trưởng thành, mỗi cán bộ, chiến
sĩ pháo binh đều thấm nhuần tư tưởng lời dạy của bác Hồ “giúp bạn là tự
giúp mình”, bộ đội pháo binh đã trực tiếp tham gia chiến đấu giúp giải phóng
nhân dân Lào – Campuchia. Hiện vật là các kỷ vật các nước tặng Binh chủng
25