Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu sưu tập ảnh chủ tịch hồ chí minh với thiếu nhi lưu giữ tại bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 86 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HĨA

NGỌ PHƯƠNG LOAN

TÌM HIỂU SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI
LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC HÙNG

HÀ NỘI - 2014


2

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

3



Chương 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG

7

SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG

1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng - Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc

7

xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
1.1.1. Khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng

8

1.1.2. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

10

1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

12

1.2. Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh

13

1.3. Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng sưu


19

tập hiện vật bảo tàng
1.3.1. Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

19

1.3.2. Cơng tác xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh

23

Chương 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ

27

CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập

27

2.2. Nội dung của sưu tập

32

2.3. Giá trị của sưu tập

51

2.3.1. Giá trị lịch sử


51

2.3.2. Giá trị văn hóa

53

2.3.3. Giá trị giáo dục

54

2.3.4. Giá trị lưu niệm

56

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU
NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

58


3

3.1. Thực trạng của sưu tập

58

3.2. Một số giải pháp


62

3.2.1. Tiếp tục công tác nghiên cứu sưu tập

62

3.2.2. Đẩy mạnh cơng tác kiện tồn và quản lý sưu tập

64

3.2.3. Đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo quản sưu tập

66

3.2.4. Không ngừng phát huy giá trị

67

KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

73



4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất đã đấu tranh không
mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa, vì độc lập tự do của các dân tộc, vì hịa bình cơng lý thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ
kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ
xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc. Người đã được UNESCO tơn vinh là: Anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Để tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều
phương cách khác nhau, có thể tìm hiểu qua bút tích của Người, qua các tài
liệu ghi chép và cũng có thể qua các bức ảnh chụp hoạt động của Người…
Một số hoạt động cách mạng và sinh hoạt thường ngày của Người đã
được ghi lại qua những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia, nhà báo một cách chân
thực và sinh động.
Các bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những vẻ đẹp riêng, ý
nghĩa và tác dụng riêng. Đặc biệt, có hàng trăm bức ảnh chụp Bác Hồ với
thiếu nhi và hàng trăm bức ảnh đó rất chân thực, sinh động và đặc biệt thể
hiện được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam, thiếu nhi Thế giới.
Đó chính là tình thương u vơ bờ bến và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ
em là những mầm non, người chủ tương lai của đất nước mà Người hết lòng
yêu quý và tin tưởng.
Hiện nay, tài liệu phim ảnh gốc về Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi
đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và đã được xây
dựng thành Sưu tập Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi.



5

Để tỏ lịng kính trọng và cảm phục tấm lịng nhân ái bao la đầy trách
nhiệm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng và với mong muốn
mọi người có thể có thêm thơng tin, nhận thức được tình cảm, sự hy sinh của
Bác Hồ.
Khóa luận góp phần làm rõ hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về giáo dục thế hệ trẻ; khẳng định tình cảm, sự quan tâm của Bác Hồ đối với
thiếu nhi và lịng kính u của thiếu nhi đối với Bác Hồ. Qua đó, chúng ta có
thể hiểu rõ hơn về Bác Hồ - Người suốt đời hy sinh vì hạnh phúc của tồn thể
nhân dân Việt Nam và hết lịng vì thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói về nhiều mặt. Từ
trước đến nay đã có nhiều tài liệu đề cập đến một hay nhiều khía cạnh nào đó
trong tấm gương nhiều mặt ấy.
Trong Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đã xây dựng được các sưu tập
tài liệu hiện vật liên quan trực tiếp tới Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sưu tập ảnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi cũng đã được xây dựng và lưu giữ tại
Bảo tàng, phục vụ nhiều hoạt động khác nhau trong và ngồi bảo tàng.
Hiện nay, có một số các tác phẩm, cuốn sách có sử dụng phim ảnh
trong Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi nhưng chưa thấy có tài
liệu nào tìm hiểu, giới thiệu về tồn bộ Sưu tập.
Khóa luận Tìm hiểu Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi
mong rằng sẽ cung cấp một số thông tin và góp phần làm rõ hơn quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ; khắng định tình thương của
Bác Hồ đối với thiếu nhi và lịng kính u của thiếu nhi với Bác Hồ.
Trong q trình làm khố luận, tác giả có tham khảo một số tài liệu liên
quan tới bảo tàng. Có thể kể đến như cuốn “Cơ sở bảo tàng học” – PGS. TS.

Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Sưu tập
hiện vật bảo tàng – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin,


6

7/1994. Các tài liệu trên đã đưa ra khái niệm về hiện vật bảo tàng, sưu tập
hiện vật, vị trí và tác dụng của sưu tập hiện vật đối với các hoạt động của bảo
tàng, nguyên tắc xây dựng hiện vật bảo tàng.
Đồng thời, khóa luận có tham khảo một số tài liệu liên quan tới Chủ
tịch Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng – Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội – 2011; Bảo tàng Hồ Chí Minh 30 năm một chặng đường – Bảo
tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội – 2000, 40 năm Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thanh
niên; các tập Đặc san thông tin tư liệu của Bảo tàng (tập hợp các bài viết của
các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tàng, cán bộ bảo tàng…), Bác Hồ với sự
nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ - Nxb Thanh niên – 2010 …
3. Mục đích nghiên cứu
-

Giới thiệu sưu tập

-

Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, lưu niệm của sưu tập

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo

quản và phát huy giá trị sưu tập

4. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng: ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh và thiếu nhi

-

Phạm vi: Về thời gian: 1951 – 1969
Về khơng gian: Bảo tàng Hồ Chí Minh

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin

-

Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Văn hóa học, Sử học…

-

Ngồi ra cịn phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, tiếp

cận trực tiếp.
6. Đóng góp của khóa luận
-

Giới thiệu nội dung của sưu tập ảnh Hồ Chí Minh với thiếu nhi.

-


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khóa luận góp phần khẳng định

giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, lưu niệm của sưu tập; bổ sung nguồn tư liệu


7

cho các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà
xuất bản và người quan tâm tới sưu tập…
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Bảo tàng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng sưu tập hiện
vật bảo tàng
Chương 2: Nội dung và giá trị của Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
với thiếu nhi lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị Sưu tập
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong q trình làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng cùng sự giúp đỡ của các cán bộ
phòng Kiểm kê – Bảo quản và phòng Tư liệu – Thư viện Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn
Quốc Hùng cùng các cô chú, anh chị ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, vốn hiểu biết của em
cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014



8

Chương 1
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CƠNG TÁC XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1.Sưu tập hiện vật bảo tàng - Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây
dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
1.1.1. Khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển đã và đang diễn ra sự
phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, bảo tàng ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trong sự phát triển của xã hội.
ICOM (Hội đồng Quốc tế các bảo tàng) đã đưa ra định nghĩa về bảo
tàng được thông qua tại kỳ họp thứ 20 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2004
như sau:
“Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xun, mở
của đón cơng chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội.
bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các bằng
chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường của con người vì
mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”1.
Bảo tàng không những phát triển cả về số lượng mà cịn đa dạng, phong
phú về loại hình. Hiện vật bảo tàng chiếm một vai trị quan trọng trong tồn
bộ hoạt động của bảo tàng.
Ngay từ những thế kỷ XVII hiện tượng “hiện vật bảo tàng” đã sớm được
quan tâm. Ơng Maior trong cơng trình nghiên cứu của mình – Bảo tàng học
miêu tả có viết: “Hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật nằm trong các bảo
tàng và nó được gìn giữ lâu dài như những vật chân chính có thật lấy từ cuộc.
sống hiện tại của nó, hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật mang tính
quý hiếm”2.

1

Hội đồng Quốc tế các bảo tàng – Lịch sử và quy tắc đạo đức bảo tàng. Cục Di sản văn hóa dịch và xuất
bản. Hà Nội.2005, tr.113.
2
TS. Nguyễn Thị Huệ. Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng. NXB CTQG. Hà Nội, 2002, tr.12.

8


9

Tập thể giảng viên Bộ môn Bảo tàng học, Khoa Bảo tàng, Trường Đại
học Văn Hóa Hà Nội đã nghiên cứu căn cứ vào chức năng xã hội, những
nhiệm vụ xã hội bảo tàng được giao cũng như dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về nhận thức, đã nêu khái niệm hiện vật bảo tàng như sau:
“Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức
của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh
ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong
q trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được
sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”1.
Trong cuốn Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2005, tác giả TS. Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra
khái niệm sau:
“Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của
hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung
và loại hình của bảo tàng, chúng được gìn giữ bảo quản lâu dài để phục vụ
cho những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”.
Thuật ngữ sưu tập được bắt nguồn từ tiếng La tinh là Collectio, chuyển

sang tiếng Pháp và tiếng Anh là collection và tiếng Nga là Kolecxia. Trong
các cuốn Đại bách khoa thư của Liên Xô (cũ) đã giải thích thuật ngữ sưu tập
là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại hoặc liên kết với
nhau bởi nét chung của chủ đề)2. Ngồi ra thuật ngữ sưu tập cịn được đề cập
trong cuốn Grande Larouse của Pháp và giải thích là sự liên kết của một đối
tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và sử dụng3.
Thuật ngữ sưu tập cũng được sử dụng trong lĩnh vực khoa học bảo
tàng, nhằm để chỉ các sưu tập hiện vật bảo tàng. Sưu tập hiện vật bảo tàng có
vai trị quan trọng đối với sự ra đời và hoạt động của bảo tàng, trước tiên nó
gắn liền với hoạt động sưu tầm nhằm hình thành nên hệ thống sưu tập – cơ sở
1

Cơ sở bảo tàng học (3 tập), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 1990, tr.81. Tập 1.
Sưu tập hiện vật bảo tàng. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. NXB Văn hóa Thơng tin. 1994, tr.42 – 43.

2,3

9


10

vật chất của sự tồn tại bảo tàng, sau đó nó gắn liền với việc kiểm kê, tổ chức
kho bảo quản và hoạt động trưng bày – giáo dục của bảo tàng.
Các bảo tàng trên thế giới và trong nước ngày càng nhận thấy vai trò
quan trọng của sưu tập hiện vật đối với hoạt động của bảo tàng và trong đời
sống xã hội hiện đại.
Các nhà nghiên cứu về bảo tàng và bảo tàng học ở Việt Nam đã đưa ra
khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng hay sưu tập cổ vật là một tập hợp những

hiện vật bảo tàng có liên quan đến một hoặc vài dấu hiệu chung về hình thức,
chất liệu nội dung; có tầm quan trọng và có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ
thuật và được sắp xếp, nghiên cứu có hệ thống và tạo thành một bộ tương đối
hoàn chỉnh”1.
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp theo
những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung, đề tài, loại
hình (hiện vật) chất liệu, cơng dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó chứa
đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt
động khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hóa nghệ thuật”2.
Có thể nói sưu tập hiện vật là cơ sở, nền tảng quyết định quá trình ra
đời, phát triển, tồn tại, tạo nên sắc thái riêng, khẳng định giá trị vai trò xã hội
của mỗi bảo tàng. Nội dung, yếu tố quan trọng của một sưu tập, đó là:
- Đối tượng tập hợp thành sưu tập phải là các hiện vật bảo tàng.
- Chúng có cùng một hay nhiều dấu hiệu chung (hình thức, nội dung,
chất liệu…).
- Chúng đang được lưu giữ bảo quản trong bảo tàng.
- Chúng cùng phản ánh về một vấn đề nào đó.
Từ những yếu tố nội dung này cần khẳng định thêm rằng trong bảo
tàng, hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc của chính bảo tàng đó, nó phù
hợp với nội dung và loại hình bảo tàng, nó có hồ sơ khoa học – pháp lý kèm
1,2

Sưu tập hiện vật bảo tàng. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Nxb Văn hóa Thơng tin.1994, trang 37,
53.


11

theo và trải qua một quy trình khoa học bảo tàng đã được đăng ký chính thức
trong sổ kiểm kê bước đầu. Vì vậy hiện vật bảo tàng được lựa chọn đưa vào

sưu tập nó đã mang đầy đủ các giá trị như giá trị pháp lý, nội dung lịch sử,
xuất xứ và có khả năng bảo quản lâu dài.
Trong cuốn “Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành” đã viết:
“Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ sắp xếp có hệ thống theo những
dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”1.
Vai trò của bảo tàng ngày càng lớn mạnh trong xã hội và nó có ảnh
hưởng to lớn đến cơng trình giáo dục và nâng cao dân trí trong xã hội. Đối
tượng được lựa chọn để xây dựng sưu tập cần phải được nghiên cứu, sưu tầm,
phân loại sắp xếp vào sưu tập của bảo tàng để phục vụ cho các chức năng xã
hội của bảo tàng.
Giá trị và tác dụng của mỗi sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động
của bảo tàng là rất lớn. Sưu tập là tài sản của mỗi bảo tàng, tùy vào mỗi loại
hình bảo tàng lại có cách riêng để hình thành các sưu tập hiện vật cho phù
hợp. Có thể nói sưu tập tạo nên sắc thái riêng biệt cho từng bảo tàng và là nền
tảng tạo nên vị thế xã hội của bảo tàng trong hiện tại và tương lai.
1.1.2. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Qua khái niệm sưu tập, cho thấy sưu tập hiện vật của mỗi bảo tàng khi
đã được xây dựng sẽ là một trong những nguồn tri thức quan trọng hàm chứa
những thông tin tư liệu về một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội.
Chúng được liên kết với nhau chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất
dựa trên cơ sở những dấu hiệu chung (đặc điểm chung) về hình thức thể hiện
bên ngồi của hiện vật như chất liệu, ngoại hình, chức năng sử dụng, kỹ thuật
chế tác, hoặc nội dung bên trong của hiện vật – lịch sử hiện vật như thời gian,

1

Luật Di sản Văn hóa. Mục 9. Điều 4. NXB Chính trị Quốc gia, 2001, trang 13.



12

khơng gian xuất hiện, tính chất hiện vật, nhân vật, sự kiện, vấn đề lịch sử, tác
giả, chủ sở hữu hiện vật, danh nhân..
Những dấu hiệu chung đó chính là những tiêu chí là cơ sở quan trọng
cho việc lựa chọn giải pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng trong kho cơ
sở của bảo tàng ở các loại hình khác nhau.
Bất cứ một bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập. Các sưu tập
hiện vật là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao
động của mỗi bảo tàng. Việc xây dựng các sưu tập hiện vật được coi là một
nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng. Xây dựng sưu tập là hoạt động
nghiệp vụ mang tính khoa học trong cơng tác bổ sung kiện tồn kho cơ sở của
bảo tàng. Các bảo tàng có nội dung và loại hình khác nhau thì thành phần hiện
vật bảo tàng ở kho cơ sở và hệ thống trưng bày cũng khác nhau. Bảo tàng
chọn lựa hiện vật bảo tàng để xây dựng nên sưu tập hiện vật bảo tàng. Nhưng
không phải tất cả các hiện vật bảo tàng đều được xây dựng thành sưu tập, mà
bảo tàng phải nghiên cứu, lựa chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở các tiêu
chí xây dựng sưu tập của mỗi bảo tàng.
Mỗi bảo tàng thuộc loại hình khác nhau phải tự xác định và xây dựng
các tiêu chí thích hợp để hình thành các sưu tập hiện vật của mình phục vụ
cho các chức năng và nhiệm vụ vụ thể của bảo tàng.
Cơng tác xây dựng sưu tập có thể dựa trên một số tiêu chí sau:
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả
- Xây dựng sưu tập tư nhân (có chủ sở hữu)


13

- Xây dựng sưu tập hiện vật gắn liền với cuộc đời – sự nghiệp của
danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Trong bảo tàng, công tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động
thường xuyên mang tính khoa học và là một hoạt động khoa học đặc trưng.
Hoạt động này gồm các nội dung sau:
Một là, sưu tầm hoặc tập hợp các hiện vật đơn lẻ thành sưu tập.
Hai là, nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số
lượng và chất lượng.
Ba là, nghiên cứu để bảo quản lâu dài, khai thác, sử dụng phục vụ cho
nghiên cứu khoa học và trưng bày – giáo dục.
Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng nhằm tổng kết thực tiễn để tìm lời
giải đáp, lý luận cho nhiều vấn đề mà trước đó bảo tàng chưa có điều kiện đặt
ra. Sưu tập hiện vật bảo tàng chứa đựng các giá trị về thơng tin trong nhiều
mặt, cung cấp thơng tin chính xác, nhanh chóng và tồn diện phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, giúp cho khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với nguồn thông
tin nguyên gốc, đa dạng chứa đựng trong sưu tập.
Khi xây dựng sưu tập, các bảo tàng (nhất là bảo tàng thuộc loại hình
lịch sử xã hội) phải chú ý thực hiện các nguyên tắc chung sau đây:
- Nghiên cứu lựa chọn những hiện vật bảo tàng để dưa vào sưu tập
phải là những hiện vật đã được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu của bảo
tàng đó, tức là hiện vật bảo tàng đã thuộc quyền sở hữu của bảo tàng. Đây là
nguyên tắc quan trọng nhất, bởi vì sưu tập được xây dựng thường chỉ bao
gồm những hiện vật bảo tàng của chính bảo tàng đó. Cịn những hiện vật đăng

ký trong sổ Kiểm kê bước đầu tức là những hiện vật này chưa đủ điều kiện,
chưa được thông qua hội đồng xét duyệt thẩm định về giá trị nội dung và pháp
lý cho nên nó chưa trở thành hiện vật bảo tàng thì trong sổ Kiểm kê bước đầu
nhưng do nhiều nguyên nhân mà hồ sư ghi chép cịn có phần sơ sài, chưa đầy


14

đủ thơng tin thì bảo tàng phải đầu tư nghiên cứu bổ sung thông tin về nội
dung và giá trị của chúng vào hồ sơ trong quá trình xây dựng sưu tập, có như
thế sưu tập được xây dựng mới đảm bảo được giá trị bảo tàng đích thực.
- Bảo tàng phải nghiên cứu tìm hiểu để tập hợp đầy đủ, chính xác các
hiện vật bảo tàng hiện đang được lưu giữ bảo quản và trưng bày để đưa vào
sưu tập.
Trong q trình xây dựng sưu tập, bảo tàng khơng chỉ nghiên cứu lựa
chọn những hiện vật bảo tàng đã được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu,
mà còn phải nghiên cứu, tìm hiểu những hiện vật gốc khác chưa được đăng ký
trong sổ Kiểm kê bước đầu nhưng đang được lưu giữ trong kho sơ sở để tiếp
tục bổ sung thông tin nội dung giá trị cho chúng.
- Bảo tàng phải thực hiện các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện
vật một cách nghiêm túc và sưu tập sau khi xây dựng thì phải được sự thẩm
định của tổ chức khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng, được giám
đốc bảo tàng phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào sổ sưu tập của bảo tàng, để
đảm bảo tính pháp lý cho sưu tập, từ đó tiến hành cơng tác bảo quản và quản
lý sưu tập với tư cách là bộ phận của di sản văn hóa phục vụ cho cơng tác
nghiên cứu khoa học trong và ngồi bảo tàng, cơng tác trưng bày và tuyên
truyền giáo dục phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp công chúng đến tham
quan nghiên cứu học tập tại bảo tàng.
1.2. Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là

một cơng trình văn hóa lớn được xây dựng theo nguyện vọng của toàn thể
nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ cơng lao to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh thực sử trở thành cơng trình văn hóa thế kỷ, Bảo
tàng đã ghi dấu đậm nét về Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người đã làm nên thời đại Hồ
Chí Minh và để lại dâu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX.


15

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong khu vực Quảng trường Ba Đình lịch
sử, số 19 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh
được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich và
được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985, khánh thành ngày 19/5/1990, đúng
dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thời gian trực tiếp tiến hành xây dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí
Minh chỉ diễn ra gần 5 năm nhưng q trình chuẩn bị cho sự ra đời Bảo tàng
Hồ Chí Minh kéo dài gần 20 năm. Q trình đó đã được chuẩn bị gấp rút khẩn
trương nhanh chóng ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày
2/9/1969.
Ngày 25/11/1970, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số
206 – NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh, cơ quan CQ41A (Mật danh văn phòng của Bác khi còn sống) chuyển
về trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 12/9/1977, đúng ngày Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh kỷ niệm
phong trào Xơ Viết Nghệ Tĩnh, thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đã ký Nghị quyết 04 –
NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1978, Hội đồng
Chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh và ngày

15/10/1979 đã ban hành Nghị định 375/CP về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nghị định của Chính phủ nêu rõ: “Viện Bảo
tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích
lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo
dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông
qua những tư liệu hiện vật và di tích đó”.
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 283 – QĐ
“Phê chuẩn thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm
xây dựng Bảo tàng “Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”.


16

Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ xây dựng phát động cuộc
thi thiết kế về công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong phạm vi cả nước, đồng
thời chủ động phối hợp với các chuyên gia thiết kế Liên Xô thực hiện nhiệm vụ
này. Nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”
với nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa: nội dung – mỹ thuật – kiến
trúc – kỹ thuật của một cơng trình Bảo tàng được quan tâm ngay từ đầu.
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14 – NĐ/TW về xây
dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó xác định thời gian khởi cơng
năm 1985, hồn thành xây dựng năm 1987 và 1989 đưa cơng trình vào hoạt
động để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau quyết
định này khơng khí làm việc của cơ quan vơ cùng khẩn trương. Khơng khí
này được lan truyền trong cả nước, hàng triệu trái tim của đồng chí, đồng bào
từ vùng đồng bằng đến miền núi xa xôi đều hướng về thủ đô, muốn đem công
sức, của cải, trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng cơng trình Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
Ý Đảng, lịng dân, chung một tấm lòng với Bác. Đến 19/5/1990, Lễ

khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể trong niềm hân
hoan vui sướng của Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước và nhân dân thế giới.
Hòa nhập cùng với ngành Bảo tồn bảo tàng và văn hóa thơng tin trong cả
nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động trong điều kiện mới, cơ chế mới,
nhưng vẫn thực thi những chức năng, nhiệm vụ do Bộ Chính trị Trung ương
Đảng xác định từ ban đầu. Bảo tàng tiếp tục chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ để phát huy tác dụng di sản văn hóa Hồ Chí Minh. Cơng tác tun
truyền, hướng dẫn khách tham quan được xem như một trong những khâu quan
trọng nhất của Bảo tàng. Bởi lẽ Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo
tàng hiện đại nhất Việt Nam, có nội dung trưng bày phong phú với giải pháp
mỹ thuật hợp lý, hiện đại tái hiện lại cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng
cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, thể hiện sâu sắc tư
tưởng, đạo đức tác phong của Người.


17

Cho đến nay với 20 năm xây dựng cùng với hơn 20 năm chính thức hoạt
động, có thể khẳng định rằng, từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng, tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lan tỏa và có ảnh hưởng đặc
biệt đến nhận thức và hành động của Đảng ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.
Giờ đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với Lăng Bác và Khu di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch tạo thành một quần thể văn hóa văn hiến. Đây cũng
là niềm vinh dự và tự hào của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khối tài liệu, hiện vật,
phim ảnh… liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người được lưu giữ và
bảo quản. Khi có quyết định thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh, khối tài liệu, hiện vật này được chuyển giao cho Ban phụ trách xây
dựng bảo tàng. Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng kho trên cơ sở các tài liệu
hiện vật được lưu giữ từ trước, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tiến hành song

song việc sưu tầm, tiếp nhận tài liệu, hiện vật để bổ sung cho kho và phục vụ
công tác nghiên cứu, trưng bày, triển lãm…
Công tác Sưu tầm hiện vật được triển khai theo 2 giai đoạn chính:
-

Giai đoạn 1: từ 9/1969 đến 19/5/1990

Nhiệm vụ chính của công tác Sưu tầm giai đoạn này là thu thập tài liệu,
hiện vật, phim ảnh… bổ sung cho kho cơ sở và phục vụ cho trưng bày Bảo
tàng Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 2: từ 1990 đến nay
Cơng tác Sưu tầm vẫn được quan tâm và triển khai đều. Trong giai
đoạn này, công tác Sưu tầm tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Thu thập tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa
học bổ trợ.
+ Phục vụ cho chỉnh lý và nâng cao trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí
Minh, phục vụ các cuộc triển lãm trong và ngồi bảo tàng.
+ Phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.


18

Công tác Sưu tầm tài liệu, hiện vật giai đoạn này được tổ chức dưới các
dạng thức như sau:
+ Tổ chức các chuyến đi sưu tầm hiện vật theo kế hoạch.
+ Thông qua các cuộc triển lãm chuyên đề ở Trung ương và Hà Nội để
sưu tầm tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học bổ trợ.
+ Tổ chức tiếp nhận hiện vật do tổ chức hoặc cá nhân gửi tặng.
Toàn bộ tài liệu, hiện vật được sưu tầm và tiếp nhận đều được xử lý và
làm đủ các thủ tục tiếp nhận ban đầu, đăng ký vào sổ sưu tầm. Qua xác minh đối

chiếu lập hồ sơ chi tiết cho các hiện vật, nhiều hiện vật đã được Hội đồng xét
duyệt và đánh giá là hiện vật bảo tàng, thông qua và đưa và kho bảo quản. Khi
được nhập vào kho cơ sở, các hiện vật đó trở thành tài sản quốc gia, được bảo
quản đúng nguyên tắc và khai thác, sử dụng theo quy định chung của Bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay được coi là một trong những bảo tàng
hiện đại theo hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam, được thiết kế như một bông
hoa sen nở, tượng trưng cho phong cách thanh cao, trong sáng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Trưng bày cố định của Bảo tàng nằm ở tầng 3 với 4000m2. Hai gian
triển lãm ở tầng 2 rộng 600m2.
Gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) trưng bày Bảo tàng Hồ Chí
Minh cũng là tượng trưng cho nhụy của bông sen trắng. Trung tâm của gian
là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 3.5 m, nặng 2.8 tấn. Phía sau
tượng là biểu tượng mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và
sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Theo quan niệm “trời trịn, đất vng”
của triết học phương Đơng: trần gian mở đầu được trang trí một vòng tròn
bằng đồng đan xen những chùm đèn tết hoa, tượng trưng cho trời. Giữa sàn
của gian này được trang trí hình vng với những bơng hoa bằng đá ghép lại,
tượng trưng cho trái đất với hình ảnh đất nước Việt Nam. Hai bên cửa gian


19

long trọng là hai bức phù điêu thể hiện truyền thống dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc trăm trứng, Thánh
Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Những biểu tượng nghệ thuật trên đã khái quát chủ đề trưng bày của
Bảo tàng: giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với
sự phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại.
Bảo tàng Hồ Chí Minh chia nội dung trưng bày thành 3 phần để thể

hiện mối quan hệ gắn kết giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với cuộc cách mạng của thế giới; trong mỗi phần lại có những cách
trưng bày khác nhau, có thể theo chủ đề, theo tổ hợp khơng gian hình tượng
hay theo chuyên đề.
- Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đây
là nội dung chính của phần trưng bày với 8 chủ đề phản ánh các giai đoạn
lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt
nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam,
gồm có 6 tổ hợp khơng gian hình tượng.
- Phần trưng bày về các sự kiện lịch sử của thế giới có ảnh hưởng tới
cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 8 chuyên đề.
Trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, biểu tượng kiệt xuất Hồ Chí
Minh cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam hòa trong
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, đã được thể hiện rõ nét qua từng trang tài liệu, hiện vật với
những kỹ thuật trưng bày hiện đại đan xen tính truyền thống dân tộc, những
biểu tượng nghệ thuật, các tổ hợp khơng gian hình tượng đa dạng kết hợp hệ
thống nghe nhìn hiện đại.
Trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã thu hút được nhiều kết quả trong hoạt động nghiệp vụ, trong công tác


20

nghiên cứu khoa học góp phần tuyên truyền giới thiệu ngày một đầy đủ hơn
về thân thế sự nghiệp cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh với khách trong nước
và bạn bè quốc tế.
1.3. Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng sưu

tập hiện vật bảo tàng
1.3.1. Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng là một cơ quan khoa học, đồng thời là cơ quan văn hóa giáo
dục thường xuyên phát triển. Bảo tàng hoạt động dựa trên cơ sở vật chất nhất
định, cơ sở vật chất quan trọng của bảo tàng là hiện vật gốc. Kho cơ sở của
Bảo tàng là nơi chứa đựng, bảo quản toàn bộ hiện vật gốc, là cơ sở vật chất
quan trọng nhất quyết định mọi hoạt động của Bảo tàng.
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng trên thế giới đều khẳng
định rằng việc xây dựng kho cơ sở là điều kiện tiên quyết để cho các bảo tàng
ra đời và hoạt động. Chừng nào mà xã hội cịn có nhu cầu đối với các hoạt
động bảo tàng, chừng nào bảo tàng còn thực hiện các chức năng xã hội của
mình thì nó khơng được phép ngừng nghỉ việc bổ xung và làm giàu thêm kho
cơ sở của mình bằng các sưu tập hiện vật gốc.
Kho bảo tàng là nơi gìn giữ tất cả các loại tài liệu hiện vật của bảo tàng.
Trong quá trình nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, những hiện vật được đưa vào
kho để bảo quản lâu dài đều có giá trị lịch sử và được pháp luật bảo vệ.
Cũng như các bảo tàng quốc gia khác, Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí
Minh giữ vị trí quan trọng trong tồn bộ hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Cùng với sự ra đời, phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh là sự hình
thành và phát triển của kho cơ sở, nơi lưu giữ và bảo quản các tài liệu, hiện
vật, phim ảnh liên quan đến cuộc đời và trách nhiệm cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể, Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
được hình thành trước khi Bảo tàng chính thức ra đời. Đây cũng là một điểm


21

khác giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh với một số Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Từ
đặc điểm này đến một số nét đặc thù riêng trong công tác phân loại và quản lý

các tài liệu hiện vật trong kho.
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ trên 13 vạn đầu tài liệu, hiện
vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tài sản vơ giá của quốc gia, là di sản về tư
tưởng, đạo đức và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đó cũng là cơ sở
vật chất quan trọng nhất để Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động.
Hệ thống Kho cơ sở bao gồm 9 kho, bảo quản hiện vật thuộc 11 nhóm
chất liệu. Đó là đồ dùng sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồ dùng Người
tiếp khách, bản thảo do Người viết, sách báo Người đã đọc; ảnh, băng ghi âm
và các phim về hoạt động của Người; điện, thư và quà tặng của nhân dân Việt
Nam và bè bạn quốc tế gửi tặng Người…
Khối hiện vật Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ yếu do Văn phịng
Phủ Chủ tịch lưu giữ từ lúc sinh thời Người, giao lại cho Ban phụ trách xây
dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Năm 1990, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, tồn bộ khối hiện
vật được chuyển về Kho cơ sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản. Hàng năm, Kho
cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được bổ sung khối lượng lớn tài liệu, hiện vật do
các cá nhân và tập thể trong và ngồi nước giao nhận và sưu tầm góp phần
làm giàu thêm về số lượng cũng như chất lượng hiện vật bảo tàng.
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí minh là hệ thống kho tương đối lớn và hiện
đại so với một số kho cơ sở của các Bảo tàng quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong và ngoài cơ quan. Từ hệ thống nhà
kho, phương tiện bảo quản đến việc phân loại, sắp xếp hiện vật, thành phần
hiện vật trong kho cũng có những nét đặc thù riêng, những nét đặc thù riêng
đó góp phần tạo nên hệ thống kho cơ sở tương đối ổn định và hoàn chỉnh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống nhà kho và trang thiết bị bảo quản
được xây dựng và thiết kế hợp lý.


22


Với diện tích 1200 m2, Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế
phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện vật cũng như thuận lợi trong khâu quản lý,
phục vụ khai thác. Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật là một cơng trình
khép kín, khu vực riêng biệt cách ly với các khu vực khác của Bảo tàng.
Ngoài gian kho để bảo quản hiện vật, tài liệu cịn có một số phịng làm
việc phục vụ các cơng việc nghiệp vụ của kho cơ sở: Phịng tiếp nhận hiện vật
mới sưu tầm, phòng khử trùng; phòng hồ sơ và lưu trữ; phòng kiểm kê, bảo
quản hiện vật.
Hệ thống trang thiết bị cũng được hoàn thiện: Bao gồm hệ thống máy
điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, các giá kệ bảo quản…
Ở Bảo tàng Hồ Chí Minh việc phân loại, sắp xếp hiện vật được xác
định là hiện vật được phân loại, sắp xếp bảo quản theo chất liệu.
Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh
hoạt động theo đúng nguyên tắc bảo tàng, hoạt động theo Quy chế đã được
Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phê duyệt ngày 30/7/1981.
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí minh có 4 nhiệm vụ chính:
- Sưu tầm, tiếp nhận hiện vật bổ sung kho cơ sở.
- Giữ gìn, bảo quản lâu dài và quản lý chặt chẽ các tài liệu hiện vật…
đang lưu giữ trong các kho.
- Xây dựng hồ sơ khoa học cho từng tài liệu, hiện vật.
- Phát huy tác dụng các tài liệu hiện vật, phục vụ nghiên cứu, trưng bày
và triển lãm.
Với tổng số hơn chục vạn đầu hiện vật, kho cơ sở Kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí minh phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Đó là những sưu
tập hiện vật, tài liệu, phim ảnh gốc, gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, là những tác phẩm nghệ thuật, những mơ hình, sơ đồ và
những tài liệu liên quan khác. Những hiện vật đang bảo quản trong kho cơ sở
là những tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc, có xuất xứ rõ ràng. Mỗi hiện vật đều



23

gắn với một sự kiện lịch sử nhất định. Theo bản “Quy định về hệ thống kho
và thành phần hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”, hiện vật trong kho
Bảo tàng Hồ Chí Minh được phân thành 3 khối sau:
Khối hiện vật gốc. Bao gồm các hiện vật trực tiếp liên quan đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh như các văn bản, tài liệu, thư, điện… do Người dự thảo; các tài
liệu Người đã xem và để lại bút tích; các đồ dùng hàng ngày; các ngơi nhà; các
phim ảnh ghi lại hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phim chụp hoạt động
của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các băng ghi âm tiếng nói của Người.
Khối hiện vật khơng phải là gốc nhưng có giá trị về mặt nghiên cứu. Đó
là những bản sao tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí
Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh khơng giữ bản gốc; là những hiện vật đồng
thời so với hiện vật gốc.
Khối hiện vật, tài liệu trung gian cho nhận thức trực tiếp. Đó là các tài
liệu khoa học phụ, như các sơ đồ, biểu đồ, bản thống kê và các tài liệu liên
quan khác, các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác phục vụ công tác trưng
bày, triển lãm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh...
Khi phân loại, có nhiều nhóm hiện vật và loại hiện vật khác nhau, song
khái quát có thể phân thành 3 khối hiện vật trên, trong đó khối hiện vật gốc
chiếm trên 90% tổng số hiện vật trong kho, các khối hiện vật đó cũng được
bảo quản trong những điều kiện khác nhau.
Những tài liệu, hiện vật, phim ảnh được xếp vào khối 1 và khối 2 được
bảo quản và quản lý theo đúng chế độ bảo quản, quản lý hiện vật gốc của bảo
tàng. Giới thiệu về hiện vật trong Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng chính
là giới thiệu những hiện vật, tài liệu ở khối 1 và khối 2. Toàn bộ hiện vật gốc
trực tiếp liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia theo 3 khối chính:
 Hiện vật thể khối:
- Các sưu tập đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng tiếp khách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.



24

- Các tặng phẩm trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các tặng phẩm nghệ thuật như tranh tượng...
- Các tặng phẩm tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Các hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cá nhân trong và ngoài
nước, sau này bảo tàng sưu tầm về...
 Các tài liệu, sách báo:
- Các bản thảo (viết tay hoặc đánh máy) của Chủ tịch Hồ Chí Minh
như thư, điện, bài nói chuyện và các văn bản khác...
- Các tài liệu bút tích: Văn bản, sách báo, báo Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xem và để lại bút tích.
- Các sách báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc.
- Thư, điện, quyết tâm thư của đồng bào trong nước và quốc tế gửi
Chủ tịch Hồ Chí Minh...
 Phim ảnh, băng ghi âm:
- Phim ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời.
- Phim chụp và phim tư liệu ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các băng ghi âm tiếng nói của của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các phim ảnh chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ năm
1970 đến nay.
Chia làm ba khối tài liệu, phim ảnh, hiện vật thể khối để thuận tiện
trong khâu bảo quản và quản lý, song từng khối hiện vật, tài liệu đó lại được
phân thành các sưu tập theo các chuyên đề và sắp xếp trong kho theo chất liệu
trong bảo quản và phục vụ khai thác.
1.3.2. Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bất cứ một bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập. Các sưu tập
hiện vật là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao

động của mỗi bảo tàng. Việc xây dựng các sưu tập hiện vật được coi là một
nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng.


25

Công tác xây dựng sưu tập là một hoạt động khoa học đặc trưng của
bảo tàng. Các bảo tàng có nội dung và loại hình khác nhau thì thành phần hiện
vật, sưu tập hiện vật cũng sẽ khác nhau.
Trong công tác xây dựng sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có
sự quan tâm từ việc nghiên cứu xác định mục tiêu, xây dựng sưu tập, nguyên
tắc và tiêu chí sưu tập đến việc phân loại, đánh số hoàn thiện các sưu tập được
cán bộ kiểm kê quán triệt.
Mỗi sưu tập hiện vật tài liệu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đều gắn với sự
kiện lịch sử nhất định. Những sưu tập hiện vật đó là những bằng chứng sinh
động giới thiệu với đồng bào trong nước và khách quốc tế về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng được gần 100 bộ sưu tập theo các
chủ đề, chuyên đề, niên đại, thể loại, hiện vật, xuất xứ hiện vật ở Bảo tàng Hồ
Chí Minh, tài liệu hiện vật được phân loại khá chi tiết ngay từ đầu. Vì vậy,
xây dựng sưu tập hiện vật cũng tương đối thuận lợi. Có nhiều sưu tập được
hình thành trong thời gian tiến hành cơng tác kiểm kê, có thể kể đến các sưu
tập như:
- Sưu tập hiện vật về “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua
yêu nước”
- Sưu tập hiện vật, tài liệu về các bài báo “Người tốt việc tốt”
- Sưu tập các con dấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng
- Sưu tập các hiện vật về tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi tiến hành xây dựng và phân loại sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí
Minh chú ý đến các yếu tố: về tính nguyên gốc, có nội dung rõ ràng, có tính

pháp lý đã được xác minh, có hồ sơ đầy đủ, bảo đảm có đầy đủ thơng tin của
hiện vật.
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn dựa vào lý luận kiến thức học và thực tế
khối hiện vật có trong kho cơ sở, đề ra một số nguyên tắc chung khi phân loại.


×