Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Lễ hội chọi trâu ở đồ sơn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT
**********

LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠNHẢI PHỊNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Dậu
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Ngọc

HÀ NỘI - 2011
1


Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trờng ĐH Văn Hóa Hà
Nội đà dạy dỗ em trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm
ơn Cô giáo- Thạc sỹ Nguyễn Thị Dậu đà hớng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Quản lý Văn hóa.
Trong thời gian tới em sÏ phÊn ®Êu, häc tËp tèt, rÌn lun kü năng
nghiệp vụ Quản lý Văn hóa. Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp với lợng
kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận
đợc sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô./.
Hà Nam, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc



2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 5
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6
5. Đóng góp của đề tài...................................................................................... 6
6. Bố cục:.......................................................................................................... 6
CHƯƠNG I ............................................................................................................ 8
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ SƠN- VÙNG ĐẤT VEN BIỂN HẢI PHÒNG . 8
1.1. Vài nét về đặc điểm địa lý ......................................................................... 8
1.2. Khái quát dân cư và đời sống kinh tế của người dân Đồ Sơn................. 12
1.2.1. Giả thiết về lịch sử tụ cư ở Đồ Sơn .................................................... 12
1.2.2. Đời sống kinh tế của cư dân Đồ Sơn ................................................. 14
1.3. Vài nét về văn hoá vùng ven biển Đồ Sơn .............................................. 15
1.3.1. Tín ngưỡng, phong tục ....................................................................... 16
1.3.2. Dân ca văn hoá dân gian Đồ Sơn ....................................................... 16
1.3.3. Vài nét về tính cách của dân cư ven biển Đồ Sơn ............................. 18
CHƯƠNG II ......................................................................................................... 22
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG ............................................. 22
2.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội cổ truyền ........................................................... 22
2.2. Nguồn gốc lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phòng. .................................. 25
2.2.1 Lý giải nguồn gốc hội chọi trâu Đồ Sơn theo quan điểm của Lê Bá
Căn - (Vạn Sơn - Đồ Sơn) ............................................................................ 25
2.2.2. Những huyền tích liên quan đến sự hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ
Sơn................................................................................................................ 27

2. 3. Các bước chuẩn bị .................................................................................. 30
2.3.1. Chọn trâu ............................................................................................ 30
2.3.2. Chăm sóc trâu chọi như thế nào ......................................................... 32
2.3.3. Tập luyên trước khi đưa trâu chọi vào sới đấu chính thức ................ 33
2.4. Cách thức tiến hành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn ....................................... 35
2.5. Lễ hội chọi trâu những năm gần đây....................................................... 42
2.5.1. Những đổi mới về cơ sỏ vật chất ....................................................... 42
2.5.2. Cách thức tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn -Hải Phòng trong những
năm gần đây - những điều đáng ghi nhận .................................................... 44
3


2.5.3. Những đổi mới trong phần lễ và phần hội ......................................... 47
CHƯƠNG III........................................................................................................ 53
GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỄ HỘI CHỌI TRÂU
ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG ...................................................................................... 53
3.1. Những giá trị của lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn -Hải Phịng........................ 53
3.1.1. Giá trị văn hố .................................................................................... 53
3.1.2. Giá trị về mặt lịch sử .......................................................................... 58
3.1.3. Giá trị về kinh tế du lịch..................................................................... 59
3.2. Một số giải pháp và ý kiến góp phần phát triển hồn thiện lễ hội chọi trâu
ở Đồ Sơn - Hải Phòng .................................................................................... 61
3.2.1.Thực hiện Quyết định Nhà nước ........................................................ 61
3.2.2.Phân công trách nhiệm trong quản lý lễ hội ....................................... 61
3.2.3.Tổ chức và huấn luyện cán bộ ............................................................ 62
3.2.4.Quản lý dịch vụ ................................................................................... 62
3.2.5. Đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng cho lễ hội............................... 63
3.2.6. Về phương diện quản lý ..................................................................... 63
3.2.7. Về phương diện tổ chức ..................................................................... 64
3.2.8. Một số kiến nghị khác ........................................................................ 67

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..……..69
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….71

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng 9 tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai bn bán trăm nghề
Mồng 9 tháng 8 thì về chọi trâu.
Câu thơ ấy đã lưu truyền trong dân gian và trở thành nếp sống sinh hoạt
hội hè của khơng ít người dân đất Việt. Nó gợi nhớ tới Đồ Sơn một vùng đất ven
biển Hải Phòng, một mảnh đất thường được nhắc tới với tình cảm chân thành sâu
sắc khơng chỉ bởi núi non đẹp đẽ thơ mộng mà đặc biệt hơn vùng đất ấy cịn có
hội chọi trâu một sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội chọi trâu ở Đồ Sơn có nguồn gốc từ rất lâu đời, và cũng như nhiều lễ
hội cổ truyền khác. Hội chọi trâu ở Đồ Sơn cũng trải qua những thăng trầm và
những biến cố của lịch sử. Có một thời gian dài hàng mấy chục năm, lễ hội chọi
trâu ở Đồ Sơn hầu như bị lãng quên. Từ giữa những năm 80, cùng với đường lối
đổi mới của nhà nước Việt Nam, nhiều lễ hội cổ truyền được khôi phục lại nhiều
ở địa phương trong cả nước nhằms thoả mãn nhu cầu văn hố tinh thần đơng đảo
các tầng lớp nhân dân. Trong xu thế đổi mới đó mấy năm qua Đồ Sơn đã khôi
phục hội chọi trâu hôm nay thực sự vui tươi lành mạnh, hấp dẫn đông đảo nhân
dân thành phố cảng, nhân dân nhiều tỉnh thành trong cả nước và khách nước
ngoài đến tham dự. Hội chọi trâu Đồ Sơn là một sinh hoạt văn hoá dân tộc cổ
truyền.
Đây là một lễ hội sinh ra bởi những lý do văn hố tín ngưỡng của một

vùng đất giàu truyền thống. Hội độc đáo “có một khơng hai” trong cách thức tiến
hành và chứa đựng nhiều lớp văn hoá lịch sử sớm muộn chồng chéo lên nhau.
5


Việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu lễ hội này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
khoa học cũng như đối với ý nghĩa thực tiễn văn hoá của thành phố cảng biển và
du lịch Hải Phịng.
Đó cũng là lý do khiến người viết lựa chọn đề tài:
“Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng”.
2. Mục đích của đề tài
Khảo cứu miêu tả chi tiết và tìm hiểu các giá trị, lịch sử, văn hố, du lịch
của lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phịng. Trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoàn thiện lễ hội chọi trâu phù hợp với nhu cầu
xây dựng đời sống văn hoá – xã hội – kinh tế hiện nay của Hải Phịng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Diễn trình lễ hội chọi trâu Đồ Sơn và các khả năng củng cố phát triển
hoàn thiện lễ hội này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp như :
+ Phương pháp khảo cứu
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp đối chiếu những văn bản có liên quan
+ Phương pháp kết hợp giã thực tế
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài có thể sử dụng lam tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lễ hội
nói chung và lễ hội chọi trâu nói riêng.
Các giải pháp đề ra trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần
bảo vệ và phát huy những giá trị của lễ hội trong đời sống hiện nay.
Đề tài giúp cho việc quảng bá di tích ,lễ hội nhằm phát triển giá trị du

lịch,tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa nhân văn.
6. Bố cục:
6


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục 3 chương:
Chương 1- Vài nét giới thiệu về Đồ Sơn, vùng đất ven biển Hải Phòng
Chương 2- Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng
Chương 3- Giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn - Hải Phòng

7


CHƯƠNG I
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ SƠN- VÙNG ĐẤT VEN
BIỂN HẢI PHÒNG
1.1. Vài nét về đặc điểm địa lý
Mấy nghìn năm xưa khi các vua Hùng dựng nước, non nước Đồ Sơn là đất
của bộ lạc Thang Tuyền, một trong mười lăm bộ lạc của nước Văn Lang xưa.
Theo các tác giả của sử biên niên nhà Nguyễn, đời Tần, Đồ Sơn thuộc lộ Hải
Đông, thời thuộc Minh là đất của phủ Tân An, đến đời Lê Quang Thuận mới đặt
và phủ Kinh Môn thuộc trấn Hải Dương.
Khi “Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ” dựng nên cờ đào đã đổi đất này
thành “lộ Trấn Yên Quảng”. Sang thời Nguyễn vào năm Gia Long thứ nhất
(1802) Đồ Sơn lại trở về tên gọi của thời nhà Lê. Mười tám năm sau cũng chính
vua Gia Long lấy bốn huyện Nghi Dương, Kinh Thành, An Lão, An Dương đặt
thành phố Kiến Thụy. Trong phủ Kiến Thụy lúc ấy, Nghi Dương (tức vùng đất
Đồ Sơn và phụ cận) là một huyện lớn “Đông Tây rộng mười lăm dặm, Nam Bắc
cách nhau hai mươi sáu dặm, phía đơng giáp với biển đến địa giới huyện Yên

Hưng, tỉnh Quảng Yên một dặm, phía tây đến địa giới An Lão mười bốn dặm.
Trong huyện Nghi Dương, thắng cảnh đẹp nhất là vùng đất phía Đơng Nam
mười lăm dặm sát với biển. Đó là Đồ Sơn, tên Đồ Sơn xuất hiện lần đầu tiên
trong thư tịch đời Trần, khi “Đại Việt sử lược” ghi lại sự kiện vua Lý ra Đồ Sơn
xây tháp Tường Long. Từ đó tới nay các đơn vị hành chính huyện và tỉnh có sự
đổi thay cịn tên Đồ Sơn vẫn được giữ như cũ.
Theo “Đại nam nhất thống chí” Đồ Sơn có chu vi 30 dặm, cao 80 trượng,
ở giữa có chín ngọn núi nên gọi là núi cửu Long trong đó có một ngọn núi lớn
hơn cả gọi là Mẫu Sơn. Dưới núi là cư dân của ba xã “Đồ Hải, Đồ Sơn, Ngọc
8


Xuyên”. Hai ngọn núi thứ bảy và thứ tám có nước chảy quanh ôm lấy, tục gọi là
Vụng Mát rộng hơn 100 trượng, thuỷ triều xuống sâu bảy thước, dưới chân núi
có nhiều mầm đá theo thuỷ triều khi ẩn khi hiện, thuyền không dám lại gần. Một
ngọn đằng sau về hữu đứng sững một mình nên gọi là Độc Sơn. Các núi ở phía
tản đối với song ngư ở đằng xa, tục gọi là Cồn Dừa.
Trải qua bao tháng thăng trầm của thời gian, qua những biến cố của lịch
sử, Đồ Sơn còn đến nay là kết quả của bao cuộc vận động của tự nhiên và bao
cuộc cải biến của con người.
Đồ Sơn nằm cách 20 km về phía Đơng Nam thành phố Hải Phịng, đây là
một bán đảo gồm một dải đất đồi 9 ngọn nhô ra biển 5 km, ngọn cao nhất 125m,
ngọn thấp nhất là 25m tạo cho khu du lịch Đồ Sơn một quang cảnh thiên nhiên
tươi đẹp. Trong 9 ngọn núi vươn ra vịnh Bắc Bộ ấy có một ngọn tách ra đứng
một mình là ngọn núi Độc. Núi Độc đứng chênh vênh giữa bãi triều mênh mông
cát và bên kia là biển rộng thẳm sâu suốt đêm ngày sóng vỗ dưới chân núi, kể
mép nước có một ngơi đền cổ nổi tiếng linh thiêng nép mình bên vách đá. Đó là
đền bà Đế.
Thực ra núi Đồ Sơn khơng chỉ có 9 ngọn núi, ngồi núi Độc và Hịn Dấu,
giải núi Rồng có 15 điểm cao từ 25 cho tới 129m (cao nhất là núi Đồn Cao), trên

đỉnh non này vẫn còn những dãy tường thấp. Tương truyền đó là luỹ của Phạm
Đình Trọng, đắp đê đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu ở thế kỷ 18.
Còn trên đỉnh chòi Mòng có một tảng đá tự nhiên vng vức như một chiếc bàn
cờ lớn. Mưa gió làm mặt đá nhẵn bóng. Các đạo sỹ bảo rằng đây là một bàn cờ
tiên, họ đã từng gặp các lão tiên từ trên trời xuống đây đánh cờ.
Với mười lăm cao điểm nối liền nhau tạo thành một dải dài quanh co bãi
biển ven bờ Đồ Sơn trở thành các bãi tắm đẹp.
Về vùng đất Đồ Sơn các nhà địa lý cho rằng đó là vùng chịu ảnh hưởng
của địa hình ngập nước. Căn cứ vào kiến trúc, kiến tạo và nham thạch, các địa
9


chất xếp địa hình Đồ Sơn thuộc loại 1 dãy đồi và dãy diệp thạch, thuộc trầm tích
trung sinh. Địa hình này nhờ có đảo và quần đảo ngăn tác động của sóng nên phù
sa do các sơng, lạch mang tới để có điều kiện trầm lắng tạo thành loại bờ biển
kiểu bồi tích phù sa. Trên khu vực sú vẹt mọc nhiều, địa chất gọi đó là loại bờ
biển có bãi sú, một kiểu địa hình riêng biệt của vùng nhiệt đới. Hàng ngàn năm
qua, bao thế hệ của Đồ Sơn đã bền bỉ ngăn nước mặn, rửa đất cho ngọt lành để
trồng lúa, trồng khoai, khiến vùng đất hoang xưa trở thành khu vực đất đai có ích
cho con người, Đồ Sơn là một miền đất cổ kính. Sụ hiện hữu truyền thống văn
hoá, của bước tiến văn minh trong quá khứ phát hiện được trên đất Đồ Sơn có
niên đại xưa cũ nhất có lẽ thuộc về tháp Tường Long, tháp Tường Long được
xây dựng trên đỉnh Ngọc Sơn (núi Tháp) trông tựa như cây bút đang vẽ lên nền
trời xanh và biển rộng. Qua thư tích cổ và dấu tích hiện tồn tại thì tháp Tường
Long được thiết kế xây dựng như một khu tượng đài hoành tráng kỷ niệm là
phật, đồng thời là một trạm quan sát tiền tiêu và hoàng cung dừng chân của các
vua chúa trong các chuyến kinh kỳ lộ Hải Đông. Tháp Tường Long đã từng được
liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên-Hà Nam), chùa
Một Cột, tháp Báo Thiên (Hà Nội).
Bên cạnh tháp Tường Long, Đồ Sơn cịn có suối Rồng, một danh thắng

cảnh tơ điểm cho quần thể di tích và thắng cảnh Đồ Sơn, Suối Rồng nằm ở chân
núi Rồng. Đó là một dịng nước ngầm từ trong lịng núi tn ra tạo thành dịng
suối lớn, bốn mùa khơng hết nước, nước suối Rồng lúc nào cũng mát lạnh và
trong lành. Thượng nguồn suối là rừng thông xanh tốt ngút ngàn, ngày ngày rì
rào tiếng lá reo và hạ lưu là Đình Ngọc cổ kính giữa xóm thơn n ấm tĩnh mịch.
Đình Ngọc là một cơng trình có kiến trúc có quy mơ vừa phải, bố cục hình chữ
Đinh có năm gian tiền đường và gian hậu cung. Đền Ngọc là nơi tôn kính thờ
thần Điểm Tước Đại Vương - vị thần phù hộ cho cư dân vùng ven biển Hải
Phòng làm ăn sinh sống.
10


Một trong những đặc điểm địa lý của Đồ Sơn là có biển. Đó là điều được
nhiều người biết đến bởi hàng năm có hàng chục vạn người tới đây đón gió lành,
nắng vàng và nước mát của biển Đơng.
Do có núi cao và biển cả, bãi biển Đồ Sơn có một vẻ đẹp riêng biệt.Bãi
biển Đồ Sơn khơng có những dải cát dài phẳng trông ra đại dương xanh thẳm
như Trà Cồ, Nha Trang cũng khơng có vẻ đẹp như núi đá nhấp nhơ như những
hịn non bộ của vịnh Hạ Long, nước biển Đồ Sơn hơi đục vì phù sa của nhiều
cửa sông đổ ra biển.
Cái đẹp của Đồ Sơn trước hết là sự kết hợp giữa mây trời, non nước, giữa
cái bao la của trời rộng, đất dài với cái ngất ngây của núi non xanh thẳm, cảnh
sắc Đồ Sơn luôn thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Vì vậy đến Đồ Sơn
trước hết là đến với một khu du lịch nghỉ mát, tắm biển. Người Pháp khi đặt
chân đến đây đã sớm phát hiện ra vẻ đẹp của một khu du lịch nghỉ dưỡng tắm
biển nhiệt đới, nên đã xây dựng Đồ Sơn thành một trong những khu nghỉ mát
đầu tiên của Việt Nam. Theo cách phân chia hành chính lần lượt từ thành phố Đồ
Sơn có 3 khu nghỉ mát. Khu 1 rộng nhất có 3 bãi tắm, sức chứa hàng nghìn
người, khu 2 có một bãi tắm trung bình, bãi cát nơng và thoải chạy men theo
nước được coi là bãi tắm đẹp nhất Đồ Sơn, khu 3 cảnh quan đẹp và ngay trên bãi

tắm có một ngơi chùa cổ.
Đồ Sơn đẹp một cách độc đáo không giống như các bãi biển miền Trung
và miền Nam nước ta bởi trên các triền đồi trồng được thông. Thông mọc trải
thảm thăm thẳm xanh ôn đới trên biển nhiệt đới. Thêm vào đó bàn tay tạo dựng
của con người trong một trăm năm qua đã làm cho Đồ Sơn thêm đẹp. Đường
nhựa uốn mình qua các triền núi, các biệt thự xinh xắn ẩn mình sau rặng thông ở
khu 2, khu 3 cùng nhà hàng Vạn Hoa có mái hình tháp thêu dệt cho bức tranh Đồ
Sơn một cái đẹp dịu dàng, huyền ảo tựa “Đà Lạt đặt trên bờ biển”. Mảnh đất Đồ
Sơn còn quyến rũ khách du lịch bởi chiều sâu của lịch sử. Đồ Sơn cịn có quả
11


chuông đúc thời Trần (1296) của chùa Vân Bản. Chuông có đường nét hoa văn
thể hiện trình độ nghệ thuật điêu luyện hiện còn lưu giữ tại nhà bảo tàng Thành
Phố.
Đồ Sơn còn là đất của lễ hội vùng biển, lễ xuống nước bằng hội đua
thuyền ngày tết và đặc biệt là hội chọi trâu diễn ra vào mùa thu tháng 8 hàng
năm.
1.2. Khái quát dân cư và đời sống kinh tế của người dân Đồ Sơn
1.2.1. Giả thiết về lịch sử tụ cư ở Đồ Sơn
*Huyền thoại hai anh em:
Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử lần về những ngày tháng năm lùi sâu
hơn nữa trong quá khứ, tìm hiểu của con người có mặt ở Đồ Sơn, có huyền thoại
về người Đồ Sơn như sau.
Không rõ từ bao giờ có hai anh em nhà kia sống với nhau, cha mẹ họ đều
mất sớm. Một hôm hai anh em ra biển đánh cá chẳng may bị bão tố và trơi dạt
vào Đồ Sơn. Lúc ấy Đồ Sơn chưa có dấu chân người khai phá, đứng trước cảnh
thiên nhiên hoang vu, người anh bi quan nói với người em.
“ở đây ăn bổng lộc gì, lộc sim thì chát, lộc si thì già”.
Người em nghe anh nói như vậy lịng khơng nản. Tự tin vào sức lực của

mình người em trả lời.
“ở đây vui thú non tiên, sớm ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau”.
Trước thái độ lạc quan của người em, người anh đã bị thuyết phục. Thế
là họ ở lại Đồ Sơn khai sơn phá đất, dựng xóm lập làng. Theo thời gian Đồ Sơn
từ chỗ hoang vu, nhờ sức người đã trở nên trù mật và giàu thịnh.
*Thần tích tám vị thần khai sáng.
Cùng với huyền thoại giàu chất thơ mộng về hai người con trai dũng cảm
vừa kể, cơng cuộc khai phá Đồ Sơn cịn được phản ánh trong thần tích được
truyền ở đây. Người Đồ Sơn xưa thờ tám vị thần khai sáng là Đông Hải Thần
12


Vương, Hải Bộ Thần Vương, Thanh Sam Thần Vương, Cao Sơn Thần Vương,
Tràng Ngõ Thần Vương, Đại Hùng Thần Vương, Đế Thích Thần Vương, Nam
Đại Vương. Theo Truyền tích tám vị thần này đều là những người có cơng lao
giúp đỡ người Đồ Sơn khai phá đất này. Theo đà phát triển cư dân Đồ Sơn ngày
một phát triển đông hơn, đã đẻ ra những mụn cư dân mới. Mỗi cụm lại phải tìm
một vị thần bảo hộ cho họ. Thế là ngoài vị thần chung, toàn Đồ Sơn lại có thêm
một đội ngũ thần đơng đảo và phức tạp.
*Lịch sử về các dòng tộc ở Đồ Sơn.
Theo cuốn gia phả duy nhất của dịng họ Hồng Gia là một trong những
dịng họ lớn nhất ở Đồ Sơn, họ Hồng Gia quê gốc ở làng Chằm Mọc xã Mộ
Trạch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Vào khoảng thế kỷ 11 theo lời chiêu
dụ dân khai hoang lập áp của nhà Lý, ơng Hồng Gia Màu đã dẫn con cháu tới
vùng đất Đồ Sơn lập làng, dựng xóm. Nhưng theo lời truyền lại của gia tộc này,
ông Màu lúc dẫn con cháu tới đây sinh cơ lập nghiệp không phải trên khu đất
hiện nay họ đang sinh sống mà chỉ ở tạm ngoại Vạn Thủ. Sau đó sinh sơi nảy nở,
đất chật người đơng, xóm bãi đơng đúc, cụ Màu bèn vào Vạn Sơn xin đất cho
mở làng. Sau khi nghe cụ Màu trình bày, người già ở Vạn Sơn bàn bạc với nhau
rồi đồng ý.

Ngoài họ Hoàng Gia vừa kể, Đồ Sơn cịn có một dịng họ khác là dân trốn
sưu dịch từ các nơi tụ tập về Đồ Sơn vào thời Lê - Trịnh.
Những thần tích, sự kiện trên cho ta thấy quá trình di chuyển một cách tự
phát hoặc có tổ chức của con người đến Đồ Sơn. Trong quá trình phát triển của
lịch sử, cư dân ở đây ngày càng đông đúc hơn. Họ khai khẩn đất hoang, lập ấp
chinh phục biển, hình thành nên những phương thức sinh sống hết sức đa dạng,
độc đáo mang nét đặc trưng của cư dân miền duyên hải.

13


1.2.2. Đời sống kinh tế của cư dân Đồ Sơn
Cư dân dân chia làm 2 bộ phận. Một bộ phận trồng lúa nước, một bộ phận
làm nghề biển. Bộ phận trồng lúa hiện nay bao gồm các thôn của xã Vạn Sơn
trước đây (nay là tiểu khu Vạn Sơn) . Bộ phận làm nghề biển trước kia tập trung
ở tám vạn chài là. Vạn Lê, Vạn Bún, Vạn Hương, Van Hoa, Vạn Ngang, Vạn
Tác, Vạn Thủ, tám vạn chài ấy nay là 2 tiểu khu là Ngọc Hải và Vạn Hương. Từ
khi khu Bằng La sát nhập vào thị xã Đồ Sơn có thêm một hợp tác xã làm nghề cá
nữa là tiểu khu Đồng Tiến.
Tuy có cả 2 nghề trồng lúa và nghề cá cùng tồn tại, nghề cá ở Đồ Sơn vẫn
là chính. Điều này đã được ghi nhận từ buổi xã xưa. Nghề biển ở Đồ Sơn chia
làm 3 khu vực.
Nghề biển ở khu vực bờ không được coi như nghề nghiệp vì nó khơng địi
hỏi cơng cụ phức tạp không mang lại sản lượng lớn và ai cũng làm được. Đó là
nhưng cơng việc, te, xiếc, kiếm hẩu, hà.
Ra xa hơn một ít sải nước có 2 kiểu lưới bắt cá là lướt vùi và lưới cả. Nghề biển
của Đồ Sơn thực sự phát triển kể từ trong lộng. Hình thức chủ yếu đồng thời là
nghề nổi tiếng của Đồ Sơn là săm và đáy. Về cấu tạo cơ bản săm và đáy giống
nhau, chỉ khác ở chỗ mắt lưới đáy to hơn, có thể kiếm cá nhỏ hơn được. Săm chủ
yếu để bắt tôm, Săm là một kiểu lưới có hình thức như chiếc phễu, miệng rộng

và dài. Khi đánh Săm người ta căng miệng ra để một mép ngang mặt nước.
Miệng Săm được giữ bằng những cọ tre. Hàng năm vào tháng 3, tháng 5, tháng
6, tháng 7 những tháng tôm áp lộng nhiều đó là mùa Săm, mùa thu hoạch.
Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, cả một vùng duyên hải không chỗ nào tôm
áp lộng nhiều như vùng ven biển Đồ Sơn nên những người Đồ Sơn là những
người quai Săm nhiều kinh nghiệm.

14


Vượt lông ra khơi là những đội thuyền của nghề cá đánh lưới. Có nhiều
kiểu đánh lưới, đánh lưới giá, lưới sủ và lưới rê trong đó người Đồ Sơn có kinh
nghiệm về Giã Đơi hơn cả.
Cùng với nghề cá, người Đồ Sơn còn chế biến cá và các loại hải sản khác,
tôm, mực làm nước mắm, mắm tôm. Nhờ sự đầu tư của nhà nước, nghề nuôi hải
sản ở đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đồ Sơn đã nuôi nhiều loại hải
sản xuất khẩu quý như tôm rảo, cá vược, cá bớp, cua…
Phương thức sinh sống cơ bản bằng nghề biển đã quy định nền văn hoá Đồ
Sơn - Một nên văn hoá phong phú, độc đáo, mang đậm phong cách của cư dân
miền duyên hải - Hải Phịng.
1.3. Vài nét về văn hố vùng ven biển Đồ Sơn
Một trong những nét đặc điểm nổi bật về mặt địa lý của Đồ Sơn là có biển.
Tính chất biển không chỉ quy định phương thức sinh hoạt kinh tế của dân cư nơi
đây mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hố Đồ Sơn. Nó góp phần tạo nên
diện mạo của văn hoá Đồ Sơn, một nền văn hoá phong phú, độc đáo, vừa mang
đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang những nét riêng biệt của vùng đất ven biển Đồ
Sơn.
Trước hết đó là tinh thần lạc quan, dũng cảm, can trường đè sóng, cưỡi gió
trong cơng cuộc chinh phục biển cả cải biến tự nhiên.
Đó là những tấm gương anh hùng xả thân vì nước như nữ tướng Lê Chân,

Quận He Nguyễn Hữu Cần mà ngàn năm tên tuổi còn rạng rỡ trang sử đỏ của
dân tộc.
Hàng loạt các cơng trình văn hố được xây dựng từ thời Lý - Trần (Đình
Ngọc, tháp Tường Long) là những minh chứng hùng hồn về trình độ nghệ thuật
điêu luyện của miền đất cổ kính Đồ Sơn.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngay từ những năm tháng đầu công
Nguyên, Đồ Sơn đã từng là cửa ngõ đón tiếp các thương thuyền và các tăng nhi
15


phật tử dòng tiểu thưà đến nước ta làm ăn bn bán và truyền đạo pháp, Đồ Sơn
cịn được coi là nơi xuất phát của những cộng đồng người tiến ra khai thác,
chiếm lĩnh vùng ven biển giàu đẹp của tổ quốc. Nét văn hoá biển đặc biệt thể
hiện rõ nét trong hệ thống thần được thờ của người Đồ Sơn.
1.3.1. Tín ngưỡng, phong tục
Người Đồ Sơn xưa thờ tám vị thần khai sáng. Đây là những người có cơng
giúp người Đồ Sơn khai phá đất này. Theo đà phát triển, cư dân ngày một đông
nên đã đẻ ra những cụm cư dân mới. Mỗi một xóm mới, một vạn chài mới lại
phải tìm một vị thần mới bảo hộ cho họ. Thế là ngoài các vị thần chung của tồn
Đồ Sơn lại có thêm một đội ngũ thần đơng đảo và phức tạp. Sự phong phú về đối
tượng được thờ đã dẫn tới sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng. Nếu ta thống kê
lại tất cả các thần trong lĩnh vực giúp người Đồ Sơn khai phá đất đai cũng đã đủ
thấy bộ mặt tơn giáo và tín ngưỡng.
Từ việc xây dựng hệ thông thần để thờ, dân cư Đồ Sơn cũng đã hình thành
những tập tục để thực hiện việc thờ cúng, cầu mong sự may mắn, no đủ cho toàn
cư dân trong vùng. Tiêu biểu phải kể đến tục hiến sinh. Việc hiến sinh được
thực hiện ỏ chân núi Độc với mục đích dâng lễ vật cho thuỷ thần để cầu xin sự
phù trợ. Trước kia vật hiến tế là một cô gái trẻ đẹp, trinh tiết. Thời gian trôi đi,
cuộc sống con người ngày một văn minh hơn. Người ta nhận thức được tính chất
man rợ của tập tục này. Vật hiến khơng cịn là con người nữa mà thay thế bằng

con vật (con trâu)…Giờ đây tục hiến sinh đã hoàn toàn bước ra khỏi tập tục cư
dân ven biển Đồ Sơn.
1.3.2. Dân ca văn hố dân gian Đồ Sơn
Nói tới văn hố Đồ Sơn đặc biệt là văn hố dân gian, khơng ai khơng nhớ
đến Bà Đế - Bà Mẹ văn hoá và một kho những huyền thoại lung linh bao quanh
bà. Theo huyền thoại, Bà Đế có diện mạo hồn tồn giống các bà mẹ văn hoá ở
nhiều vùng trên miền Bắc nước ta như Bà Chúa Cháy, Bà Chúa Mua, Bà Nhữ
16


Nương… Các bà ấy đều có sự tích lên đồi cắt cỏ, cũng cất cao tiếng hát rồi lại
cũng có cuộc trùng phùng với Vua Thuỷ Tề. Các bà là sự huyền thoại hoá những
chủ nhân đã sinh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần ở địa phương.
Những giá trị văn hoá ấy đều mang đặc điểm phương thức sản xuất. Trong nghi
thức thờ các bà thường có tập tuc rước đèn, cầu vật, đánh phết liên quan tới
những nghi thức nơng nghiệp. Cịn Bà Đế tiêu biểu cho một vùng đánh cá.
Nhưng điều ta lưu tâm ở đây không chỉ là nghành sản xuất ngư nghiệp ở Đồ Sơn
mà còn là những sáng tạo về nghệ thuật dân gian. Theo huyền thoại, Bà Đế là
người sáng tạo lối hát đúm, một mình thức hát đối ở Đồ Sơn.
Một sinh hoạt phổ biến của cư dân nông nghiệp xưa trong khu vực Đông
Nam Á là hát đối đáp (nam - nữ) vào ngày hội mùa. Ngày xưa người ta đã có đầy
đủ bằng chứng để khẳng định rằng “hội mùa” mới chính thức là ngày tết đầu
năm của các dân tộc Đông Nam Á, hát đúm Đồ Sơn cũng là một hình thức hát
đối đáp trong khung cảnh hát cổ truyền ấy, Đúm như nghĩa từ ngun thuỷ của
nó là một tập hợp khơng có một số lượng chính xác, ví dụ “ Đúm Mạ”, “ Đàn
Đúm”. Đúm có liên hệ gần gũi với các từ túm, cúm, tụm. Như vậy hát “ Đúm”
có nghĩa là hát từng đám, từng cụm con trai, con gái tập hợp nhau lại hát trao
duyên. Hát Đúm được gắn liền với sự tích bà Đế, có diện mạo như các bà mẹ
sáng tạo ra hát quan họ, hát trong quân, hát đối đáp. Vì vậy về cơ bản “ Đúm”
cũng giống các hình thức hát giao duyên của nhiều vùng trên đất nước ta.

Hát “ Đúm” thường tổ chức vào những ngày hội mùa. Nhưng không chỉ
chung nhau lại vá lưới, xe đay… Trên các sân nhà hoặc trên các bãi biển, cũng
có thể tổ chức ngay những cuộc hát say xưa, quyến rũ… Cuộc hát trong nhà tiến
hành một cách đơn giản. Những cuộc hát tổ chức trên bãi biển tú vị hơn cuộc hát
trong nhà.
Cũng giống như nhiều hình thức hát đối khác, lề lối hát Đúm gồm 3
chặng.
17


- Hát vào đám.
- Hát kết.
- Hát giã đám.
Tuy mang nhiều nội dung khác nhau nhưng chủ đề cơ bản của 3 chặng hát
này vẫn là tình u. Hát khơng chỉ bao hàm kết qun mà nó cịn chứa đựng trí
thức tự nhiên và xã hội của bạn hát, cũng như ước vọng và thái độ của họ đối với
hai mặt đó.
Biết bao thế kỷ đã trơi qua, cũng như hát quan họ, hát đối đáp, giao quyên,
hát Đúm chưa bao giờ ngừng tiến. Nó đi mãi cùng với dân tộc ln lạc quan can
đảm và giàu lịng nhân ái.
Khơng chỉ là quê hương của làn điệu hát Đúm mượt mà, chan chứa tình
u, Đồ Sơn cịn là vùng đất của lễ hội chọi trâu diễn ra vào mùa thu tháng tám
hàng năm.
Có thể khẳng định lại rằng nền văn hoá Đồ Sơn là một nên văn hoá đặc
sắc, đâm đặc tính chất biển. Nó là kết tinh của sự sáng tạo của cư dân ven biển
Đồ Sơn, những con người đầy dũng cảm can trường đã “cưỡi sóng đè gió” trong
suốt bao năm qua, bắt buộc thiên nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của mình.
1.3.3. Vài nét về tính cách của dân cư ven biển Đồ Sơn
* Người Đồ Sơn ăn sóng nói gió, dũng cảm, can trường.
Làm chủ những phương tiện kỹ thuật của nghề đi biển một nghề đầy thử

thách khó khăn, là những con người có một bản sắc tinh thần, thể chất đặc biệt
kiểu Đồ Sơn.
Người Đồ Sơn có vóc dáng cao lớn, da săn lại vì “nhuộm nắng vàng” và
ngâm muối măn biển Đơng. Con người Đồ Sơn có dáng đi mạnh mẽ, hành động
cương quyết, giọng nói có âm lượng lớn và tính tình bộc trực. Vì vậy ngạn ngữ
Đồ Sơn có câu nói về đặc tính này như sau, “ăn sóng, nói gió”. Cuộc sống vật
lộn với biển khơi đã tạo cho con người lòng dũng cảm phi thường.
18


“Gặp giơng tố chẳng rời tay lái
Làn sóng dâng hăng hái vượt qua
Mênh mông mặt nước bao la
Cánh buồm không gió thì ra tay chèo.”
Người họ Hồng ở Đồ Sơn thường hay kể rằng cha ông họ đã từng theo
vua Trần đánh quân Nguyên Mông trên đất Bạch Đằng, theo ông He đánh giặc
Trịnh tung hoành trên biển. Bên cạnh đó là những truyền tích về cụ Nhạn cụ thể
can đảm chống giặc cướp, phóng mũi lao xuyên qua khiến cắm phập vào bụng
cướp, chèo một đợt mái lao được cả con thuyền trượt lên bãi cát hàng vài sải...
Truyền thống can trường được người Đồ Sơn gìn giữ nguyên vẹn người
Đồ Sơn thường kể về cơn bão số 7 (1968) xảy ra đột ngột với sức gió hơn
200km/giờ. Con thuyền của ơng Ngơ Văn Để bị gió đưa như tên bắn không kịp
hạ buồm nữa, thuyền trưởng quyết định chặt cột buồm. Thế là chỉ với 7 nhát dao
cột buồm to bằng gỗ táu cực kỳ chắc dẻo đã gục xuống, cùng lúc đó gió lật úp
thuyền xuống biển. Mọi người đã vật lộn với sóng dữ suốt 20 ngày mới vào được
đất liền. Truyền thống gan dạ, kiên cường đó của người Đồ Sơn đã được phát
huy cao độ trong những năm chống Mỹ cứu nước. Bất chấp giặc Mỹ dùng máy
bay, tàu biển hạm đội 7, thuỷ lôi dày đặc, người Đồ Sơn vẫn bám biển không rời.
Mọi chỉ tiêu đánh cá đều hoàn thành vượt mức.
*Người Đồ Sơn hiểu biết về thiên nhiên phong phú, có tinh thần tập thể

lạc quan yêu đời
Một trong những mối đe doạ đối với con người đi biển là sự thay đổi đột
ngột của thời tiết. Điều đó bắt buộc người đi biển nói chung, người dân Đồ Sơn
nói riêng phải nắm được tính khí thất thường của đất trời để việc sản xuất đạt kết

19


quả. Người Đồ Sơn hiểu biết về thiên nhiên khá phong phú, đặc biệt là sự dự báo
thời tiết.
Nhìn ánh chớp từ phía núi Gơi có thể đốn trời có mưa. Nhìn chớp đầu
ngọn Độc biết trời vẫn nắng. Những câu tục ngữ Đồ Sơn phần nào nói lên điều
đó.
“Chớp núi Gơi bỏ nồi rang thóc
Chớp đầu Độc bỏ thóc ra phơi”.
Dũng cảm và thông minh hiểu biết về thiên nhiên là cần thiết nhưng chưa
đủ. Khi đã lên thuyền điều cần thiết nhất là người có mặt ở đó phải là một tập thể
cùng chung ý chí : “Chém nhau đằng mũi, hoà nhau đằng lái”. Người Đồ Sơn
cho là như vậy, cuộc sống vật lộn với biển khơi khơng phải là khó khăn gian
khổ. Nghề nghiệp của người dân ln bị thiên tai đe doạ, thêm vào đó là sự kỳ
thị của xã hội cũ đối với người dân đánh cá. Xã hội cũ miệt thị họ, mặc dầu vậy
ngưịi Đồ Sơn vẫn có những sáng tạo về văn học dân gian rất đặc sắc, và trong
đời sống hàng ngày vẫn biểu hiện một lối cư xử rất văn hố “Ăn trơng nồi ngồi
trơng hướng”, và một tinh thần rất mực lạc quan, yêu đời
“Quanh năm đánh cá trăm nghề
Đến lúc nước kém lại về vui chơi”.
Ý chí ấy tinh thần ấy được người Đồ Sơn gửi gắm vào từng cặp sừng từng
sự dũng cảm của mỗi con trâu trong hội trọi trâu, một sinh hoạt văn hoá mang
đậm đà bản sắc dân tộc, độc đáo, có một khơng hai của người dân ven biển Hải
Phịng.


20


Hội trọi trâu được tổ chức hàng năm thực sự đã tơi luyện cho người dân
Đồ Sơn lịng dũng cảm, tinh thần thượng võ quyết chiến,quyết thắng, lưu truyền
từ đời này sang đời khác.

21


CHƯƠNG II
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN - HẢI PHỊNG
Hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ? Tại sao lại có hội chọi trâu? Hiện nay
có rất nhiều lập luận khác nhau về vấn đề này.
Song trước khi đi tìm hiểu về nguồn gốc của lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
phải hiểu thế nào là lễ hội, lễ hội cổ truyền?
2.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội cổ truyền
* Khái niệm lễ
Trong Tiếng Việt, lễ chính là khuôn mẫu của người xưa đã quyết định các
phép tắc phải tôn trọng, tuân theo trong các mối quan hệ xã hội. Lễ hay lễ nghi
trong thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo những quy tắc,
luật tục nhất định mang tính biểu trưng nhằm đánh dấu một sự kiện nhân vật
nào đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, sự giúp đỡ từ những đối tượng
siêu hình mà người ta thờ cúng. Dưới góc độ nào đó, lễ hội được coi là bức
thong điệp của hiện tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu trưng của thế giới hiện tại
gửi thế giới siêu hình. Lễ không chỉ quyết định chi tiết về thái độ, cử chỉ bên
ngồi mà cịn tạo điều kiện hình thành một trạng thái tinh thần tương ứng trong
mỗi con người. Lễ cũng đồng thời trở thành phương tiện để tự sửa mình, điều
chỉnh mình cho đúng mực. Trong chiều dài lịch sử mỗi dân tộc, lễ còn được coi

là phong hóa của quốc gia, dân tộc đó, là những biểu hiện trong thuần phong mỹ
tục, những tập tục truyền thống, lối sống nếp sống và tập quán sinh hoạt của một
cộng đồng dân cư được hình thành và củng cố theo thời gian.

Lễ không chỉ là

lễ bái, cúng tế mà phải coi lễ là kỉ cương, phép tắc góp phần tôn vinh, củng cố và
bảo vệ sự tồn tại và phát triển của gia đình xã hội.
22


Phần lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng
những đồ vật được sử dụng làm đồ tế lễ mang tính chất linh thiêng được chuẩn
bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao
cảm với thế giới siêu nhiên là các thánh thần ( thiên thần và các nhân thần ) do
chính con người tưởng tượng ra và họ cầu mong thánh thần bảo trợ và có tác
động tốt đẹp đến tương lai, cuộc sống của mình.
* Khái niệm hội
Trong Tiếng Việt, hội là danh từ để chỉ sự tập hợp một số các nhân vào trong
một tổ chức nào đó tồn tại trong một khơng gian thời gian cụ thể. Đôi khi, hội
chỉ sự liên kết giữa các cá nhân tổ chức có chung mục đích hoặc có mục đích
gần gũi. Đặc điểm cơ bản, xuyên suốt của hội (trong lễ hội) là có sự tham gia
của đông người và trong hội người ta được vui hơn thoải mái hơn. Các hoạt động
này thường được diễn ra thường niên theo phong tục tạp quán của các địa
phương vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để hướng tới tôn
vinh với mong muốn để đạt được những mục tiêu giá trị cụ thể trong đời sống
cộng đồng. Như vậy trong lễ hội lưu giữ một phần kho tàng di sản văn hóa đặc
sắc của địa phương. Trong các hoạt động của hội cịn bao gồm các chương trình
vui chơi giải trí hiện đại mang màu sắc thời gian, phán ánh và thể hiện trình độ
phát triển của cộng đồng dân cư của một địa phương hay toàn xã hội vào thời

gian mà nó ra đời và tồn tại. Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm các trò
chơi dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian do người dân trực tiếp tham
gia, các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và cả nước hoạt động mang
tính hiện đại. Trong hội có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể
hiện tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, những quan niệm
cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của cộng đồng người.
Những hoạt động diễn ra trong hội luôn phán ánh và thể hiện một phần lịch sử
của đất nước. Do đó hội là tập hợp những hoạt động kinh tế văn hóa xã hội của
23


một cộng đồng dân cư nhất định, là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo
phong tục tập quán. Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện khả
năng trình độ phát triển của địa phương đất nước ở thời điểm diễn ra các sự kiện
đó. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng
cao của các tầng lớp, diễn ra trong các chu kì về khơng gian thời gian nhất định
để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện và nhân vật được
thờ cúng. Những hoạt động này nhằm tỏ rõ những ước vọng, ước mơ nhân dân
gửi gắm.
Phần hội bao gồm các trò vui chơi, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân
gian, cụ thể là các trị vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian mang
tính chất vui nhộn, hài ước cho tất cả mọi người cùng tham gia. Hay nói cách
khác đó là cách thức giải phóng con người ra khỏi bức xúc hàng ngày trong cuộc
sống đời thường bằng sự tự biểu hiện.
Tuy nhìn ra 2 hệ thống như vậy song thực chất lễ hội không tách bạch ra
từng phần và mức độ lễ, mức độ hội của từng lễ hội cụ thể cũng không giống
nhau.
Như vậy lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên
một địa bàn dân cư trong thời gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện, một
nhân vật lịch sử, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa với tự nhiên,

thần thánh và con người trong xã hội. Điều đó đã phản ánh bản chất và những
nội dung tư tưởng của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội nói chung, đặc biệt là lễ hội cổ truyền đều xuất phát từ nhu cầu tín
ngưỡng của nhân dân, thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm
lịng sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn. Lễ hội cổ truyền là thời
điểm thiêng liêng quan trọng của cộng đồng làng xã, vùng, liên vùng, miền, quốc
gia, dân tộc. Nếu trong cuộc sống đời thường con người chú ý đến văn hóa ăn,
văn hóa mặc, văn hóa giao tiếp, văn hóa tâm linh.Như những yếu tố khá riêng rẽ
24


và khơng phải ai ai cũng có điều kiện chú trọng mọi yếu tố trong rất nhiều yếu tố
kể trên, thì có thể thấy chúng xuất hiện đồng loạt trong lễ hội. Đầy đủ và tinh
túy, sang trọng và thành kính, tập hợp tất cả các nhu cầu văn hóa của người dân
có thể có được và thường tập chung vào dịp lễ hội của địa phương.
Theo định nghĩa của UNESCO,Văn hoá truyền thống(Traditional) “Là các
tập quán và biểu tượng xã hội mà theo quan niệm của một nhóm xã hội thì được
lưu giữ từ quá khứ đến hiện tại thông qua việc lưu truyền giữa các thế hệ và có
một tầm quan trọng đặc biệt(ngay cả trong trường hợp các tập quán và biểu
tượng được hình thành trong khoảng thời gian không lâu)” [36-tr.5]. Lễ hội
thuộc phạm trù của văn hoá, do vậy khái niệm lễ hội truyền thống có thể bao
trùm cả những lễ hội cổ truyền đã có từ xa xưa và cả những truyền thống lễ hội
được xác lập mấy chục năm trở lại đây như lễ hội kỷ niệm ngày quốc khánh,lễ
hội Làng Sen...Tuy nhiên, ở nước ta khi sử dụng cụm từ lễ hội truyền thống
thông thường được hiểu như lễ hội cổ truyền.
Với bộ mặt cấu trúc như vậy, lễ hội cổ truyền đã trải qua các thời đại lịch
sử như thế nào? Nó có nguồn gốc ra sao? Đó là mối quan tâm của nhiều ngành,
nhiều giới, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học và sử học.
Ở đây tôi chỉ đề cập tới nguồn gốc lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn, một di sản
văn hoá đặc sắc của cư dân ven biển Hải Phòng.

2.2. Nguồn gốc lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phòng.
2.2.1 Lý giải nguồn gốc hội chọi trâu Đồ Sơn theo quan điểm của Lê Bá Căn (Vạn Sơn - Đồ Sơn)
Ông Lê Bá Căn (Vạn Sơn - Đồ Sơn) thuộc dòng họ có lịch sử lâu đời ở Đồ
Sơn, có kiến thức rộng về lịch sử cũng như lễ hội chọi trâu đã căn cứ vào thời
điểm ra đời của 3 loại cơng trình kiến trúc cổ nhất ở Đồ Sơn (Đền Nghè ra đời
sớm nhất lúc mới cất lập dạ, đến đời Lý xây lại bằng gỗ và lợp ngói, Đền Tháp
25


×