Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch huyện đức thọ, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 83 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
HUYỆN ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lương Đức Thắng
Sinh viên thực hiện

: Đinh Thị Lệ Dun

Lớp

: Quản lý văn hố 7C

Niên khóa

: 2006- 2010

HÀ NỘI – 2010.

1



Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Dun
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt khố luận của mình, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý văn hoá nghệ thuật, Trường Đại
học Văn hoá Hà Nội. Đặc biệt là Ths.Lương Đức Thắng – giảng viên trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua để hồn thành tốt
khố luận. Đồng thời, tác giả cũng gửi lời cảm ơn UBND huyện Đức Thọ,
phịng văn hố huyện Đức Thọ, ban quản lý di tích Trần Phú và các ban
quản lý di tích, danh thắng khác trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện tốt nhất
để tác giả có thể tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thiện bài khố luận của mình.

Ngày 20 tháng 05 năm 20102

Sinh viên
Đinh Thị Lệ Duyên

2


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................


4

NỘI DUNG.............................................................................................................

7

Chƣơng 1: Tổng quan về huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh..............................

7

1.1 Cảnh quan tự nhiên.............................………………………………

7

1.2 Tiến trình thành lập huyện………………………………………….

13

1.3 Đặc điểm dân cư và tình hình kinh tế – xã hội…………………..

14

Chƣơng 2: Tiềm năng du lịch huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh…………….

20

2.1 Tiềm năng cảnh quan tự nhiên……………………………………..

20


2.2 Di tích lịch sử – văn hóa……………………………………………

24

2.3 Vùng văn hóa đặc sắc………………………………………………… 34
Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động
du lịch huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh.................................................................

47

3.1 Thực trạng quản lý, khai thác hoạt động du lịch
Đức Thọ – Hà Tĩnh……………………………………………………………….

47

3.1.1 Hiện trạng di tích và cơng tác quản lý tài nguyên
vào hoạt động du lịch……………………………………………………

47

3.1.2 Thực trạng quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch…………………………………………...

50

3.1.3 Thực trạng quản lý, khai thác đội ngũ
cán bộ phục vụ du lịch…………………………………………………...

55


3.1.4 Thực trạng quản lý tuyến du lịch, điểm
du lịch và lượng khách……………………………………………………

55

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch
huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh………………………………………………..

57

3.2.1 Giải pháp hoạch định chính sách quản lý và đổi mới
phương thức quản lý……………………………………………………...
3.2.2 Giải pháp thống kê, xây dựng các loại hình

3

59


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

du lịch, các tuyến – điểm du lịch............................................................

61

3.2.3 Giải pháp quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất hạ tầng – kỹ thuật phục vụ du lịch…………………..


65

3.2.4 Giải pháp quản lý, đào tạo
đội ngũ cán bộ chuyên ngiệp…………………………………………...

67

3.2.5 Xây dựng chiến lược quảng bá và tạo dựng hình ảnh……………….

68

KẾT LUẬN............................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….... 72
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 74

4


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có nền kinh tế
đang phát triển, với ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Bên cạnh đó, Việt
Nam có nền văn hiến lâu đời, đúc kết nhiều giá trị truyền thống và tinh hoa
nhân loại làm nên những trang sử hào hùng qua các thời kỳ dựng nước và
đấu tranh giành độc lập. Hôm nay, Việt Nam đang nỗ lực hết mình trên mọi
lĩnh vực để sánh vai với bạn bè năm châu, xứng đáng là “Hịn ngọc Viễn

Đơng”.
Những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của nhiều ngành, Việt
Nam đang chú trọng khai thác, đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn. Xét trên tiềm năng sẵn có về các giá trị văn hóa vật thể và giá
trị văn hoá phi vật thể, cả giá trị to lớn về con người, với mục tiêu phát triển
ngành du lịch của cả nước, Hà Tĩnh đã có những những chính sách và chiến
lược cụ thể. Một trong những huyện được đánh giá có tiềm năng khai thác
du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh chính là mảnh đất “La Giang – Đức Thọ”.
Là vùng châu thổ sông La được bao bọc, giới hạn bởi những dãy núi nổi
tiếng nhất của xứ Nghệ là Hồng Lĩnh, Thiên Nhẫn, Trà Sơn, với vị trí thuận
lợi và nền văn hiến lâu đời. Cảnh quan, địa lý ấy đã làm nên một Đức Thọ
có những danh thắng hùng vĩ, nên thơ xuất hiện nhiều nhân tài kiệt xuất như
Nguyễn Biểu, Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Lê Bơi, Bùi Dương Lịch, Trần
Phú…hội tụ những nét văn hố thiêng liêng. Vẻ đẹp ấy được nhiều thế hệ
nối tiếp nhau tôn vinh, làm nên sức sống mãnh liệt vượt qua địa giới một
huyện tới cả nước và khắp năm châu.
Là một người con sinh ra trên mảnh đất có tiềm năng du lịch, tác giả
mong muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình tìm hiểu, nghiên cứu

5


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

những giá trị về tiềm năng du lịch và đưa ra một số giải pháp quản lý để phát
triển các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đức Thọ.

2. Tình hình nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng du lịch, đưa ra
một số giải pháp để khai thác, quản lý các hoạt động du lịch huyện Đức Thọ.
Đức Thọ có điều kiện và cơ hội để phát triển ngành du lịch nhưng mới được
chú trọng, đầu tư, khai thác do vậy, tính chuyên nghiệp và hiệu quả
đạt
Hiện nay, các phòng ban du lịch và cơ quan ban ngành liên quan chưa
có nhiều tài liệu nghiên cứu, sách báo chuyên môn về công tác quản lý, khai
thác các hoạt động du lịch huyện. Hầu hết, chỉ dựa vào các tài liệu và những
thông số liên quan giới thiệu sơ qua về các khu di tích, danh thắng, chứ
khơng đi sâu nêu rõ phải quản lý, phát triển chúng như thế nào. Mặt khác,
giới hạn đề tài tác giả tìm hiểu trên phạm vi địa bàn toàn huyện. Bởi vậy,
bản thân tác giả cũng gặp một số khó khăn và khơng tránh khỏi thiếu sót
trong q trình sưu tầm, khai thác, xử lý số liệu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả mong muốn giới thiệu về mảnh đất, con người và những danh
thắng của quê hương Hà Tĩnh tới du khách và bạn bè bốn phương. Đồng
thời, đưa ra một số giải pháp để quản lý các hoạt động du lịch huyện đạt hiệu
quả tốt, thu hút các dự án đầu tư vào du lịch tạo điều kiện xây dựng và phát
triển du lịch huyện Đức Thọ trong tương lai.

4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, thực
trạng du lịch và một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện Đức Thọ.

6


Khóa luận tốt nghiệp


Đinh Thị Lệ Duyên

Phương pháp nghiên cứu mà người viết vận dụng trong đề tài là
nghiên cứu, thu thập tài liệu thông qua sách báo, tài liệu, báo cáo…tham
khảo các bài viết trên Internet, tạp chí…phỏng vấn, điền dã.

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
ba chương
Chương 1: Tổng quan về huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh
Chương 2: Tiềm năng du lịch huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh
Chương 3: Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động du lịch huyện Đức
Thọ – Hà Tĩnh

7


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐỨC THỌ
1.1 Cảnh quan tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đức Thọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thành phố Hà
Tĩnh hiện nay khoảng 50km, có vị trí toạ độ là:
18,180 – 18,350 vĩ Bắc
105,380 – 105,450 kinh Đơng
Và vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp huyện Nam Đàn; Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An),
Phía Nam giáp huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh),
Phía Đơng giáp thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh),
Phía Tây giáp huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).
Huyện Đức Thọ có vị trí thuận lợi về mặt giao thông đường bộ lẫn
đường sắt. Hiện tại, huyện có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua 9 xã từ
Đức Châu tới Đức Lạng, có 1 ga chính và 2 ga phụ, có 2 tuyến đường quốc
lộ 8A và 15A, có 3 tuyến đường tỉnh lộ: tỉnh lộ 5; 8B và 28 và nhiều tuyến
đường liên xã.
Đức Thọ có vị trí trọng yếu nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây, nối
các tỉnh miền Trung Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt Lào –
Thái Lan – Myanma. Theo quốc lộ 8A đi qua địa phận huyện Đức Thọ lên
cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh). Đây được coi là cửa ngõ quan
trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch của huyện Đức Thọ nói riêng
và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Vị trí địa lý và giao thơng khá hồn chỉnh là điều kiện tốt cho Đức
Thọ phát triển sản xuất nơng nghiệp, trao đổi hàng hố, tiêu thụ sản phẩm,
phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du
lịch trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tạo cơ sở cho nhân dân các vùng
trong huyện giao lưu với các huyện, tỉnh và các nước láng giềng, là điều

8


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

kiện cho Đức Thọ trở thành khu vực trung tâm, có các mối quan hệ, tương
quan, tác động về mặt lịch sử, văn hoá, nhân văn…cả về chính trị, kinh tế,

xã hội.
b. Điều kiện tự nhiên
Đề tài tập trung khai thác những yếu tố cơ bản cấu thành tự nhiên của
huyện Đức Thọ, để dự kiến chính xác xu thế phát triển của cảnh quan nhằm
sử dụng, bảo vệ và phát huy những thế mạnh hiện có; cải biến, khắc phục
các hạn chế, tối đa hóa những tiềm năng tự nhiên phục vụ cho ngành du lịch,
định hướng quá trình phát triển kinh tế – xã hội, cơng nghiệp hố – hiện đại
hố diễn ra phù hợp với tiềm năng và đặc thù kinh tế cũng như điều kiện tự
nhiên của huyện.
* Về địa hình:
Cùng với quá trình kiến tạo tự nhiên và cải tạo của con người. Địa
hình Đức Thọ có đủ cả rừng núi, bán sơn địa, sơng, hói và đồng bằng. Tuy
khơng có biển nhưng có các nguồn sơng tiếp cận với một số huyện vùng
biển, một số sơng hói vẫn chịu tác động của chế độ nhật triều.
Đồng bằng Đức Thọ gần như khép kín giữa sơng và núi: phía Bắc là sơng La
và sơng Lam, phía Tây Bắc kề dưới chân Thiên Nhẫn và Trà Sơn, phía Đơng
Bắc là Thiên Tượng và núi Cài.
Các dãy núi lớn phóng xuống đồng bằng thành những quả núi nhỏ lẻ, từ
những dãy núi nhỏ lẻ ấy đổ xuống một hệ thống suối, khe. Địa hình Đức
Thọ có ba phần cơ bản là núi đồi, đồng bằng và sơng ngịi.
- Núi đồi: chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Hiện nay, Đức Thọ có
11/28 xã ở vùng núi và ven núi, theo “Nghệ An ký”: Núi rừng hai tỉnh Nghệ
– Tĩnh đều bắt nguồn từ Mường Thanh – Ninh Biên. Nay là Lai Châu – Điện
Biên theo mạch đi vào, đến Hà Tĩnh chia thành hai hệ:
Một mạch từ Ngọc Ma – Lâm An kéo xuống làm nên dãy Trường Sơn – Hà
Tĩnh quen gọi là Giăng Màn.

9



Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

Một mạch từ Trấn Ninh – Trà Lân sang, làm nên dãy Thiên Nhẫn, Trà Sơn
kéo xuống đồng bằng làm nên núi Cài, núi Hống…
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng và bị chia cắt mạnh. Phía Tây
Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven Trà Sơn. Còn vùng núi
dốc là những vùng giáp địa hình hành chính huyện Vũ Quang, Can Lộc. Đồi
núi ở đây được nâng lên theo từng bậc địa hình cao thấp khác nhau mà có
thời gian sớm muộn khác nhau.
Núi ở Đức Thọ có ba hệ: các khối núi ở Thượng Bồng thuộc đới
Trường Sơn (nay đã cắt về huyện Vũ Quang). Khối núi nhỏ lẻ như: núi
Ngọc Sơn, Tiên Sơn, nay đã cắt sang thị xã Hồng Lĩnh. Chỉ còn các khối núi
Thiễn Nhẫn, Trà Sơn, núi Thông (núi Tùng Lĩnh), núi Tàng (núi Tượng), núi
Vua, núi Am…
- Đồng bằng: chia làm hai loại đồng bằng bồi tích ven sơng La và đồng bằng
thung lũng Ngàn Sâu.
Đồng bằng bồi tích ven sơng La: là một trong những đồng bằng rộng
lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Do hai nguồn nước Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp
lưu tại sông La bồi đắp thành một đồng bằng khá màu mỡ.
Năm 1934, đê La Giang được xây dựng đã chia đồng bằng này làm hai vùng
có chế độ lũ lụt, bồi tích khác nhau, đó là vùng ngồi đê và trong đê.
Vùng ngoài đê gồm: 7 xã tả ngạn và hữu ngạn sơng La. Vùng đất này có
hiện tượng bờ sông thường cao hơn mặt bằng của đồng ruộng, mỗi lần có lũ
lụt nước sơng lại dâng lên ở giữa lịng sơng, phù sa được trầm đọng ở ven bờ
và gần bờ dần dần được nâng lên và trải rộng thêm ra phù sa mới. Tại những
nơi bờ sơng, người ta sử dụng làm vườn, có nhà cửa, cây cối…là điều kiện
cho nước lũ chảy chậm dễ lắng đọng phù sa nhiều hơn, đất cũng được nâng
bậc nhanh hơn. Mặt khác, cư dân nơi đây phải sống chung với lũ lụt.

Vùng trong đê, tuy dân cư không phải chịu cảnh lụt lội, đồng ruộng được đê
La Giang bảo vệ, nhưng lại không được phù sa sông bồi đắp hàng năm.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

Đồng bằng hạ lưu sông La vốn là một “tam giác châu” mà về phía Đơng, bờ
sơng Lam coi như là bờ biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản.
Đồng bằng thung lũng Ngàn Sâu: Xen giữa địa hình đồi núi là thung
lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông
Ngàn Sâu đổ ra sông La. Trên địa phận Đức Thọ theo thung lũng khe Cốc,
một nhánh thuộc hữu ngạn Ngàn Sâu cũng có một cánh đồng hẹp. Trước
đây, là trại Cốc, nay là xã Tân Hương, ở các xã Đức Đồng, Đức Lạng cũng
có những cánh đồng rải rác tương tự.
- Sơng ngịi: Địa bàn huyện có hai con sơng chính chảy qua là sông
Ngàn Phố và Sông La.
Đức Thọ là một huyện có nhiều sơng, phân bố chằng chịt. Ước tính dăm bảy
cây số lại gặp một cây cầu hay một bến đò. Huyện nằm giữa hai triền núi,
bên này là Trà Sơn, Thiên Nhẫn bên kia là Hồng Lĩnh. Các tuyến sông chạy
theo hướng các vùng thấp trũng ấy. Sông dài ngắn khác nhau nhưng sông dài
nhất không quá 30km.
Sơng có 3 loại hình: Một là chảy trên vết đứt gãy của chân Trường
Sơn, đó là sơng Sâu và sông La làm nhiệm vụ chuyển tiếp nước từ hai nguồn
Sâu – Phố đổ ra sông Lam. Tuy ba ngọn sơng nhưng chung một dịng chảy.
“Ngã ba sơng nước bốn bề”

(Huy Cận)
Hai là, những tàn dư của những cái phá chưa kịp lấp khẳm khi biển lùi, ở
đây người ta đào nối các đoạn thành những tuyến dài để giao lưu vào Nam
ra Bắc. Hiện nay, cịn có kênh nhà Lê và kênh nhà Hồ, đó là sơng Đị Trai,
sơng Minh.
Ba là, loại “sông cụt”, chưa bị bồi, lấp hết khi sơng Sâu, sơng La đã
đổi dịng, đó là sơng Hào, rào Trổ, Hạc Giang, Mai Hồ… Một số sông ngòi

11


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

tiêu biểu thuộc địa bàn huyện gồm: sông Ngàn Sâu, sông La, sông Lam, bàu
Mỹ Xuyên, bàu Mai – Mai Hồ…
Việc phân chia địa hình tạo điều kiện cho việc lựa chọn, khai thác các
sản phẩm nông nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp – thương mại – dịch vụ trên địa bàn Đức Thọ hiện nay. Mặt khác, tạo
ra việc xây dựng các không gian du lịch phù hợp với đặc trưng từng điểm du
lịch, loại hình du lịch của huyện.
* Khí hậu:
Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu
ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Đặc trưng là khí
hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đơng giá lạnh của
miền Bắc. Do vậy, Đức Thọ có hai miền khí hậu rõ rệt: Mùa hè nhiệt độ có
lúc lên tới 380c – 400c. Mùa đơng có lúc nhiệt độ nhiệt độ hạ xuống dưới
80C. Mùa mưa thường kèm theo bão lụt kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.836 mm đến 2.965 mm. Do vậy lũ lụt

thường xảy ra vào tháng 7 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6
năm sau, là mùa nắng gay gắt có gió Tây Nam thổi từ Lào sang, khơ nóng,
lượng nước bốc hơi lớn, thường gây hạn hán nghiêm trọng cho các vùng
không chủ động được nước.
Việc nắm rõ tình hình khí hậu để có thể chủ động trong việc điều tiết
và đưa ra những giải pháp thích hợp cho ngành du lịch nói riêng và đời sống
của người dân nói chung.
* Tài nguyên thiên nhiên:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất cho phát triển kinh tế - xã
hội. Tồn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là: 20.211,72 ha. Tổng diện
tích đất tự nhiên hiện đang từng bước được huyện quy hoạch phục vụ kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo cho 28 xã
và thị trấn. Quỹ đất hiện có của huyện cho thấy tiềm năng đất khá lớn. Trong

12


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

tổng số 20.79,29 ha đất tự nhiên của huyện, số quỹ đất chưa được sử dụng là
5.844,58 ha. Số đất này có thể đưa vào để trồng trọt, phát triển chăn nuôi,
trồng rừng, trồng cây ăn quả, làm kinh tế trang trại; quy hoạch đất cho du
lịch, sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí…
Trên địa bàn huyện có hai con sơng chính chảy qua, đó là sơng Ngàn
Sâu và sông La (hợp nhất của hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố), với
tổng chiều dài là 37km, có nước quanh năm, diện tích mặt nước của các con
sơng này là 3.210km2. Hàng năm có 6 tỷ m3 nước đổ qua cùng với khoảng
một triệu tấn phù sa tạo nên một châu thổ phì nhiêu nhất nhì xứ Nghệ, chưa

kể trên 1.000 ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan trọng cho nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngồi ra, huyện cịn có một hệ thống hồ
đập giữ nước: đập Tràn, đập Tràm, đập Đá Trắng, đập Trục Xối, đập
Phượng Thành, đập Liên Minh – Tùng Châu và một phần đập Khe
Lang…Với trữ lượng nước khoảng 9,11 triệu m3, có hệ thống kênh mương
cứng nội đồng. Như vậy, trữ lượng nước hiện có là điều kiện thuận lợi, phục
vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân,
đồng thời đây là điều kiện để huyện có thể xây dựng các khu du lịch sinh
thái, các hồ thiên nhiên thu hút du khách, cung cấp nguồn nước sạch cho các
hoạt động du lịch vào các mùa du lịch và từng địa điểm du lịch.
Đức Thọ có 3.128,68 ha rừng và đất rừng chiếm 15,48 % diện tích đất
tự nhiên độ che phủ rừng chiếm 38 %. Rừng trồng chủ yếu là thông, bạch
đàn, keo lá tràm. Hệ thống cây phân tán xung quanh các trục đường giao
thông, khuôn viên nhà trường, trụ sở, các khu dân cư…Hiện nay có khoảng
500 ha rừng thông nhựa và đang đưa vào khai thác với sản lượng hàng năm
dự tính là từ 500 tấn đến 700 tấn. Giá trị thu được từ bán nhựa thông khoảng
2,5 tỷ đồng/năm. Tài nguyên rừng phong phú là thế mạnh to lớn để huyện
tập trung đầu tư các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí…

13


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Dun

Đức Thọ khơng phong phú về khống sản, chỉ có mỏ mănggan (xã
Đức Dũng, Đức An và xã Đức Lập) với trữ lượng khoảng trên 200.000 tấn.
Mỏ cao lanh để làm đồ gốm và đất chịu lửa làm vật liệu xây dựng ở xã Đức

Hoà với trữ lượng hàng triệu tấn, chưa kể đất sét làm gạch, ngói. Ngồi ra,
Đức Thọ cịn có khống sản khác như cát, than bùn, mỏ sắt nhưng chưa
được đầu tư khai thác nhiều.
1.2. Tiến trình thành lập huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Theo các tài liệu lịch sử, vùng đất La Giang – La Sơn – Đức Thọ bây
giờ, thời xa xưa là đất Việt Thường Thị, tên huyện La Giang, xưa là Đàm
La, Cổ La, Chi La đều từ tên sông La. Cùng với địa danh, giới hạn, và số
đơn vị hành chính cũng ln thay, qua các giai đoạn lịch sử Đức thọ đã có
nhiều tên gọi khác nhau:
- Thời Hùng Vương, Đức Thọ thuộc bộ Cửu Đức trong tổng số 15 bộ của
nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
- Thời các triều đại phong kiến Phương Bắc: Nhà Tần (246 – 207 TCN), nhà
Hán (206TCN – 220 SCN) đô hộ, Đức Thọ nằm trong địa phận huyện Hàm
Hoan bao gồm toàn bộ vùng đất Nghệ Tĩnh thuộc huyện Cửu Chân.
- Thời nhà Đường 629 (Đường Cao Tổ) đô hộ đến thời nhà Lý, Đức thọ có
tên là Cổ La.
- Thời nhà Ngơ thế kỷ thứ X vùng đất Đức thọ nằm trong Huyện Cửu Đức.
- Thời Nhà Trần, Đức Thọ có tên là Chi La thuộc phủ Đức Quang.
- Thời Lê Sở, Đức Thọ có tên là La Giang (1428) thuộc phủ Đức Quang.
- Thời Trung Hưng (1729 – 1740) để tránh trùng với tên huý của chúa Trịnh
Giang nên đổi La Giang thành La Sơn thuộc phủ Đức Quang.
- Thời Minh Mạng (1822) vì trùng tên huý nên phủ Đức Quang đổi tên thành
phủ Đức Thọ. Tên La Sơn (thuộc phủ Đức Thọ) tồn tại đến đầu thế kỷ XX,
sau 1945 đổi hẳn thành Huyện Đức Thọ cho đến ngày nay.

14


Khóa luận tốt nghiệp


Đinh Thị Lệ Duyên

Sách “Đại Việt địa dư toàn biên” chép: Đời Lê Sơ, huyện La Sơn (La
Giang) thuộc phủ Đức Quang có 24 xã. Đời Nguyễn có một tư liệu chữ Hán
năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) đều ghi huyện La Sơn có 7 tổng, 61 xã thôn.
Sách “Các trấn tổng, xã danh bị lãm” (bản dịch lấy đề “Tên làng xã Việt
Nam” đầu thế kỷ XIX) chép La Sơn có 7 tổng, 60 xã, trang.
Từ đó đến nay, giới hạn huyện Đức Thọ ổn định gồm 28 xã, một thị
trấn với diện tích là: 63.559 ha, số dân là 15.3361 người. Phủ lỵ Đức Quang
cũng là lỵ sở La Sơn cuối đời Lê đặt tại xã Phi Cảo (Thịnh Quả) đời Nguyễn
dời sang xã Yên Hồ, rồi lên xã Yên Trung nay là thị trấn Đức Thọ.
Việc tìm hiểu về địa giới huyện, giúp chúng ta hình dung được tổng
quát về các làng xã, địa phận mà các di tích, danh lam trực thuộc từ trước tới
nay có bị thay đổi hay khơng.
1.3. Đặc điểm dân cƣ và tình hình kinh tế – xã hội
a. Đặc điểm dân cƣ
Các di chỉ khảo cổ học Rú Dầu, Cồn Bến Lội là chứng tích về sự có
mặt của người tiền sử trên đất La Giang – Đức Thọ. Đây là những di chỉ Đá
Mới hậu kỳ thuộc văn hố Bàu Tró (một di chỉ ở Quảng Bình). Cùng niên
đại với các di chỉ cồn sò điệp hoặc gò cát, cồn đất, núi đất thấp ở Nghi Xuân,
Can Lộc, Thạch Hà…
Chứng tích văn hố Đơng Sơn – thời đại các vua Hùng được phát hiện
ở Đức Thọ là bộ cơng cụ và vũ khí đồng thau độc đáo ở xã Đức Đồng. Dấu
vết văn hố Đơng Sơn cịn được tìm thấy ở dăm Đơng Tới, xã Đức Châu;
dăm Tẩu xã Đức Tùng mạn Bắc sông La. Cùng với những cứ liệu khảo cổ
học, với những hiện tượng văn hố, xã hội khiến ta nghĩ tới những chứng
tích của thời kì lịch sử xa xưa. Đó là những đơn vị cư dân có tiền tố “Kẻ”
trước một tên Nơm mà ở La Giang – Đức Thọ có rất nhiều: Kẻ Trổ, Kẻ
Triềng, Kẻ Nang, Kẻ Dạ, Kẻ Ngù...Tên huyện đầu thế kỷ IX, là Cổ/Kẻ La.
Ngôn ngữ cũng là chứng tích thời gian. Đến nay, dân Đức Thọ cịn bảo lưu


15


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

được nhiều tiếng cổ gốc Việt – Mường như: nác (nước); rú (núi); phơ
(nói)…Lại còn dấu vết sinh hoạt cổ trong phong tục tập quán: tục thờ thần tự
nhiên…
Từ thời Đá Mới, đến thời kì Kim khí con người đã cư tụ, sinh sống
trên vùng đất La Giang – Đức Thọ. Nhưng dị duệ của những cư dân cổ này
là ai, còn ở đây hay khơng thì ta chưa biết được.
Dưới thời Bắc thuộc từ thế kỷ III về sau, La Giang – Đức Thọ thuộc quận
Cửu Đức Và Huyện Cửu Đức, Đức Châu.
“ Sổ tay địa danh Việt Nam” ghi :
“ Đức Quang: di tích của Đức Châu về đời nhà Lương”.
Từ thời thuộc Hán sau đó, dưới thời Ngơ, Nguỵ, Tấn, Tuỳ, Đường
(111 TCN – 938) nhiều quan lại, binh lính Trung Hoa ở lại đất Việt lập
nghiệp, có đơng dân thường di cư sang, nhất là khi Bắc quốc xảy ra những
sự cố lớn: thiên tai, đói kém, chiến tranh, loạn lạc…
Ở Đức Thọ, theo các cán bộ bảo tàng Hà Tĩnh thì đã phát hiện nhiều
mộ Hán ở vùng Kẻ Tàng (Tàng Cao – Đức Hịa); Phượng Thành (Kính Kỵ –
Đức Long)…Cùng với các chứng tích trên, gia phả nhiều dòng họ ở Đức
Thọ chép tổ tiên là người Bắc quốc.
Dựa vào những tài liệu dân số vùng Nghệ Tĩnh nay (Hàm Hoan, Hoan
Châu) do sách cổ Trung Quốc viết thì thời ấy, vùng Cổ La dân cư thưa thớt.
Nhưng chắc chắn là có nhiều tụ điểm, làng cổ, những “kẻ” một vài chục nóc
nhà, nhất là ven các đồi, bãi bên sông La.

Thời tự chủ (939) đến đời Lý (1009 – 1226) trong bài “Trung Lễ
Khiếu khổ văn” của cụ Đầu Phủ Cam Lê Trọng viết cuối thế kỷ XIX là
chứng cứ về lai lịch đất Trung Lễ :
“Duyên đất xưa là tự đời Đinh”
nhưng chưa đủ để nói về cư dân thời ấy. Đời Đinh, Lê chưa có nhiều thay
đổi, có thể đời Lý, Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ An (1041) mới

16


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

đưa dân nghèo với tù binh Chàm đến khai khẩn đất hoang, mở mang nghề
nơng, lập nên nhiều xóm mới.
Đời Trần, trong hai thế kỷ XIII – XIV, việc khai phá, mở mang vùng
cư trú ngày gia tăng. Ngồi dân bản địa cịn có người vùng sông Hồng, sông
Mã di cư vào làm ăn, nhiều quan lại, binh lính đến đây rồi ở lại lập nghiệp.
Tổ tiên họ Đà, họ Đoàn (Yên Hồ), họ Phan Tùng Mai (Tùng Ảnh), họ
Hoàng Kẻ Trổ (Đức Nhân), họ Phan Đăng (Thái Yên).
Cuối đời Trần, khi nhà Hồ chuẩn bị giành ngôi, quân Minh sang cướp
nước ta, rất nhiều người họ Trần và nhiều người quan lại chạy về đây. Trong
đó có hồng hậu Bạch Ngọc, người tổ chức việc khai khẩn và lập nên nhiều
làng xóm trên đất Đức Thọ và Thượng Can Lộc bây giờ. Chi La và Đỗ Gia
lại là căn cứ kháng chiến chống Minh của nhà Hậu Trần và nghĩa quân Lam
Sơn. Sau kháng chiến nhiều công thần như Phan Đán, Lê Bôi, Nguyễn Lộng,
Trần Duy được phong đất ở đây. Nhiều binh lính trở về làm ăn và cả một số
quân Minh bại trận đầu hàng cũng ở lại đây sinh sống.
Thời Lê, Nguyễn trừ trường hợp người Minh Hương sang làm ăn ở

Bùi xá và Phù Trạch (TK XVIII) vẫn thường xun có người các nơi về đây
cư trú. Tuy khơng ồ ạt như trước, số dân tăng lên chủ yếu theo sự tăng
trưởng tự nhiên. La Giang – Đức Thọ, dần dần trở thành một vùng dân cư
đông đúc, thịnh vượng.
Người Đức Thọ có truyền thống yêu nước, có bề dày văn hoá, với tinh
thần hiếu học, sáng tạo và cần cù trong lao động, sống có tình, có nghĩa,
thuỷ chung, đoàn kết, kiên cường vượt qua nhiều gian nan cả trong chiến
tranh ác liệt và trong hồ bình xây dựng quê hương đất nước. Những con
người yêu nước đã đi vào lịch sử dân tộc như Nguyễn Biểu, Lê Ninh, Lê
Văn Huân, Phan Đình Phùng. Những sĩ phu và học giả nổi tiếng như Lê Bôi,
Bùi Dương Lịch….Xét về đời sống tinh thần của người dân Hà Tĩnh, được
đánh giá thơng minh, nhạy bén, chính điều này tạo ra cái sắc sảo cho con

17


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

người vượt qua khó khăn của thiên nhiên và xã hội. Là vùng đất thuần nông,
do vậy người Hà Tĩnh rất cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nhờ sự ưu đãi của
thiên nhiên đã giúp cho vựa lúa thêm phù sa, đất đai thêm màu mỡ, do vậy
cư dân Hà Tĩnh quần tụ ngày càng đơng đúc.
b. Tình hình kinh tế xã hội
Với công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ đã đạt được
những thành tựu đáng kể, giải quyết kịp thời những khó khăn về kinh tế xã
hội và cải thiện đời sống của nhân dân. Huyện Đức Thọ đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách phát triển nơng nghiệp, áp dụng khoán cho các hộ sản
xuất, xây dựng cơ cấu nông – lâm hợp lý, chú trọng mở mang các thành

phần kinh tế, mở rộng các làng nghề. Kinh tế Đức Thọ từng bước chuyển
dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỉ trọng giá trị nông nghiệp, tăng dần tỉ
trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch.
Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5%, cơ cấu kinh tế CN – TTCN –
XD là: 26,2%, Nông – lâm nghiệp là: 33,5%, dịch vụ – thương mại là: 40,3
%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12.848.000 đồng/người/năm. Nhờ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đem lại giá trị kinh tế cao trên
cùng một đơn vị diện tích, đồng thời khai thác tốt tiềm năng thiên nhiên.
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Nhờ chú trọng chuyển đổi giống cây trồng, vật
nuôi, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã làm
tăng thu nhập trên đơn vị diện tích: năng suất lúa 2 vụ đạt 12 – 13 tấn/ha,
ngành chăn nuôi đã nhân rộng nhiều mơ hình cho thu nhập cao từ sinh hóa
đàn bị, nạc hóa đàn lợn, mơ hình gà siêu đẻ, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá
chim trắng…
Ngành lâm nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, giá trị sản
xuất nông – lâm – thủy sản đạt 446,871 tỷ đồng tăng 3,6% so với cùng kỳ

18


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

năm 2008. Hiện tại, đã trồng được 836 ha rừng và giao 315,16 ha rừng cho
144 hộ gia đình, các cơng tác quản lý, phịng chống cháy rừng đạt kết quả.
Cơng nghiệp – thủ cơng nghiệp có nhiều chuyển biến, tổng giá trị
Cơng nghiệp – TTCN đạt 320 tỉ đồng (2009). Một số ngành đạt giá trị như
sản xuất vật liệu xây dựng, đan lát, mộc dân dụng, khai thác cát sỏi…Tiêu

biểu có xã Trường Sơn, Đức Lâm sản xuất mây tre đan, nghề mộc ở Thái
Yên, đóng thuyền ở Trường Sơn.
Thương mại, dịch vụ từng bước được mở rộng, gắn sản xuất với lưu
thơng hàng hóa, giá trị thương mại – dịch vụ đạt 165 tỉ đồng (2009).
Bên cạnh việc đổi mới phát triển kinh tế, huyện cũng chú trọng đầu tư
công tác xã hội một cách tồn diện, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp
pháp đi đơi với thực hiện tốt chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hóa lành mạnh cho người dân.
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển trong việc phổ cập giáo dục cấp
trung học cơ sở toàn huyện. Năm 2008 – 2009 có 182 em giỏi cấp tỉnh,
1.400 em giỏi cấp huyện, 8 giải quốc gia về toán qua mạng, có 713 em đậu
đại học (trong đó có cả nguyện vọng hai). Cơ sở vật chất trường học được
tăng cường, có 7 trường được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia (2 trường Mầm
non, 3 trường tiểu học, 2 trường THCS).
Lĩnh vực y tế được trang bị các thiết bị mới, hiện đại hơn nhằm phục
vụ việc khám chữa bệnh cho người dân. Triển khai cơng tác VSATTP có
hiệu quả, mở lớp tập huấn cho các bếp ăn tập thể, nhà hàng, ngăn chặn
không cho các bệnh dịch cúm A H1N1, cúm A H5N1, dịch tiêu chảy cấp,
sốt xuất huyết, xây dựng trạm y tế chuẩn Quốc gia, chăm sóc sức khỏe sinh
sản – kế hoạch hóa gia đình, có 21/28trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày
được đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Huyện đã tổ chức được
nhiều hội diễn văn nghệ, tham gia phong trào toàn dân xây đời sống văn hóa,

19


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên


có 25.000/30.000 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, cơng tác về
bảo vệ, trùng tu các di tích lịch sử – văn hóa được tiến hành đạt kết quả.
Cơng tác xây dựng Đảng được quan tâm song song với tình hình đổi mới
kinh tế của huyện, tính dân chủ của Đảng được phát huy, thường xuyên trao
đổi và nêu ra các chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, tình
hình phát triển chung của cả huyện.
Nhìn chung huyện Đức Thọ đã có được những kết quả khả quan trong
lĩnh vực kinh tế – xã hội, kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốc độ cao, bền vững,
văn hóa – xã hội có khởi sắc, quốc phịng an ninh được củng cố và phát
triển. Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ cần nỗ lực và quyết tâm hơn nữa để
đưa huyện nhà phát triển ngày một phồn vinh, tươi đẹp.

Tiểu kết chƣơng 1:
Đức Thọ, một huyện trung tâm nằm về phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh.
Những nét phác họa về điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành, phát triển và
những tình hình kinh tế – xã hội của huyện Đức Thọ phần nào cho thấy Đức
Thọ đang ngày một đi lên hịa mình vào cơng cuộc đổi mới của tồn tỉnh
theo định hướng của toàn Đảng. Mặt khác, giúp cho chúng ta có cái nhìn
tổng qt về mảnh đất và con người nơi đây, đánh giá được những tiềm
năng, cơ hội trong việc quản lý, khai thác và phát triển các hoạt động du lịch
cũng như xây dựng nền kinh tế địa phương trong giai đoạn mới.

20


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên


CHƢƠNG 2 : TIỀM NĂNG DU LỊCH HUYỆN ĐỨC THỌ –
HÀ TĨNH
2.1. Một số danh thắng tự nhiên
La Sơn – Đức Thọ, một trong những huyện có tiếng văn vật của xứ
Nghệ cổ kính, là nơi

"Thuý nghiễn thương ba điểm xuyết"
(Nước biếc non xanh trải một vùng)
(theo "Địa chí huyện Đức Thọ" )

Quả vậy, cảnh thiên nhiên Đức Thọ nơi nào cũng tươi đẹp, mỗi ngọn núi,
dịng sơng, mỗi cánh đồng, làng xã...đều gắn với một sự kiện hào hùng, một
nhân vật anh kiệt. Đặng Thai Mai đã từng viết:
"...Trong các huyện hạt Nghệ Tĩnh, khơng có một huyện nào là khơng
có ít nhiều kỷ niệm lịch sử…một tồ đền, một ngơi mộ, một tấm bia dấu vết
của những nhân vật hiển hách đời xưa...người xứ Nghệ tự hào về những di
tích, danh thắng và những nhân vật lẫy lừng của xứ sở..."
Nói tới danh thắng tự nhiên ở La Giang – Đức Thọ thì phải kể tới cả
những danh thắng núi đồi và sơng nước. Đức Thọ gần như nằm khép kín
giữa sơng và núi: phía bắc là sơng La, sơng Lam; phía đơng bắc là Thiên
Tượng và núi Cài; phía tây kề dưới chân Thiên Nhẫn và Trà Sơn.
* Dãy Thiên Nhẫn:
Tên nôm là Động Ngựa, tên Hán – Việt là Thiên Nhẫn. “Động Ngựa”
nghĩa là: hùng mạnh như bầy ngựa đang phi, hay Thiên Nhẫn nghĩa là nghìn
thước (Trong “Nghệ An ký” do Bạch Hào Nguyễn Đổng Chi chú thích). Có
sách ghi Thiên Nhẫn nghĩa là nghìn mũi nhọn dựa theo hiện tượng của các
ngọn núi như bát úp như lưỡi cưa răng chỉa ngược lên trời. Núi khởi đầu từ
làng Bích Triều xã Thanh Giang, Thanh Chương đi theo hướng tây bắc –
đông nam, kết thúc ở cụm núi Việt Sơn, tức núi Choèn (cao 51m) như một
cột mốc cắm lẻ sát bến đò Tam Soa. Bên này là dãy Vĩnh Khánh, xã Trường

Sơn, Đức Thọ, bên kia là làng Đậu, xã Sơn Tân, Hương Sơn. Phần lớn dãy
núi này khơng cao, nhưng nó lại có nhiều ngọn trùng điệp, kết nối kéo dài.
21


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

Dãy với 3 ngọn núi cao nhất gọi là “Tam Thai” gồm: Động Bát (cao
240m); Động Trò Voi (cao 253m); Động Thiên Nhẫn ( cao 254m). Ngồi ra
cịn có ngọn n Mã, cồn Trống, động Dài...Từ đó hạ dần từ động Kim Quy
đến Động Bị Mộng, Động Lách, rú Trng và rú Đất là mốc tận cùng.
Nhà thơ danh tiếng Nguyễn Thiếp đã viết bài thơ Đăng Lạp Phong (Lên núi
Lạp Phong) để miêu tả cái đẹp của dãy núi này.
Quỳ - Trà rồng lượn xuống Nam Minh
Thiên Nhẫn non xanh, nước cũng xanh
Bầy ngựa gió dồn phi trước trại
Đơi cầu suối réo dội bên thành,
Sáu năm cung kiếm trang anh kiệt
Một gối yên hà kẻ ẩn mình
"Nên" hoặc "khơng nên" bao ý định
"Sử gan" trân trọng ý bài minh
(Võ Hồng Huy dịch – “Hồng Việt địa dư chí” – Bản khắc in mộc bản)
* Dãy Trà sơn
Thuộc đới Hồnh Sơn, hình thành từ đứt gãy Ngàn Sơn, sau khi đới
Trường Sơn đã được nâng lên, gọi là núi Trà bởi lẽ núi thấp trà trà theo cách
gọi của địa phương. Một cách giải thích khác: Trà là chè, vì núi nhiều chè.
Giới hạn dãy Trà Sơn theo địa chí xưa, là từ Tùng Lĩnh phía bắc tới các
ngọn núi Trác Bút phía nam, kéo dài trên địa phận 5 huyện, bắt đầu là huyện

Đức Thọ đến cuối cùng nối với đèo Ngang. Trà Sơn là môt triền núi bao la,
bắt đầu từ đồi thấp càng đi vào núi cao dần, chạy thành 4 mạch song song.
Huyện Đức Thọ có ngọn Bị Đực (cao 196m); núi Nghiên tức Eo Hương
(cao 228m).
Trên địa bàn Đức Thọ, Trà Sơn trải rộng trên điạ phận 10 xã, núi thấp
đều đều nên khó ghi chép hết, có thể kể tới núi Thông (Tùng Lĩnh), Cồn Hội
(Quần Hội), đồi Vọng Sơn, rú Son, Rú Mực (mộ Phan Đình Phùng), rú Voi,

22


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

rú Tàng, rú Bạc, Rú Am, rú Dầu, động Nuốm Vàng, động Đá Đen, núi Ne...
Chúng ta chỉ tìm hiểu một số ngọn núi tiêu biểu có liên quan tới vấn đề văn
hóa, lịch sử:
- Núi Thông:
Tên Hán Việt là Tùng Lĩnh thường gọi là rú Thông (cao 56m, rộng
khoảng 56.810m2). Núi được rừng thông bao phủ, thuộc làng Yên Việt nay
là xã Tùng Ảnh. Đây là nơi hội tụ 3 nguồn sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và
sông La. Bên kia là núi Vịêt Sơn điểm kết thúc dãy Thiên Nhẫn, bên này núi
Tùng Lĩnh khởi nguồn cho dãy Trà Sơn. Trên núi có ngôi đền thờ vị tướng
La Sơn: Đinh Lễ tương truyền dựng trên nền doanh trại cũ của ơng. Đối
diện, phía cửa Sông Phố là ghềnh Đỗ Xá, nơi tướng Đinh Lễ phục binh đánh
tan quân Trần Trí từ núi Phù Lê – Cửa Khâu chạy về. Dưới núi bên bờ nước,
có tảng đá lớn bằng phẳng, văn nhân thường tới ngắm cảnh, ngâm thơ gọi là
"Thạch bàn" là "thi đàn".
"Đá đâu lấp ló giữa lịng

Như bay hoa sóng, như chồng gương nga"
(Mai đình mộng ký)
Ghềnh đá Tam Soa là một mạch đá đi chìm phóng xuống giữa dịng sơng gọi
là "Tam Soa thạch", Bùi Dương Lịch có bài thơ: "Tam Soa thạch" viết về
Tùng Lĩnh – Tam Soa:
"Sông đến rừng thông nổi thạch bàn,
Giang Sơn muôn thuở dựng "Thi đàn"
Hai bề mái núi hoa lồng bóng,
Ba ngã dịng sơng nước gợn làn
Chim trọ rừng thiêng trau giọng hót,
Đị sang Đậu Xá vọng hị khoan
Bụi đời khơng vướng, trời thơng thống
Sóng đạo lâng lâng dạo cảnh nhàn”

23


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên
(Võ Hồng Huy dịch)

Đến năm 1478, đền Đinh Lễ được phong tặng tước hiệu Linh Cảm đại
vương. Do đó, đền thờ ơng gọi là đền Linh Cảm, núi Tùng Lĩnh gọi là núi
Linh Cảm. Linh Cảm trở thành địa danh chỉ vùng đất quanh chân núi Tùng
Lĩnh, tên Tùng Lĩnh gắn với tên Mai Hồ (hồ Mối) có câu:
"Tùng Mai phong cảnh, Tùng Mai khí tiết"
Để nói về đất và người n Việt, do bên hồ Mai xưa có trường học của vị sư
mơn nổi tiếng Bùi Sằn (TK XVI).
- Phía trên Tùng Lĩnh, bên bờ sơng Ngàn Sâu có núi Tàng (hay núi Tượng

Lĩnh) đứng xa trơng như con voi phục in bóng xuống Gành Tàng, tạo nên
cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đây là đất Tàng Cao xưa, nơi trạng Sử Đức Huy,
con trạng Sử Hy Nhan đời Hậu Trần đến khẩn ruộng, lập làng sau là làng
Huệ Ốc (thuộc Đức Hoà nay). Trên núi trước kia, có thờ ơng cạnh nhà Văn
Thánh dưới núi có giếng đá, nước trong veo, bốn mùa không cạn.
Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến sang đây tậu đất, dựng làng Minh
Hương lập nên phố Phù Thạch.
"Phồn hoa nổi tiếng thị thành"
(Mai đình mộng ký)
Cuối phố có bến đò sang chợ Tràng, từ đây đi lên trấn lỵ Lam Thành, ra
Vĩnh Dinh. La Sơn phu tử từng nhiều năm trọ tại chùa Ân Quang, viết về vị
trí của đò của phố:

"Bên trái chùa Ân Quang là phố khách
Bên phải chùa Ân Quang là bến đị sơng Lam"

Ngồi ba cụm thắng tích nổi tiếng (Tùng Lĩnh – Mai Hồ, Tượng Lĩnh – Am
Sơn, Phù Thạch), chúng ta không thể khơng nhắc tới dịng sơng La, tự bao
đời nay nổi tiếng của Châu Hoan. Ngay cái tên sông đã gợi lên sự duyên
dáng, đáng yêu, "La" thời cổ đại, vốn là tiếng thuần Việt, đặt sau tiếng "Kẻ
". Kẻ La, phiên âm Hán – Việt là thành Cổ La. Vừa là tên sông, vừa là tên

24


Khóa luận tốt nghiệp

Đinh Thị Lệ Duyên

đất. "La" chữ Hán, mượn để ghi âm lại nghĩa là "là", lụa là. Quả đúng dịng

sơng như dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đơi bờ xanh lục.
Sách "n Hội thơn chí " viết:
"Nước sông La tuy không sâu nhưng cũng không nông, chảy không
nhanh nhưng cũng không quá chậm, vị nước ngọt mà thơm, tính bình mà
nhuận, có cảnh trí tắm nước hứng gió, có phong độ của bọn bút nghiên. Đây
là nơi núi sơng giao hội, âm dương hồ hợp, xứng đáng là con sông đẹp
nhất của (Nghệ - Tĩnh)."
Sông La thu nhận hai nguồn: Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp lưu tại ngã
ba. Tam Soa. Trước bến Tam Soa, núi Thông như một cái mốc báo hiệu
giang phận Sông La bắt đầu từ đó, sơng La đổ nước ra sơng Lam tại ngã ba
Phủ và kết thúc tại đó. Sơng La đẹp, thơ mộng đã đi vào thơ ca, ca dao từ
mn đời nay :
"Ai về Đức Thọ thì về,
Nước trong, gạo trắng dễ bề làm ăn"
Hay:

"Đức Thọ gạo trắng, nước trong,
Ai về Đức Thọ thong dong con người"

2.2. Di tích văn hố – lịch sử
Đức Thọ, khơng chỉ đẹp bởi sự tươi xanh của những danh thắng tự
nhiên, mảnh đất ấy cịn gắn liền với nhiều điểm di tích lịch sử – văn hóa cổ
kính, là nơi:
"...Cao phong minh vũ trụ – Chính khí tác sơn hà"
(Phong tiết vang trời đất – khí phách dậy non sơng)
(Theo “Địa chí huyện Đức Thọ”)
Với những địa điểm lịch sử: Bà Hồ (thủ đô kháng chiến của nhà Hậu
Trần), phủ trị Đức Quang đời Lê (Đức Tùng), các đại đồn Trung Lễ, Đông
Thái thời Cần Vương...).


25


×