Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Doi moi cach dat van de nham tao nhu cau nhanthuc cua hoc sinh trong day hoc dia ly lop 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.25 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 – THPT </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu (9/8/1989) - K57B </b></i>
<i><b>Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Tuấn </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Theo N.K.KrúpXkaia “ Một nhà trường đẹp nhất cũng chỉ cho khối lượng tri
thức tương đối nhỏ… Sự tiến bộ của kĩ thuật, sự tiến bộ của khoa học, sự thay đổi
thường xuyên của công việc, sự thay đổi của các chức năng, sự cần thiết phải suy nghĩ
và giải quyết một loạt các vấn đề mới được nảy sinh đòi hỏi phải có những kĩ năng độc
lập, trau dồi tri thức”. Bởi vậy thay vì chúng ta trao cho học sinh tri thức, chúng ta hãy
trao cho học sinh nhu cầu, kĩ năng và phương pháp để chiếm lĩnh khối tri thức ngày
càng đồ sộ ấy. Tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh là một nhân tố quan trọng tạo nên
thành cơng của q trình dạy học mà bấy lâu nay chúng ta chưa đặt đúng vị trí của nó.
Sự thành cơng của việc tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh phần nhiều được quyết định
bởi giai đoạn sơ khởi - Đặt vấn đề. Người giáo viên có khả năng dẫn dắt vấn đề khéo
léo, thu hút được sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu tiết học sẽ thu được những kết
quả tốt đẹp. Bởi vậy phương pháp và kỹ thuật đặt vấn đề là hết sức quan trọng đối với
việc tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh.


Trên thực tế, hiện nay chúng ta đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích
cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên
việc nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của khâu đặt vấn đề trong việc tạo nhu cầu
nhận thức của học sinh thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ
thống. Đồng thời giáo viên ở các trường THPT hiện cũng vấp phải khá nhiều khó khăn khi
đa dạng hóa các hình thức đặt vấn đề. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò và tâm
quan trọng thực sự của phương pháp và kỹ thuật đặt vấn đề trong dạy học nói chung và dạy
học Địa lí nói riêng.


Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp , kĩ thuật đặt vấn đề trong dạy học Địa lí
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Địa lí khơng chỉ ở trường THPT.


Đồng thời đây cũng là một khâu quan trọng của phương pháp dạy học dạy học tích cực có
giá trị thực tiễn đối với cơng tác giảng dạy của em sau này.


<b>NỘI DUNG </b>


<i><b>1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phương pháp đặt vấn đề trong việc tạo nhu cầu </b></i>
<i><b>nhận thức của học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT </b></i>


<i>1.1. Đổi mới dạy họcĐịa lí: Thực trạng và những định hướng cơ bản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

học Địa lí tác động mạnh đến học sinh và “<i>phát huy được tính tích cực, tự giác chủ </i>
<i>độngtư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và </i>
<i>ý chí vươn lên”</i>


Đổi mới PPDH cũng có nghĩa là tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện,
những giá trị mới, đó là :


- Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động.
- Xác lập, khẳng định vai trò chức năng mới của người thầy trong q trình dạy học.
<i>1.2. Vai trị của đặt vấn đề trong việc tổ chức dạy học theo quan điểm đổi mới</i>


Ở Việt Nam q trình dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng vẫn chưa đề
cập nhiều đến việc làm thế nào để mở đầu một bài học hấp dẫn nhất thú vị nhất, thu hút
được sự chú ý của học sinh.


Trong khi đó ở các quốc gia có nền giáo học hiện đại như Đức, Pháp, Hoa Kì…
thì phần sơ khởi lại là một trong những khâu quan trọng nhất tạo nên thành công của
một bài học, tiết học. Họ dành nhiều thời gian và công sức cho phần sơ khởi và đặt ra
khá nhiều mục tiêu mà phần này cần đạt được để chuẩn bị cho một tiết học thành cơng
và hiệu quả.



Vì vậy, việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật Đặt vấn đề là một hướng tiếp cận
mới và rất cần thiết, sẽ góp phần hồn thiện hơn q trình dạy học ở nước ta hiện nay.
<i>1.3. Tác động của đặt vấn đềđến việc tạo nhu cầu nhận thức của học sinh.</i>


Một cách quy ước ta có thể chia tồn bộ q trình dạy học ra làm 2 giai đoạn có
liên hệ qua lại với nhau: giai đoạn chuẩn bị (các khâu kích thích và dự đốn) và giai
đoạn thực thi (các khâu thực thi và đánh giá).


Trong giai đoạn chuẩn bị, học sinh thể nghiệm sự ảnh hưởng của những yếu tố
bên ngoài và những yếu tố bên trong. Thuộc vào những yếu tố đó là: những sự thơng
báo và bài tập khác loại của giáo viên, hoàn cảnh mà ở đó hành động học tập phải diễn
ra, trạng thái của học sinh, sự hiện hữu của những tri thức làm chỗ dựa, của những kĩ
năng và kĩ xảo, của kinh nghiệm sống,… Những q trình tâm lí như sự phản ánh các
hiện tượng của hiện thực, sự tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, chú ý cũng như các
phẩm chất cảm xúc, ý chí, nhu cầu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú giữ một vai
trò quan trọng ở giai đoạn này.


Giai đoạn chuẩn bị gồm các khâu kích thích và dự đốn được gắn chặt với nhau
tạo nên tâm thế hành động, động viên nuôi dưỡng phẩm chất cần thiết của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>2. Đổi mới cách đặt vấn đề nhằm tạo nhu cầu nhận thức của học sinh trong dạy học </b></i>
<i><b>địa lý lớp 11 THPT : Từ lí thuyết tới thực tiễn. </b></i>


<i>2.1. Những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp Đặt vấn đề.</i>


Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật Đặt vấn đề phải nhằm hai mục tiêu:


 Tạo nhu cầu và hứng thú nhận thức cho học sinh.



 Định hướng hành động cho học sinh.


<i>2.2 Hiện đại hóa cách đặt vấnđề trong các bài học</i> <i>Địa lí 11 ( trên cơ sởtăng cường </i>
<i>ứng dụng những phương pháp hiện đại và cải tiến các phương pháp truyền thống ) </i>


 Những tiền đề để hiện đại hóa các phương pháp đặt vấn đề:


<b>+ Mục tiêu của dạy học Địa lí là phải làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản </b>
về kinh tế- xã hội thế giới và phát triển các kĩ năng cơ bản về địa lí.


+ Nội dung chương trình Địa lí 11 có nhiều đổi mới quan trọng. Tùy thuộc vào nội dung
bài học mà ta có thể lựa chọn những phương pháp Đặt vấn đề phù hợp.


+ Trình độ nhận thức chung của các em đã được tăng lên một cách rõ rệt, tuy nhiên vẫn
còn nhiều điểm hạn chế. Việc Đặt vấn đề theo phương pháp đổi mới sẽ góp phần tạo
nhu cầu, hứng thú nhận thức và định hướng hành động cho học sinh.


+ Trong điều kiện dạy và học ở nhiều trường phổ thơng hiện nay hồn tồn có thể đổi
mới phương pháp Đặt vấn đề.


 Hiện đại hóa cách đặt vấn đề trong các bài học Địa lí 11 ( trên cơ sở tăng cường ứng
dụng những phương pháp hiện đại và cải tiến các phương pháp truyền thống )


Trên cơ sở của những phương pháp Đặt vấn đề truyền thống, chúng ta tăng cường
sử dụng những phương tiện và công cụ dạy học hiên đại trong khâu Đặt vấn đề như video,
tranh ảnh mà đặc biệt là tranh biếm họa, bản đồ… cùng các phương pháp dạy học hiện đại
như phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đặt giả thuyết, phương pháp động
não, phương pháp sử dụng mind-map,…


<i>2.3. Đa dạng hóa các loại hình đặt vấn đề trong các bài họcĐịa lí 11 </i>



 Đa dạng hóa phương pháp đặt vấn đề bằng các phương tiện, công cụ dạy học
Việc sử dụng các phương tiện, công cụ dạy học nhằm hình thành cho học sinh
biểu tượng, có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học địa
lí. Nó là cơ sở, là tiền đề của việc giúp cho học sinh nắm vững khái niệm, thông hiểu
các tài liệu Địa lí và phát triển tư duy.


Chúng ta có thể sử dụng video, tranh ảnh, bản đồ… hay các công cụ trực quan khác gần
gũi với đời sống có liên quan tới bài học để thu hút sự chú ý và tạo nhu cầu nhận thúc
cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Trong bài học hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một liên minh khu vực lớn trên </i>
<i>thế giới - Liên minh châu Âu EU. Để tìm hiểu về liên minh này chúng ta sẽ chơi một trị </i>


<i>chơi, có 5 bạn trong một nhóm. Các nhóm hãy ghép các miếng ghép sao cho hợp lí, mỗi </i>


<i>quốc gia là một miếng ghép để tạo nên khu vực EU. Mỗi nhóm có 2 phút để hồn thành.</i>
<i>Sau khi học sinh hồn thành có thể yêu cầu học sinh kể tên về các quốc gia này </i>
<i>và dẫn dắt vào bài mới để các em tìm hiều rõ hơn về khu vực này.</i>


 Đa dạng hóa phương pháp đặt vấn đề bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học trong khâu đặt
vấn đề nhằm mang lại hiểu quả cao:


- Phương pháp nêu vấn đề mà bài học cần giải quyết: chúng ta có thể đưa ra những tình
huống học tập đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ. Những câu hỏi có thể bắt đầu bằng những
từ như: Tại sao? Thế nào? Vì sao? Ngun nhân nào?


<i>Ví dụ</i> <i>đối vớ<b>i bài 1 S</b><b>ự tương phản về trình độ phát triển kinh tể- xã hội ở các </b></i>



<i><b>nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chúng ta có thể</b> mởđầu </i>
<i>bài hoc bằng việc đặt ra một tình huống có vấn đềnhư sau :</i>


<i>“Em nào có thể cho cô biết cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có làm khoảng</i>
<i>cách chênh lệch giữa các nhóm nước trên thế giới giảm đi khơng?”</i>


- Phương pháp đặt giả thuyết: giáo viên đưa ra hai giả thuyết có tính chất trái ngược nhau
mà việc lựa chọn một giả thuyết địi hỏi học sinh phải tìm hiểu bài mới.


<i>Ví dụ bài 7 tiế<b>t 2 – EU h</b><b>ợp tác, liên kết để cùng phát triển. Chúng ta có thể</b>đặt </i>


<i>giả thuyết như sau: có nhiều ý kiến cho rằng EU là một tổ chức liên minh kinh tế chăt </i>
<i>chẽ nhất thế giới, tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng EU chỉ là một liên minh chứ không </i>
<i>phải là một quốc gia và trong nội bộ EU còn tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích của </i>
<i>từng quốc gia với lợi ích của toàn khối. Theo em, quan điểm nào đúng? </i>


- Phương pháp kể một câu chuyện liên quan đến bài học.
- Phương pháp động não.


- Phương pháp sử dụng sơ đồ mind-map.
<b>KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO. </b>


[1] PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng. <i>Phương pháp dạy họcĐịa </i>


<i>lí theo hướng tích cực</i>. NXB ĐHSP 2006.


[2] I.T.Phêđơrencơ, Trần Trọng Thủy (dịch). <i>Chuần bị cho học sinh lĩnh hội tri thức</i>,
năm 1980.



[3] Lê Thông (Tổng chủ biên). <i>Sách giáo khoa Địa lí 11 ( ban cơ bản và ban nâng cao).</i>
NXB Giáo dục 2008.


</div>

<!--links-->

×