Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Cây Tô mộc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 2 trang )

Cây Tô mộc

Tên gọi địa phương: CÂY TÔ MỘC
Tên khoa học: Caesalpinia Sappan L.1753.
Họ Vang: Caesalpiniaceae
Mô tả : Cây gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng 5m đến 8 m. Thân cong queo,
cành nhánh nhiều. Thân và cành có rất nhiều gai. Gỗ dát màu trắng, lõi màu vàng
đỏ hay nâu đỏ. Lá kép 2 lần lông chim chẵn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở
đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Tháng 8 đến tháng 10 là mùa ra hoa, mùa quả
bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12.
Nơi sống và sinh thái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi trong tỉnh An
Giang, có một số hộ gia đình trồng để làm hàng rào quanh vườn.
Về sinh thái: Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ưa đất tốt, có thể sống được
trong điều kiện bán khô hạn.
Về giá trị: Nguồn gen quý hiếm. Gỗ được dùng làm thuốc trị tiêu chảy,
kiết lỵ hoặc làm thuốc sát trùng (rửa vết thương), xoa bóp khi bị chấn thương, gẫy
xương. Ngoài ra, vỏ còn được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Gỗ Tô mộc là một
trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt (khi bốc mộ). Phần lõi gỗ
rắn, không bị nứt nẻ, được dùng để chạm khắc đồ mỹ nghệ. (Sách đỏ Việt Nam,
phần thực vật. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội - 1996, trang 79)
Tình trạng: Theo sách đỏ Việt Nam thì xếp cây Tô mộc vào loại thực vật
bậc cao ( thực vật thượng đẳng) Cormobionta, thuộc ngành Mộc lan -
Magnoliophyta ngành Hạt kín - Angiospermae, Lớp Mộc lan - Magnoliopsida, lớp
Hai lá mầm - Dicotyledones. Liệt vào cấp đánh giá T (Threatened) bị đe dọa.
Riêng ở An Giang thì loài cây này ở trong thiên nhiên ngày một suy giảm nhanh,
trở nên quý hiếm. Nguyên nhân là do khai thác quá mức, ít người gây trồng.
Biện pháp bảo vệ: Đề nghị cấm khai khác tiếp tục trong thiên nhiên tại các
vùng đối núi trong tỉnh An Giang. Thông báo đến Hội chử thập đỏ các cấp không
nên tiếp tục khai thác. Nên khuyến khích phát triển gây trồng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×