Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Trồng Rừng Tràm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.22 KB, 4 trang )

Trồng Rừng Tràm

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
I. Các xuất xứ của cây tràm:
Cây tràm có nhiều loài và trong một loài lại có nhiều xuất xứ khác nhau. Ở
những loài khác nhau và những xuất xứ khác nhau thì khả năng sinh trưởng, khả
năng chống chịu các tác nhân gây hại như sâu bệnh và chuột cũng rất khác nhau.
Vì thế, việc chọn loài cũng là một nhân tố quan trọng trong công việc trồng rừng.
Theo một số kết quả nghiên cứu và thực nghiệm đã được công bố. Chọn
các loài tràm có các xuất xứ như sau để trồng rừng:
* Đối với loài tràm bản địa có tên khoa học là Melaleuca cajuputi (còn gọi
tràm ta) nên chọn một trong những xuất xứ sau:
+ Xuất xứ Vĩnh Hưng, Mộc Hóa của tỉnh Long An
+ Xuất xứ Tịnh Biên của tỉnh An Giang
Nhìn chung, các xuất xứ vưà nêu trên của loài Tràm ta đều sinh trưởng
kém hơn các giống tràm nhập nội. Tuy nhiên, vì có nguồn gốc bản địa nên cây
tràm ta có khả năng chống chịu các tác nhân gây hại đến cây tốt hơn.
* Đối với tràm nhập nội (còn gọi là tràm Úc), hiện 2 loại: Melaleuca
leucadendra và Melaleuca viridiflora và cả 2 loài này cũng có nhiều xuất xứ.
+ Tràm Melaleuca leucadendra có khả năng sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt
là với các xuất xứ Bensbach và PNG. Tuy nhiên, các giống tràm nhập nội này
thường bị các tác nhân gây hại tấn công như sâu ăn chồi, sâu đục thân và chuột
phá hại.
+ Tràm Melaleuca viridiflora, có khả năng sinh trưởng tốt, chỉ sau loài
Melaleuca leucadendra. Do ít bị sâu cắn chồi và ít bị chuột cắn phá hơn Melaleuca
leucadendra, nên cũng có thể xem loài này có triển vọng phát triển như là một cây
trồng rừng tốt.
Về thời gian khai thác tràm để làm cừ thì đối với tràm Úc khoảng 5 – 6
năm, tràm ta thì từ 7 –10 năm (phụ thuộc vào mức độ đầu tư).
II. Kỹ thuật trồng rừng tràm:
2.1/ Kỹ Thuật Xử lý thực bì và làm đất:


Thực bì có thể chia làm 2 loại:
+ Loại 1: thành phần thảm thực vật chủ yếu là cỏ năng, cỏ ống, cỏ mồm, cỏ
bàng. Những loài cỏ này thường mọc trên đất thấp, có thời gian ngập nước dài.
+ Loại 2: Thành phần chủ yếu là đưng, cây mua, tràm gió, dây chọi và một
số dây leo cây bụi khác. Chúng thuờng mọc dày hoặc mọc từng đám và trên đất
cao có thời gian ngập nước ngắn.
Cách phân biệt loại thực bì như trên giúp ta quyết định khâu làm đất: như
đối với thực bì loại 1 thì có thể xử lý hoặc không xứ lý, nhưng đối với thực bì loại
2 thì nên xử ly trước khi làm đất. Về xử lý thực bì có 3 cách làm như sau:
Thủ công: phát dọn toàn diện cỏ dại và cây bụi, gom lại thành đống và đốt.
Tiến hành đốt vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Trước khi đốt cần phải làm
ranh cản lửa và đốt từ cuối hướng gió. Công việc phát dọn này nên tiến hành vào
đầu mùa khô, khoảng tháng 2 – 3.
Xử lý băng cơ giới: Có thể sử dụng máy kéo có bánh lồng trục đất vào mùa
nước rút khi mực nước ngập ngoài hiện trường còn khoảng 0,4 – 0,6m để nhấn
chìm thực bì trong đất. Sau khi loại bỏ thực bì, các loại cỏ rác trôi nổi trên mặt
nước cần phải được thu dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng rừng.
Kết hợp thủ công và cơ giới: Sau khi phát đốt thực bì, thì sử dụng máy cày
để cày lật đất từ 1 – 2 lần vào tháng 4 – 5,
Làm đất: Có 2 cách làm đất, lên líp nhẹ hoặc không lên líp:
Lên líp nhẹ: tạo líp rộng 4 m, cao từ 0, 2m – 0,3m, mương rộng tối đa 1,3m,
có thể lên líp bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo điều kiện sẵn có .
Không lên líp: tận dụng mặt đất tự nhiên, nhưng phải tạo hệ thống rãnh
thoát nước có độ sâu 0,5m và chiều rộng 1,5m, các rãnh mương phải cách nhau từ
10 – 15 m. Mục đích của các mương này là để rửa phèn trong đất giúp cây sinh
trưởng tốt.
2.2/ Kỹ Thuật Trồng và chăm sóc:
2.2.1/ Mùa trồng rừng:
Đối với cây con có túi bầu: Mùa trồng rừng phù hợp là tháng 5 – 6, hoặc
tháng 11 - 12.

Đối với những cây rễ trần. Mùa trồng rừng thích hợp là vào đầu mùa lũ
(trong tháng 6 – 7) hoặc là vào cuối mùa lũ (tháng 11 – 12). Trường hợp trồng sau
mùa lũ, cần phải nhổ cây con khỏi vườn ươm và giâm cây trong nước sạch 7 – 10
ngày trước khi trồng để cây ra rễ con.
Ở những vùng không bị ảnh hưởng của mùa lũ thì thời vụ trồng rừng phù
hợp nhất cho cả 2 cách trồng trên là vào đầu mùa mưa.

2.2.2/ Mật độ trồng:
Mật độ cây trồng được giới thiệu dưới đây, chỉ tính đến diện tích đông đặc,
không tính đến diện tích kênh mương.
Đối với tràm ta: Mật độ 30.000 cây – 40.000 cây/ha, tương ứng với cự ly
0,7 m x 0,5 m,hoặc 0,5 m x 0,5 m
Đối với tràm Úc: Mật độ tốt nhất là 15.000 cây hoặc 20.000 cây/ha, tương
ứng với cự ly 1m x 0,7m, hoặc 1m x 0,5 m.

2.2.3 Kỹ thuật trồng:
Trước khi trồng cần phải tạo lỗ có đường kính rộng 7 – 10cm, sâu 15-
20cm (dùng nọc hay bay để tạo lỗ) đối với vùng đất mềm. Còn những vùng đất
khác thì nên đào hố kích thước 20 x 20 x20 cm, trồng xong phải giậm nhẹ xung
quanh hố để cây đứng và rễ cây tiếp xúc với đất.

2.2.4 Chăm sóc:
Sau khi trồng 15 – 20 ngày, kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống < 80%, thì phải
tiến hành trồng dặm.
Nếu trồng tràm để lấy gỗ thì không cần phải làm cỏ vun đất trong 2 – 3
năm đầu (do trồng dầy)
Khi rừng đã định hình (trên 3 năm), có thể phát dây leo, cây bụi, tỉa cành
thấp tạo cho thân chính sinh trưởng.


×