Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bao cao so ket cong tac an ninh chinh tri trong truonghoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN IA GRAI TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC. Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 450/KH.SCT Ia O, ngày 25 tháng 11 năm 2010. BÁO CÁO SƠ KẾT Công tác đảm bảo an ninh chính trị trong trường học năm học 2010 - 2011 Căn cứ thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an ngày 20/11/2009 hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công văn Thực hiện Công văn số 1279/SGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai về việc báo cáo sơ kết công tác đảm bảo an ninh chính trị trong trường học. Thực hiện hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai về công tác sơ kết công tác đảm bảo an ninh chính trị trong trường học. Thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo an ninh chính trị trong trường học năm học 2010 -2011 của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Sau 3 tháng triển khai kế hoạch nhà trường đã tổ chức sơ kết công tác đảm bảo an ninh học đường trong nhà trường cụ thể như sau: I. Tình hình và kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ tại đơn vị. 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đóng chân trên địa bàn Làng Lân xã Ia O huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai. Được thành lập tháng 7 năm 2010 trên cơ sở tách ra từ trường THCS Chu Văn An. Để phục vụ tốt cho việc dạy và học và đảm công tác an ninh nội bộ của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và địa phương có những bước phát triển. Bên cạnh đó các thế lực thù địch tìm mọi cách chóng phá cách bằng nhiều hình thức lợi dụng tôn giáo tuyên truyền, kích động lôi kéo người dân tụ tập biểu tình. Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã và đang đổi mới công tác tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị cho CBGV-NV nhà trường theo theo đường lối chính sách của đảng và pháp luật nhà nước, từng bước góp phần đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn. Nhằm hoàn thành và giữ vững các thành quả đạt được, BGH nhà trường thực hiện nhiều biện pháp, trong đó giáo dục CBGV-NV chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ và vượt chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó còn giáo dục tinh thần đề cao cảnh giác với mọi âm mưu gây rối, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch đối với an ninh trật tự nói chung và ngành giáo dục nói riêng, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> được Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng như Phòng GD&ĐT và đặc biệt quan tâm chỉ đạo. 2. Tình hình liên quan đến công tác an ninh chính trị trong đơn vị. Trong nội bộ cơ quan: - Tổng số CB – CNV: 20 + CBQL: 2 + GV : 16 + NV: : 2 Trong đó: Dân tộc: 6 Nữ DT: 1 Giáo viên theo đạo : 1 DT: 1 - Tập thể CBGV-NV luôn đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt động, tư tưởng vững vàng, luôn quan tâm công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Luôn thực hiện đúng nội quy, quy chế cơ quan, phòng gian bảo mật; phòng chống tội phạm, cháy nổ và tệ nạn xã hội. Các đoàn thể, chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát trong tất cả các mặt công tác. - Đa số CBCC đều có lý lịch rõ ràng, là những gia đình có truyền thống đấu tranh Cách mạng. Trong năm học 2010-2011 nhà trường tiếp tục triển khai các cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”cuộc vận động “Hai không” cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo ” xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” Nhất là việc thực hiện tốt quy định về công tác đảm bảo an ninh chính trị trong cơ sở giáo dục của BGD&ĐT kế hoạch số 55/KHLT/BGDDT-BCA của liên bộ trong tình hình mới. Kết quả đảm bảo an ninh chính trị trong trường học đã được khẳng định: - CBGV-NV trong nhà trường chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, có tư cách đạo đức mẫu mực, nếp sống lành mạnh, không có CBGV – NV vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. - Sự kết hợp giữa nhà trường chính quyền địa phương và lực lượng công an xã, trạm biên phòng 717 nhân dân trên địa bàn được tăng cường và có hiệu quả. - Nề nếp trật tự trong giảng dạy và học tập của thầy và trò thường xuyên được duy trì tốt. Tài sản của nhà trường cũng như cá nhân được bảo vệ an toàn. Xung quanh địa bàn cơ quan: Cơ quan đứng trên địa bàn xã Ia O, đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và trạm Biên phòng 717, nên trong suốt thời gian qua không có vụ việc nào xảy ra và ngày càng được tăng cường và củng cố. 3. Đánh giá - Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của Đảng ủy, UBND Xã phòng GD&ĐT huyện và các đoàn thể. - Các bộ phận chức năng đều có Nội quy, Quy chế làm việc rõ ràng. - Nội bộ đoàn kết gắn bó trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. Tình hình và kết quả thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị , quản lý học sinh trong nhà trường.. 1. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ, giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn các trường xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè; định kỳ tổ chức họp đánh giá tình hình, bàn biện pháp phối hợp cụ thể. 2. Chủ động phối hợp cơ quan chức năng ở địa phương để có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác của người học và cán bộ, nhà giáo đối với âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Tuyên truyền, giáo dục, quản lý để người học không bị kích động, lôi kéo tham gia tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật. 3. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình người học, đặc biệt là trạm biên phòng địa bàn 717, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tệ nạn học đường. Định kỳ phối hợp với công an xã tổ chức giao ban, kiểm tra nắm tình hình, bàn biện pháp quản lý học sinh. 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình người học, công an địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động,…đối với người học. Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát, giải toả các hàng quán, dịch vụ xung quanh trường học, ký túc xá nếu có biểu hiện phức tạp về ANTT, hoạt động vi phạm pháp luật và Nghị định 103/2009/NĐCP của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công cộng. 5. Đảm bảo nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đối với người học trong các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người học, cán bộ, nhà giáo. Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của người học trong công tác bảo đảm ANTT nhà trường. III. Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường. 1. Chủ động tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với các nhà trường trên địa bàn về công tác bảo đảm ANTT. Hỗ trợ phối hợp với lực lượng công an xã vàậtm biên phòng 717 quản lý giải quyết các vụ việc về ANTT có liên quan. 2. Thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch nhằm tác động lôi kéo người học và cán bộ, nhà giáo để chủ động phối hợp phòng ngừa. Phối hợp với các lực lượng chức năng như đội công tác địa bàn 343, trạm biên phòng 717, dân quân xã trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học, cán bộ, nhà giáo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng thường xuyên bồi dưỡng chính trị cho CBGVNV cho các nhà trường trên địa bàn có kế hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chính trị, trách nhiệm cho cán bộ, nhà giáo, và người học trong công tác ANTT các nhà trường. 5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát, và xử lý nghiêm các quy phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng quán, internet, trò chơi điện tử, trông giữ xe…làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của người học và ANTT khu vực xung quanh nhà trường. 6. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặt biệt là các hành vi đe dọa, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của người học ở khu vực xung quanh trường học. 7. Thông báo kịp thời với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến người học, cán bộ, nhà giáo để cùng phối hợp, xử lý. 9. Phối hợp với nhà trường và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chủ động nắm tình hình diễn biến tư tưởng và giáo dục ý thức chính trị cho người học; kịp thời phát hiện những dấu hiệu phức tạp về an ninh để có biện pháp xử lý, không để phát sinh việc gây rối, biểu tình, tuyên truyền phát triển đạo, lập các hội nhóm, diễn đàn trái phép,…trong trường học. IV. Bài học kinh nghiệm Trong những tháng qua, được sự chỉ đạo sâu sát của UBND xã Ia O, công an xã, lực lượng Biên phòng 717, đội công tác địa bàn 343. nên công tác an ninh trật tự nói chung và an ninh trường học nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên do tình hình xã hội có nhiều biến động phức tạp nên công tác đảm bảo an ninh trường học vẫn gặp nhiều khó khăn. Trường học nằm cách biệt xa với trụ sở UBND nên rất khó khăn trong công tác phối hợp. Đa số là học sinh dân tộc có bố mẹ theo đạo, gia đình chưa quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác đảm bảo an ninh. Một số em bỏ học lêu lỏng thường tụ tập trong trường gây rối bắt nạt học sinh trong trường. Nhà trường chưa có hàng rào bao quanh cho nên thường xuyên có người lạ và kẻ xấu vào trường. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận:. - Phòng GD&ĐT(báo cáo) - Lưu nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×