Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.92 KB, 21 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN CÔNG ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MÃ THÀNH. Độc lập – tự do – Hạnh phúc. Số: 05/QC-CĐCS. Mã Thành, ngày …. tháng …… năm 2012 QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG. CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRƯỜNG THCS VĂN NHO Nhiệm kỳ: 2009 – 2012 - Căn cứ vào Nghị định 241/HĐBT ngày 05/08/1991 của Hội đồng bộ trưởng qui định về tổ chức và hoạt động của BTTND; - Căn cứ vào Thông tư số 01/ TTLB ngày 01/11/1991 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Thanh tra Nhà nước hướng dãn thực hiện Nghị định 241 HĐBT; - Căn cứ vào Thông tư số 62/TTLT ngày 22/05/1992 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của BTTND trong các trường học; Ban TTND trường THCS Văn Nho xây dựng qui chế hoạt động như sau: CHƯƠNG I: QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1: BTTND do hội nghị CB-VC năm học 2009 – 2010 bầu ra và được BCH CĐ nhà trường công nhận có nhiệm kì hoạt động từ năm 2009 – 2012, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 2: BTTND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BTTND Điều 3: BTTND có trách nhiệm: - Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật, nghị quyết hội nghị CB-VC ở đơn vị; Giám sát việc việc thực hiên qui chế dân chủ; Giám sát việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị; Giám sát việc sử dụng quỹ phúc lợi, ngân sách nhà nước; Giám sát việc khiếu tố khiếu nại cấp ở đơn vị. - Tiến hành kiểm tra khi hội nghị CB-VC, BCH CĐ quyết định, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu; hoặc khi phát hiện thấy những dấu hiệu vi phạm có liên quan đến thực hiện chính sách và tiền lương, tiền thưởng,… nếu có quá 1/2 số Uỷ viên BTTND đề nghị kiểm tra, thì BTTND đề nghị với BCH CĐ nhà trường xem xét quyết định tổ chức kiểm.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> tra. Kiểm tra xong phải báo cáo kết quả với BCH CĐ nhà trường. Điều 4: BTTND có quyền hạn: - Kiến nghị với Hiệu trưởng về các vi phạm chính sách, pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức ở nhà trường. Đối với những vi phạm có liên quan đến Hiệu trưởng TTND được quyền báo cáo với thanh tra Nhà nước, công đoàn và cơ quan quản lý cấp trên; - Được yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhiệm vụ cần giám sát, kiểm tra cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết; - Được lập biên bản trong các vụ giám sát, kiểm tra; - Được cử đại diện dự các cuộc họp của nhà trường mà nội dung có liên quan đến hoạt động của BTTND; - Được đề nghị Hiệu trưởng nhà trường khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động thanh tra nhân dân CHƯƠNG III: NHIỆM VỤ CỦA CÁC UỶ VIÊN TRONG BTTND Điều 5: BTTND làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số nhiệm vụ của từng thành viên là: - Trưởng ban: Phụ trách chung, tổng hợp tình hình, phản ánh báo cáo, và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Uỷ viên 1: Giám sát việc thự hiện nội qui, qui chế, chế độ, chính sách. - Uỷ viên 2: Giám sát việc thực hiện thu chi quĩ phúc lợi, ngân sách nhà nước, tài sản, mua sắm trang thiết bị… CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BTTND Điều 6: BTTND Xây dựng chương trình hoạt động theo từng quí, 6 tháng, cả năm, báo cáo xin ý kiến công đoàn nhà trường và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Điều 7: BTTND họp định kỳ mỗi quí 1 lần để đánh giá hoạt động của quí trước và thống nhất kế hoạch hoạt động cho quí sau, kiến nghị những vấn đề còn tồn đọng. Ngoài ra khi cần thiết Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường. Điều 8: Các biên bản và kiến nghị của BTTND phải được BCH CĐ đóng dấu mới có giá trị pháp lý và hiệu lực. Báo cáo hoạt động Ban thanh tra nhân dân Trường THPT Vĩnh Linh.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> BCH Công đoàn. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường THTP Vĩnh Linh. Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Ban thanh tra nhân dân BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÂN DÂN NĂM HỌC 2010-2011 Thực hiện luật thanh tra và nghị định 99/2005 ngày 28-7-2005 của thủ tướng chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân Ban thanh tra nhân dân trường THPT Vĩnh linh báo cáo tổng kết hoạt động năm học 2010-2011 như sau: I.Về công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường: 1.Công tác tư tưởng chính trị: 100% cán bộ giáo viên chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. 2.Đạo đức lối sống: Tuyệt đại đa số cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt. Quan hệ đúng mực với phụ huynh, học sinh và nhân dân nơi cư trú. Có tin thần trách nhiêm và đoàn kết nội bộ cao. Có lối sống chuẩn mực của người giáo viên nhân dân. 3.Chuyên môn: Nhà trường thực hiện tốt quy trình phân công lao động. 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Nhà trường động viên kịp thời cán bộ giáo viên có thành tích trong hoạt động chuyên môn. 4.Công tác tài chính và thực hiện chế độ chính sách: -Tài chính nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh thường xuyên được công khai; thu chi phù hợp đúng mục đích -Giải quyết kịp thời đúng ché độ chính sách cho người lao động: +Tiền lương, tiền thưởng, công tác phí được chi trả kịp thời +Giải quyết kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản,.... +Giải quyết nầng lương hang năm đúng quy định Tóm lại: Việc thu chi các nguồn tài chính trong nhà trường đều được công khai, đảm bảo đúng quy định, tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ mà hội nghị công nhân viên chức đầu năm thông qua. 5.Việc thực hiện” Điểm nhấn” của Sở giáo dục đào tạo:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Nhà trường tổ chức tốt có nề nếp việc đánh giá chất lượng dạy của giáo viên và của học sinh thông qua tổ chức kiểm tra chung 8 môn cho khối 12 và 5 môn cho khối 10, 11(Chung đề, sắp xếp phòng thi, coi thi, chấm chữa bài...) -Thành lập ban quản lý thi hoạt động tích cực -Tuy nhiên do tổ chức kiểm tra chung quá nhiều môn nên việc trả bài cho học sinh chưa được đúng tiến độ. 6. Xây dựng cơ sở vật chất trường học: -Nhà trường đã cùng Hội cha mẹ học sinh xây dựng được vườn hoa cây cảnh, cải tạo khuôn viên làm cho khuôn viên nhà trường xanh sạch đẹp. -Kịp thời thanh lý tài sản và mua sắm tài sản mới đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. 7. Thanh tra,giám sát, kiêm tra hoạt động dạy thêm-học thêm: -Trong năm học 2010-2011 Ban thanh tra nhân dân cùng với Ban quản lý dạy thêm-học thêm tiến hành kiểm tra việc dạy thêm-học thêm trong và ngoài nhà trường. Nói chung hoạt động dạy thêm-học thêm đã dần đi vào nề nếp -Ban quản lý dạy thêm-học thêm đã có những hoạt động tích cực. -Kinh phí dạy thêm-học thêm dều được thông báo công khai hàng tháng trong cuộc học cơ quan. II. Về nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong năm học 2010-2011 Ban thanh tra nhân dân không nhận được kiến nghị bằng văn bản cũng như đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của người lao động trong cơ quan. III.Kết luận Tập thể cán bộ giáo viên trường THPT Vĩnh Linh thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011 Vĩnh Linh, ngày 15 tháng 5 năm Trưởng ban thanh tra nhân dân Nơi gửi: -Thủ trưởng cơ quan.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> -BCH Công đoàn -Thanh tra Sở GD-ĐT -Lưu Ban thanh tra nhân dân CÔNG ĐOÀN GD QUẬN NINH KIỀU NGHĨA VIỆT NAM. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ. CĐCS TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG phúc. Độc lập - Tự do - Hạnh. PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁCTHANH TRA NHÂN DÂN NĂM HỌC 2010-2011 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG : 1. Cơ sở vật chất : Gồm 26 phòng ( 15 phòng học ,1 phòng BGH , 4 phòng thí nghiệm thực hành, 2 phòng thư viện , 1 phòng Giáo viên , 1 phòng truyền thống , 1 phòng Nhạc , 1 phòng vi tính …) ; trong đó đặc biệt liên quan đến chuyên môn của trường gồm có Thư viện,1 phòng tranh ảnh bản đồ , các thiết bị máy chiếu… 2. Số CB,GV,CNV :. 47. Nữ : 36 trong đó :. - Ban giám hiệu. :. 02. Nữ : 01. - Tổng phụ trách. :. 01. Nữ : 01. - Giáo viên. :. 38. Nữ : 32. - Giám thị. :. 02. Nữ : 02. - GV phổ cập. :. 02. Nữ :. - GV thư viện. :. 01. Nữ : 01. - GV phòng bộ môn. :. 01. Nữ : 01. - Nhân viên. :. 04. Nữ : 03. 3. Học sinh : Tổng số. :. 0. Nữ : 218. Gồm 15 lớp, chia ra : - Khối 6 :. 3 lớp ( Anh văn). upload.123doc.net. - Khối 7 :. 3 lớp ( Anh văn). 127. Nữ :. 65. Nữ :. 42.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Khối 8 :. 4 lớp (Anh văn). 133. Nữ :. 69. - Khối 9 :. 5 lớp ( Anh văn). 128. Nữ :. 42. 4. Chuyên môn :. Có 6 Tổ, chia ra :. - Văn. :. 06. Nữ. 06. - Sử- Địa-CD. :. 06. Nữ. 05. - N Ngữ. :. 08. Nữ. 07. - Toán Lý. :. 08. Nữ. 06. - Văn phòng. :. 07. Nữ. 04. - Đảng viên. :. 17. Nữ. 11. - Đoàn viên. :. 09. Nữ. 09. - Công đoàn viên. :. 44. Nữ. 33. - Thanh tra nhân dân. :. 03. Nữ. 02. 5.. 1-. Đoàn thể :. Thuận lợi :. - Có hơn 1/3 lực lượng CB,GV trong nhà trường được thường xuyên học tập bồi dưỡng về chủ trương , đường lối của Đảng ; có ý thức về pháp luật ; phát huy lực lượng làm chủ tập thể trong nhà trường. - BGH thường xuyên phổ biến các văn bản của Đảng , Nhà nước bằng hình thức triển khai trong các phiên họp Hội đồng hoặc niêm yết công khai tại Phòng Giáo viên.BCH luôn tạo điều kiện cho Ban TTND hoạt động. - Cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học được đầu tư đầy đủ , khá tốt đáp ứng yêu cầu dạy và học. - Biên chế đội ngũ CB, GV đầy đủ , phần lớn có trình độ chuyên môn vững vàng ; có tinh thần trách nhiệm trong công tác , có nhiều trách nhiệm trong giảng dạy. - Các lực lượng đoàn thể hoạt động khá đồng bộ, đặc biệt được sự hỗ trợ trực tiếp của Chi bộ Giáo dục nhà trường , tạo hiệu quả tốt trong các mặt công tác.. 2-. Khó khăn :.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chất lượng học sinh không đồng đều ngay từ đầu vào , còn một số ít học sinh bị ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình và xã hội , gây khó khăn cho công tác dạy và học. 1. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC : -. Căn cứ vào kế hoạch của từng năm học trong nhà trường.. Căn cứ theo chương trình hành động và phương hướng nhiệm vụ của Ban CĐCS trường THCS Huỳnh Thúc Kháng nhiệm kì 2007-2010. Ban TTND Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác cho năm học 2010-2011 như sau : 1- Giám sát việc thực hiện các qui định pháp luật trong nhà trường : - Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động trong từng năm học. - Phân công phân nhiệm các thành viên trong Ban TTND. - Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong trường THCS. - Giám sát việc thực hiện biên chế phân công trong BGH , GV và tổ chức lớp học theo điều lệ nhà trường PT, theo sự chỉ đạo của Phòng và Sở GD & ĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung của Bộ và thực hiện các luật có liên quan đến tập thể GV và HS trong nhà trường như Công Đoàn, Thanh tra trường học.Đặc biệt trong năm học 2010 – 2011 tiếp tục thực hiện chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của ngành vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,xây dựng trường học không có khói thuốc lá,… - Giám sát công tác tổ chức các đợt thi lại , xét duyệt lên lớp và các điều chỉnh sai sót sửa chữa trong năm học vừa qua.( đã nghiệm thu công trình sửa chữa của trường ngày 30/9/2010) - Giám sát việc tổ chức thi GVG, HSG các cấp và các phong trào thi đua trong nhà trường. - Giám sát , kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội CBCC 2 lần / năm.. 2- Giám sát việc thực hiện tài chánh trong nhà trường: - Thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ GD & ĐT đề ra cho nhà trường PT là đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT và vấn đề thu chi trong nhà trường.. Ban TTND nhà trường sẽ tiến hành : + Giám sát việc kiểm tra thực hiện các khoản thu theo qui định đối với HS vào đầu năm..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Giám sát việc thực hiện thu chi trong việc mua sắm , thanh lý, tu sửa CSVC trong nhà trường , giám sát việc thực hiện quỹ phúc lợi trong việc tạo nguồn thu và chi tiêu nội bộ của nhà trường. + Kiểm tra tài chính, tài sản của trường 2 lần / năm, gồm các quỹ : Quỹ xây dựng, Quỹ Học phí , Quỹ phúc lợi CĐ, CTĐ , Đoàn Đội, Khen thưởng… - Giám sát việc sử dụng , bảo quản tài sản , CSVC theo qui địng của Sở GDĐT-TP Cần Thơ , thông qua Phòng Giáo Dục Quận Ninh Kiều .Giám sát, kiểm tra CSVC định kỳ. - Giám sát , kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB, GV, CNV : + Cấp phát lương + Cấp phát phụ cấp ưu đãi + Cấp phát qui mô + Công tác phí 3-Giám sát việc thực hiện những yêu cầu chỉ đạo về chuyên môn và sự điều chỉnh sau các đợt thanh kiểm tra trong nhà trường : - Giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiết dạy theo phân phối chương trình: Đúng và đủ, không cắt xén,có thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy ,tăng cường sử dụng thiết bị, ĐDDH. - Giám sát việc thực hiện chế độ kiểm tra , cho điểm theo đúng qui định : Đề kiểm tra có kiểm định đúng trọng tâm , vừa sức HS.Cho đủ cột điểm quy định ,sửa chữa điểm đúng nguyên tắc - Tham gia các hoạt động chuyên môn khác : chấm ĐDDH,dự báo cáo chuyên đề ở các tổ, sáng kiến kinh nghiệm… - Giám sát,kiểm tra hoạt động dạy thêm ,học thêm nhằm chấn chỉnh theo quy định của UBND Thành phố Cần Thơ,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục Quận Ninh Kiều. 4- Công tác giải quyết khiếu tố,khiếu nại: - Phối hợp với BGH,BCH CĐCS giải quyết khiếu tố, khiếu nại ,thắc mắc, kiến nghị trong GV và phụ huynh học sinh trên tinh thần dân chủ,giúp đỡ,khắc phục thiếu sót. - Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong trường học,góp phần ngăn chặn khiếu tố,khiếu nại phát sinh..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Xác minh các vụ việc có liên quan đến khiếu nại,khiếu tố về dạy thêm học thêm, về quan hệ đối xử Thầy trò, về các chỉ tiêu không đúng trong nhà trường và một số vụ theo yêu cầu của BGH. C- LỊCH CÔNG TÁC: * Tháng 09-2010 : - Giám sát việc thực hiện các khoản thu của nhà trường đối với học sinh ở đầu năm học - Giám sát việc thực hiện miễn giảm các khoản thu theo quy định đối với học sinh. - Giám sát, kiểm tra việc thi lại của học sinh, danh sách học sinh lên lớp, thi lại. - Kiểm tra bàn ghế, CSVC phục vụ năm học,giám sát việc thi công công trình của trường. - Phân công phân nhiệm các thành viên trong Ban Thanh tra.. * Tháng 10- 2010 : - Hội nghị CBCC đăng kí các danh hiệu thi đua, các chỉ tiêu thi đua…có được thực hiện đúng theo Quy chế dân chủ không. - Giám sát việc báo các loại quỹ phúc lợi , mua sắm, sửa chữa của trường. - Giám sát việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách theo quy chế,của các thành viên trong nhà trường. - Giám sát kiểm tra về điều kiện dạy thêm của GV để tiến hành đề nghị cấp trên cấp phép. - Giám sát việc theo dõi chấm GVG, bồi dưỡng HSG của các bộ môn. Giám sát việc bàn giao , cấp phát văn bằng, học bạ.. * Tháng 11- 2010 : - Giám sát theo dõi phong trào thi đua chào mừng Kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20/11 - Giám sát việc thực hiện các đề kiểm tra , cho điểm của bộ môn đối với học sinh. - Kiểm tra các hoạt động dạy và học thêm trong và ngoài trường. - Tiếp tục chấm GVG. , dự báo cáo chuyên đề..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các chế độ , chính sách, phụ cấp của GV.. * Tháng 12- 2010: - Theo dõi chế độ cho điểm theo quy định việc thực hiện phân phối chương trình. - Giám sát công tác chấm GVG và HSG. - Giám sát việc tổ chức kiểm tra HKI đối với HS. - Giám sát , kiểm tra tình hình CSVC trong nhà trường.. * Tháng 01- 2011 : - Kiểm tra định kì các loại quỹ đợt 1. - Giám sát việc thi đua khen thưởng của GV và HS trong HK I. - Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC lần 1. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các chế độ ,chính sách,phụ cấp của GV. - Sơ kết công tác thanh tra Học kỳ I : Báo cáo sơ kết HK I , phương hướng HK II của Ban TTND.. * Tháng 02- 2011 : - Kiểm tra,giám sát việc dạy thêm, học thêm. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện ngày giờ công của GV và HS. - Giám sát kiểm tra việc bảo quản CSVC trong nhà trường.. * Tháng 03- 2011: Dứt điểm thanh tra toàn diện GV cấp trường. * Tháng 04- 2011 : - Theo dõi, giám sát công tác làm ĐDDH và việc sử dụng các trang thiết bị..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Giám sát việc thực hiện chế độ cho điểm , phân phối chương trình. - Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. * Tháng 05- 2011 : - Kiểm tra định kì các loại quỹ lần 2 - Giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC lần 2. - Giám sát , kiểm tra việc bảo quản CSVC trong nhà trường. - Tổng kết và báo cáo công tác thanh tra năm học. * XÁC NHẬN CỦA BCH CĐCS: năm 2010. An Nghiệp, ngày. tháng. TM . BCH CĐCS TM . BAN TTND Chủ tịch. BÙI THỊ VINH CĐ GIÁO DỤC Q.NINH KIỀU NAM CĐCS Trường THCS. TRẦN DIỆP THÁI CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. HUỲNH THÚC KHÁNG Số : 017 / QĐ- CĐCS-HTK 2009 QUYẾT ĐỊNH. An nghiệp, ngày. tháng. năm. ( V/v Công nhận Ban thanh tra nhân dân Nhiệm kỳ. 2009 – 2011 ). BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞTRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG -. Căn cứ vào điều lệ Công Đoàn Việt Nam. Căn cứ Quyết định của Công Đoàn Ngành Giáo Dục Quận Ninh Kiều về việc công nhận Ban Chấp Hành Công Đoàn Cơ Sở Huỳnh Thúc Kháng. ( Nhiệm kỳ 2009 – 2011 ).
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị CBCC năm học 2009 – 2011 và Đại hội CĐCS nhiệm kỳ 2009 -2011 - Căn cứ vào biên bản bầu Ban TTND nhiệm kỳ 2009 -2010. QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Công nhận Ban Thanh tra Nhân dân Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Nhiệm kỳ 2009 – 2010 gồm các đồng chí có tên sau đây : Điều 2 : Ban Thanh tra Nhân dân có nhiệm vụ thực hiện giám sát ,thanh kiểm tra các loại quỹ trong nhà trường theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Điều 3 : Các đồng chí có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. * Nơi nhận : Công Đoàn. TM.Ban Chấp Hành. - Như Điều 1. Chủ Tịch. - Lưu BCH-CĐ Bùi Thị Vinh. CĐ GIÁO DỤC Q.NINH KIỀU NAM CĐCS Trường THCS. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. HUỲNH THÚC KHÁNG Số : 015 / QĐ- CĐCS-HTK 2009 QUYẾT ĐỊNH. An nghiệp, ngày. tháng. ( V/v Kết nạp Đoàn viên Công Đoàn ). BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞTRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG. năm.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> -. Căn cứ vào điều lệ Công Đoàn Việt Nam. Căn cứ Quyết định của Công Đoàn Ngành Giáo Dục Quận Ninh Kiều về việc công nhận Ban Chấp Hành Công Đoàn Cơ Sở Huỳnh Thúc Kháng. ( Nhiệm kỳ 2009 – 2010 ) Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị CBCC năm học 2009 – 2011 và Đại hội CĐCS nhiệm kỳ 2009 -2010 - Căn cứ vào biên bản bầu Ban TTND nhiệm kỳ 2009 -2010. QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Công nhận Ban Thanh tra Nhân dân Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Nhiệm kỳ 2009 – 2011 gồm các đồng chí có tên sau đây : Điều 2 : Ban Thanh tra Nhân dân có nhiệm vụ thực hiện giám sát ,thanh kiểm tra các loại quỹ trong nhà trường theo đúng chức năng và nhiệm vụ.. Các đồng chí có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. * Nơi nhận : Công Đoàn - Như Điều 1. TM.Ban Chấp Hành Chủ Tịch. - Lưu BCH-CĐ Bùi Thị Vinh. CÔNG ĐOÀN GD QUẬN NINH KIỀU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS TRƯỜNG THCS Độc lập Tự do - Hạnh phúc HUỲNH THÚC KHÁNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦATHANH TRA NHÂN DÂN NĂM HỌC 2008-2009 -. Căn cứ vào kế hoạch năm học 2008-2009 của Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Căn cứ theo chương trình hành động và phương hướng nhiệm vụ của BCH.CĐCS Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng năm học 2008-2009. -. Căn cứ vào Hội Nghị CBCC của nhà trường năm học 2008-2009.. Ban TTND Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đã tiến hành theo dõi ,giám sát các hoạt động của nhà trường năm học 2008-2009 với các nội dung sau : 1./ Việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, nhận thức tư tưởng thông qua các cuộc vận động lớn của ngành ,cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “ với 4 nội dung ; cuộc vận động “ Dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm “ .Đặc biệt năm học 2009 -2010 thực hiện “ Năm học đổi mới quản lý , nâng cao chất lượng Giáo dục “ và các cuộc vận động ,tuyên truyền khác theo sự chỉ đạo của Ngành và địa phương. - Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ được toàn bộ GV nhà trường hưởng ứng nhiệt tình,tham gia tích cực và tìm hiểu các phong trào về cuộc vận động này do Ngành và địa phương tổ chức,tạo sự chuyển biến cho các thành viên nhà trường : Có ý thức công tác tốt hơn trong lối sống, trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh và quần chúng nhân dân có chuyển biến tích cực. Giáo dục đạo đức , nhân cách học sinh trong nhà trường ,đặc biệt chú trọng qua việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy với các phong trào : Thực hiện tốt nội quy trong nhà trường ,nói lời hay làm việc tốt, kính trọng vâng lời Thầy Cô…thể hiện được nội dung của cuộc vận động ‘ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Đối với việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “ với 4 nội dung : Trong năm học nhà trường đã hai lần tổ chức kiểm tra giữa kỳ nhằm đánh giá chất lượng học tập các bộ môn của học sinh, từ đó BGH nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo về thực hiện chương trình cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng các loại đề kiểm tra ,thực hiện nghiêm túc qui chế coi thi trong nhà trường đồng thời tiến hành kiểm tra việc thực hiện chế độ cho điểm đối với học sinh…. Từ đó việc đánh giá kết quả học lực ,hạnh kiểm phù hợp với tình hình đặc điểm cá nhân của học sinh. Chuyên đề : “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” được BCH.CĐCS triển khai bằng văn bản đến từng thành viên trong nhà trường . BGH cũng triển khai đầy đủ các văn bản về việc thực hiện quy chế dân chủ có chỉ đạo và có nhiều biện pháp nhắc nhở GV nhằm ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm. - Về cuộc vận động “ Dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm “ : Đây là cơ sở để thực hiện các biện pháp chống tiêu cực trong giáo dục gắn liền với các cuộc vận động lớn của Ngành, BCH.CĐCS đã phối hợp với BGH triển khai niêm yết các văn bản về việc thực hiện qui chế dân chủ , qui chế văn hoá công sở, có kế hoạch và biện pháp thực hiện phong trào thi đua hai tốt….kết quả phong trào được qua sự tận tâm,hết lòng giảng dạy đổi mới phương pháp của GV, có tinh thần trách nhiệm đối với HS càng tốt hơn,cụ thể là số HGS cấp TP lên đến 24 HS ở 7 môn trong năm học. - Về việc thực hiện “ Năm học đổi mới quản lý, nâng c.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN CĐ GIÁO DỤC VIỆT NAM ------Số: 469/HD-CĐN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2009. HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, DOANH NGHIỆP THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Thanh tra đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2004. Căn cứ Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân". Căn cứ Thông tư liên tịch "Hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân"số 40/2006/TTLT ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam Sau khi thống nhất với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 772/TTr V/v Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ngày 25/9/2009, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị, trường học, các doanh nghiệp nhà nước trong ngành như sau: I. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN 1. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan quản lý giáo dục, đơn vị sự nghiệp (trường học), doanh nghiệp nhà nước trong ngành có tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS) (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, trường học), do Hội nghị cán bộ công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức hoặc Đại hội công nhân, viên chức, Đại hội đại biểu công nhân viên chức (sau đây gọi chung là Hội nghị CBCC) bầu bằng phiếu kín. Người được bầu là thành viên Ban TTND phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm. 2. Ban Thanh tra nhân dân có từ 3 đến 9 thành viên (đảm bảo số lẻ). Số lượng thành viên Ban TTND do Hội nghị CBCC quyết định. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày bầu xong Ban TTND, Ban Chấp hành CĐCS tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban TTND để bầu trưởng ban, phó trưởng ban (nếu có), ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho cán bộ, giáo viên, công nhân, viên chức biết (sau đây gọi chung là nhà giáo, người lao động). Ban Thanh tra nhân dân có 7 hoặc 9 thành viên được bầu thêm 1 Phó Trưởng ban. Nhiệm kỳ của Ban TTND là hai năm..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Thành viên Ban TTND phải là người trung thực, công tâm, nhiệt tình, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, có chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc thường xuyên tại cơ quan, đơn vị, trường học, không phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học. 4. Trong nhiệm kỳ nếu thành viên Ban TTND không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì hội nghị CBCC kỳ gấn nhất xem xét, quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế. Trường hợp vì lý do chính đáng (sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…), thành viên Ban TTND có đơn xin thôi tham gia Ban TTND thì BCHCĐCS xem xét, quyết định. II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN 1. Nhiệm vụ 1.1. Giám sát tổ chức, cá nhân có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị theo quy định tại điều 29 của Nghị định 99/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. 1.2. Khi cần thiết, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học giao cho xác minh những vụ việc nhất định. 1.3. Khi cần thiết, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học mời đại diện Ban TTND tham gia thanh tra, kiểm tra tại cơ quan, đơn vị; Ban TTND có trách nhiệm cử người tham gia, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi được yêu cầu. 2. Quyền hạn 2.1. Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học để khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua giám sát; kiến nghị việc xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có vi phạm pháp luật; kiến nghị các biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo và người lao động; đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác. 2.2. Kiến nghị Ban chấp hành CĐCS có các hình thức biểu dương, khuyến khích, động viên cán bộ, nhà giáo, người lao động có thành tích trong việc phát hiện vi phạm pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị và phản ánh của cán bộ, nhà giáo, người lao động. 2.3. Đại diệ Ban TTND được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan, đơn vị, có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban TTND. 2.4. Đại diện Ban TTND được mời tham dự các cuộc họp của Ban chấp hành CĐCS liên quan đến tổ chức hoạt động của Ban TTND. 2.5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban TTND, người đứng đầu đơn vị, trường học phải xem xét giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban TTND. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> không đầy đủ thì Ban TTND có quyền kiến nghị đơn vị cấp trên trực tiếp của người đứng đầu đơn vị, trường học xem xét, giải quyết. III. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban TTND Hàng năm, Ban TTND căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị CBCC và chỉ đạo của Ban chấp hành CĐCS cơ quan, đơn vị, trường học để xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban TTND phải thông qua Ban chấp hành CĐCS, được Ban Chấp hành CĐCS chấp nhận. 2. Hoạt động giám sát của Ban TTND 2.1. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban TTND - Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhà giáo và người lao động, thu thập các tài liệu để xem xét, theo dõi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban TTND. - Phát hiện hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân trong đơn vị, trường học. - Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua BCHCĐCS để kiến nghị với đơn vị về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát của Ban TTND. 2.2. Hoạt động giám sát của Ban TTND: theo điều 29 của Nghị định 99/2005/CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ, phạm vi giám sát của Ban TTND gồm: - Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ năm học của đơn vị, trường học. - Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn thu khác, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của đơn vị, trường học. - Việc thực hiện nội quy, quy chế của đơn vị, trường học. - Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của pháp luật. - Việc tiếp dân và xử lý đơn, thư khiếu nại tố cáo; việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị, trường học; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại đơn vị, trường học. - Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong đơn vị, trường học..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban TTND có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát. Trường hợp phát hiện có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, người lao động, có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, nhà giáo, người lao động và các hành vi vi phạm khác thuộc nội dung giám sát của Ban TTND thì kiến nghị với người đứng đầu đơn vị, trường học để xem xét giải quyết, đồng thời báo cáo với Ban chấp hành CĐCS. 3. Hoạt động xác minh của Ban TTND 3.1. Khi được người đứng đầu đơn vị, trường học giao nhiệm vụ xác minh, Ban TTND có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao. 3.2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban TTND được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh, xem xét để làm rõ sự việc được xác minh. Kết thúc việc xác minh, Ban TTND báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học về kết quả xác minh, đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết. 3.3. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, nếu phát hiện việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. IV. NGUYÊN TẮC VÀ LỀ LỐI HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN 1. Nguyên tắc hoạt động Ban TTND hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng pháp luật; làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. - Nghiêm cấm mọi hành vi đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban TTND. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban TTND để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật. 2. Lề lối làm việc - Ban TTND họp định ký mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết thì có thể họp bất thường. - Ban TTND thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Ban Chấp hành công đoàn; Hàng năm báo cáo tổng kết hoạt động trước hội nghị CBCC. Báo cáo các tổng kết hoạt.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> động của Ban TTND hàng năm phải được BCHCĐCS thông qua và gửi lên công đoàn cấp trên trực tiếp. - Các biên bản, kiến nghị, báo cáo của Ban TTND phải được BCHCĐCS xác nhận và đóng dấu. V. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CÁC CẤP 1. Ban Chấp hành CĐCS có trách nhiệm 1.1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức Hội nghị CBCC bầu Ban TTND. 1.2. Tổ chức cuộc họp của Ban TTND để Ban TTND bầu trưởng ban, phó trưởng ban (nếu có) và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; ban hành quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong cơ quan, đơn vị, trường học. 1.3. Hướng dẫn Ban TTND xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban TTND đối với BCHCĐCS. 1.4. Động viên cán bộ, nhà giáo, người lao động ở cơ quan, đơn vị, trường học ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban TTND. 1.5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban TTND. 1.6. Dự toán, quyết toán kinh phí hàng năm cho Ban TTND. 1.7. Mời đại diện Ban TTND tham dự cuộc họp của BCHCĐCS có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban TTND. 1.8. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các thành viên Ban TTND. 2. Ban Chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm 2.1. Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo BCHCĐCS trong việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban TTND. 2.2. Ban Chấp hành CĐGD tỉnh, thành phố, Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Giáo dục cùng cấp hướng dẫn hoạt động cho Ban TTND các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành, tổ chức hội nghị tổng kết chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ về TTND cho các cơ quan, đơn vị, trường học. VI. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TRƯỜNG HỌC.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Thông báo cho Ban TTND về các chế độ, chính sách và những thông tin cần thiết khác, bảo đảm quyền lợi đối với thành viên BTTND trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ. 2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát, xác minh (nếu có) để Ban TTND thực hiện nhiệm vụ. 3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban TTND; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị đó. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho Ban TTND biết. 4. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban TTND hoặc có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban TTND. 5. Thông báo cho Ban TTND kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 6. Mời đại diện của Ban TTND tham dự các cuộc họp của đơn vị; trường học có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban TTND. 7. Bố trí địa điểm, phương tiện, kinh phí để Ban TTND hoạt động theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN và Tổng LĐLĐVN. VII. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH TRA GIÁO DỤC CÁC CẤP 1. Thanh tra Bộ GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban TTND ở các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành; tổ chức hội nghị tổng kết chuyên đề về tổ chức và hoạt động của Ban TTND, bồi dưỡng nghiệp vụ về TTND cho các cơ quan, đơn vị, trường học. 2. Thanh tra Sở GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Ban Chấp hành CĐGD tỉnh, thành phố hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban TTND ở các đơn vị, trường học thuộc tỉnh, thành phố. VII. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Kinh phí hoạt động của Ban TTND được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính, Tổng LĐLĐVN, Ban Thường trực UB TWMTTQVN "Hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban TTND". Hướng dẫn này thay thế Thông tư liên tịch số 62TT/LT ngày 22 tháng 5 năm 1992 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam - Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, trường học phản ánh về Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo để xem xét, giải quyết..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> T/M BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH Nơi nhận: - Lãnh đạo Bộ GD&ĐT (để báo cáo); - Đoàn chủ tịch TLĐ (để báo cáo); - Ban Thường vụ CĐGDVN; - Thanh tra Bộ GD&ĐT - Các ĐH Quốc gia, Đại học vùng, - Công đoàn các ĐHQG, ĐH vùng - Các trường ĐH, CĐ, các đơn vị trực thuộc - Công đoàn các trường ĐH, CĐ, các đơn vị trực thuộc. - Các Sở Giáo dục và Đào tạo - CĐGD các tỉnh, thành phố - Lưu VP CĐN.. Trần Công Phong.
<span class='text_page_counter'>(22)</span>