Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu về du lịch Vịnh Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.44 KB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC


TIỂU LUẬN
MÔN: ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

Giảng viên: Nguyễn Đình Tình
Thành viên nhóm 12: Phạm Thị Kim My
Lê Thị Hồng Thương
Võ Thị Thúy Kiều
Trần Bích Trà
Ngơ Thị Minh

Tp.HCM, 2021


Mục lục
Mục lục 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VỊNH HẠ LONG..................................................1
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH VỊNH HẠ LONG............................................................................................2
1. Tiềm năng du lịch..................................................................................................2
1.1. Tài ngun du lịch tự nhiên................................................................................2
1.1.1. Địa hình...........................................................................................................2
1.1.2. Khí hậu............................................................................................................2
1.1.3. Thuỷ văn..........................................................................................................3
1.1.4. Sinh vật............................................................................................................ 3
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn...............................................................................4


1.2.1. Di tích văn hóa – lịch sử..................................................................................4
1.2.2. Lễ hội............................................................................................................... 6
1.2.3. Làng nghề........................................................................................................9
1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...........................................................11
1.3.1. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................11
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................12
2. Thực trạng hoạt động du lịch...............................................................................13
2.1. Những loại hình du lịch chính đang khai thác ở Vịnh Hạ Long........................13
2.2. Lượng khách du lịch.........................................................................................14
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VỊNH HẠ LONG.......17
1. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long:......................................17
2. Định hướng khai thác và phát triển du lịch vịnh Hạ Long:..................................18


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía đơng bắc Việt Nam, thuộc địa
phận Quảng Ninh. Phía Tây và Tây Bắc của Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên
Hưng qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần biển đảo huyện Vân
Đồn; phía Đơng Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và Tây giáp
đảo Cát Bà (TP Hải Phịng), phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đơng giáp với biển
Đơng.
Cảnh quan non nước ngoạn mục trên Vịnh được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn
đảo đá vôi lớn nhỏ trên làn nước xanh ngọc lục bảo đặc trưng của Vịnh Hạ Long.
Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất. Các
cột đá vôi được bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm, cùng hệ thống hang,
động đá vôi kỳ vĩ. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên
Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo
và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai được
công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến
tạo trong hàng tỉ năm.

Nhiều du khách không ngờ rằng Hạ Long lại là một Di sản mang giá trị lớn
với nhân loại đến vậy bởi sự đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử hiếm có. Nhờ
những giá trị độc đáo đó, Vịnh Hạ Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du
khách, nơi họ có thể đến gần hơn với đất nước, con người Việt Nam sôi động, thú
vị.
Trong tiếng Hán-Việt, "Hạ" mang nghĩa giảm, cịn "Long" có nghĩa là rồng.
"Hạ Long" theo nghĩa đen có nghĩa là "vịnh rồng hạ xuống", kết hợp giữa thần thoại
cổ và lịch sử Việt. Trong Tiếng Anh, có hai cách sử dụng từ là "Vietnam" và "Viet
Nam". Hạ Long cũng vậy, cách dùng từ "Halong" phổ biến hơn thông qua truyền
miệng do nhận thức đã tồn tại lâu dài trong khi "Ha Long" vẫn là tên gọi chính thức
của Vịnh.

1


CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH VỊNH HẠ LONG
1. Tiềm năng du lịch
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Địa hình
Địa hình Hạ Long với hệ thống hang động là một kiểu đặc sắc của địa hình
Karst với những đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển. Chúng ta có thể hồn tồn tìm
thấy ở Vịnh Hạ Long những dạng địa hình rất độc đáo và có vai trị lớn đó là:
Dạng địa hình đá vơi: được hình thành cách đây 250 – 280 triệu năm. Một
phần diện tích đáng kể của đảo là núi, các đảo nhỏ ngoài khơi ngọn cao tới 150m –
200m, chủ yếu các đảo có cấu tạo bằng đá phiến tựa những chiếc mộc chạy song
song với các rặng núi trong đất liền. Du ngoạn trên Vịnh Hạ Long là điều lý thú bởi
hệ thống các đảo và quần đảo một phần được cấu tạo bằng đá phiến và một phần
mang đặt trưng của một miền núi đá vôi cổ vốn phát sinh trên đất liền, sau bị nước
biển dâng lên làm ngập chìm. Hệ thống các hang động đá vôi do thiên nhiên tạo ra

như: Hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ, Hang Trinh Nữ,… nằm ở độ cao khác nhau.
Địa hình bờ bãi biển: Đặc trưng địa hình là sườn thoải, cát trắng, nước biển
trong xanh. Trong đó có những biển đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ cho
hoạt động du lịch như: Bãi Cháy, Ti Tốp, Quan Lạn, Ba Trái Đào….với nhiệt độ
trung bình 25oC rất lý tưởng.
1.1.2. Khí hậu
Khí hậu của Vịnh Hạ Long và Quảng Ninh nói chung có khí hậu tiêu biểu của
các tỉnh miền Bắc, mang tính chất nhiệt đới ẩm. Đây là vùng biển nhiệt đới gió
mùa. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều gió thịnh hành là gió nam. Mùa đơng lạnh, khơ và
ít mưa, gió thịnh hành là gió đơng bắc. Nhiệt độ trung bình từ 15 – 25 độ C, độ ẩm
trung bình hàng năm là 84%, lượng mưa hàng năm lên tới 2000 – 2200mm/năm.
Nhiệt độ trung bình của Hạ Long thay đổi như sau:

2


Tháng

3-4

Nhiệt độ TB 14 – 22o

5-8

9 - 10

11 - 12

25 – 30o


20 – 25o

12 – 19o

Vịnh Hạ Long được che chắn bởi ba phía cùng với địa hình đáy biển tương đối
bằng phẳng nên đây là vùng vịnh khá tĩnh. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận
lợi cho hoạt động du lịch đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa
rất thuận lợi cho loại hình du lịch biển.
1.1.3. Thuỷ văn
Trong khu vực của Vịnh Hạ Long, lượng nước sông với phù sa đổ vào biển
hầu như khống có nên nước biển thường trong, có độ mặn cao, đầy cát mịn. Có thể
nói hiếm có nơi nào mặt nước lại trong xanh và đẹp tĩnh lặng như Vịnh Hạ Long.
Thủy triều Hạ Long có chế độ nhật triều đối với biên độ lớn từ 4 – 4,5m là hiện
tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và
cảnh quan bờ, đảo. Việc lợi dụng thủy triều có thể đưa khách đi thăm những nơi
đẹp, huyền bí của Vịnh. Việc năm vững quy luật thủy triều có thể tạo ra những cơ
hội cho hoạt động du lịch biển như: du thuyền, lướt ván, lặn biển, tham quan đánh
bắt cá của làng chài và cảnh biển.
1.1.4. Sinh vật
Hệ sinh thái Động - Thực vật ở Vịnh Hạ Long tất đa dạng và phong phú, có
nhiều lồi cịn nằm trong sách đỏ của nước ta về thế giới. Vịnh Hạ Long chịu ảnh
hưởng chung của cả chế độ khí hậu lục địa Đông bắc Việt Nam và chế độ khí hậu
biển Bắc Bộ ảnh hưởng của yếu tố địa chất, địa hình, thủy văn, đã cấu tạo nên hệ
sinh thái đa dạng và hấp dẫn của vùng.
Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hơ, hệ sinh thái có biển, hệ sinh thái
rừng thường xanh nhiệt đới… Ngoài ra Vịnh Hạ Long cịn có hệ sinh thái Tùng Áng
đặc thù khơng nơi nào có được. Trong vùng biển Hạ Long, san hô mọc rải rác ở
nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở phía Đơng và Nam xa bờ lục địa, han hô ở
3



Vịnh Hạ Long có khoảng 170 lồi thuộc 44 chi 12 họ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
của Vịnh Hạ Long với phong phú với các loài cây tiêu biểu như quần xã của Vẹt,
Sú, mắm, quăn,… Đây cũng là nơi cư trú của vơ số lồi động vật như Chim di cư,
bán di cư, động vật đáy có 81 loài, cá 90 loài, thuộc 55 họ. Ngoài ra Vịnh Hạ Long
cịn có hệ sinh thái Tùng Áng đặc thù. Ở khu vực lục địa ven biển và các đảo ven bờ
gồm cả đảo núi đá lục nguyên (Đảo Tuần Châu, Hịn Kều, Hịn Gạc,…) và các đảo
đá với tính đa dạng sinh học cao.
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.1. Di tích văn hóa – lịch sử
Khơng chỉ có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo, Vịnh Hạ Long còn hấp
dẫn du khách bởi những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử. Đây chính là yếu tố tạo
nên sự khác biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của Vịnh Hạ Long so với các điểm đến du
lịch khác.
Theo nghiên cứu, Vịnh Hạ Long là một trong một cái nôi của người Việt cổ,
với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm đó
là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Những kết quả nghiên
cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân
tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ
đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước
Cơng Ngun, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Cơng Ngun và văn
hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng tử 3.500-5.000 năm.
Ngay tại khu vực trung tâm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các nha
khảo cổ cũng đã phát hiện khá nhiều dấu tích còn lại của những cư dân thời tiền sử
Hạ Long tại động Mê Cung, hang Tiên Ông, hang Bồ Nâu, … Đặc biệt là, các di
khả cổ học thuộc thời tiền sử Hạ Long đã được phát hiện, có mặt hầu hết các nơi
trên Vịnh, chứng tỏ một quy mô rộng khắp, thể hiện sự phát triển rực rỡ, liên tục
của một nền văn hóa mang đậm sắc thái của cư dân vùng biển đảo, có ý nghĩa quan
trọng góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh Việt cổ.

4


Không chỉ dừng lại ở những phát hiện về một nền văn hóa phát triển đầy rực
rỡ và bản sắc, kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học đã ngày càng khẳng
định Vịnh Hạ Long còn chứa đựng biết bao điều lỳ diệu khác. Hạ Long xưa được ví
như một pho sử lớn, ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử - văn hóa nổi tiếng của dân tộc
đã từng diễn ra ở đây suốt từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận hiện đại. Từ
câu chuyện huyền thoại về đàn rồng mẹ, rồng con xuống trần gian giúp người Việt
đánh giặc ngoại xâm, đến những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong các cuộc
chiến đấu giành và giữ gìn nền độc lập của đất nước. Vịnh Hạ Long cịn có Núi Bài
Thơ lịch sử, nơi lưu lại bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tơng hồng đế khắc tên đá từ
năm 1468, nhân chuyến tuần du vùng biển phía Đơng, và bút tích của chúa Trịnh
Cương năm 1729. Bãi Cháy phía bờ Tây của Vịnh, tương truyền gắn với sự tích
những chiếc thuyền chở lương thực của quân Nguyên – Mông bị quân dân nhà Trần
do Trần Khánh Dư chỉ huy đốt cháy, dạt vào làm cháy cả cánh rừng trong khu vực.
Trên Vịnh cịn có hang Đầu Gỗ, nơi cịn vết tích hiện vật là những cây cọc gỗ được
Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước khi đóng xuống lịng sơng Bạch Đằng và cách
Vịnh không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thủy chiến trong lịch
sử chống ngoại xâm phương Bắc. Cũng tại núi Bài Thơ, ngày 1/5/1930, lần đầu tiên
người dân Hòn Gai được chứng kiến lá cờ đỏ búa liềm, xuất hiện trên đỉnh núi, báo
hiệu thời kỳ đấu tranh oanh liệt và thắng lợi của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Vệt Nam).
Tròn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vũng Vịnh Hạ Long cũng chứng
kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Trên Vịnh Hạ Long ngày nay 24/3/1946, Bác
Hồ đã gặp đại diện chính quyền Pháp ở Đơng Dương để bàn bạc việc ký hịa ước
chính thức thay cho Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, thể hiện sự lãnh đạo tài tình
của Người khi vận mệnh Tổ Quốc “ngàn cân treo sợi tóc”. Ngày 5/8/1964, Vịnh Hạ
Long lại chứng kiến chiến công đầu tiên cưa quân và dàn miền Bắc, bắn rơi 2 máy
bay và bắt sống tên giặc đầu tiên vủa Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh

leo thang đánh phá miền Bắc XHCN của đế quốc Mỹ. Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi
dấu biết bao chiến công, cùng sự hi sinh anh dũng, thầm lặng của các chiến sĩ hải
quân nhân dân Việt Nam trong những năm chống Mỹ. Những địa điểm tập kết, xuất
5


phát trên Vịnh của các “con tàu không số” chi viện cho quân dân miền Nam đánh
giặc. Những căn cứ chiến lược trên Vịnh, như động Hang Quan, là quân cảng bí mật
một thời của hải quân ta, nơi xuất phát con tàu phóng ngư lơi đánh tàu Ma-đốc (Mỹ)
ngày 3/8/1964… Tất cả đều đã trở thành những địa chỉ đỏ quý giá, có ý nghĩa giáo
dục, nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau hãy luôn nhớ về những chiến công
oanh liệt, đức hi sinh cao cả của các thế hệ cha anh, vì nền độc lập tự do của Tổ
quốc.
Hiện nay, trong xu thế phát triển các loại hình du lịch văn hóa- lịch sử, bên
cạnh việc bảo vệ và khai thác tốt những giá trị, tiềm năng tự nhiên to lớn của di sản,
Quảng Ninh ln quan tâm đến việc giữ gìn, khai thác và phát huy có hiệu quả
những giá trị về mặt văn hóa- lịch sử, nhân văn của di sản Vịnh Hạ Long. Qua đó,
góp phần làm tăng sự hấp dẫn vốn có của du lịch Hạ Long.
1.2.2. Lễ hội
Nhiều du khách cho biết, đến Hạ Long ngày nay không chỉ thăm vịnh hay tắm
biển, mà còn để vui chơi và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Từ chỗ nhạt nhòa
vắng khách, thuần túy du lịch một mùa, Hạ Long đã trở thành một trong những
điểm đến ấn tượng bởi sở hữu nhiều lễ hội.
Lễ hội ở thành phố du lịch Hạ Long diễn ra với nhiều phong cách khác nhau.
Trong đó, cuồng nhiệt đầy chất lửa là Sun Dance Festival - một trong những lễ hội
khiêu vũ và ẩm thực lớn nhất miền Bắc, thu hút hơn 10.000 người tham dự.
Hay lễ hội Carnival Hạ Long sôi động dịp 30/4 và 1/5. Trải qua 5 năm liên
tiếp tổ chức (từ năm 2007), Carnival Hạ Long đã được đông đảo công chúng, du
khách trong và ngoài nước hưởng ứng, đạt được những thành công nhất định, bước
đầu trở thành một sản phẩm du lịch-văn hóa đặc sắc của riêng Quảng Ninh.


6


Carnival Hạ Long 2012 với chủ đề “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa” đã khai
thác, phát huy tối đa bản sắc, những giá trị văn hóa của các dân tộc, tiềm năng văn
hóa - du lịch của các vùng, miền du lịch, nhằm giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách
trong nước và quốc tế đến để chiêm ngưỡng, khám phá di sản - kỳ quan thiên nhiên
Thế giới Vịnh Hạ Long. Đặc biệt hơn nữa, những nét giá trị văn hóa đa sắc màu của
các vùng miền ấy, lại được chính đại diện nhân dân các dân tộc trong tỉnh thể hiện,
trình diễn tại lễ hội.
Lễ hội Carnival khởi đầu là các màn múa hát "Rồng thiêng hội tụ” do nhiều
nghệ sỹ, ca sỹ tên tuổi trình bày như nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ; các ca sỹ Hồ
Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Tuấn Anh, Hoàng Tùng, Hoàng Thái, Hà Hồi Thu, Tơ
Minh Thắng... cùng các tiết mục của các đoàn nghệ thuật đến từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Philippines, Lào.
Lễ hội Mặt trời mọc – Sắc màu Nhật Bản tại Hạ Long được tổ chức tại Sun
World Halong Complex (2019).

7


Lễ hội Mặt trời mọc
Sân khấu cho những lễ hội này chính là Bãi Cháy với quảng trường Sun
Carnival Plaza, khu Shophouse Europe thuộc dự án Sun Plaza Grand World, tuyến
đường bao biển dài 4km, hay khu shophouse Sun Premier Village Ha Long Bay.
Cũng tại Bãi Cháy, tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex khơng
lúc nào thiếu lễ hội. Lễ hội kỳ quan muôn sắc hoa, lễ hội ánh sáng hay các lễ hội
mùa đông, lễ hội ẩm thực... Mỗi năm, lễ hội nơi đây lại mang sắc vóc, hình hài mới,
đem đến "món ăn tinh thần" đặc sắc cho người dân và du khách.

Không chỉ là miền đất lễ hội, Hạ Long còn là nơi gây ấn tượng với những sự
kiện mới lạ, thời thượng. Điển hình là các sự kiện thời trang như Fashion Voyage,
Wonder Fashion Show...
Lễ hội Quan Lạn: là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển, được tổ
chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngơi đình cổ trong số ít những ngơi
đình cịn giữ được cho đến ngày nay. Thời gian: Ngày 10 - 20/6 âm lịch (Chính hội
ngày 18/6 âm lịch). Địa điểm diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân
trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập
phương lại có thể về làng dự hội. Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi
trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng
từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi
8


biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lịng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi
thuyền.

Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách
đình 1,5 km) về đình. Dưới bến, đơi thuyền đua tập luyện tạo một khơng khí tưng
bừng náo nhiệt.
Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều
lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo trắng quần
xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng
trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân
đình, qn lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa
những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần, tượng trưng cho ba lần
đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước
miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt

đầu.
Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng
thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền
đất nước của những người dân vùng biển.
1.2.3. Làng nghề
Nuôi trai lấy ngọc: Du khách có thể tận mắt chứng kiến mọi quy trình hình
thành nên một viên ngọc quý, từ việc nuôi cấy cho đến khi thu hoạch, chế tác. Sau
9


khi tham quan khu nuôi trồng du khách sẽ được tìm hiểu thêm cơng việc của người
lao động, chia nhỏ lượng trai tại các lồng nuôi khi con trai đã phát triển hơn.
Nghề gốm: Nếu so về lịch sử, nghề gốm Đơng Triều (Quảng Ninh) cịn rất
non trẻ. Người có cơng nhân nghề sứ ở Đơng Triều là ơng Hồng Bá Huy, người mở
tổ sản xuất có quy mơ gia đình vào năm 1955. Cùng với thời gian, nghề này được
nhân rộng và đến nay trên địa bàn đã có khoảng trên 50 lò đang ngày đêm hoạt
động, chủ yếu tập trung tại địa bàn của khu vực Cầu Đất và Vĩnh Hồng, thu hút
được gần 1.500 lao động địa phương.
Đánh giá được tầm qua trọng và tương lai phát triển của nghề gốm sứ ở Đông Triều,
một số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước, ngoài việc đầu tư tại Bát Tràng
đã đầu tư xây dựng nhà xưởng mới ở đây nhằm tận dụng ưu thế thuận lợi trong việc
tiếp cận nguồn nguyên liệu, nguồn lao động lành nghề và vị trí giao thơng thuận
tiện cho việc xuất khẩu. Đây là một sự chuẩn bị chiến lược trong xu hướng phát
triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hiện nay.
Làng chài Cửa Vạn: Làng chài thuộc xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long,
cách bến tàu du lịch khoảng 20km. Thơn Cửa Vạn có 176 hộ gồm 733 nhân khẩu
hầu hết đều sinh sống bằng nghề chài lưới. Làng nằm trong một vụng biển lặng
sóng, xung quanh là núi đá bao bọc có tên Vạ Giá - Cửa Vạn. Khu vực này là một
địa điểm lý tưởng cho các loại tàu neo đậu.
Làng chài Cửa Vạn hiện đang là điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch nước ngoài.

Hầu hết các tour thăm vịnh của các hãng du lịch đã chọn làng chài để đưa khách tới
thăm.
Nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá: Nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá
ở Quảng Ninh đến nay đã trở thành một nghề thủ công truyền thống khá nổi
tiếng. Sản phẩm mỹ nghệ bằng than đá ngày càng được đông đảo khách trong nước
và quốc tế ưa thích bởi vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ và bàn tay
khéo léo của người thợ thủ công tài hoa.
Từ những cục than bình thường, qua con mắt và bàn tay người thợ đã trở thành sản
phẩm hàng hoá có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất lớn. Có sản phẩm trị giá một
vài chục ngàn đồng, có sản phẩm trị giá vài triệu đồng.
10


Kiểu loại cũng rất phong phú, đa dạng từ những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá
quen thuộc trước đây, đến những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao.
Quảng Ninh đã và đang tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để nghề thủ công mỹ nghệ
than đá ngày càng phát triển nhằm xây dựng thành những dãy phố, những làng nghề
chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng này, vừa trở thành những địa chỉ tham quan
du lịch hấp dẫn vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hố
vùng cơng nghiệp mỏ, đồng thời tạo thêm mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
1.3.1. Cơ sở hạ tầng
Bất cứ du khách nào đến tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây
đều cảm nhận rất rõ việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy
giá trị Vịnh Hạ Long đã được nâng lên rõ rệt. Các điểm đến, bến cập tàu, khu dịch
vụ, đường đi, đèn chiếu sáng v.v. đều được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hơn, đảm
bảo cho du khách tham quan an tồn, thuận tiện và khơng ảnh hưởng đến cảnh quan
Di sản.
Những năm gần đây, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Theo đó, bên cạnh việc bảo vệ mơi trường, giữ gìn cảnh quan, Ban Quản lý Vịnh đã
đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như bến đỗ, đường đi
lối lại trong các hang, động... Một số bến cập tàu cho khách tham quan hang động
đã được mở rộng hơn so với trước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Điển hình như bến cập tàu Thiên Cung, nếu như trước đây chỉ có thể cập được 3 tàu
cùng một lúc thì bây giờ có thể cập được 10 tàu; Bến cập tàu Đầu Gỗ hiện tại có thể
cập được 30 tàu cũng một lúc, gấp 3 lần so với trước đây. Việc mở rộng các bến cập
tàu đã giải quyết được nạn ùn tắc tàu tại các điểm tham quan vào những ngày nghỉ
lễ, đông khách tham quan. Cùng với đó, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cũng đã đầu tư
các điểm neo đậu, lưu trú tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long tại các điểm như hang
Luồn, hồ Động Tiên, đảo Lờm Bò, đảo Cống Đỏ, hang Tiên Ông v.v.. Các điểm này
đã đáp ứng được số lượng lớn các tàu lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh hiện nay. Bên
11


cạnh đó, tại các điểm tham quan du lịch trên Vịnh, các khu vực nhà quản lý, điều
hành, dịch vụ du lịch cũng ngày càng được đầu tư, nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách tham quan.
Theo thống kê của Ban Quản lý Vịnh, những năm qua, trên Vịnh Hạ Long có
khoảng 65 dự án, cơng trình bảo tồn, tu bổ, tơn tạo, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ
đồng đã được triển khai tại các khu vực động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng
Sốt, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Soi Sim, Trung tâm văn hố nổi Cửa Vạn… Các cơng
trình, dự án trên cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung, đảm bảo chất lượng, hiệu
quả KT-XH, vừa bảo vệ các giá trị tự nhiên, vừa làm tăng giá trị và tính hấp dẫn đối
với khách du lịch, góp phần quan trọng phục vụ phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.
Trong đó, riêng năm 2013, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã hồn thành cơng trình
bến cập tàu Thiên Cung - Đầu Gỗ và triển khai cơng trình cải tạo nhà làm việc, sân
đón khách, nhà vệ sinh, đường đi khu vực Thiên Cung, Đầu Gỗ; cải tạo, nâng cấp
bến cập tàu đảo Ti Tốp. Đồng thời tổ chức kiểm tra, rà sốt lại các cơng trình xây
dựng, các cảng, bến, điểm neo đậu lưu trú trên Vịnh, đôn đốc nhà thầu sửa chữa

cơng trình và hồn thiện hồ sơ quản lý chất lượng của dự án chiếu sáng trang trí
nghệ thuật ven bờ Vịnh Hạ Long...
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống tàu thuyền du lịch: gồm tàu thăm Vịnh và tàu ngủ đêm trên Vịnh.
Tàu thăm Vịnh là những chiếc tàu thiết kế theo kiểu truyền thống mái chùa, có 2
tầng, trầng dưới là nhà hàng, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách, tầng 2
là nơi du khách có thể ngồi ngắm cảnh Vịnh và chụp những bức ảnh lưu niệm hay
tắm nắng. Còn tàu ngủ đêm trên Vịnh là những chiếc tàu, du thuyền có thiết kế to
hơn, đẹp hơn, rộng hơn, dài hơn và đầy đủ tiện nghi hơn tàu thăm Vịnh. Bên trong
có phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh riêng biệt, đều hịa, tủ lạnh,…Có những
tàu chỉ có 1 hay 2 phịng ngủ nhưng có những con tàu lớn hơn có tới 30 phòng ngủ
với đầy đủ các tiện nghi như khi khách ngủ qua đêm trên khách sạn. Hạ Long có
trên 350 tàu du lịch các loại phục vụ khách tham quan. Du khách có thể liên hệ thuê
tàu tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy.
12


Hệ thống khách sạn trên khu vực Bãi Cháy: các khách sạn như Sài Gòn – Hạ
Long, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải, Bạch
Đằng,…cùng với 359 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 4 sao.
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu: gồm Nhà biểu diễn mái vòm: biểu diễn cá
heo, sư tử biển,… Khu phố ẩm thực Việt Nam, Các loại hình vui chơi giải trí khác
như tham quan Suối Thai, leo núi, cắm trại, tắm biển,…
Thủy phi cơ Vịnh Hạ Long
Tạp trí New York Times (Mỹ) từng bình chọn trải nghiệm ngắm nhìn vịnh bằng
thủy phi cơ là một trong những dịch vụ du lịch hấp dẫn nhất hành tinh.
Nếu du khách vẫn chưa thỏa mãn với du thuyền thì một chuyến bay vịng quanh
vịnh có lẽ sẽ kiến du khách hài lòng. Hiện nay, trải nghiệm ngắm vịnh Hạ long từ
thủy phi cơ được khai thác duy nhất bởi hãng hàng không Hải Âu.
Mỗi chuyến bay có thể chuyên chở 12 hành khách với những ô cửa sổ được

thiết kế để đảm bảo tầm nhìn tuyệt vời cho tất cả mọi người. Là một dịch vụ sang
trọng và có chi phí đắt đỏ hơn một số dịch vụ du lịch khác tại Quảng Ninh nhưng
việc sử dụng thủy phi cơ không chỉ giúp du khách tiết kiệm được thời gian di
chuyển mà còn là phương thức hoàn hảo để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của kỳ
quan thiên nhiên UNESCO này. Xuất phát từ cảng Tuần Châu với màn cất cánh trên
mặt nước, chuyến bay chỉ dài 25 phút này sẽ mang đến một tầm nhìn hồn tồn
khác biệt: cảnh biển tráng lệ với gần 2000 hịn đảo đá vơi nhơ lên từ mặt nước xanh
như ngọc, trải rộng trên khu vực gần 2000 km2. Từ góc độ này, du khách sẽ thấy rõ
hình hài của những dãy núi trùng điệp trên vịnh mang dáng dấp uốn lượn như một
con rồng đang hạ xuống mặt biển.
2. Thực trạng hoạt động du lịch

2.1. Những loại hình du lịch chính đang khai thác ở Vịnh Hạ Long
Các loại hình du lịch tại vịnh Hạ Long được biết đến là một trong những điểm
đến hấp dẫn nhất đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bởi vẻ đẹp huyền diệu,
kì bí của những hang động và hàng ngàn đảo đá đã tạo nên một bức tranh hoàn mỹ.
13


− Du lịch tham quan: Với loại hình du lịch này du khách sẽ được ngắm phong
cảnh Hạ Long một cách trọn vẹn, tham quan các hang động tự nhiên và trải nghiệm
các trị vui chơi giải trí, tắm biển trên vịnh tận hưởng và thư giãn.
− Du lịch Kayaking (chèo thuyền phao): Đây là kiểu du lịch lãng mạn dành
cho các cặp đôi. Một chiếc du thuyền sẽ đưa du khách ra những vùng biển vắng,
yên bình và ở đó để du khách có thể tự do tự chèo thuyền thám hiểm, tham quan
khám phá những điều mới mẻ trên vịnh Hạ Long.
− Du lịch văn hố: Loại hình du lịch này dành cho các du khách ham mê khám
phá văn hố, có nhiều thời gian để có thể tham quan, tìm hiểu hết những di chỉ khảo
cổ, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể còn tồn tại trên Vịnh Hạ Long.
− Du lịch nghỉ đêm tại Vịnh Hạ Long: Là khu vực có cảnh quan quan thiên

nhiên đặc sắc, hệ thống hang động phong phú, bãi biển đẹp, lưu giữ nhiều giá trị
văn hóa truyền thống, Vịnh Hạ Long hội tụ những yếu tố về đất, nước, con người,
cảnh quan, văn hóa, lịch sử hấp dẫn du khách để quảng bá du lịch. Hiện nay, loại
hình du lịch nghỉ đêm trên Vịnh được xem là độc đáo, thu hút được nhiều du khách
trong và ngoài nước.
2.2. Lượng khách du lịch
Vịnh Hạ Long, Di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới là một trong những điểm
đến du lịch hàng đầu của Việt Nam. Hiếm có điểm đến nào mà du khách có thể có
được những cơ hội trải nghiệm cùng một lúc nhiều các giá trị đặc sắc về tự nhiên,
văn hoá, lịch sử và con người như ở nơi này. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác
biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của Vịnh Hạ Long so với các điểm đến du lịch khác và
thu hút hàng triệu lượng khách du lịch dến tham quan.
Bảng thống kê lượng khách du lịch tại Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh
Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Khách nội địa

3,97

7,0

1,5

1,1


Khách quốc tế

2,96

5,2

2,9

0,4

Tổng

6,93

12,2

4,4

1,5

14


(triệu lượt)
Quảng Ninh thu hút hơn 5 triệu lượt khách Quốc tế, doanh thu đạt 23.600 tỷ
đồng tăng trưởng 32% cao nhất từ trước đến nay... Năm 2018 cũng là năm bản lề
đánh dấu bước chuyển đột phá về cơ sở hạ tầng du lịch của Quảng Ninh. Năm du
lịch Quốc gia 2018 cũng đã khép lại nhưng mở ra nhiều cơ hội mới để du lịch
Quảng Ninh tiến ra “biển lớn”.

Với hơn 5,2 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch Quảng Ninh đã chiếm tới
30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2018, khẳng định Quảng Ninh
đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2020, lượng khách tham quan Di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ước đạt 1,5 triệu lượt, bằng 34,1% so với năm 2019,
trong đó trên 1,1 triệu khách nội địa và trên 400 ngàn khách nước ngồi. Thu phí
tham quan Vịnh Hạ Long ước đạt trên 230 tỷ đồng, bằng 18,8% so với năm 2019,
15,5% so với kế hoạch tỉnh giao.
Tính đến ngày 13/12/2020, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện miễn vé
thăm quan cho 203.706 lượt khách, trong đó có 6.422 lượt khách qua các chuyến
bay đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và 197.015 lượt khách được miễn phí
tham quan theo các Nghị quyết về kích cầu du lịch của tỉnh.
Trong năm 2020, công tác khai thác, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được quan tâm, chú trọng. Ban Quản lý Vịnh
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh; nghiên cứu lập hồ sơ khoa học, bảo
tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn của Vịnh Hạ Long; tăng cường giám sát các
hoạt động kinh tế và xử lý các vi phạm; công tác quản lý, bảo vệ môi trường Vịnh
Hạ Long được tăng cường; Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cũng duy trì liên hệ và phối
hợp chặt chẽ với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), UNESCO để quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Trong năm 2021, thị trường du lịch được dự đoán vẫn chịu tác động lớn bởi
dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên với nỗ lực của toàn ngành và của tỉnh Quảng Ninh
15


trong việc vừa đảm bảo an toàn và các biện pháp phòng dịch vừa thu hút du khách,
lượng khách tới Vịnh Hạ Long được dự đoán sẽ tăng so với năm 2020. Theo ơng
Phạm Đình Huỳnh, Phó Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long: Lượng khách du lịch
tham quan Vịnh Hạ Long trong năm 2021 sẽ tăng khoảng 30% so với năm 2020, tập
trung chủ yếu vào quý II và quý III.


16


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VỊNH HẠ LONG
1. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long:
Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành tiêu chí của mọi ngành kinh tế,
trong đó có cả ngành du lịch. Phát triển du lịch bền vững là việc giải quyết tốt mâu
thuẫn giữa khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên tại điểm du lịch.
Trong những năm qua, với kết quả đạt được, du lịch Vịnh Hạ Long ngày càng
thể hiện được vị thế của mình trên trường du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên,
sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch Hạ Long là ngun nhân dẫn đến suy thối
mơi trường vùng Vịnh: Ơ nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch
của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới đa
dạng sinh học, xung đột xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, phần nào
làm xóa mịn bản sắc văn hóa của cộng đồng. Chính những yếu tố này sẽ quay lại
tác động tiêu cực đến việc phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long. Vì vậy, cơng tác
bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long là hết sức quan trọng và cấp bách.
Để phát triển du lịch bền vững phải dựa trên những nguyên tắc sau:
− Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
− Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.
− Khi triển khai các dự án du lịch cần phải đánh giá tác động của môi trường và
thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động mơi trường, điều đó sẽ đảm bảo cho
tài ngun được khai thác và sử dụng hợp lí phục vụ phát triển du lịch bền vững,
đảm bảo chi phí khơi phục các suy thối mơi trường.
− Thường xun trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng
khác liên quan nhằm đảm bảo sự gắn kết và trách nhiệm hơn giữa các ngành kinh tế
với nhau, góp phần phát triển du lịch bền vững.
− Nâng cao ý thức hiểu biết của con người về các giá trị của tài nguyên môi
trường.

− Tăng cường tiếp thị du lịch 1 cách có trách nhiệm.
17


− Thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu và phân tích xử lý các hoạt động
kinh doanh để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường.

2. Định hướng khai thác và phát triển du lịch vịnh Hạ Long:
− Để phát triển du lịch nhiệm vụ trước mắt là tập trung phân khúc khách du
lịch, trong đó tập trung tăng lượng khách du lịch quốc tế. Đồng thời để kéo dài thời
gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách cần phải tập trung mọi nguồn lực thu hút
đầu tư hạ tầng chất lượng cao.
− Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp vào các cuộc đầu tư,
quản lí, khai thác đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
− Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, từng bước cải thiện môi
trường kinh doanh du lịch, xây dựng văn hóa du lịch địa phương.
− Cần có cái nhìn tổng thể, dài hơi để vừa đảm bảo sự đồng bộ trong tất cả các
hoạt động từ vận tải, lữ hành, lưu trú đến khu vui chơi giải trí…
− Phát huy được những lợi thế riêng vốn có của từng địa phương.

18


KẾT LUẬN
Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thới giới, điểm hấp dẫn của du khách trong
nước và quốc tế và đang là đối tượng khai thác của các ngành kinh tế như: Ngành
du lịch, khai thác than, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, giao thông cảng biển…
Căn cứ vào những kết quả đã đạt được qua nghiên cứu, chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy rằng khu Di sản thế giới - Vịnh Hạ Long đóng một vai trò quan
trọng trong việc phát triển du lịch ở Quảng Ninh nói riêng và phát triển du lịch Việt

Nam nói chung. Việc Hạ Long hai lần được ghi vào Danh mục Di sản thế giới đã
cho thấy Vịnh Hạ Long khơng chỉ đóng vai trị quan trọng ở mức độ cấp tỉnh thành,
cấp quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế lớn lao với giá trị thẩm mỹ và giá trị
khoa học địa chất địa mạo như là bảo tàng địa chất khổng lồ tồn tại hàng triệu năm
qua.
Vấn đề khai thác và bảo vệ sử dụng hợp lý khu Di sản thế giới – Hạ Long là
một vấn đề cấp bách cần phải sớm giải quyết. Cần sớm có một quy hoạch lãnh thổ
chung thống nhất đáp ứng được nhu cầu phát triển của một số ngành kinh tế. Đây là
căn cứ rất quan trọng để bước đầu giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo trong
khai thác lãnh thổ khu vực này, đảm bảo sự phát triển bền vững trên quan điểm bảo
vệ môi trường sinh thái và di sản thiên nhiên thế giới.
Trước mắt, để góp phần đảm bảo môi trường khu vực Vịnh Hạ Long cần sớm
thực hiện quyết định của chính phủ về việc quy hoạch lại các mỏ than có nguy cơ
gây ơ nhiễm, cũng như triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm của
hoạt động khai thác than ở các mỏ ven bờ.
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch nên sản
phẩm du lịch chính của Vịnh Hạ Long là du lịch tham quan thắng cảnh và du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long, cần thiết phải có mối
quan hệ chặt chẽ với hoạt động của trung tâm Hà Nội và phụ cần.
19



×