Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Gmoi tinh dep cua trung tuong nguyen binhdoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.69 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nửa thế kỷ một mối tình dang dở với tướng Nguyễn Bình Đăng ngày: 15:54 08-04-2010 Thư mục: Lịch sử. Năm 2001, tôi được gặp bà Vương Thị Trinh - người phụ nữ đã có một quãng đời gắn bó với trung tướng Nguyễn Bình, trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày ông hy sinh. Đến tháng 8/2008, khi tôi dự cuộc họp báo chuẩn bị lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh, 60 năm ngày được phong tướng của anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sĩ Nguyễn Bình thì nghe tin bà mất. Bà có nguyện vọng được đưa hài cốt về chùa Pháp Hoa, nơi thờ trung tướng Nguyễn Bình. Tôi lặng người trước sự ra đi của bà, lặng người trước mối tình bền chặt, thủy chung mà bà đã dành cho ông. Khi sống, bà đã không thể cùng ông đi suốt cuộc đời. Khi mất, không ai ngăn được bà ở bên ông… Hôm ấy, tháng 9 năm 2001, ở chùa Pháp Hoa có một người phụ nữ độ tuổi 80, gương mặt tròn, sáng ngời lên vẻ dịu hiền, phúc hậu. Bà lặng lẽ đến bên di ảnh trung tướng Nguyễn Bình, thắp lên nén hương tưởng niệm. Gương mặt bà chìm trong nỗi trầm tư khác thường. Bà đứng lặng trước di ảnh tướng quân, như cố ngăn lại một điều gì đó đang dâng tràn. Trong khoảnh khắc, bà như hóa đá giữa làn khói hương mù mịt. Bà như quên đi tất cả, chỉ còn lại một mình với hình bóng của tướng quân.. Nữ sinh trường Áo Tím Vương Thị Trinh năm 1941. Sau khi vượt qua kỳ thi tú tài 1, hưởng ứng phong trào “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Sau đó, qua ông Vũ Hải Sơn - nguyên Tham mưu trưởng trung đoàn 950, tôi mới biết người phụ nữ lặng lẽ ấy chính là Vương Thị Trinh - người phụ nữ đã từng có một quãng đời gắn bó với trung tướng Nguyễn Bình. Ấn tượng trong ngày gặp bà Vương Thị Trinh ở chùa Pháp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoa đưa tôi đến ngôi nhà 34 Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh. Tiếp tôi trong phòng khách nhìn ra một vườn bon-sai xinh nhỏ, bà Trinh nói: - Cuộc đời tôi chẳng có gì đáng để kể. Năm tháng qua đi, có những kỷ niệm đẹp, rất đẹp. Tôi đã từng có khững khoảnh khắc hạnh phúc… Và như vậy cũng quá đủ cho một đời người. Tôi biết đó chỉ là cách nói của bà. Một tiểu thư cành vàng lá ngọc, con gái một điền chủ có 100 mẫu vườn dừa ở làng Điều Hòa, Mỹ Tho đến với cuộc kháng chiến bằng bầu nhiệt huyết sôi sục của tuổi trẻ, bằng tất cả sự trong sáng của tâm hồn, từng đã yêu, được yêu và gắn bó cuộc đời với một vị tướng lỗi lạc có quá nhiều kỷ niệm giấu trong lòng. Bà chọn sự im lặng để thể hiện tình yêu của mình. Trong trái tim bà, mối tình đầu hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn, như mới ngày hôm qua…. Nguyễn Bình lên đường ra Bắc. Hoàn cảnh nghiệt ngã buộc hai người phải chia xa nhưng hình ảnh ông vẫn sống trong tâm tưởng của bà. Năm 1945, vượt qua kỳ thi tú tài 1, cô nữ sinh Vương Thị Trinh hưởng ứng phong trào “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Cô làm y tá, vượt qua mặt trận Thị Nghè đầy máu lửa, đưa thương binh về An Phú Đông. Cô khởi đầu sự nghiệp cách mạng bằng một việc làm đầy ý nghĩa. Trong những ngày đầu quân Pháp tái chiếm Nam bộ, quân dân ta đứng lên chống giặc bằng đủ loại vũ khí. Để có tiền cho kháng chiến, bộ ba Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Ngọc Thảo nghĩ ra cách viết một quyển sách kể chuyện kháng chiến bằng tiếng Pháp, mang tựa đề: “Variétés du Maquis” (Chuyện bưng biền)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điều kiện in ấn trong vùng căn cứ lúc ấy gặp muôn vàn khó khăn. Thấy Trinh thạo tiếng Pháp, chữ đẹp nên ba ông Thuần, Bích, Thảo nhờ cô chép tay. Sách có bìa minh họa sinh động, kể chuyện Thái Văn Lung bị bắt và hy sinh, cùng nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm khác. Trinh nắn nót từng chữ, hết đêm này qua đêm khác, ngày này qua ngày khác, khẩn trương nhưng tỉ mỉ, chép hơn 100 quyển “Variétés du Maquis” bằng Pháp ngữ. Cuốn sách bí mật đưa về thành. Bà Trinh kể: “Tôi nghĩ đó là quyển sách đắt nhất mà tôi được biết. Giới tư sản trong thành đã bỏ số tiền lớn, có khi đến mấy trăm đồng Đông Dương mua quyển sách dày chưa đến 30 trang. Tiền bán sách giúp bộ đội trang bị vũ khí đánh giặc. Khi giặc Pháp đánh ra ngoại thành, căn cứ An Phú Đông bị vỡ, chúng tôi chuyển về căn cứ Vườn Thơm, dần dần xa thành phố hơn như Đức Hòa, Đức Huệ… rồi về miền Tây”. Từ một nữ sinh xuất thân trong gia đình giàu có, chưa từng quen cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt trong chiến khu nhưng Trinh thích nghi dần với cuộc kháng chiến. Cô biết bơi xuồng, hái bông điên điển, giăng câu, đặt lờ… kiếm chút “chất đạm” cho cơ quan. Có lẽ vì sự hòa nhập, hồn nhiên ấy mà ngay trong ngày đầu gặp gỡ, vị Khu trưởng khu 7, sau này là Tư lệnh Nam bộ, trung tướng Nguyễn Bình đem lòng yêu mến cô.. Bà Vương Thị Trinh sau khi được trao trả tại Ninh Giang, Thái Bình, năm 1954. Vị chỉ huy với trực giác nhạy bén, con mắt nhìn người tinh tường ấy đã chọn cô, giao cho cô một công việc vô cùng quan trọng. Đó là công tác mật mã và cô là cán bộ, trưởng ban mật mã đầu tiên ở chiến trường Nam bộ. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 25/3/1946, nhà nước ta đã ký sắc lệnh về tổ chức quốc phòng, trong đó có phòng mật mã (nay đổi thành cơ yếu). Đáp lại lòng tin cậy của vị chỉ huy, cô càng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Cô lặng lẽ giữ đài VMA2, lặng lẽ thực hiện những mật mã do Tư lệnh Nguyễn Bình chỉ đạo. Sau Vương Thị Trinh, còn rất nhiều cô gái được trao nhiệm vụ bí mật và quan trọng này..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tôi hỏi: “Họ đã làm những công việc gì mà quan trọng đến như vậy?”. Bà Trinh cười độ lượng nói: “Cô hãy hình dung áp lực công việc của những người “giữ ngựa”, khi có điện tín của quân báo, trinh sát gởi về, lập tức Bộ Tư lệnh có mật điện thông báo cho các tỉnh đội, các cơ quan quân dân, chính Đảng biết để chuẩn bị chống càn quét của địch. Lúc này, anh chị em mật mã và vô tuyến điện phải thường trực 24/24 giờ dịch mã xong điện và nhanh chóng truyền đi mệnh lệnh tuyệt mật của bộ Tư lệnh ra Trung Ương và các tỉnh đội, mặt khác có bộ phận di chuyển địa điểm, cất giấu tài liệu, xung quanh có hầm chông và gài lựu đạn để bảo vệ. Còn ở vùng đồng nước, chúng tôi cất giấu “con ngựa” (mật mã) vào bọng cây mù u, bởi trong ruột cây mù u có mủ, đốt lửa cháy trong bụng cây khoảng 1 mét cất tài liệu mật rất an toàn, không sợ bị ướt. Riêng anh em mật mã cơ động đi trực tiếp chiến hào với bộ đội phải thuộc lòng cốt mật mã. Khi có điện của Bộ Tư lệnh Tiền phương gởi đến, cán bộ mật mã phải dịch ngay bằng miệng, không còn thời giờ lấy giấy bút. Ví mật mã với vô tuyến điện là anh em song đôi là vì vậy”. Những năm tháng công tác mật mã dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh Nguyễn Bình là quãng đời hạnh phúc nhất đời bà, cho dù đó cũng là những ngày vô cùng gian khổ. Địch càn quét liên miên, Bộ Tư lệnh nhiều lần dời địa điểm, có lúc ăn khoai mì thay cơm… Bà đã từng bị sẩy thai trong một lần nhảy hầm chạy tránh máy bay. Chưa kịp hồi phục, bà lại lao vào công tác. Có được một tình yêu lớn, được đùm bọc trong tình thương đồng bào, cô gái trẻ năm ấy được tiếp thêm sức mạnh, sẵn sàng vượt qua mọi chông gai. Bà đã chia sẻ cùng Tư lệnh Nguyễn Bình những giờ phút hiểm nguy nhất cũng như lúc vinh quang. Chính tay bà dịch bức điện Trung Ương phong hàm trung tướng cho Nguyễn Bình. Ngày lễ thụ phong trung tướng Nguyễn Bình ở Nhơn Hòa Lập (Đồng Tháp Mười) được Bộ tư lệnh Nam Bộ tổ chức rất trọng thể. Sự kiện đó còn là niềm tự hào chung của quân dân Nam Bộ. Cô “mật mã” lo cắt đặt hậu cần, đãi hàng trăm thực khách. Hơn nửa thế kỷ sau, nhớ lại những năm tháng ấy, bà có những dòng hồi ức đầy cảm động khi trung tướng Nguyễn Bình bị thương: “Mồ tổ tụi con, “thằng Ba” nó có làm sao không? Đó là lời rầy la anh em chúng tôi vừa mới đến, đó là lời của mấy má chạy ra đón các con, miệng còn nhai trầu bỏm bẻm mà hai hàng nước mắt chảy dài trên má nhăn nheo. Anh chị em chúng tôi lúng túng không biết trả lời sao, thì em Long vừa là bảo vệ, vừa chèo xuồng, vừa lo tiếp tế lúc anh Ba bị ốm đau và bị thương chạy ra nói ngay: “Mấy má đừng lo, anh Ba chúng con chẳng sao cả, anh sẽ đến ngay”. Em Liên y tá băng bó vết thương, ai cũng lo lắng. Anh lại cười chúng tôi: “Mấy em nhát lắm, anh có làm sao đâu”. Rồi anh nghĩ không biết ngày nào lại đi công tác. Đối với mấy má và đồng bào, dù ở nơi nào anh cũng đều gần gũi và thăm hỏi, thăm viếng dù anh rất ít thì giờ. Anh Ba nói anh không thể nào kể hết được ân tình của các má và đồng bào ở mọi nơi, đã đùm bọc và yêu thương anh và các chiến sĩ trải dài khắp mọi nẻo đường đã đi qua từ Đức Hòa, Đức Huệ, Giồng Dinh, Ba Thu, Góc Rinh Vàm Cỏ, Vườn Thơm, kinh Dương Văn Dương, kinh 18, kinh 12 và nhiều nơi khác nữa… Với đồng đội, anh chăm sóc chúng tôi, lo lắng sức khỏe cho chúng tôi. Có một lần ngày 2/9 trong chiến khu, anh không đi công tác, bảo em Long và tôi làm món lươn nấu củ chuối. Tôi phải hỏi anh các thứ phải nấu vì đây là món lạ. Em Long lo đi đặt trúm bắt lươn, tôi đi xin má củ chuối, thời gian đó là phải tự túc, sống nhờ dân. Anh vừa ý và ăn ngon. Lúc đó anh nhắc đến quê anh ở Kẻ Sặt, Bần Yên Nhân có loại tương bần ngon lắm. Có lẽ lúc đó anh nhớ đến quê nhà xa cách từ lâu. Anh nói ngày đất nước độc lập, anh sẽ đưa tôi về thăm quê anh…”. Nhưng mãi mãi, trung tướng Nguyễn Bình đã không thực hiện được lời hứa với người phụ nữ mình rất mực yêu thương. Do đối mặt với uẩn khúc riêng tư, bà Trinh lặng lẽ ra đi. Cả hai.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đều vô cùng đau đớn vì cuộc chia ly nhưng bà không thể làm khác hơn. Bà về chiến trường miền Tây công tác, lại tiếp tục đối mặt với gian khổ, hiểm nguy. Năm 1951, bà Trinh bị bắt vào nhà tù Catinat. Vượt qua những ngón đòn hiểm ác của địch, bà Trinh kiên quyết không chịu nhận là “vợ của trung tướng Nguyễn Bình”. Bà nói: “Vì nếu nhận là vợ anh Ba, địch sẽ lấn tới, sẽ dùng nhiều thủ đoạn nhằm khai thác mật mã mà tôi đã nắm giữ. Mật mã là bí mật của Đảng, tôi quyết không để kẻ địch lợi dụng”. “Để cách ly một phần tử nguy hiểm”, một năm sau, địch đưa bà Trinh ra nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), bị giam trong một xà lim dành cho tù tử hình. Sau đó, bà bị đày đi nhà tù Thanh Liệt (Hà Đông). Bà giả bệnh để ra ngoài nằm bệnh viện, nhằm liên lạc với tù nhân đấu tranh. Đoán được kế hoạch của những “bệnh tù”, địch đưa vào bệnh viện Bạch Mai, nơi có nhiều người bị bệnh truyền nhiễm.. Những năm tháng làm công tác mật mã dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh Nguyễn Bình, là quãng đời hạnh phúc nhất của đời bà. Những người “bệnh tù” tiếp tục đấu tranh, để trở lại nhà tù. Do hoạt động trong chi bộ nhà tù, bà bị tố cáo và một lần nữa, địch đưa bà trở lại nhà tù Hỏa Lò, lại bị giam trong xà lim tù tử hình… Ngày 26/7/1954, địch cố tình không trao trả những “phần tử nguy hiểm”, cách ly một số tù nhân vào nhà lao nhà máy Chai, định đẩy xuống tàu há mồm, đưa ra Côn Đảo. Nhưng trong số “tù nhân nguy hiểm” ấy có 2 ủy viên Thành ủy Hà Nội và số anh em tù làm công tác địch vận, vận động được số lính bảo an, đưa danh sách “những phần tử nguy hiểm” về Hà Nội đòi trao trả theo đúng tinh thần Hiệp định Genève. Ngày 28/7/1954, bà Trinh cùng một số tù chính trị được trao trả tại Ninh Giang, Thái Bình. Cũng từ đây, cuộc đời bà rẽ sang một bước ngoặt khác. Bà công tác trong Ban liên lạc quốc tế của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, kết hôn với một cán bộ tập kết ra Bắc. Hiện nay, bà sống trong biệt thự tại 34 Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh với người con trai là giám đốc một công ty xây dựng. Ở tuổi 80, bà sâu thẳm, độ lượng hơn khi nhìn lại những năm tháng đã qua. Suốt hơn nửa thế kỷ, kể từ ngày trung tướng Nguyễn Bình hy sinh, trái tim bà vẫn dành cho cố tướng quân một tình yêu nồng thắm. Bà cũng có nỗi khổ riêng của mình, bởi mãi đến năm 2000, bà mới thắp được nén hương trước mộ “anh Ba”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kỷ niệm những ngày đầu kháng chiến như dòng sông ào ạt chảy về, bà nghẹn ngào thầm nói: “Nén hương này, con xin thay mặt “anh Ba” để tạ ân tình của các má ở cái xứ “nước cốt dừa” đã thương yêu, đùm bọc con người mà các má thân thương gọi là “thằng Ba”, thằng “trung tướng”.. Bà Vương Thị Trinh trong những năm hoạt động ngoại giao ở miền Bắc, cùng con trai. Người chồng sau của bà là một trí thức, rất tôn trọng mối tình của bà và tướng Nguyễn Bình. Bà đã xin phép chồng lấy họ Nguyễn Bình và đặt tên con là Nguyễn Phương Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà sống cùng con trai - một doanh nhân thành đạt. Con người bình dân, giản dị, hiên ngang vững bước đi về phía trước không một lời dặn dò, không một lời trăn trối đã bị gãy gánh dọc đường. “Thằng Ba” của các má hy sinh tại Phum Co Rơ Mia, xã Xê Rê Bok, huyện Xê Xan, tỉnh Stung Treng, đã được đồng bào Phum Co Rơ Mia chôn cất và giữ gìn ngôi mộ suốt 49 năm qua. Dưới sự giúp đỡ của hai nhà nước Việt Nam và Campuchia, hài cốt của anh Ba đã được đưa về nước và long trọng làm lễ cải táng ngày 13/3/2000…”. Hôm ấy, bà lặng lẽ có mặt trong đoàn người đưa cố tướng quân về tổ quốc. Kể từ năm 1999, khi chùa Pháp Hoa xây tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ trung đoàn quyết tử 950 hy sinh, có một nơi đặt di ảnh trung tướng Nguyễn Bình, hàng năm, bà lên chùa thắp hương, trò chuyện cùng người đã mất. Đó là khoảnh khắc bà tìm lại hạnh phúc trong thanh thản. Trầm Hương Nguồn: Honvietquochoc GL : Trung Tướng Nguyễn Bình - Một trong 11 người được phong Tướng đầu đầu tiên của nước ta. Ông là vị tướng với rât nhiều huyền thoại và được ví như Từ Hải trong giai đoạn lĩch sử dân tộc trươc và sau năm 1945 " dọc ngang nào biết trên đầu có ai" . Một mình ông, tự tập hợp lực lượng tổ chức chiến đấu và giành thắng lợi, giải phóng toàn bộ chiến khu Đông.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Triều mà không có tổ chức Đảng. Đến khi Trung ương Đảng cử người về thuyết phục ông bàn giao ông không chấp nhận. Nhưng trước sự khoan dung và tin tưởng của Bác và Trung Ương Đảng, trao Nam bộ cho ông - một nơi đầy rẫy đảng phái, anh hùng hảo hán và một đội quân viễn chinh hùng hậu, thì ông lại khuất phục , giao chiến khu Đông Triều cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp , lên đường vào Nam... Con người ấy, thời điểm ấy, hoàn cảnh ấy đã gặp nhau. Bao nhiêu đảng phái , anh hùng hảo hán đều được Nguyễn Bình quy thuận về một mối dưới ngọn cờ Cách mạng. Trong khi ông đến Nam Bộ chỉ với 2 bàn tay trắng và một chức danh: Đặc phái viên Trung ương! Tài và tật cũng thường song hành trong con người vị tướng này. Dũng mãnh và ngoan cường, Mưu lược và tài hoa, lì lợm và đại nghĩa như anh hùng Lương Sơn Bạc, vào tận sào huyện địch nắm tình hình và đánh địch...Suốt đời lấy chữ Trung thành với Tổ quốc, với bạn bè, với đồng đội làm đầu... Ngày 29 tháng 9 năm 1951, trên đường đi công tác ra Bắc, ông bị quân Pháp phục kích và tử trận tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia. Có thể nói ông cùng với Thiếu tướng Nguyễn Sơn là 2 vị tướng ngang tàng, tài hoa và xuất sắc nhất của Quân đội ta. Nhưng thật tiếc ông ra đi quá sớm, cuộc đời ông vẩn con nhiều huyền thoại và bí ẩn cần khám phá. Tướng Nguyễn Bình ( Nguồn Internet).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tướng Nguyễn Bình ( Nguồn Internet). Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình và vụ án Ba Nhỏ cuối năm 1945 4:00, 12/12/2006. Xin được tự xử, Ba Nhỏ từ từ đưa họng súng lên ngực rồi khẽ bóp cò nhưng đạn không nổ. Ném súng xuống đất, hỏi mượn Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình khẩu súng ngắn khiến mọi người đều lo lắng sợ Ba Nhỏ sinh lòng phản trắc. Lạnh lùng, Nguyễn Bình móc súng ngắn đưa cho Ba Nhỏ. Một tiếng tách vang lên, Ba Nhỏ gục xuống tắt thở.. Bìa sách viết về tướng Nguyễn Bình. Lưu để đọc sau Email bài này In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài. Nguyễn Bình (1908-1951) tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh tại làng Yên Phú, xã Tịnh Tiến, huyện Mỹ Hào (nay là xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1948, 10 bài được đọc nhiều nhất Nguyễn Bình là người được phong hàm Trung tướng đầu tiên của quân đội. Ngay từ năm 1945, ông đã là nhà quân sự tài năng, quả cảm, nghĩa hiệp, giàu đức hy sinh, không chỉ nhân dân, bộ đội mà cả... giới giang hồ Nam Bộ cũng phải nể trọng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, gây hấn ở Sài Gòn - Gia Định.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> (23/9/1945), tình hình Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Lực lượng vũ trang ở đây lúc này đang còn trứng nước chỉ có vũ khí thô sơ, lại bị phân tán trong khi phải đối phó với đội quân xâm lược nhà nghề, được trang bị hiện đại của thực dân Pháp. Trước tình hình đó, tháng 10/1945, Nguyễn Bình lúc đó đang là Khu trưởng Khu Duyên Hải, Bắc Bộ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao làm nhiệm vụ phái viên của Trung ương ở Nam Bộ, sau đó giữ chức Khu trưởng Khu 7. Trên cương vị Khu trưởng Khu 7 những ngày đầu kháng chiến, với uy tín và tài trí của mình, ông đã cùng Khu ủy và Xứ ủy Nam Bộ có những quyết định đúng đắn, giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản, phức tạp của tình hình lúc bấy giờ, đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xã, thống nhất các lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong những việc làm nổi tiếng của ông thời gian này là bắt và tiến hành xử tử Ba Nhỏ, một tay anh chị khét tiếng, mượn danh bộ đội cách mạng, phạm nhiều tội ác. Trong những ngày đầu kháng chiến, lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó có “bộ đội Bình Xuyên”. Lực lượng này được ra đời từ trước Cách mạng Tháng Tám, bao gồm chủ yếu là các tay anh chị cùng đông đảo đàn em giang hồ, vì mưu sinh và tự vệ mà kết lại với nhau thành từng nhóm, lấy nghĩa huynh đệ, luật giang hồ làm căn cứ ứng xử. Ngoài lực lượng của Dương Văn Dương, còn có lực lượng của Nguyễn Văn Mạnh (ở Bình Xuyên, Chánh Hưng, Cần Giuộc) và nhiều nhóm anh chị khác tự coi là “bộ đội Bình Xuyên”. Trước cách mạng, Bình Xuyên đã làm cho bọn thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn phải khiếp sợ. Trong bối cảnh bị thực dân Pháp đô hộ, họ chống Pháp và tay sai theo cách riêng của giới giang hồ. Phát huy tính tích cực vốn có của những người Bình Xuyên, một số người cộng sản đã thâm nhập vào Bình Xuyên với chân tình bằng hữu, tuyên truyền và vun đắp cho họ lòng yêu nước, giúp họ hiểu được mục đích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, các thủ lĩnh Ba Dương và Tám Mạnh cùng nhiều đàn em thân tín đi theo cách mạng, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhóm vũ trang, từng bước phát triển thành các chi đội, tích cực học tập, rèn luyện, tham gia vào cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc. Trong lúc đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên nỗ lực tham gia con đường kháng chiến thì một bộ phận lực lượng như Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn... diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một số bộ phận không vượt qua được bản chất lưu manh, cơ hội, đã quay lại phản bội cách mạng, làm tay sai cho Pháp hoặc chuyển thành các nhóm thổ phỉ trên con đường tan rã. Ba Nhỏ là một trong những trường hợp như vậy. Ba Nhỏ tên thật là Lê Văn Khôi, trước Cách mạng Tháng Tám, Nhỏ đứng đầu một băng nhóm chuyên nghề đâm thuê chém mướn ở nam, bắc cầu Xóm Củi. Khi chuyển địa bàn hoạt động sang vùng Cầu Bông - Tân Định - Đa Kao - Thị Nghè, y nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của nhiều băng nhóm. Trong cuộc biểu tình ngày 25/8 và míttinh ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn, Ba Nhỏ nổi tiếng trong giới anh chị vì đã nghênh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ngang cưỡi ngựa mang gươm kiểu Lương Sơn Bạc đi giữa thành phố. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, trong dòng thác cách mạng, cũng như nhiều băng nhóm, Ba Nhỏ đưa lực lượng của mình nhập với các nhóm vũ trang khác, cùng tiến công Nha Khí tượng, Đài Phát thanh trong nội đô Sài Gòn rồi tham gia mặt trận Thị Nghè - Bà Chiểu - Cầu Bông (Mặt trận số 1). Dưới danh xưng “bộ đội cách mạng”, nhóm Ba Nhỏ tham gia tấn công khu Tân Định đã thảm sát gần 70 người mang quốc tịch Pháp, làm phức tạp thêm tình hình vốn rất phức tạp lúc bấy giờ. Khi lực lượng cách mạng đang bao vây Sài Gòn, Ba Nhỏ đã không ngần ngại rút gươm hạ sát một bà mẹ vô tội ở Cầu Bông, chỉ vì trong giỏ của bà có 1kg thịt định đem cho con gái và cháu ngoại đang bị kẹt trong thành phố. Mặt trận số 1 bị vỡ, Ba Nhỏ chỉ huy bọn đàn em gồm 3 tiểu đội với 15 khẩu súng, rút vào Bưng Sáu Xã, không gia nhập bộ đội Thái Văn Lung ở đây mà liên kết với Tư Cò Đá - một phần tử lưu manh với lực lượng vài chục đàn em và hơn chục khẩu súng chuyên bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Tại đây, nhóm Ba Nhỏ và Tư Cò Đá tiếp tục nhũng nhiễu nhân dân, đe dọa chính quyền và các đoàn thể cách mạng địa phương. Bộ đội Thái Văn Lung buộc phải đến lập lại an ninh trật tự. Khi giặc Pháp lấn chiếm và kiểm soát vùng cao của huyện Thủ Đức, Ba Nhỏ và Tư Cò Đá kéo về Long Thành, ra tận miền nam Phan Thiết rồi trở lại Bà Rịa. Đi đến đâu, chúng gieo rắc tai họa đến đó. Hành vi của chúng làm cho quần chúng bất bình, nhiều người hiểu sai về quân đội cách mạng. Để giữ vững kỷ luật quân đội, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với cách mạng, Nguyễn Bình quyết định bắt Ba Nhỏ và mở phiên tòa xét xử để làm gương cho ba quân. Long Thành được quyết định là nơi xét xử, bộ đội Liên chi 2 và 3 sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Triển khai thực hiện nhiệm vụ, Bộ chỉ huy Liên chi 2 và 3 họp bàn phương án bố trí lực lượng bảo vệ. Lực lượng bảo vệ sẽ gồm hai lớp. Lớp ngoài có 4 bộ phận: Một trung đội được tăng cường trọng liên 13,2 ly của bộ đội Phú Xuân sẽ chốt chặn ở ngã ba Phước Long, cách nơi xử án 1,5 km về hướng đông nam; một trung đội thuộc bộ đội Tư Huỳnh có tăng cường trọng liên 13,2 ly triển khai bố trí đội hình dọc hai bên tỉnh lộ 19, đoạn chạy qua làng Phước Mỹ, cách khu vực mở phiên tòa 1,5km về phía bắc; một trung đội thuộc bộ đội Chín Hiệp sẽ triển khai lực lượng tại Bàu Chai, cách khu vực xử án 1km về phía tây; một tiểu đội thuộc ban trinh sát sẽ tiến hành kiểm soát chặt con kinh Bà Ký, đoạn từ Phước Thiên (phía tây bắc) đến đồn điền Butier (phía đông nam dài 4 km). Ở vòng trong, lực lượng bảo vệ được bố trí gồm một trung đội vệ binh, có nhiệm vụ tổ chức kiểm soát, tuần tra chặt khu vực xung quanh đình thần xã Phước Lai - nơi mở phiên tòa. Một số cán bộ chỉ huy Ban trinh sát và Ban tình báo tập trung theo dõi và kịp thời có biện pháp ứng phó với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra.. Nguồn trích dẫn (0).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình và vụ án Ba Nhỏ cuối năm 1945 4:00, 12/12/2006. Xin được tự xử, Ba Nhỏ từ từ đưa họng súng lên ngực rồi khẽ bóp cò nhưng đạn không nổ. Ném súng xuống đất, hỏi mượn Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình khẩu súng ngắn khiến mọi người đều lo lắng sợ Ba Nhỏ sinh Bìa sách viết về tướng Nguyễn lòng phản trắc. Lạnh lùng, Nguyễn Bình. Bình móc súng ngắn đưa cho Ba Nhỏ. Một tiếng tách vang lên, Ba Nhỏ gục Lưu để đọc sau xuống tắt thở. Email bài này (Tiếp theo trang 1). In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài. Có thể nói việc bảo vệ phiên tòa được sắp xếp một cách hết sức nhanh chóng, chặt chẽ và chu đáo. Nhưng việc bắt một tên giang hồ anh chị như Ba Nhỏ thì bàsát i được nhất không dễ dàng, bởi hắn luôn thủ súng trong người,10 theo còn cóđọc một nhiều vệ sĩ thiện xạ. Công việc khó khăn này được giao cho “hùm xám” Mai Văn Vĩnh (tức Hai Vĩnh) người được Ba Nhỏ tin nể - đảm trách. Dùng vũ lực với một kẻ như Ba Nhỏ chắc chắn khó thành công, Hai Vĩnh đã thi hành nhiệm vụ bằng thuật giang hồ hảo hán. Biết Ba Nhỏ cùng tên vệ sĩ ở trong chùa Cao Đài tại thị xã Bà Rịa, Hai Vĩnh trao súng cho người bảo vệ đi cùng, rồi tay không một mình tới gặp, thuyết phục Ba Nhỏ đi gặp Nguyễn Bình. Với lực lượng được bố trí từ trước, Ba Nhỏ đã nhanh chóng bị bắt. Xử một tay giang hồ cỡ Ba Nhỏ lúc bấy giờ không phải chuyện dễ, mặc dù đã bắt được hắn. Thố tứ hồ bi, các tay anh chị không ai chịu ai, nhưng đều rung động trước cái chết của người cùng giới. Nắm trước tâm lý đó, Nguyễn Bình đã phái Hai Trọng, một người có uy tín, làm công tác tư tưởng trước trong giới chỉ huy Bình Xuyên. Tuy vậy, trước khi Ba Nhỏ bị xử tử, nhiều tay anh chị từng sống, liên kết với Ba Nhỏ, đứng đầu là Mười Lực đã làm đơn kiến nghị xin giảm án cho hắn. Nguyễn Bình phải cử Dương Văn Dương đi gặp những người này thuyết phục họ rút kiến nghị, vì “Khu trưởng Nguyễn Bình đã quyết định giữ vững bản án tử hình thì dù có 10 bản kiến nghị cũng như không”. Mười Lực nghe Ba Dương, đồng ý xóa tên trong bản kiến nghị, các anh em khác, vì thế cũng làm theo. Một buổi sáng tại khu đình thần xã Phước Lai, cách liên tỉnh lộ 19 độ 150 mét về phía đông, phiên tòa xét xử Ba Nhỏ bắt đầu. Từ sáng tinh mơ, các lực lượng bộ đội Bình Xuyên theo kế hoạch đã định triển khai xong đội hình bảo vệ phiên tòa. Tại phiên tòa, ngồi ghế chánh án là Nguyễn Bình - Khu trưởng Khu 7, Dương Văn Dương - Khu phó Khu 7 kiêm Chỉ huy trưởng Liên chi 2 và 3, và Nguyễn Văn Mạnh - chỉ huy bộ đội Chánh Hưng ngồi ghế hội thẩm. Tham dự phiên tòa còn có đại diện Khu bộ Khu 7, Ủy ban kháng chiến tỉnh Biên Hòa, quận Thủ Đức, quận Long Thành, Ủy ban kháng chiến và Ty Công an tỉnh Bà Rịa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> cùng các vị cao tuổi ở địa phương, các chi đội trưởng và chỉ huy trưởng các đơn vị bộ đội đóng trên các địa bàn phụ cận. Phiên tòa còn có luật sư bào chữa cho bị can tham dự. Các bước tuyên đọc cáo trạng, luật sư biện hộ đọc lời bào chữa được tiến hành đúng thể thức. Sau khi nghị án, Nguyễn Bình thay mặt tòa đọc bản tuyên án, nêu rõ những tội danh mà Ba Nhỏ đã phạm phải. Đó là: - Khủng bố đồng bào, làm giảm lòng tin của đồng bào đối với lực lượng vũ trang kháng chiến, làm mất thanh danh của Vệ quốc đoàn. - Coi thường chủ trương, đường lối, chính sách và các nghị quyết của Chính phủ Trung ương, của thượng cấp. Dùng bạo lực uy hiếp, khủng bố chính quyền và các đoàn thể cách mạng ở địa phương. - Thoái thác nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Khi địch tiến công, không tổ chức chiến đấu mà bỏ chạy dài. Xét trong lúc nước nhà lâm nguy, kháng chiến đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp, để giữ vững niềm tin của nhân dân vào cách mạng, đặng tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh kháng chiến, tòa tuyên án: Tử hình Ba Nhỏ. Sau khi nghe tòa luận tội và những tác hại do tội trạng đó gây ra, Ba Nhỏ đã thành tâm nhận tội: - Tội tôi làm tôi xin chịu, cám ơn anh Ba (tức Nguyễn Bình) đã chỉ dạy cho tôi. Xin anh Ba cho tôi một đặc ân, được tự xử lấy mình. Nguyễn Bình đồng ý cho Ba Nhỏ được tự xử. Ông ra lệnh cho một cán bộ đưa khẩu súng ngắn cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ nhận khẩu súng rồi nhìn đám đông, nói: - Các bạn hãy lấy tôi làm gương. Xin đừng đi con đường của tôi. Nói xong, Ba Nhỏ tay phải cầm báng súng, tay trái vuốt ve nòng súng. Lúc đó cả trăm người nín thở, chăm chú nhìn vào nòng súng, lo lắng cho ba vị quan tòa đang ngồi trên bục cao. Nếu Ba Nhỏ phản trắc, mục tiêu số 1 chắc chắn là Nguyễn Bình. Nhưng Nguyễn Bình vẫn điềm nhiên nhìn Ba Nhỏ đang đứng trước vành móng ngựa. Ba Nhỏ không nhìn ai, từ từ đưa họng súng lên ngực rồi khẽ nhính qua bên trái bóp cò. Một tiếng tách vang lên nhưng đạn không nổ. Ba Nhỏ ném súng xuống đất, nói với Nguyễn Bình: - Anh Ba, cho tôi mượn cây súng của anh. Mọi người đổ dồn nhìn Nguyễn Bình, hồi hộp đợi chờ phản ứng. Nguyễn Bình điềm nhiên móc súng, đưa người bảo vệ mang lại cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ chĩa súng lên đầu, ngang vành tai, bóp cò. Súng nổ vang, Ba Nhỏ gục xuống tắt thở. Vụ Nguyễn Bình xử Ba Nhỏ là một vụ án nổi tiếng trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nếu không phải là Nguyễn Bình với tài năng và bản.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> lĩnh hơn người, sẽ không đời nào cho Ba Nhỏ được tự xử theo kiểu giang hồ mã thượng như thế. Có thể nói, đây là một vụ án được tiến hành trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp. Thành công của vụ án đã có tác dụng to lớn nhằm răn đe những kẻ cơ hội lợi dụng tình hình để chống phá cách mạng, đồng thời tạo được niềm tin cho nhân dân quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng tiến hành kháng chiến cho tới ngày toàn thắng Với người dân Nam bộ chân chất phóng khoáng, ít quan tâm đến chính trị. Lớp cha ông thời chống Pháp, hầu như họ chỉ biết tướng lĩnh cách mạng chỉ có hai người là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Bình. Một nhân vật huyền thoại mà Kẻ thù khiếp sợ, giới giang hồ kính nể và người dân yêu mến. Có thể nói ông là tướng giang hồ cũng không sai! Có xuất thân và thành phần phức tạp, phi chính thống. Vùng vẫy chỉ huy đánh Pháp ngang dọc, rồi hy sinh sớm nên tài liệu sách vở nói về ông rất hiếm... (Tranhung09 giới thiệu) Trung tướng Nguyễn Bình (1908 – 29/9/1951), Anh hùng Lực lượng Vũt rang Nhân dân (truy tặng) nguyên Khu trưởng Khu VII, nguyên Chỉ huy trưởng Chiến khu Đông Triều. Ông được phong hàm Trung tướng ngay trong đợt phong quân hàm đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất. ‘’Bác giao miền Nam cho chú’’ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) “Thảo có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu với bạn, trung thành với đoàn thể. Trước Cách mạng Tháng Tám, Thảo lập chiến khu Đông Triều một cách tự động...” (Nhà sử học Trần Huy Liệu) Nguyễn Bình tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo, quê làng An Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ nhưng sống ở thành phố Hải Phòng. Ông sinh năm 1908 trong một gia đình trung lưu có 5 người con, ông là thứ 4. Năm 17 tuổi đang học năm thứ 2 trường Trung học Hải Phòng, vì những hoạt động yêu nước và bị thực dân Pháp truy lùng, ông trốn gia đình vào Nam giao du với nhà văn giang hồ Vương Sơn. Sau ông kết thân với nhà văn, nhà báo Trần Huy Liệu bấy giờ là Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng và trở thành Đảng viên tích cực của Đảng này, giữ chức Trưởng ban tổ chức. Năm 1928 Xứ bộ Việt Nam Quốc dân Đảng Nam Kỳ được thành lập, hoạt động với tôn chỉ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Ông được bầu vào Ban chấp hành Xứ bộ, Trần Huy Liệu giữ chức Bí thư. Năm 1929 ông và Trần Huy Liệu bị bắt, bị kết án 5 năm tù và đày Côn Đảo. Khi ở tù, được tiếp xúc với những đảng viên cộng sản, ông có thiện cảm với Đảng cộng sản, đường lối đấu tranh của ông bắt đầu ngả sang những người cộng sản. Chính vì vậy mà ông bị bọn cầm đầu Quốc dân Đảng thanh trừng, bị khoét mất mắt trái. Cũng từ đó ông nhận ra rằng khẩu hiệu của chủ nghĩa Tam dân thực chất chỉ là khẩu hiệu suông, còn bọn cầm đầu thì theo mục đích: “Vinh thân thì gia” và không ngần ngại thủ tiêu những đồng đảng khác chính kiến. Năm 1935 mãn hạn tù, ông trở về quê nhà. Ông tiếp tục hoạt động, bí mật xây dựng chiến khu Đông Triều, ông bị bắt một lần nữa từ năm 1938 đến năm 1942. Tuy bị quản thúc nhưng ông vẫn nuôi ý chí cách mạng, bí mật xây dựng Đông Triều làm căn cứ chống Pháp một cách độc lập. Khoảng năm 1942, ông được tổ chức Đảng và Việt Minh giao cho nhiệm vụ mua vũ khí chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời còn vận động binh lính các đồn Thủy Nguyên, Cửa Ông, thị xã Kiến.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> An cung cấp vũ khí. Nhờ súng đạn nhiều mà Đông Triều trở thành chiến khu vững vàng và chùa Bắc Mã là tổng hành dinh của quân giải phóng chiến khu Đông Triều. Đêm 12/3/1945 ông tham gia đánh trận đồn Bần Yên Nhân, thu được nhiều thắng lợi. Trận đánh đồn Bần được coi là trận đánh kiểu mẫu ở đồng bằng. Cũng trong tháng 3-1945, ông đã lãnh đạo tổ chức đánh cướp tàu Pháp ở Hạ Lý-Hải Phòng, hạ đồn Đông Triều, diệt đồn Bí Chợ, đánh địch chiếm thị xã Uông Bí. Tháng 4/1945 Hội nghị quân sự Bắc kỳ quyết định cả nước chia làm 7 quân khu, Bắc Bộ có 4, ông giữ chức Tư lệnh Đệ tứ quân khu (tức chiến khu Đông Triều gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai, Móng Cái và Lạng Sơn). Trong tháng 6, tháng 7 năm 1945 ông chỉ huy nhiều trận đánh lớn, thu được nhiều lương thực và vũ khí, như trận phục kích trên sông Kinh Thầy, trận tấn công đồng loạt 5 đồn Thanh Hà, Kinh Môn, Thuỷ Nguyên, Uông Bí, và Bí Chợ, đặc biệt là trận đánh chiếm giải phóng thị xã Quảng Yên, là tỉnh lị duy nhất ở miền Bắc về tay nhân dân trước cách mạng tháng Tám. Trong các trận này thu 600 súng trường, 400 trung liên. Thừa thắng ông mang quân đi yểm trợ cuộc khởi nghĩa ở Hải Phòng, sau đó giải phóng Tiên Yên, Ba Chẽ, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cát Bà. Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông dẫn gần 100 nghĩa quân tiến theo cờ đỏ sao vàng trên đường 18 hướng tới Đông Triều. Cả đoàn chỉ có một súng trường, còn toàn giáo mác. Cánh tay phải của mỗi người đeo một băng đỏ dính sao vàng. Riêng trên ngực ông có gắn miềng vải đỏ có chữ TCH-tức Tổng chỉ huy…Từ chiến khu Đông Triều, ông đã chỉ huy lực lượng tiến công phối hợp với nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức giành chính quyền ở Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An. Hải Dương là một trong những tỉnh giành được chính quyền đầu tiên trong cả nước, trước khi mệnh lệnh tổng khởi nghĩa về đến. Sau đó, ông được giao làm khu trưởng Khu duyên hải Bắc Bộ, ông là người có công lớn trong bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ ở đây. Do có biệt tài về quân sự, tháng 9/1945 ông được Hồ Chủ tịch cử vào miền Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang tại chiến trường Nam Bộ. Ông thưa với Bác : - Thưa Bác, được Bác tin cậy trao cho nhiệm vụ vô cùng lớn lao, vô cùng hiểm nguy và nặng nề, Nguyễn Bình xin bái mệnh, nhưng… - Chú nhận nhiệm vụ rồi sao còn ‘’nhưng’’ ? - Thưa Bác, một Nguyễn Bình giang hồ ngang dọc để làm việc nghĩa, một Nguyễn Bình Quốc dân đảng để cứu nước đã thất bại…Nguyễn Bình ly khai Quốc dân đảng bị kết tội phản đảng, họ trị tội bằng cách móc một mắt. Nguyễn Bình không chết đã tìm đến con đường của ‘’Ông Nguyễn yêu nước’’. Giờ đây được Bác tin cậy giao việc lớn cho cháu, nhưng cháu chưa phải là Đảng viên đảng cộng sản… Bác Hồ mỉm cười : - Đảng viên cộng sản ử ? Tổ quốc trên hết ! Tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Bình ái quốc, ái dân và bình thiên hạ cho an sinh hòa mục… Tháng 10 năm 1945, ông vào Nam đi theo ngả Tây Nguyên tới thị xã Thủ Dầu Một, ở nhà ông giáo Chương. Sau đó, được ông Võ Bá Nhạc là con rể ông Chương nhường sở cao su Bến Vịnh mà chủ người Pháp giao cho quản lý để ông lập tổng hành dinh. Chính ông Võ Bá Nhạc là chánh văn phòng cho ông từ ngày đầu cho tới lúc hy sinh..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ông được giao giữ chức ủy viên quân sự Nam bộ kiêm khu trưởng khu VII, rồi Tư lệnh mặt trận Nam Bộ với toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam Bộ, theo sắc lệnh số 18/SL ngày 21 tháng 3 năm 1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày đầu kháng chiến, tình hình Nam Bộ hết sức rối ren, phức tạp, có thể ví như thời kỳ “Thập nhị sứ quân” - gồm nhiều Đảng phái, anh hùng hảo hán và phải đối diện với một đội quân viễn chinh hùng hậu. Nguyễn Bình đã tìm mọi cách tập hợp các lực lượng kháng chiến dưới sự chỉ huy chung và nhanh chóng tổ chức một cuộc kháng chiến toàn lực, toàn diện. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì trong Nam lúc đó rất nhiều màu sắc chính trị, đảng phái và tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Hải Hồ (do Nhật tổ chức)... Nguyễn Bình tìm được giọng nói thích hợp với từng hạng người. Với tư sản Sài Gòn, ông đề cập tinh thần quốc gia. Với nông dân ông nói về chia ruộng đất các đại điền chủ cấp cho dân nghèo. Với thanh niên ông hô hào lòng dũng cảm vì nước quên mình... Nhưng ông cũng dùng cả hình phạt với những kẻ lợi dụng chiến tranh để làm giàu bằng cách hợp tác với Pháp... Tổng hành dinh của ông ở giữa Đồng Tháp Mười mà lại tiếp giáp cửa ngõ Sài Gòn, nhờ khéo ngụy trang mà không bị quân Pháp tìm thấy. Một bộ máy hành chính, kinh tế và quân sự cực kỳ phức tạp được thiết lập trên khắp Nam Bộ. Tất cả các làng và các phường hộ trong thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn đều có cán bộ lãnh đạo nhân dân, thu thuế và thi hành các bản án dành cho bọn phản động...”. Vào Nam, tướng Nguyễn Bình đã sử dụng tài đức của mình kể cả tác phong anh hùng mã thượng để thu phục các nhóm của Bảy Môn, Mười Lực, Mười Trí, Bảy Viễn, Tám Mạnh, Ba Dương... Chẳng những thế, tướng Nguyễn Bình còn thu phục được giới trí thức làm việc dưới trướng như giáo sư Phạm Thiều, Đặng Minh Trứ, luật gia Lê Đình Chi, Huỳnh Kim Trương, Huỳnh Văn Nghệ... Tướng Nguyễn Bình còn tỏ ra vị tướng có bản lĩnh phi thường khi một mình vào Sài Gòn để nghiên cứu tình địch, hay khi làm chánh án xử Ba Nhỏ tử hình, Ba Nhỏ xin ân huệ được dùng súng ngắn của tướng Nguyễn Bình để tự xử. Ông đã bình tĩnh tháo súng sai người đưa cho Ba Nhỏ. Mọi người hồi hộp lo lắng cho ông. Ba Nhỏ đã nhận súng và tự xử trước mặt mọi người. Ông Chánh án Nguyễn Bình và tử tội Ba Nhỏ đều hiên ngang đầy đủ khí phách như nhau trước cái chết và cái còn mạnh hơn cái chết đó là: danh dự. Những chiến công buổi đầu của quân dân Nam Bộ được gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bình, khiến các giới chính trị, quân sự Pháp cũng phải kính nể. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 25/1/1948 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh phong cho ông hàm Trung tướng. Đây là trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 9/1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi ông bị giặc phục kích, hy sinh tại biên giới Việt Nam - Campuchia. Trung tướng Nguyễn Bình là người chỉ huy mưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất. Ông có công trong việc thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ và xây dựng Ban công tác thành (biệt động) Sài Gòn. Tháng 2 năm 1952 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này. Sau khi ông qua đời, nhiều sách báo đã viết về ông như một hiện tượng đặc biệt về tài năng quân sự những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Sử gia người Pháp chuyên về Đông Dương P.Sê-nút đã viết về “Nguyễn Bình-ông tướng một mắt”. Các sử gia người Pháp tặng Nguyễn Bình biệt danh “Lưu Bá Thừa của Việt Nam”-Lưu Bá Thừa là tướng “độc nhãn long” nổi tiếng chuyên về tiến hành chiến tranh du kích của Quân giải phóng Trung Hoa. Sê-nút đã ngợi ca Nguyễn Bình là “Lưu Bá Thừa của Việt Nam” đã ngã xuống cho Nam Bộ đứng lên. Tuy nhiên ở đây cũng phải nói đến mỗi quan hệ giữa tài năng của Nguyễn Bình và sự tinh tế, mạnh dạn trong cách dùng người của Bác Hồ. Một vị chỉ huy như Nguyễn Bình, sau cách mạng xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản mà sao phải đợi đến năm 1946 ! Chắc hẳn không phải Nguyễn Bình là người duy nhất trong số rất ít những người có khả năng đảm đương vai trò của ông vào thời điểm những buổi đầu của Nam Bộ kháng chiến mà Bác chỉ tin tưởng giao phó cho ông ‘’Bác giao Nam Bộ cho chú’’ ! Tất nhiên có rất nhiều lí do, nhưng ta có thể kể đến những lí do có tính chiến lược như : với tình trạng của Nam Bộ thời kì đầu của Nam Bộ kháng chiến, thì việc một người ngoài Đảng cộng sản sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với đông đảo đồng bào Nam Bộ vốn thời kì đó trong tình trạng ‘’cát cứ phân tranh’’ với nhiều màu sắc chính trị, đảng phái, tôn giáo…Mặc khác, vì là người ngoài Đảng cho nên ông sẽ ít bị mật thám Pháp để ý hơn. Thực tế lúc bấy giờ, quân Pháp không biết gì nhiều về ông. Quân Pháp tập trung vào việc tìm hiểu, điều tra các ông Trần Văn Giàu – Trưởng ban kháng chiến Nam Bộ, rồi ông Phạm Ngọc Thạch…mà ít chú ý đến tướng Nguyễn Bình, trong khi chính ông mặc dù chỉ là Ủy viên quân sự nhưng thực tế là người thiết kế, tổ chức kháng chiến… Năm 2000, Bộ Tư lệnh quân khu VII đã di chuyển hài cốt ông về an táng tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh. Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Theo: Quansuvn.net Vụ án nổi tiếng, được lưu truyền: Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình và vụ án Ba Nhỏ cuối năm 1945. Xin được tự xử, Ba Nhỏ từ từ đưa họng súng lên ngực rồi khẽ bóp cò nhưng đạn không nổ. Ném súng xuống đất, hỏi mượn Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình khẩu súng ngắn khiến mọi người đều lo lắng sợ Ba Nhỏ sinh lòng phản trắc. Lạnh lùng, Nguyễn Bình móc súng ngắn đưa cho Ba Nhỏ. Một tiếng tách vang lên, Ba Nhỏ gục xuống tắt thở.. Nguyễn Bình (1908-1951) tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh tại làng Yên Phú, xã Tịnh Tiến, huyện Mỹ Hào (nay là xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1948, Nguyễn Bình là người được phong hàm Trung tướng đầu tiên của quân đội. Ngay từ năm 1945, ông đã là nhà quân sự tài năng, quả cảm, nghĩa hiệp, giàu đức hy sinh, không chỉ nhân dân, bộ đội mà cả... giới giang hồ Nam Bộ cũng phải nể trọng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, gây hấn ở Sài Gòn - Gia Định (23/9/1945), tình hình Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Lực lượng vũ trang ở đây lúc này đang còn trứng nước chỉ có vũ khí thô sơ, lại bị phân tán trong khi phải đối phó với đội quân xâm lược nhà nghề, được trang bị hiện đại của thực dân Pháp. Trước tình hình đó, tháng 10/1945, Nguyễn Bình lúc đó đang là Khu trưởng Khu Duyên Hải, Bắc Bộ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao làm nhiệm vụ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phái viên của Trung ương ở Nam Bộ, sau đó giữ chức Khu trưởng Khu 7. Trên cương vị Khu trưởng Khu 7 những ngày đầu kháng chiến, với uy tín và tài trí của mình, ông đã cùng Khu ủy và Xứ ủy Nam Bộ có những quyết định đúng đắn, giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản, phức tạp của tình hình lúc bấy giờ, đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xã, thống nhất các lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong những việc làm nổi tiếng của ông thời gian này là bắt và tiến hành xử tử Ba Nhỏ, một tay anh chị khét tiếng, mượn danh bộ đội cách mạng, phạm nhiều tội ác. Trong những ngày đầu kháng chiến, lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó có “bộ đội Bình Xuyên”. Lực lượng này được ra đời từ trước Cách mạng Tháng Tám, bao gồm chủ yếu là các tay anh chị cùng đông đảo đàn em giang hồ, vì mưu sinh và tự vệ mà kết lại với nhau thành từng nhóm, lấy nghĩa huynh đệ, luật giang hồ làm căn cứ ứng xử. Ngoài lực lượng của Dương Văn Dương, còn có lực lượng của Nguyễn Văn Mạnh (ở Bình Xuyên, Chánh Hưng, Cần Giuộc) và nhiều nhóm anh chị khác tự coi là “bộ đội Bình Xuyên”. Trước cách mạng, Bình Xuyên đã làm cho bọn thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn phải khiếp sợ. Trong bối cảnh bị thực dân Pháp đô hộ, họ chống Pháp và tay sai theo cách riêng của giới giang hồ. Phát huy tính tích cực vốn có của những người Bình Xuyên, một số người cộng sản đã thâm nhập vào Bình Xuyên với chân tình bằng hữu, tuyên truyền và vun đắp cho họ lòng yêu nước, giúp họ hiểu được mục đích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, các thủ lĩnh Ba Dương và Tám Mạnh cùng nhiều đàn em thân tín đi theo cách mạng, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhóm vũ trang, từng bước phát triển thành các chi đội, tích cực học tập, rèn luyện, tham gia vào cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc. Trong lúc đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên nỗ lực tham gia con đường kháng chiến thì một bộ phận lực lượng như Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn... diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một số bộ phận không vượt qua được bản chất lưu manh, cơ hội, đã quay lại phản bội cách mạng, làm tay sai cho Pháp hoặc chuyển thành các nhóm thổ phỉ trên con đường tan rã. Ba Nhỏ là một trong những trường hợp như vậy. Ba Nhỏ tên thật là Lê Văn Khôi, trước Cách mạng Tháng Tám, Nhỏ đứng đầu một băng nhóm chuyên nghề đâm thuê chém mướn ở nam, bắc cầu Xóm Củi. Khi chuyển địa bàn hoạt động sang vùng Cầu Bông Tân Định - Đa Kao - Thị Nghè, y nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> nhiều băng nhóm. Trong cuộc biểu tình ngày 25/8 và míttinh ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn, Ba Nhỏ nổi tiếng trong giới anh chị vì đã nghênh ngang cưỡi ngựa mang gươm kiểu Lương Sơn Bạc đi giữa thành phố. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, trong dòng thác cách mạng, cũng như nhiều băng nhóm, Ba Nhỏ đưa lực lượng của mình nhập với các nhóm vũ trang khác, cùng tiến công Nha Khí tượng, Đài Phát thanh trong nội đô Sài Gòn rồi tham gia mặt trận Thị Nghè - Bà Chiểu - Cầu Bông (Mặt trận số 1). Dưới danh xưng “bộ đội cách mạng”, nhóm Ba Nhỏ tham gia tấn công khu Tân Định đã thảm sát gần 70 người mang quốc tịch Pháp, làm phức tạp thêm tình hình vốn rất phức tạp lúc bấy giờ. Khi lực lượng cách mạng đang bao vây Sài Gòn, Ba Nhỏ đã không ngần ngại rút gươm hạ sát một bà mẹ vô tội ở Cầu Bông, chỉ vì trong giỏ của bà có 1kg thịt định đem cho con gái và cháu ngoại đang bị kẹt trong thành phố. Mặt trận số 1 bị vỡ, Ba Nhỏ chỉ huy bọn đàn em gồm 3 tiểu đội với 15 khẩu súng, rút vào Bưng Sáu Xã, không gia nhập bộ đội Thái Văn Lung ở đây mà liên kết với Tư Cò Đá - một phần tử lưu manh với lực lượng vài chục đàn em và hơn chục khẩu súng chuyên bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Tại đây, nhóm Ba Nhỏ và Tư Cò Đá tiếp tục nhũng nhiễu nhân dân, đe dọa chính quyền và các đoàn thể cách mạng địa phương. Bộ đội Thái Văn Lung buộc phải đến lập lại an ninh trật tự. Khi giặc Pháp lấn chiếm và kiểm soát vùng cao của huyện Thủ Đức, Ba Nhỏ và Tư Cò Đá kéo về Long Thành, ra tận miền nam Phan Thiết rồi trở lại Bà Rịa. Đi đến đâu, chúng gieo rắc tai họa đến đó. Hành vi của chúng làm cho quần chúng bất bình, nhiều người hiểu sai về quân đội cách mạng. Để giữ vững kỷ luật quân đội, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với cách mạng, Nguyễn Bình quyết định bắt Ba Nhỏ và mở phiên tòa xét xử để làm gương cho ba quân. Long Thành được quyết định là nơi xét xử, bộ đội Liên chi 2 và 3 sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Triển khai thực hiện nhiệm vụ, Bộ chỉ huy Liên chi 2 và 3 họp bàn phương án bố trí lực lượng bảo vệ. Lực lượng bảo vệ sẽ gồm hai lớp. Lớp ngoài có 4 bộ phận: Một trung đội được tăng cường trọng liên 13,2 ly của bộ đội Phú Xuân sẽ chốt chặn ở ngã ba Phước Long, cách nơi xử án 1,5 km về hướng đông nam; một trung đội thuộc bộ đội Tư Huỳnh có tăng cường trọng liên 13,2 ly triển khai bố trí đội hình dọc hai bên tỉnh lộ 19, đoạn chạy qua làng Phước Mỹ, cách khu vực mở phiên tòa 1,5km về phía bắc; một trung đội thuộc bộ đội Chín Hiệp sẽ triển khai lực lượng tại Bàu Chai, cách khu vực xử án 1km về phía tây; một tiểu đội thuộc ban trinh sát sẽ tiến hành kiểm soát chặt con kinh Bà Ký, đoạn từ Phước Thiên (phía tây bắc) đến đồn điền Butier (phía đông nam dài 4 km). Ở vòng trong, lực lượng bảo vệ được bố trí gồm một trung đội vệ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> binh, có nhiệm vụ tổ chức kiểm soát, tuần tra chặt khu vực xung quanh đình thần xã Phước Lai - nơi mở phiên tòa. Một số cán bộ chỉ huy Ban trinh sát và Ban tình báo tập trung theo dõi và kịp thời có biện pháp ứng phó với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra. Có thể nói việc bảo vệ phiên tòa được sắp xếp một cách hết sức nhanh chóng, chặt chẽ và chu đáo. Nhưng việc bắt một tên giang hồ anh chị như Ba Nhỏ thì không dễ dàng, bởi hắn luôn thủ súng trong người, theo sát còn có một vệ sĩ thiện xạ. Công việc khó khăn này được giao cho “hùm xám” Mai Văn Vĩnh (tức Hai Vĩnh) - người được Ba Nhỏ tin nể - đảm trách. Dùng vũ lực với một kẻ như Ba Nhỏ chắc chắn khó thành công, Hai Vĩnh đã thi hành nhiệm vụ bằng thuật giang hồ hảo hán. Biết Ba Nhỏ cùng tên vệ sĩ ở trong chùa Cao Đài tại thị xã Bà Rịa, Hai Vĩnh trao súng cho người bảo vệ đi cùng, rồi tay không một mình tới gặp, thuyết phục Ba Nhỏ đi gặp Nguyễn Bình. Với lực lượng được bố trí từ trước, Ba Nhỏ đã nhanh chóng bị bắt. Xử một tay giang hồ cỡ Ba Nhỏ lúc bấy giờ không phải chuyện dễ, mặc dù đã bắt được hắn. Thố tứ hồ bi, các tay anh chị không ai chịu ai, nhưng đều rung động trước cái chết của người cùng giới. Nắm trước tâm lý đó, Nguyễn Bình đã phái Hai Trọng, một người có uy tín, làm công tác tư tưởng trước trong giới chỉ huy Bình Xuyên. Tuy vậy, trước khi Ba Nhỏ bị xử tử, nhiều tay anh chị từng sống, liên kết với Ba Nhỏ, đứng đầu là Mười Lực đã làm đơn kiến nghị xin giảm án cho hắn. Nguyễn Bình phải cử Dương Văn Dương đi gặp những người này thuyết phục họ rút kiến nghị, vì “Khu trưởng Nguyễn Bình đã quyết định giữ vững bản án tử hình thì dù có 10 bản kiến nghị cũng như không”. Mười Lực nghe Ba Dương, đồng ý xóa tên trong bản kiến nghị, các anh em khác, vì thế cũng làm theo. Một buổi sáng tại khu đình thần xã Phước Lai, cách liên tỉnh lộ 19 độ 150 mét về phía đông, phiên tòa xét xử Ba Nhỏ bắt đầu. Từ sáng tinh mơ, các lực lượng bộ đội Bình Xuyên theo kế hoạch đã định triển khai xong đội hình bảo vệ phiên tòa. Tại phiên tòa, ngồi ghế chánh án là Nguyễn Bình - Khu trưởng Khu 7, Dương Văn Dương - Khu phó Khu 7 kiêm Chỉ huy trưởng Liên chi 2 và 3, và Nguyễn Văn Mạnh - chỉ huy bộ đội Chánh Hưng ngồi ghế hội thẩm. Tham dự phiên tòa còn có đại diện Khu bộ Khu 7, Ủy ban kháng chiến tỉnh Biên Hòa, quận Thủ Đức, quận Long Thành, Ủy ban kháng chiến và Ty Công an tỉnh Bà Rịa cùng các vị cao tuổi ở địa phương, các chi đội trưởng và chỉ huy trưởng các đơn vị bộ đội đóng trên các địa bàn phụ cận. Phiên tòa còn có luật sư bào chữa cho bị can tham dự. Các bước tuyên đọc cáo trạng, luật sư biện hộ đọc lời bào chữa được tiến hành đúng thể thức. Sau khi nghị án, Nguyễn Bình thay mặt tòa đọc bản tuyên án, nêu rõ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> những tội danh mà Ba Nhỏ đã phạm phải. Đó là: - Khủng bố đồng bào, làm giảm lòng tin của đồng bào đối với lực lượng vũ trang kháng chiến, làm mất thanh danh của Vệ quốc đoàn. - Coi thường chủ trương, đường lối, chính sách và các nghị quyết của Chính phủ Trung ương, của thượng cấp. Dùng bạo lực uy hiếp, khủng bố chính quyền và các đoàn thể cách mạng ở địa phương. - Thoái thác nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Khi địch tiến công, không tổ chức chiến đấu mà bỏ chạy dài. Xét trong lúc nước nhà lâm nguy, kháng chiến đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp, để giữ vững niềm tin của nhân dân vào cách mạng, đặng tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh kháng chiến, tòa tuyên án: Tử hình Ba Nhỏ. Sau khi nghe tòa luận tội và những tác hại do tội trạng đó gây ra, Ba Nhỏ đã thành tâm nhận tội: - Tội tôi làm tôi xin chịu, cám ơn anh Ba (tức Nguyễn Bình) đã chỉ dạy cho tôi. Xin anh Ba cho tôi một đặc ân, được tự xử lấy mình. Nguyễn Bình đồng ý cho Ba Nhỏ được tự xử. Ông ra lệnh cho một cán bộ đưa khẩu súng ngắn cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ nhận khẩu súng rồi nhìn đám đông, nói: - Các bạn hãy lấy tôi làm gương. Xin đừng đi con đường của tôi. Nói xong, Ba Nhỏ tay phải cầm báng súng, tay trái vuốt ve nòng súng. Lúc đó cả trăm người nín thở, chăm chú nhìn vào nòng súng, lo lắng cho ba vị quan tòa đang ngồi trên bục cao. Nếu Ba Nhỏ phản trắc, mục tiêu số 1 chắc chắn là Nguyễn Bình. Nhưng Nguyễn Bình vẫn điềm nhiên nhìn Ba Nhỏ đang đứng trước vành móng ngựa. Ba Nhỏ không nhìn ai, từ từ đưa họng súng lên ngực rồi khẽ nhính qua bên trái bóp cò. Một tiếng tách vang lên nhưng đạn không nổ. Ba Nhỏ ném súng xuống đất, nói với Nguyễn Bình: - Anh Ba, cho tôi mượn cây súng của anh. Mọi người đổ dồn nhìn Nguyễn Bình, hồi hộp đợi chờ phản ứng. Nguyễn Bình điềm nhiên móc súng, đưa người bảo vệ mang lại cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ chĩa súng lên đầu, ngang vành tai, bóp cò. Súng nổ vang, Ba Nhỏ gục xuống tắt thở. Vụ Nguyễn Bình xử Ba Nhỏ là một vụ án nổi tiếng trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nếu không phải là Nguyễn Bình với tài năng và bản lĩnh hơn người, sẽ không đời nào cho Ba Nhỏ được tự xử theo kiểu giang hồ mã thượng như thế. Có thể nói, đây là một vụ án được tiến hành trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp. Thành công của vụ án đã có tác dụng to lớn nhằm răn đe những kẻ cơ hội lợi dụng tình hình để chống phá cách mạng, đồng thời tạo được niềm tin cho nhân dân quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng tiến hành kháng chiến cho tới ngày toàn thắng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×