Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu CHỌN CÁCH KINH DOANH TẠI LIÊN BANG NGA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.9 KB, 2 trang )

CHỌN CÁCH KINH DOANH TẠI LIÊN BANG NGA
Theo đánh giá của Bộ Thương mại, quan hệ thương mại hai nước thời gian gần
đây đã có những bước phát triển mới. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường nước bạn, trong khi các đối tác Nga
lại tỏ ra thành công hơn nhiều.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch buôn bán với Nga đang trong tình trạng
nhập siêu. Năm 2002, Việt Nam nhập khẩu 500 triệu USD trong khi chỉ xuất khoảng
187 triệu USD. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất sang Nga khoảng 50,8
triệu USD hàng dệt may, 212.000 tấn gạo, 25.000 tấn dầu ăn, 16 triệu USD mỳ ăn
liền, 4.000 tấn hạt tiêu, 7.500 tấn cao su, 12 triệu USD giày dép, 8,5 triệu USD hàng
rau quả, ngoài ra là cao su, chè và hàng nhựa. Kết quả đó còn quá nhỏ so với tiềm
năng.
Theo các chuyên gia thương mại, muốn xuất hàng vào Nga, các doanh nghiệp
Việt Nam nên quan tâm nhiều đến các thông tin cần thiết, ví dụ như hàng tiêu dùng
muốn lưu thông phải có giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nhà
nước Liên bang Nga; hàng thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ do Cục
vệ sinh dịch tễ Liên bang Nga cấp...
Về các loại thuế, hàng nhập khẩu muốn được lưu thông hợp pháp trên thị
trường Liên bang Nga phải hoàn chỉnh các thủ tục hải quan sau khi đã nộp xong thuế
nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi, đồ uống có cồn, các loại
xì gà và thuốc lá và các loại phí hải quan. Trong quá trình bán lẻ phải nộp thuế bán
hàng 5%. Phí hải quan phải trả tại Nga bằng đồng rúp với mức trên 0,1% trị giá
hàng nhập khẩu cùng với 0,05% bằng ngoại tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng.
Dịch vụ phí hải quan cho công ty làm dịch vụ do các bên thỏa thuận song theo thông
lệ không thấp hơn 300 USD cho một tờ khai.
Thuế VAT tính chung cho các mặt hàng nhập khẩu ở mức 20% trị giá nhập
khẩu (trừ một số mặt hàng thực phẩm như thịt, sữa, trứng, bột mỳ, cá và các sản
phẩm từ thịt, sữa, trứng, mỳ, cá, dầu thực vật, bơ thực vật, đường, muối, ngũ cốc,
rau có nguy cơ bị áp thuế nhập khẩu đặc biệt). Hàng dành cho trẻ em được tính 10%
hoặc miễn thuế do chính phủ ban hành.
Về thuế nhập khẩu, các mặt hàng như thịt và sản phẩm thịt, hàng thủy sản và


thủy sản chế biến, cây cảnh và hoa, rau quả và rau quả chế biến, nguyên liệu hàng
mây tre lá, mỡ và bơ động thực vật, cà phê, chè, gạo của Việt Nam sẽ được hưởng
chế độ ưu đãi bằng 75% biểu thuế. Một số mặt hàng khác cũng hưởng ưu đãi này là
sản phẩm từ các loại bột, hạt có dầu, dược liệu, các loại nước chấm, tương, súp, mỳ
ăn liền, thuốc lá, các loại khoáng chất, muối, lưu huỳnh, xi măng, thuốc chữa bệnh,
cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng cói, tơ tằm nguyên liệu, thảm, hoa và quả nhân
tạo hoặc làm bằng thủ công, hàng từ đá, thạch cao, hàng gốm sứ, hàng thủy tinh,
hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủ công nghiệp...
Theo ông Nguyễn Chí Tâm, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga, có một số
mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét làm theo. Một là
công ty ở bên ngoài mở một công ty con ở Nga và công ty con này có nhiệm vụ mua,
bán hàng, thanh toán và gửi tiền về nước cho công ty mẹ. Hai là mở kho ngoại quan
để đưa hàng đến chân thị trường và chờ có yêu cầu thì thực hiện mua bán. Ba là đưa
nguyên phụ liệu vào thị trường, liên doanh với người Nga hay mở cơ sở sản xuất và
tiêu thụ tại chỗ.
Tuy nhiên, nếu làm theo 2 cách đầu thì chi phí quảng cáo rất lớn. Một cơ sở mỳ
ăn liền Việt Nam tại Nga mỗi năm phải bỏ ra cả triệu USD cho chi phí quảng cáo. Còn
nếu liên doanh với người Nga, ban đầu có thể có lãi nhưng sau đó dễ dẫn tới kiện cáo
vì chia chác không sòng phẳng. Chính vì vậy, theo ông Tâm, các doanh nghiệp cần
cân nhắc kỹ các mô hình làm ăn để chọn ra mô hình thích hợp nhất với mình tại thị
trường Nga. Ngoài ra, nên quan tâm tới các sản phẩm đến từ Trung Quốc vì chúng có
sức cạnh tranh cao.
Ông Tâm cho biết, doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vào hàng dệt may vì đây
là thị trường phi quota trong khi ngành công nghiệp dệt may tại Nga đã suy yếu và.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác các nhà xưởng cũ của Nga.


×