Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ NĂNG SUẤT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.37 KB, 17 trang )

ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ NĂNG SUẤT
T

 Quản lý sản xuất là gì?

Định nghĩa truyền thống về năng suất
 Các định nghĩa thích ứng

Một cách nhìn mới về năng suất

Các sản phẩm bao gồm dịch vụ
 Bán hàng và làm thỏa mãn
 Sự thỏa mãn của khách hàng trên phương diện sản xuất

Vai trò của quản lý tổng hợp
 Giá trị tương đối của nguồn lực

Đo lường năng suất

Vai trò mới của quản lý sản xuất là tạo ra một thế mạnh cạnh tranh bền vững.
Vấn đề là nó được tạo ra bằng cách nào? Điểm lại vai trò truyền thống của sản xuất
sẽ là cách tốt nhất để có thể mô tả điều cần thay đổi và nguyên nhân của những
thay đổi về môi trường. Không chỉ đơn thuần là quản lý sản xuất cần thích nghi với
những thay đổi về môi trường. Những định nghĩa mà dựa vào đó môn học được hình
thành cũng cần được xem xét lại, hơn nữa còn cần chú trọng nghiên cứu kỹ hơn về
mục tiêu chiến lược của toàn doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng xác định được thứ tự
ưu tiên và đo lường chính xác việc vận dụng những khái niệm về năng suất là bước
khởi đầu trong việc quản lý sản xuất trong tương lai.
Quản lý sản xuất là gì?
Nhân tố then chốt của quản lý sản xuất là năng suất. Sản xuất là một bước
trong mục tiêu của công ty là tạo ra giá trị cho khách hàng - đó cũng là giá trị được


hình thành do chức năng triển khai và được đưa ra thị trường nhờ chức năng
Marketing. Sản xuất biến vật tư nguyên liệu, chi tiết và các dịch vụ thành các sản
phẩm cuối cùng. Quản lý sản xuất nhằm tối ưu hóa quá trình biến đổi đó hoặc nói
cách khác, làm tăng năng suất.
Định nghĩa truyền thống về năng suất
Năng suất theo truyền thống được định nghĩa là mối quan hệ giữa đầu vào và
đầu ra trong quá trình biến đổi (xem bảng 2.1). Quản lý sản xuất nhằm làm tăng
đầu ra với một lượng đầu vào xác định, giảm đầu vào sử dụng cho một lượng đầu ra
xác định hoặc đồng thời cả hai hướng. Tuy nhiên, khái niệm đầu ra và đầu vào rất
trừu tượng nên khó vận dụng, vì vậy, những khái niệm đó thường được diễn giải
thành một số khái niệm cụ thể hơn.
Đầu ra được hiểu là tấn thép, nghìn lít bia hay số xe hơi được làm ra. Đầu vào
là các đơn vị nguồn lực được sử dụng chủ yếu trong sản xuất và thường được chia ra
thành bốn loại:
Bảng 2.1
Định nghĩa về năng suất

hhhhĐầu ra
Năng suất = -------------

hhhhĐầu vào

hhhhKhối luợng

= -----------------

hhhhNguồn lực
Khối lượng

= -------------------------------------------------------------

------

(Lao động trực tiếp+Thiết bị +Nguyên liệu+Hệ
thống)

• Lao động trực tiếp: Số lượng giờ lao động trực tiếp phân bổ cho quá trình biến
đổi.

Thiết bị: Thể hiện giá trị những khoản đầu tư vào nhà xưởng, máy móc hoặc
hệ thống thông tin.

Nguyên liệu: Vật tư, nguyên liệu, phụ kiện, bán thành phẩm tham gia vào
quá trình biến đổi.

Hệ thống: Hệ thống giúp quản lý sản xuất hoạt động được.
Loại nguồn lực cuối cùng, bao quát một phạm vi khá rộng, gồm bảo dưỡng, qui
trình công nghệ, quản lý nhân lực sản xuất, giám sát, các hệ thống kiểm tra cũng
như các loại hoạt động của lao động gián tiếp khác, cần thiết để duy trì quá trình sản
xuất diễn ra một cách suôn sẻ.
Định nghĩa này ngày nay đang được sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên,
chương này lại đưa ra lập luận cho rằng định nghĩa này đã lỗi thời, mặc dù các tổ
chức quốc tế như Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá năng suất
của họ thông qua công cụ đo lường này. Một số đánh giá về năng suất, thậm chí còn
dựa trên những định nghĩa hẹp hơn, ví dụ như về tổng số nhân công trực tiếp. Tài
liệu có ý định chỉ ra rằng định nghĩa trên đã không còn thích hợp với quá trình quản
lý sản xuất nữa. Tuy vậy, người đọc cũng cần nhớ rằng rất nhiều kết quả so sánh
quốc tế vẫn dựa trên định nghĩa cũ này.
Các định nghĩa thích ứng
Đối với quản lý sản xuất hiện đại, việc giới hạn quan niệm về sản phẩm chỉ ở
sản lượng không tồn tại nữa. Nếu nói rằng sản xuất hàng tấn thép hay hàng nghìn lít

bia là chưa đủ. Ngày nay, khách hàng còn đòi hỏi chúng được sản xuất ra với mức độ
chất lượng nhất định, trong một phạm vi thời gian nhất định và được đưa đến những
địa điểm cụ thể. Những hãng hàng không an toàn nhất, với chi phí nguyên liệu tiết
kiệm nhất, với những dịch vụ từ bữa ăn đến những dịch vụ chiếu phim trên máy bay,
với phi hành đoàn niềm nở, phòng chờ tiện nghi và giá rẻ nhất cũng trở nên vô giá trị
nếu như chuyến bay đó cất cánh chậm 2 giờ và làm cho bạn lỡ một cuộc họp quan
trọng.
Về phương diện đầu vào cũng có những thay đổi to lớn. Bốn loại nguồn lực vẫn
còn có giá trị, tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối của chúng có thay đổi. Các sách
giáo khoa kỹ thuật công nghiệp thường đã (và thậm chí hiện nay vẫn) giả định rằng
tăng năng suất có nghĩa là giảm số lượng nhân công trực tiếp trong quá trình sản
xuất, vì thế, các chương trình tăng năng suất lao động thường hướng đến việc thay
thế nhân công lao động trực tiếp bằng các thiết bị và hệ thống với hy vọng là giá trị
tổng thể của các nguồn lực được sử dụng sẽ giảm xuống.
Các thế hệ kỹ sư đã bị nhồi nhét điều răn thứ nhất của kỹ thuật công nghiệp:
Nhà ngươi hãy thay thế con người bằng máy móc. Và điều đó đã diễn ra. Nhân công
lao động trực tiếp đã giảm xuống. Đến năm 1990, chi phí nhân công trực tiếp đã
giảm 15% trong tổng chi phí sản xuất (xem bảng 2.2).
Trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành lắp ráp, tỷ lệ nhân
công trực tiếp trên tổng chi phí sản xuất đã giảm xuống một con số. Trong ngành lắp
ráp máy tính cá nhân, chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 1 đến 2 % tổng chi phí.
Thậm chí trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống đòi hỏi nhiều lao động như
ngành may mặc, tổng chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 6 - 7 %. Tuy thế, định
nghĩa về năng suất đã không được xét đến trong quá trình thay đổi mạnh mẽ này.
Nền sản xuất hiện đại rõ ràng là cần đến một định nghĩa mới về năng suất.
Bảng 2.2
Tỷ lệ chi phí nguồn lực sản xuất trong tổng chi phí sản xuất (1991)

Châu Âu Mỹ Nhật
Chi phí nguyên liệu

Năng lượng
Nhân công trực tiếp
Thiết bị và chi phí quản lý
55,3 %
4,8 %
16,6 %
23,4 %
53,4 %
4,8 %
13,2 %
28,5 %
59,5 %
4,0 %
16,3 %
20,5 %
Nguồn: J.G Miller, A De Mayer và J. Nakane, Global Benchmarking in
Manufacturing. Homewood, IL.: Business One Irwin, 1992.
Một cách nhìn mới về năng suất
Một định nghĩa thích hợp hơn về năng suất sẽ hướng sự tập trung từ máy móc
sang một biến số quan trọng hơn nhiều: Đó là khách hàng (xem bảng 2.3). Mục đích
của quá trình sản xuất là tạo ra những giá trị cho khách hàng, do đó, yếu tố này cần
phải được xem xét trong định nghĩa về năng suất. Định nghĩa này cũng cần thiết
phản ánh những sự phát triển khác, ví dụ như sự chuyển đổi tương đối giữa cơ cấu
các nguồn lực khác nhau và sự xuất hiện của các loại nguồn lực mới.
Tất cả những điều đó đưa đến một định nghĩa sau đây về sản lượng đầu ra:
Sản lượng đầu ra là các sản phẩm và/hoặc dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng. Và
đầu vào sẽ được định nghĩa và các nguồn lực được phân bổ một cách khôn ngoan.
Các sản phẩm bao gồm dịch vụ
Định nghĩa đầu ra nêu trên đưa ra một cách rõ ràng những thách thức đối với
các nhà quản lý sản xuất. Mọi từ trong đó đều rất quan trọng.

Sản phẩm và/hoặc
dịch vụ
là những nhận thức mà chỉ một khái niệm sản phẩm thôi không đủ, chúng
chỉ là một phần của khái niệm trọn gói, bao gồm vai trò của dịch vụ, mà vai trò này
ngày càng tăng lên.
Không ai lại chỉ bán có sản phẩm không thôi. Các công ty máy tính bán các giải
pháp mà công ty thiết bị Digital gọi là “xí nghiệp tổ hợp”. Volvo không bao giờ bán
bất kỳ cái gì tương tự như xe hơi, nó bán “phương tiện đi lại an toàn với giá bán phải
chăng”.
Bảng 2.3.
Năng suất theo cách nhìn mới

hhhhSản phẩm và dịch vụ thỏa mãn khách hàng
Năng suất
= -----------------------------------------------------------------
“cách nhìn mới”

hhhhCác nguồn lực phân bổ một cách khôn ngoan

Định nghĩa này giải thích việc mua sắm gần đây của một công ty bảo hiểm lớn.
Cách nhìn nhận mới cho phép người bán đưa ra một sản phẩm trọn gói cho khách
hàng của mình. Nó bao gồm xe hơi và cả dịch vụ đi kèm từ các dịch vụ tài chính,
dịch vụ sau bán hàng đến hợp đồng bảo hành và bảo dưỡng.
Tương tự như vậy, khách hàng không chỉ mua thuốc - đó chỉ là phần nhìn thấy
được của tảng băng phức hợp. Khách hàng mua sự đảm bảo an toàn được biểu thị
bằng các hệ thống sản xuất có độ phức tạp cao. Hệ thống đảm bảo rằng một công ty
có thể ngay lập tức lần lại mọi yếu tố để tìm ra một viên thuốc hỏng trên toàn dây
chuyền ngược lại từ quá trình sản xuất đến người cung ứng. Ví dụ này chỉ ra rằng
cùng với các dịch vụ truy tìm, chức năng sản xuất phải bao gồm các hệ thống thông
tin tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất.

Bán hàng và làm thỏa mãn
Định nghĩa về năng suất nhấn mạnh một thực tế rằng một sản phẩm cần phải

thỏa mãn
khách hàng. Điều đó mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là bán hàng.
Bán một cái gì đó thì tương đối dễ. Một người bán hàng thạo việc hầu như có thể bán
mọi thứ. Thách thức là ở chỗ bán hàng sao cho khách hàng quay trở lại và đề nghị
bạn bán cho họ một sản phẩm khác. Đó chính là điều quá trình sản xuất cần phải sự
tập trung nỗ lực của nó.
Một sản phẩm chỉ được xem như có đóng góp vào năng suất sau khi nó đã thỏa
mãn một khách hàng. Rất nhiều khi chúng ta đo lường năng suất ngay tại cổng nhà
máy. Năng suất mà đo lường bằng các kiện hàng ngoài cổng nhà máy khuyến khích
người ta sản xuất ra nhiều kiện hàng hơn. Nhưng nó cũng có thể khuyến khích người
ta sản xuất những kiện hàng mà không ai muốn.
Một công ty máy tính lớn của Mỹ đã có khó khăn khi đưa các sản phẩm (tổ hợp
cả phần cứng và phần mềm) đến với khách hàng của nó đúng thời gian. Một trong số
những chỉ số đo lường về năng suất chủ yếu của họ, vì phân phối sản phẩm đến tay
khách hàng muộn, đã liên tục phát các tín hiệu báo động. Một nỗ lực quản lý nhằm
chỉnh đốn đã sớm giải quyết một số khúc mắc trong các kênh phân phối. Mặc dù một
số phần trong các kênh phân phối vẫn còn chưa đúng thời gian, số lượng trung bình
của các đợt phân phối bị chậm đã giảm xuống dưới mức qui định. Do đó, thậm chí có
rất nhiều đơn đặt hàng vẫn đến với công ty.
Đo lường năng suất tại cổng nhà máy là một sự tiến bộ đáng kể. Chỉ có một
vấn đề tồn tại là đối với khách hàng là một đợt phân phối sản phẩm sớm cũng làm
phiền họ như một đợt bị muộn vậy. Một số đơn đặt hàng được phân phối sớm hoặc
muộn tăng lên trong khi không bao giờ đúng hạn cả. Về phương diện sự thỏa mãn
của khách hàng, kết quả hoạt động như thế đã thực sự là một sự suy giảm.
Chỉ khi chúng ta đo lường sản lượng (và qua đó đo lường năng suất) từ quan
điểm của khách hàng thì chúng ta mới có thể tính toán được một cách thực tế.
Sự thỏa mãn của khách hàng trên phương diện sản xuất

Theo truyền thống, sản xuất đã sử dụng khái niệm sứ mạng để mô tả sự đóng
góp của nó vào giá trị khách hàng. Hoàn thành được sứ mạng chiến lược là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý sản xuất. Tầm quan trọng của
tuyên bố sứ mạng này là ở chỗ xác định mục tiêu nào trong số các mục tiêu sản xuất
là mục tiêu ưu tiên. Mục tiêu nào được lựa chọn phản ánh chiến lược công ty. Sản
xuất có thể theo đuổi những sứ mạng khác nhau phản ánh những giá trị khác nhau
của khách hàng:

Chất lượng
• Phân phối một cách tin cậy
• Hiệu quả chi phí
• Khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng
• Sản lượng linh hoạt
BMW, Mercedes và Lexus lựa chọn cách thức thỏa mãn khách hàng bằng cách
đưa ra một
sản phẩm chất lượng cao. Trong những trường hợp khác, ví dụ như
trường hợp của quá trình sản xuất linh hoạt kịp thời khi dây chuyền phục vụ khách
hàng là một yếu tố xác định,
phân phối một cách tin cậy sẽ được ưu tiên. Một số sản
phẩm, ví dụ như nhiên liệu, được mua bán đơn giản chỉ dựa trên giá cả, do đó,

×