Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

lqvt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.14 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT BÉ VUI NGÀY 8/3 (5 Tuần) Thời gian thực hiện: 27/2 - 30/3/2012 Giáo viên: Huỳnh Thị Dung 1. Phát triển thể chất: -Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Đi, bật, ném, bò. - Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. - Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe của con người. 2. Phát triển nhận thức : * Khám phá khoa học : -Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng. -Biết được ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người. -Mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống( thức ăn, sinh sản, vận động…) của các con vật. -Có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật sống gần gũi. * Làm quen với toán : -Đếm đến 10, nhận biết, thêm bớt các nhóm có số lượng 10, nhận biết chữ số10 và dãy số tự nhiên từ 1-10- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày - Chắp ghép các hình hình học để tạo các hình mới theo ý thích và yêu cầu -Tách gộp các nhóm có số lượng 10 làm 2 phần theo nhiều cách, nhận biết chữ số tương ứng và lập đề toán thêm bớt trong phạm vi 10. 3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp : - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của một số con vật nuôi, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, con vật biết bay. -Biết ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày hội của bà, của mẹ, của cô và của các bạn gái. -Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn.-Nhận biết được các chữ cái qua tên gọi các con vật. -Đọc thuộc thơ, kể được chuyện về các con vật gần gũi, con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, con vật biết bay( qua tranh, ảnh, quan sát con vật) -Biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật. 4. Phát triển tình cảm,xã hội : - Biết yêu thích con vật nuôi, biết chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi sống gần gũi trong gia đình -Biết quý trọng người chăn nuôi..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Biết ý nghĩa ngày 8/3, tự hào về truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam. Biết, chăm sóc bà, quan tâm đến mẹ, cô giáo và bạn gái. -Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm -Tập cho trẻ một số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp: mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao( chăm sóc con vật nuôi) 5. Phát triển thẩm mỹ : - Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về con vật, về bà, mẹ và cô. -Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa qua: tô màu, vẽ, xé dán, làm con vật bằng lá cây- vẽ hoa tặng mẹ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT * GÓC NGHỆ THUẬT Tuần 1 và tuần 2 *Tên trò chơi -Vẽ và tô màu con vật trong gia đình , vẽ hoa tặng mẹ – *Tuần 3 và tuần 4 : vẽ các con vật sống dưới nước , xé dán con vật biết bay Yêu cầu : Trẻ vẽ được các nét cơ bản để tạo thành những con vật Chuẩn bị : Giấy bút màu ,hồ dán Gợi ý hoạt động : Cô gợi ý trẻ vẽ tô màu phù hợp *GÓC PHÂN VAI Tuần 1và tuần 2 Tên trò chơi : - Quầy bán con giống - Bán cửa hàng cám cho gia súc gia cầm * Tuần 3 và tuần 4 : gia đình , mẹ con Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện trong vai chơi biết thể hiện công việc của người bán hàng ,biết tên các mặt hàng Chuẩn bị : Một số con giống , một số bột cám Gợi ý hoạt động : Cô hướng dẫn gợi ý trẻ khi bán hàng phải vui vẽ với khách hàng , biết sắp xếp đồ dùng thời gian hợp lý ,khi mua bán con giống *GÓC XÂY DỰNG Tên trò chơi : *Tuần 1 và tuần 2 - Xây trại chăn nuôi * Tuần 3 và tuần 4 : - Xây ao cá Yêu cầu : Trẻ biết xây trại chăn nuôi , xây dựng ao cá sắp xếp hợp lý Chuẩn bị : Đồ dùng,cây xanh ,các loạicon giống , một số bột cám Gợi ý hoạt động: Cô gợi ý trẻ xây đầy đủ cổng, hàng rào, cây xanh, *GÓC SÁCH THƯ VIỆN Tên trò chơi : - sưu tầm tranh ảnh về một số hình ảnh về các loại động vật Yêu cầu : Trẻ thích xem tranh ảnh và biết lật từng trang sách để xem Chuẩn bị : nhiều loại tranh ảnh về con vật và các món ăn chế biến từ động vật Gợi ý hoạt động : Cô gợi ý trẻ một số nội dung có trong tranh để trẻ tự kể.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MẠNG NỘI DUNG Thời gian thực hiện: Từ ngày: 27/2-30/3/2012 Giáo viên : Huỳnh Thị Dung. CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬTBÉ VUI NGÀY 8/3 (5Tuần) *CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH - Tên gọi,đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của một số con vật. -Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động và cách kiếm ăn. -Qúa trình phát triển. -Cách tiếp xúc với con vật( an toàn) và giữ gìn vệ sinh -Cách chăm sóc và bảo vệ động vật -Ích lợi. *BÉ VUI NGÀY 8/3 -Biết ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ -Ngày 8/3 là ngày hội của bà, của mẹ, của cô giáo và của bạn gái. -Biết tự hào về truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam -Biết quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo và bạn gái.. *CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG -Tên gọi của các con vật khác nhau, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau của một số con vật. -Ích lợi và tác hại của một số con vật. -Mối quan hệ giữa môi trường sống với cấu tạo, vận động, tiếng kêu, thức ăn, và thói quen của một số con vật. -Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài vật quý hiếm, càn bảo vệ.. *ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC -Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau về( cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ…) -Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống.. *CON VẬT BIẾT BAY - Tên gọi, đặc điểm giống và khác nhau giữa một số con vật biết bay: cấu tạo, màu sắc, thức ăn, tìm kiếm mồi. -Ích lợi và bảo vệ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MẠNG HOẠT ĐỘNG Thời gian thực hiện: 27/2 -30/3/2012 Giáo viên: Huỳnh Thị Dung *phát triển thể chất -Dinh dưỡng-sức khoẻ: +Biết ăn các món ăn có nguồn gốc từ động +Biết vệ sinh trong ăn uống. +Có kĩ năng chăm sóc con vật nuôi sống gần gũi *Vận động: +Rèn luyện kĩ năng đi các kiểu chân- + Tập các bài tập vận động cơ bản: -Đi lên xuống ghế đầu đội túi cát - Bật qua vạch cản - Ném trúng đích bằng 2 tay -Trèo lên xuống thang -Bài tập tổng hợp: Ném trúng đích- Nhảy lò cò. *phát triển ngôn ngữ -Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện về đặc điểm của các con vật.Nhận biết, phân biệt đặc điểm nổi bật, môi trường sống, ích lợi của con vật gần gũi con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng- Con vật biết bay. Kể lại những điều quan sát từ các con vật.Kể được từng đoạn chuyện theo tranh, ảnh về các con vật Nhận biết các chữ cái trong các từ chỉ tên các con vật. Hát được các bài về các con vật. -Đọc thơ: Mèo đi câu cá- Bó hoa tặng cô- Con chim chiền chiện, Truyện:Những nghệ sĩ rừng xanh-Cá diếc con. *Phát triển TCXH -Trò chuyện về các con vật mà bé yêu thích. -Trò chuyện về ngày 8/3Cùng múa hát mừng cô và mẹ -Trò chuyện về người chăn nuôi.Yêu quý và kính trọng người chăn nuôi. -Chơi phòng khám thú yCửa hàng thú nhồi bông… -Trò chơi xây dựng: Trại chăn nuôi- Vườn bách thú -Tham quan trại chăn nuôi- Vườn bách thú - Yêu quý các con vật gần gũi, tránh tiếp xúc con vật hung dữ.. CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNGVẬT. *Phát triển nhận thức: -LQVT: + Đếm đến 10, thêm bớt các nhóm có SL 10, nhận biết số 10 và dãy số tự nhiên +So sánh dài ngắn của 3 đối tượng+Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày +Gộp,tách nhóm có số lượng 10 làm 2 phần theo nhiều cách, nhận biết chữ số tương ứng và lập đề toán thêm bớt trong phạm vi 10 + Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và yêu cầu KPKH:+Phân biệt một số con vật nuôi gần gũi.+ Trò chuyện về ngày 8/3 +Con khỉ- con hổ+Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước+Con ong. *Phát triển thẩm mĩ -Tạo hình: +Tô màu tranh gia cầm gia súc +Vẽ hoa tặng mẹ +Vẽ con chim +Xé dán đàn chuột +Làm con nghé -Âm nhạc: + Thương con mèo(Dạy hát) +Bông hoa mừng cô( Múa) + Chú voi con ở Bản Đôn( Nghe hát) + Chị ong nâu và em bé( Vỗ tay theo nhịp) +Ôn cuối chủ điểm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT BÉ VUI NGÀY 8/3 ( 5 tuần) Thực hiện từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 30 tháng 3 năm 2012 Giáo viên: Huỳnh Thị Dung TUẦN 1: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thứ/ ngày Thứ 2 27/2/2012 Thứ 3 28/2/2012 Thứ 4 29/2/2012 Thứ 5 1/3/2012 Thứ 6 2/3/2012. Môn học KPKP Tập tô PTNN Toán Tập Tô Thể dục Tạo hình LQCC Â.Nhạc. Tên hoạt động Con vật trong gia đình Thơ: Mèo đi câu cá Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có SL 10, chữ số 10 và dãy số tự nhiên. Đi lên xuống ghế đầu đội túi cát Tô màu tranh gia cầm gia súc Thương con mèo ( Dạy hát). TUẦN : BÉ VUI NGÀY 8/3 Thứ/ ngày Thứ 2 5/3/2012 Thứ 3 6/3/2012 Thứ 4 7/3/2012 Thứ 5 8/3/2012 Thứ 6 9/3/2012. Môn học KPKP Tập tô PTNN Toán Tập Tô Thể dục Tạo hình LQCC Â.Nhạc. Tên hoạt động Trò chuyện về ngày 8/3 Thơ: Bó hoa tặng cô So sánh dài- ngắn của 3 đối tượng Bật qua vật cản Vẽ hoa tặng mẹ Bông hoa mừng cô ( Dạy múa).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TUẦN 3: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Thứ/ ngày Thứ 2 12/3/2012 Thứ 3 13/3/2012 Thứ 4 14/3/2012. Môn học KPKH Tập tô PTNN. Thứ 5 15/3/2012 Thứ 6 16/3/2012. Thể dục Tạo hình LQCC Â.Nhạc. Toán Tập Tô. Tên hoạt động Con hổ- con khỉ Truyện : Những nghệ sĩ rừng xanh Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Trèo lên xuống thang Vẽ con chim Làm quen chữ h-k Chú voi con ở Bản Đôn( nghe hát). TUẦN 4: CON VẬT BIẾT BAY Thứ/ ngày Thứ 2 19/3/2012 Thứ 3 20/3/2012 Thứ 4 21/3/2012 Thứ 5 22/3/2012 Thứ 6 23/3/2012. Môn học KPKH Tập tô PTNN Toán Tập Tô Thể dục Tạo hình LQCC Â.Nhạc. Tên hoạt động Bé tìm hiểu con ong Thơ: Con chim chiền chiện Chắp ghép các hình hình học để thành hình mới theo ý thích và yêu cầu Ném trúng đích bằng 2 tay Xé dán đàn chuột Chị ong nâu và em bé (Dạy vỗ tay theo nhịp).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TUẦN 5: CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Thứ/ ngày Thứ 2 26/3/2012 Thứ 3 27/3/2012 Thứ 4 28/3/2012 Thứ 5 29/3/2012 Thứ 6 30/3/2012. Môn học KPKH Tập tô PTNN Toán Tập Tô Thể dục Tạo hình LQCC Â.Nhạc. Tên hoạt động Con cá, con tôm, con cua Truyện: Cá diếc con Thêm bớt, phân chia 10 đối tượng làm 2 phần theo nhiều cách, lập đề toán. Bài tập tổng hợp: Ném trúng đích, nhảy lò cò Làm con nghé Ôn cuối chủ điểm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN HOẠT ĐỘNG. TDBS. HĐNT. HĐ CHIỀU. Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình. -HH: Hít vào thở ra -TV: Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL: Quay người sang 2 bên -C: Đưa chân các phía -B: Bật tiến, lùi. -Trò chuyện về con vật nuôi trong gia đình -TCVĐ: Về đúng chuồng -Dạo chơi nhặt lá vàng. *Hoạt động ở các góc: -Chơi ở các góc -Múa hát, đọc thơ: về các con vật nuôi -Ôn kiến thức đã học -Vệ sinh- Nêu gương -Bé với ngày hội môi trường.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN. HOẠT ĐỘNG. TDBS. HĐNT. HĐ CHIỀU. Chủ đề nhánh: Con vật biết bay -HH: Hít vào thở ra -TV: Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL: Ngồi xổm -C: Đưa chân các phía( trước, ngang, sau) -B: Bật tiến, lùi. -Quan sát toàn cảnh khu vực trường -Trò chuyện về các con vật biết bay -Chơi TCVĐ: Chim bay cò bay -Chơi TCDG: Rồng rắn lên mây -Chơi tự do: Chơi các trò chơi trẻ thích -Dạo chơi nhặt lá vàng rơi, rụng. *Hoạt động ở các góc: - Chơi ở các góc - Rèn thao tác lau mặt bằng khăn ướt -Luyện viết chữ đẹp Vệ sinh- Nêu gương.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN. HOẠT ĐỘNG. TDBS. HĐNT. Chủ đề nhánh: Bé vui ngày 8/3 -HH: Hít vào thở ra -TV: Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL: Ngồi xổm -C: Đưa chân các phía( trước, ngang, sau) -B: Bật tiến, lùi. -Đi dạo quanh sân trường -Trò chuyện về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 -Chơi TCVĐ: Cướp cờ -Chơi TCDG: Lộn cầu vồng -Chơi tự do - Nhặt lá vàng rơi. *Hoạt động ở các góc HĐ -Chơi: Tìm bạn CHIỀU -Luyện vẽ hoa tặng mẹ - Hưởng ứng ngày vì môi trường. -Vệ sinh- Nêu gương.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN. HOẠT ĐỘNG. TDBS. HĐNT. Chủ đề nhánh: Con vật sống trong rừng -HH: Hít vào thở ra -TV: Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL: Ngồi xổm -C: Đưa chân các phía( trước, ngang, sau) -B: Bật tiến, lùi. -Trò chuyện về các con vật sống trong rừng -Chơi TCVĐ: Cáo ơi ngủ à -Chơi TCDG: Đi cầu đi quán -Chơi tự do - Nhặt lá vàng rơi. *Hoạt động ở các góc HĐ -Chơi:ở các góc CHIỀU -Chơi: Ai đoán giỏi - Hưởng ứng ngày vì môi trường vào ngày cuối tuần. -Vệ sinh- Nêu gương.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN. HOẠT ĐỘNG. TDBS. HĐNT. Chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước -HH: Hít vào thở ra -TV: Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL: Quay người sang 2 bên -C: Đưa chân về trước lên cao -B: Bật dang chân khép chân. -Trò chuyện về các con vật sống dưới nước -Chơi TCVĐ: -Chơi TCDG: -Chơi tự do - Nhặt lá vàng rơi. *Hoạt động ở các góc HĐ -Chơi:ở các góc CHIỀU -Chơi: Ai đoán giỏi - Hưởng ứng ngày vì môi trường vào ngày cuối tuần. -Vệ sinh- Nêu gương.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HOẠT ĐỘNG CHƠI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện:27/2- 30/3/2012 *GÓC NGHỆ THUẬT -Tên trò chơi : *Tuần 1- 2 : Tô màu, vẽ, nặn, cắt xé dán các con vật trong gia đình - Vẽ hoa tặng mẹ *Tuần 3 -4 : vẽ các con vật sống trên rừng, xé dán con vật biết bay, vẽ con vật sống dưới nước sống dưới nước, -Chuẩn bị : Tranh, bút màu, đất nặn, keo dán, họa báo. -Gợi ý hoạt động: -Cô gợi ý cách nặn,vẽ, tô màu, cắt dán theo chủ đề. *GÓC PHÂN VAI -Tên trò chơi : *Tuần 1-2: -Bác sĩ thú y- Gia đình- Bán cửa hàng bán hoa , bán thực phẩm gia cầm *Tuần 3-4: Của hàng bán thú nhồi bông, Bác sĩ thú y *Tuần 5: Cửa hàng bán thực phẩm gia cầm, bán chim cảnh, cá cảnh -Chuẩn bị : - Các loại thú nhồi bông, dụng cụ bác sĩ thú y, con giống, đồ dùng nấu nướng. -Gợi ý hoạt động : - Cô gợi ý cho trẻ nhận vai và thể hiện vai chơi . *GÓC XÂY DỰNG -Tên trò chơi : *Tuần 1- 2 : Xây dựng trại chăn nuôi *Tuần 3-4-5: Xây dựng vườn thú, ao cá -Chuẩn bị : - Mô hình trại chăn nuôi-Vườn bách thú - gỗ-các con vật… -Gợi ý hoạt động : -Cô gợi ý công việc của chú công nhân xây dựng để trẻ thực hiện *GÓC SÁCH- THƯ VIỆN -Tên trò chơi : Xem tranh ảnh ,làm sách về chủ đề động vật -Yêu cầu : Trẻ nhận biết được các con vật nuôi, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, các con vật biết bay. Đọc truyện tranh có nội dung về động vật. -Chuẩn bị : Tranh ảnh về chủ đề động vật, truyện tranh thế giới động vật -Gợi ý hoạt động : - Cô gợi ý cho trẻ xem tranh, đọc truyện tranh. *GÓC HỌC TẬP -Tên trò chơi : Tập đếm nhóm con vật có SL 10-Đọc chữ cái -Chuẩn bị :Các con vật, chữ số từ 1- 10, hột hạt -Gợi ý hoạt động : Đây là chiếc túi kỳ lạ , cháu đoán xem trong đó có gì?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012. CHỦ ĐỀ NHÁNH:CON VẬT NUÔI HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH MỘT SỐ CON VẬT TRONG GIA ĐÌNH 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ nhận biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm về hình dạng và môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình. -Kỹ năng:Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của các con vật nuôi trong gia đình. -Thái độ:Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi ở gia đình, biết giữ gìn vệ sinh sau khi tiếp xúc với vật nuôi. 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : - Tranh ảnh về các con vật nuôi: gà, mèo, trâu, lợn -Câu đố, bài hát, bài thơ về các con vật nuôi. 3-Phương pháp : -Quan sát - Trò chuyện -Đàm thoại - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : +Ổn định tổ chức: Hát : “Gà trống, mèo con và cún con” +Giới thiệu bài:-Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát có những con vật nào? Để các con biết rõ hơn về các con vật nuôi trong gia đình, giờ học hôm nay cô sẽ cho các con quan sát và tìm hiểu nhé! *Hoạt động trọng tâm: -Cô giả làm tiếng kêu của con gà mái, trẻ đoán và giới thiệu hình ảnh con gà mái. Cho trẻ đồng thanh tên gọi- Cho trẻ quan sát con gà và trò chuyện về các bộ phận, đặc điểm, ích lợi của con gà mái.-Tương tự trẻ đoán tên con mèo, con trâu-con lợn-Cho trẻ so sánh con gà- con mèo -Con gà có gì khác con mèo?( Hình dáng, lông, cách kiếm mồi, sinh sản, tiếng kêu…) -Con trâu và con lợn có điểm gì giống nhau? Cho trẻ biết trâu và lợn thuộc nhóm gia súc( có 4 chân, đẻ con, cho con bú) -Ngoài các con vật này ra, cháu hãy kể những con vật nuôi mà cháu biết? +Trò chơi 1 : “Giả tiếng kêu các con vật” +Trò chơi 2 : “Ai thông minh hơn” +Nhà con nuôi những con vật gì? Chúng có ích lợi như thế nào? Cháu hãy kể những con vật thuộc nhóm gia cầm? -Để phòng bệnh cho con vật nuôi, ba mẹ các cháu phải làm gì? Sau khi tiếp xúc với con vật nuôi cháu phải chú ý điều gì? +Trò chơi 3 : “Về đúng chuồng”-Yêu cầu trẻ nghe hiệu lệnh về đúng chuồng của mình. +Trò chơi 4: “Ai giỏi”-Yêu cầu chọn thức ăn cho các con vật nuôi *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương- Hát kết thúc tiết học. 5- Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 28 tháng 2 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNN THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết trả lời câu hỏi và đóng kịch. - Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : Đọc thơ rõ ràng, diễn cám. -Thái độ: Giáo dục trẻ chăm chỉ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : - Tranh minh họa nội dung chuyện- Đồ dùng liên quan trò chơi. 3-Phương pháp : - Kể chuyện - Đàm thoại - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát: “Thương con mèo” +Giới thiệu bài: Cô có một bài thơ nói về 2 chú mèo đi câu cá, để biết 2 chú mèo câu có được cá không? Các con lắng nghe cô đọc bài thơ:“Mèo đi câu cá” *Hoạt động trọng tâm: -Cô đọc 1 lần diễn cảm. -Tóm tắt nội dung bài thơ - Đọc lần 2 -Cả lớp đọc đối đáp bài thơ cùng cô . -Nhóm bạn trai -bạn gái đọc thơ .Cô sửa sai kịp thời cho trẻ . -Cá nhân đọc, cô động viên khuyến khích . +Trò chơi 1 :- “Ô cửa bí mật ” -Yêu cầu trẻ chữ số và trả lời câu hỏi theo nội dung :* Bài thơ có tên là gì ? *Những câu thơ nào thể hiện anh em mèo đi câu cá?*Mèo anh câu được cá không? Vì sao? *Khi thấy bầy thỏ vui đùa, mèo em đã nghĩ gì? *Theo con khi nhận làm một việc gì, nhiệm vụ gì con phải làm gì? +Trò chơi 2 : “ Ai tài hơn” - Yêu cầu chọn cá để bắt vào giỏ +Trò chơi 3: “Trổ tài năng khiếu” -Yêu cầu đóng kịch theo nội dung bài thơ *Hoạt động kết thúc:- Giáo dục chăm chỉ, hoàn thành công việc được giao -Kết thúc tiết học 5-Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 29 tháng 2 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT ĐẾM-NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 10 – CHỮ SỐ 10 VÀ DÃY SỐ TỰ NHIÊN 1- Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về Sl trong phạm vi 10, biết thêm bớt tạo sự bằng nhau. Nhận biết dãy số từ 1- 10 -Kỹ năng:Khả năng nhận biết và so sánh được các nhóm có SL khác nhau trong phạm vi 10.Biết phối hợp các giác quan trong luyện tập . -Thái độ: Giáo dục trẻ ham học toán . 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : -Các con vật có SL từ 1- 10 -Đồ dùng đồ chơi liên quan trò chơi . 3- Phương pháp : Trò chơi - Thực hành -Luyện tập . 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích :*Hoạt động mở đầu : +Ổn định tổ chức: Hát : “Vì sao con mèo rửa mặt” +Giới thiệu bài: Các con vừa hát về con vật gì? Ngoài con mèo ra còn có những con vật khác là con vật nuôi trong gia đình. Bây giờ các con giúp cô đếm các nhóm con vật nhé *Hoạt động trọng tâm: : Cô cho trẻ đếm nhóm mèo- Đồng thanh: “ Có tất cả là 10 con mèo” Cho trẻ đếm nhóm chó có SL9- So sánh nhóm mèo với nhóm chó như thế nào? Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn mấy? Nhóm nào ít hơn, ít hơn mấy? (nhận biết sự hơn kém nhau về SL) Để 2 nhóm bằng nhau cô phải làm gì? Cô có mấy chú gà con? cháu đếm bao nhiêu gà con? Cô phải dùng chữ số mấy để biểu thị SL 10 con gà con? Giới thiệu chữ số 10 và dãy số tự nhiên từ 1- 10.Vị trí của các số trong dãy số, số đứng trước và đứng sau số 10. +Trò chơi 1 : “Tạo nhóm” -Yêu cầu cho trẻ hát về các con vật khi nghe yêu cầu tạo nhóm ( nói SL các nhóm, thêm bớt để các nhóm bằng nhau) +Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn” -Yêu cầu trẻ đếm SL hột hạt trong túi mình. So sánh với SL hột hạt của bạn, thêm, bớt để 2 nhóm bằng nhau. Xếp dãy số theo chiều tăng dần. +Trò chơi 3: “ Ai đúng” -Yêu cầu vỗ tay, giậm chân theo yêu cầu về SL *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương -Hát: “ Tập đếm” - Kết thúc tiết học 5- Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC ĐI LÊN XUỐNG GHẾ ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT 1-Mục đích yêu cầu : - Kiến thức:Trẻ đi đúng kĩ thuật, không làm rơi túi cát -Kĩ năng:Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ chân, sự khéo léo,và sự thăng bằng -Thái độ: Giáo dục trẻ tự tin, khéo léo trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động trọng tâm : +Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng +Trọng động *Bài tập phát triển chung: - HH :Gà gáy -TV1: Đưa tay ra trước, lên cao -BL1: Cúi gập người về trước. -C1: Bật dang chân khép chân *Vận động cơ bản: Đi lên xuống ghế đầu đội túi cát -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 phân tích kỹ thuật: Cho trẻ đặt túi cát lên đầu và đi lên xuống ghế từng chân giữ thăng bằng không làm rơi túi cát -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cho trẻ thi đua xem ai giỏi - Cô động viên khuyến khích 2 đội luyện tập -Cháu đi lại để củng cố *Trò chơi : “Bé thử tài” (Củng cố bài tập:Bò dích dắc chui qua cổng) -Cô hướng dẫn trẻ cùng chơi +Hồi tỉnh :Hít thở nhẹ *Hoạt động kết thúc : -Nhận xét tuyên dương- Kết thúc tiết học 5- Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 2 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH TÔ MÀU TRANH GIA CẦM GIA SÚC 1- Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ biết dùng kĩ năng đã học để sử dụng màu tô tranh phù hợp -Kỹ năng:Phát triển cơ tay, sự phối hợp các giác quan . -Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc con vật nuôi, hoàn thành sản phẩm của mình . 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp học *Đồ dùng , phương tiện : - Tranh thế giới động vật -Bút màu, vở . -Bài hát, bài thơ về chủ đề 3-Phương pháp : -Quan sát – Đàm thoại - Thực hành 4- Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: +ổn định tổ chức:- Cho trẻ hát: “Gà trống,mèo con và cún con” +Giới thiệu bài:- Các con vừa hát bài gì? Cô và trẻ cùng trò chuyện về con vật nuôi. Giờ học hôm nay cô dạy các cháu tô màu tranh gia cầm gia súc nhé! *Hoạt động trọng tâm: -Cô giới thiệu tranh về gia cầm gia súc cho trẻ quan sát và đàm thoại : - Cô hướng dẫn cách tô màu . +Thực hiện : -Cô nhắc nhỡ cháu tô màu phù hợp. -Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình để trưng bày. +Đánh giá sản phẩm : -Cháu chọn tranh, nêu vì sao thích ? - Cô chọn tranh củng cố cách tô màu cho tranh -Giáo dục trẻ biết chăm sóc con vật nuôi trong gia đình và hoàn thành sản phẩm. *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương- Hát kết thúc tiết học 5-Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày 16 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC. h, k 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ nhận biết, phân biệt, và phát âm đúng chữ h, k -Kĩ năng:Phát triển khả năng nhận biết, phân biệt các nhóm chữ thông qua trò chơi. : Phát triển ngôn ngữ thông qua luyện phát âm -Thái độ: -Giáo dục trẻ ham học chữ 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức :Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : -Một số con vật có chữ cái : h, k -Thẻ từ - Chữ cái h, k và các chữ đã học 3- Phương pháp :- Quan sát -Đàm thoại -Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu :Hát : “Gấu và rừng xanh” Các con vừa hát bài hát gì? Có những con vật nào? *Hoạt động trọng tâm: -Cô giới thiệu tranh con khỉ- Lớp đồng thanh : “con khỉ” -Giới thiệu từ - Cô ghép từ - So sánh từ trong tranh và chữ đã ghép. -Cô dùng mấy chữ cái để ghép từ? Có chữ cái gì con học rồi ? Cho trẻ lấy chữ cái đã học . Cô giới thiệu dấu thanh : “ hỏi” trong từ -Cô cất chữ cái đã học- Giới thiệu chữ cái h, k - Lớp phát âm “h ”- Cô phân tích chữ h: có 1 nét thẳng,một nét móc; tương tự giới thiệu chữ k; lớp phát âm, cô phân tích chữ k: có một nét thẳng, nét xiên trái, xiên phải .Cô giới thiệu chữ h, k viết thường -Cho trẻ so sánh chữ h- k có gì giống và khác nhau? -Luyện phát âm h, k : cho cá nhân phát âm , cô sửa sai kịp thời . *Hoạt động 3: +Trò chơi 1: “Tìm chữ” -Cho trẻ đọc đồng da, ca dao về các con vật, nghe yêu cầu và tìm đúng chữ cái và phát âm . +Trò chơi 2: “Thi xem ai đúng”. Yêu cầu tô chữ h, k trong tên các con vật +Trò chơi 3 : “Ai khéo tay hơn” -Yêu cầu trẻ tạo chữ h, k bằng đất nặn- Phát âm các chữ đã tạo. +Trò chơi 4: “Ai nhanh hơn” -Tìm các chữ cái đã học trong các góc chơi*Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương- Vận động theo bài hát: Chú thỏ con -Kết thúc tiết học . 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 30 tháng 12 năm 2010. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : THỂ DỤC NÉM XA BẰNG HAI TAY 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ làm đúng kỹ thuật ném xa bằng hai tay -Kĩ năng:Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ tay, khả năng định hướng trong không gian. -Thái độ:Giáo dục trẻ trật tự trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Ngoài sân *Đồ dùng, phương tiện : -Túi cát cho trẻ luyện tập 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động 1 : Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng *Hoạt động 2 : Trọng động +Bài tập phát triển chung: -HH2: Thổi nơ -TV2: Đưa tay ra trước, sang ngang -BL1: Cúi người về trước -C2: Bật dang chân, khép chân +Vận động cơ bản : -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 phân tích kỹ thuật : 2 tay cầm túi cát đưa về trước, chân đứng rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh: đưa tay lên cao qua đầu, người ngã ra sau lấy đà ném mạnh về trước-Cháu khá ném thử -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cho trẻ thi đua xem ai ném xa nhất- Cô động viên khuyến khích trẻ -Cháu ném lại để củng cố +Trò chơi : Chạy tiếp sức -Cô hướng dẫn trẻ cùng chơi *Hoạt động 3 : Hồi tỉnh Hít thở nhẹ - Kết thúc tiết học 5- Đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2013. CHỦ ĐỀ NGÀY HỘI: BÉ VUI NGÀY 8/3 HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NGÀY 8/3 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ biết ngày 8/3 là ngày hội của bà, của mẹ, của cô và các bạn gái. -Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ nói qua trò chuyện, trao đổi về ngày hội 8/3. -Thái độ:Biết quan tâm đến bà, mẹ, cô và bạn gái nhân ngày hội. 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : - Tranh: Bé tặng hoa cho mẹ- Bài hát, bài thơ về bà, mẹ, cô.-Bút màu- giấy- đất nặn- bảng con 3-Phương pháp : - Trò chuyện -Đàm thoại - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : +Ổn định tổ chức: Hát : “Ngày 8/3” +Giới thiệu bài:-Các con vừa hát bài gì? Ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ, bây giờ cô cháu mình cùng trò chuyện về ngày 8/ 3 nhé! *Hoạt động trong tâm: -Cô cho trẻ biết ngày 8/3 là ngày hội của bà, của mẹ, của cô và của các bạn gái. Hàng ngày mẹ làm những công việc gì? Bà của các cháu có già không? Các cháu có yêu bà không? -Cho trẻ biết bà, mẹ, cô đi trước là những người phụ nữ đảm đang, giỏi giang trong công việc gia đình cũng như ngoài xã hội. Giáo dục các cháu phải noi gương các bà, các mẹ, các cô chăm ngoan học giỏi, góp phần xây dựng gia đình, xã hội. +Trò chơi 1 : “Hát chuyền tay” - Trẻ chuyền hoa đến từng bạn, bài hát dừng lại bạn nào thì bạn đó phải hát. (Yêu cầu hát bài hát về bà, mẹ, cô.) +Trò chơi 2 : “Ai thông minh hơn”-Yêu cầu hái hoa trả lời câu hỏi: +Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày mấy tháng mấy? +Ngày 8/3 là ngày hội của ai? +Theo cháu phải làm gì để thể hiện sự quan tâm đến bà, mẹ, cô và các bạn gái? +Trò chơi 3: “ Bé cùng trổ tài” -Yêu cầu vẽ, nặn hoa *Hoạt động két thúc: Nhận xét tuyên dương-Hát : “Bông hoa mừng cô”- Kết thúc tiết học 5-Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNN THƠ: BÓ HOA TẶNG CÔ 1-Mục đích yêu cầu : - Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung, trả lời câu hỏi đàm thoại trong bài thơ. -Kĩ năng:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : Đọc thơ rõ ràng,diễn cảm. -Thái độ:Giáo dục trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, cô, và bạn gái nhân ngày hội 8/3 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : - Tranh nội dung - Đồ dùng liên quan trò chơi. 3-Phương pháp : - Dùng lời- Đàm thoại - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : +Ổn định tổ chức:Cho trẻ hát bài: “Bông hoa mừng cô” +Giới thiệu bài:- Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói gì? Cô có một bài thơ nói lên sự quan tâm của các cháu đến với cô giáo nhân ngày 8/3. Để biết nội dung bài thơ như thế nào các con cùng nghe cô đọc bài thơ: “Bó hoa tặng cô” nhé! *Hoạt động trọng tâm: - Cô đọc một lần diễn cảm -Đọc lần 2 xem tranh nội dung. -Cả lớp đọc theo cô 2 lần -Từng nhóm trẻ đọc đối đáp cả bài thơ. -Cá nhân đọc thơ cô động viên, sửa sai kịp thời. +Trò chơi 1: “Bé trổ tài” -Yêu cầu trẻ dán hoa tặng cô - Giáo dục trẻ kính yêu cô giáo. +Trò chơi 2 : “Ai nhanh hơn” - Yêu cầu nhanh tay rung chuông để dành quyền trả trả lời câu hỏi: +Bài thơ có tên là gì? +Các bạn trong bài thơ hái hoa để làm gì? Các bạn tặng hoa cho cô nhân ngày nào? +Bó hoa đẹp như thế nào? Có những loại hoa gi? +Những câu thơ nào thể hiện cảm xúc của bé đối với cô giáo? -Hát múa mừng cô *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương-Kết thúc tiết học 5-Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2010. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT THÊM BỚT- PHÂN CHIA NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 9 LÀM 2 PHẦN THEO NHIỀU CÁCH 1-Mục đích yêu cầu: -Biết thêm bớt, phân chia các nhóm có số lượng 9 làm 2 phần theo nhiều cách- Biết phối hợp các giác quan trong luyện tập-Giáo dục trẻ ham học toán -2-Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian hoạt động : Trong lớp *Phương tiện ,đồ dùng: Đồ dùng ,đồ chơi có SL trong PV 9 3-Phương pháp: Trực quan - Luyện tập – Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động 1: Hát “Màu hoa” Các con vừa hát bài hát gì?Có những loại hoa nào? Bây giờ các cháu hãy cùng nhau đếm giúp cô nhé! *Hoạt động 2 -Cho cả lớp đếm 9 hoa hồng. -Cháu phát hiện xem bó hoa này có gì lạ ? Cháu lấy riêng 1 hoa hồng to – Như vậy cháu có mấy nhóm ? Mỗi nhóm có mấy ? (8 - 1) -Lớp đồng thanh 9 bớt 1 còn 8 - Cá nhân nhắc lại - Gộp chung 2 nhóm cô có mấy? +Cháu thấy có mấy hoa vàng? - Cháu hãy lấy riêng giúp cô -Vậy 9 bớt 2 còn mấy ? Tách riêng cháu được mấy nhóm? Mỗi nhóm có mấy ? (7 -2)-Gộp chung 2 nhóm bằng mấy ?+Cháu lấy cho cô 3 hoa màu hồng? Vậy cô có mấy nhóm ? Nhóm có mấy?( 6 - 3) 9 bớt 3 còn mấy ? Gộp chung 2 nhóm bằng mấy ?Cô lấy riêng 4 hoa to : 4 hoa to- 5 hoa nhỏ. Hai nhóm như thế nào? Mỗi nhóm có mấy?( 5- 4) -Con cho cô biết 9 bông hoa chia làm 2 phần theo mấy cách ?-Cho trẻ nhắc lại các cách phân chia :cách 1(8- 1), cách 2 ( 7- 2 ), cách 3(6 - 3), cách 4( 54) *Hoạt động 3: +Trò chơi 1 : “Kết bạn” -Đọc đồng dao nghe yêu cầu thêm bớt, phân chia các nhóm theo nhiều cách +Trò chơi 2 : “Ai giỏi” Yêu cầu cháu phân chia 9 bông hoa theo các cách phân chia đã học. Cho trẻ luyện tập theo nhóm. +Trò chơi 3: “ Ai nhanh hơn” - Yêu cầu lập đề toán thêm – bớt trong phạm vi 9- Hát- Kết thúc tiết học 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC NÉM ĐÍCH NGANG - NHẢY LÒ CÒ 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ ném đích ngang - nhảy lò cò đúng kĩ thuật. -Kỹ năng: Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ chân, cơ tay, sự khéo léo của đôi chân, đôi tay, sự định hướng trong không gian -Thái độ: Giáo dục trẻ tự tin, khéo léo trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : - Đích cho trẻ ném 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : -Ổn định tổ chức: -Giới thiệu bài: *Hoạt động trọng tâm: Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng Trọng động: +Bài tập phát triển chung: - HH :Gà gáy -TV: Đan các ngón tay vào nhau, gập duỗi về trước. -C: Bước khuỵu một chân ra trước, chân sau thẳng. -BL: Đứng quay người sang 2 bên. -B: Bật dang chân khép chân +Vận động cơ bản : -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 phân tích kỹ thuật: Cho trẻ co một chân, một chân cò đến vạch dừng lại. Tay cầm túi cát ngắm vào đích để ném -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cho trẻ thi đua xem ai đúng - Cô động viên khuyến khích trẻ -Cháu làm lại để củng cố +Trò chơi : “Ai ném xa hơn” -Cô hướng dẫn trẻ ném xa bằng hai tay Hồi tỉnh: Hít thở nhẹ *Hoạt động kết thúc : - Nhận xét- tuyên dương -Kết thúc tiết học 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 7 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH VẼ HOA TẶNG MẸ 1- Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ biết dùng kĩ năng đã học để vẽ hoa có các bộ phận: cánh hoa, nhụy hoa, đài hoa, bố cục cân đối,sử dụng màu để tô tranh phù hợp -Kĩ năng: Phát triển cơ tay, sự phối hợp các giác quan . -Thái độ:Giáo dục trẻ biết hoàn thành sản phẩm để tặng mẹ 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp học *Đồ dùng , phương tiện : -Bút màu, vở, bó hoa đủ loại. -Bài hát, bài thơ về chủ đề 3-Phương pháp : -Quan sát – Đàm thoại - Thực hành 4- Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: +ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát: “Mẹ và cô” +Giới thiệu bài- Các con vừa hát bài gì? Giờ học hôm nay cô dạy các cháu vẽ hoa tặng mẹ nhé! *Hoạt động trọng tâm:: -Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về bó hoa của cô : -Đây là hoa gì? Có các bộ phận gì? Cô gợi ý cho trẻ nêu đặc điểm của hoa. -Cô vẽ mẫu và phân tích cách vẽ. -Cho trẻ vẽ thử trên bảng con + Thực hiện : -Cô nhắc nhỡ cháu vẽ đầy đủ các bộ phận của hoa và tô màu phù hợp. -Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình để trưng bày. +Đánh giá sản phẩm : -Cháu chọn tranh, nêu vì sao thích ? - Cô chọn tranh củng cố cách vẽ và tô màu cho tranh-Giáo dục trẻ biết quan tâm đến mẹ, hoàn thành sản phẩm để tặng mẹ *Hoạt động kết thúc: -Nhận xét tuyên dương- Hát kết thúc tiết học 5-Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 7 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC BẬT QUA VẬT CẢN 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ bật qua vật cản đúng kĩ thuật. -Kỹ năng: Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ chân, sự khéo léo của đôi chân, sự định hướng trong không gian -Thái độ: Giáo dục trẻ tự tin, khéo léo trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : - Vật cản- Ghế thể dục 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : -Ổn định tổ chức: -Giới thiệu bài: *Hoạt động trọng tâm: Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng Trọng động: +Bài tập phát triển chung: - HH: Hít vào thở ra -TV: Đan các ngón tay vào nhau, gập duỗi về trước. -C: Bước khuỵu một chân ra trước, chân sau thẳng. -BL: Đứng quay người sang 2 bên. -B: Bật dang chân khép chân +Vận động cơ bản : -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 phân tích kỹ thuật: Chân đứng sát vạch 2 chân nhún xuống lấy đà bật qua vật cản -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cho trẻ thi đua xem ai đúng - Cô động viên khuyến khích trẻ -Cháu làm lại để củng cố +Trò chơi : “Bé nào khéo” -Cô cho trẻ đi theo đường hẹp đầu đội túi cát Hồi tỉnh: Hít thở nhẹ *Hoạt động kết thúc : - Nhận xét- tuyên dương -Kết thúc tiết học 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG 2 TAY 1-Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ ném đích bằng 2 tay đúng kĩ thuật. -Kỹ năng: Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ chân, cơ tay, sự định hướng trong không gian -Thái độ: Giáo dục trẻ tự tin trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : - Đích cho trẻ ném 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu : -Ổn định tổ chức: -Giới thiệu bài: *Hoạt động trọng tâm: Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng Trọng động: +Bài tập phát triển chung: - HH: Hít vào thở ra -TV: Đưa tay về trước lên cao. -C: Đưa chân các hướng -BL: Đứng quay người sang 2 bên. -B: Bật dang chân khép chân +Vận động cơ bản : -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 phân tích kỹ thuật: Cho trẻ cầm túi cát bằng 2 tay ngắm vào đích để ném -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cho trẻ thi đua xem ai đúng - Cô động viên khuyến khích trẻ -Cháu làm lại để củng cố +Trò chơi : “Bé nào giỏi” -Cô cho trẻ trèo lên xuống thang Hồi tỉnh: Hít thở nhẹ *Hoạt động kết thúc : - Nhận xét- tuyên dương -Kết thúc tiết học 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 15 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH VẼ CON CHIM 1- Mục đích yêu cầu : -Kiến thức:Trẻ biết phối hợp các nét đã học để vẽ theo trình tự tạo thành con chim. -Kỹ năng: Phát triển cơ tay, sự phối hợp các giác quan để hoàn thành sản phẩm . - Thái độ: Giáo dục trẻ tính cẩn thận để hoàn thành sản phẩm 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp học *Đồ dùng, phương tiện : - Cô vẽ mẫu -Vở- Bút màu -Bài hát, bài thơ về chủ đề 3-Phương pháp : -Trò chuyện- Dùng lời - Thực hành 4- Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát “Con chim non” +Giới thiệu bài: Các con có thích nghe tiếng chim hót không? -Có nhiều loại chim nuôi để làm cảnh, vậy cô cháu mình cùng vẽ con chim nhé! *Hoạt động trọng tâm: -Cô giới thiệu tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại : -Cô có những hình gì ? Vẽ như thế nào? Đây là gì ? Con chim có các bộ phận gì? -Cô vẽ mẫu -Cô nhắc nhỡ cháu cách vẽ theo trình tự từng bộ phận để thành hình con chim. Chọn màu tô phù hợp. Gợi ý cho trẻ sáng tạo.Giáo dục trẻ hoàn thành sản phẩm. Giáo dục trẻ cẩn thận vẽ theo trình tự để hoàn thành tranh con chim +Đánh giá sản phẩm : -Cháu chọn sản phẩm, nêu vì sao thích ? - Cô chọn tranh củng cố cách vẽ . -Giáo dục trẻ yêu con vật, biết chăm sóc và bảo vệ chim cảnh. *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương- Hát kết thúc tiết học 5-Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012. CHỦ ĐỀ NHÁNH:ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC TÌM HIỂU VỀ CON HỔ VÀ CON KHỈ 1-Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi được tên con hổ, con khỉ -Kỹ năng: Biết được đặc điểm về hình dáng, thức ăn, cách vận động và môi trường sống của con hổ và con khỉ -Thái độ: Biết được giá trị quí hiếm của động vật hoang dã và cách bảo vệ động vật đó 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian tổ chức: Trong lớp học *Đồ dùng phương tiện -Tranh hình ảnh về con hổ và con khỉ và 1 số động vật khác sống trong rừng 3-Phương pháp: Đàm thoại - thực hành 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: Trẻ hát bài :“ Chú voi con ở Bản Đôn” +Giới thiệu bài:-Cô hỏi trẻ bài hát nói về con vật gì? Cho trẻ xem hình ảnh và trò chuyện về các con vật sống trong rừng. *Hoạt động trọng tâm: -Cô cho trẻ xem hình ảnh con hổ - Đồng thanh : “ con hổ” -Cô cho trẻ nhận xét về những đặc điểm về hình dáng, thức ăn, vận động của con hổ -Tương tự cô cho trẻ xem hình ảnh về con khỉ-Trẻ đồng thanh -Cô cùng trẻ nhận xét những đặc điểm, bộ phận, vận động của con khỉ *Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa con hổ và con khỉ -Các con có biết những con vật nào sống trong rừng nữa? (Cô giáo dục trẻ) *Hoạt động 3: +Trò chơi 1: “ Đội nào đúng” Yêu cầu chọn thức ăn cho các con vật + Trò chơi 2 : “ Bé nào giỏi” Yêu cầu trả lời câu hỏi: Hổ là con vật hiền lành hay hung dữ? Hổ có ích lợi như thế nào? Vì sao phải bảo vệ môi trường sống cho hổ và khỉ? Con khỉ vận động như thế nào? Khỉ ăn thức ăn gì? +Trò chơi 3: “ Tạo dáng các con vật” *Hoạt động kết thúc: Hát-Dặn dò- Giáo dục trẻ biết yêu quý động vật quý hiếm 5-Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 13 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN: NHỮNG NGHỆ SĨ RỪNG XANH 1-Mục đích yêu cầu: -Kiến thức:Trẻ hiểu nội dung câu chuyện-Trả lời được các câu hỏi đàm thoại, tham gia đóng kịch. -Kỹ năng: Phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua đàm thoại và đóng kịch. -Thái độ: Giáo dục trẻ biết nhường nhịn và đoàn kết. 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian tổ chức: Trong lớp học *Đồ dùng phương tiện: -Tranh ,hình ảnh minh hoạ nội dung câu chuyện 3-Phương pháp: Đàm thoại - thực hành 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: -Trẻ hát bài : “ Gấu và rừng xanh” +Giới thiệu bài:- Trong bài hát nói về con vật gì? Cô cho trẻ xem hình ảnh về các con vật sống trong rừng. Cô giới thiệu câu chuyện : “ Những nghệ sĩ rừng xanh” +Hoạt động trọng tâm: -Cô kể lần 1-Tóm tắt nội dung câu chuyện -Cô kể lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa +Trò chơi 1: Tạo dáng các con vật +Trò chơi 2: Ai thông minh -Yêu cầu trả lời: -Múa mãi với thỏ đệm đàn và họa mi hót thì chán thật, đó là câu nói của ai? - Họa mi nói với Thỏ và Công như thế nào? Nhờ ai mà ba bạn biết đoàn kết? Tên câu chuyện là gì? Con hãy kể một đoạn chuyện cháu theo nội dung tranh? +Trò chơi 3: “Bé đóng kịch” Yêu cầu trẻ nhận vai và thể hiện vai-Dặn dò giáo dục trẻ biết nhường nhịn và đoàn kết. *Hoạt động kết thúc : -Hát : “Chú thỏ con”- Kết thúc tiết học 5-Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 7 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LQVT SO SÁNH DÀI- NGẮN CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG 1-Mục đích yêu cầu: -Kiến thức: Nhận biết độ dài, ngắn của 3 đối tượng, thực hành đo chiều dài của 3 đối tượng. -Kỹ năng: Phát triển khả năng so sánh và diễn đạt kết quả. -Thái độ: Giáo dục trẻ ham thích thực hành. 2-Chuẩn bị: *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện: - Các băng giấy có chiều dài khác nhau - Mỗi trẻ 3 đơn vị đo 3-Phương pháp: Quan sát- Thực hành- Trò chơi 4- Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát: Cùng nhau trốn tìm +Giới thiệu bài: Cô có rất nhiều băng giấy cho trò chơi, để biết chiều dài của các băng giấy cô và các cháu cùng so sánh *Hoạt động trọng tâm: -Cho trẻ quan sát các băng giấy -Nhận xét điểm giống và khác nhau của 3 băng giấy. -Cho trẻ diễn đạt chiều dài của 3 băng giấy -Cho trẻ diễn đạt: dài nhất- ngắn hơn- ngắn nhất -Cô cho trẻ biết: Muốn độ dài của 3 băng giấy cô đặt cạnh nhau, hoặc chồng lên nhau và diễn đạt kết quả. +Trò chơi 1: “Tìm bạn” Yêu cầu so sánh chiều dài của 3 bạn khi nằm cạnh nhau +Trò chơi 2: “Ai bật xa hơn” +Trò chơi 3: “Bé nào khéo tay” Tô màu cho 3 con rắn có độ dài khác nhau *Hoạt động kết thúc: -Hát:Đố bạn biết - Kết thúc tiết học 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 15 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC TRÈO LÊN XUỐNG THANG 1-Mục đích yêu cầu : - Kiến thức:Trẻ trèo lên xuống thang đúng kĩ thuật. - Kĩ năng: Biết phối hợp các giác quan, phát triển cơ chân - Thái độ: Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn trong luyện tập 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động : *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng, phương tiện : - Thang 3- Phương pháp : Làm mẫu - Luyện tập - Trò chơi 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: + Ổn định tổ chức: +Giới thiệu bài: *Hoạt động trọng tâm: +Khởi động -Đi các kiểu - Dàn hàng +Trọng động +Bài tập phát triển chung: - HH :Gà gáy -TV: Đan các ngón tay vào nhau, gập duỗi về trước. -C: Bước khuỵu một chân ra trước, chân sau thẳng. -BL: Đứng quay người sang 2 bên. -B: Bật dang chân khép chân +Vận động cơ bản : -Cô làm mẫu 2 lần -Lần 3 cô phân tích kỹ thuật trèo lên xuống thang. -Lần lượt cho trẻ luyện tập -Cô sửa sai kịp thời cho trẻ. -Cô động viên khuyến khích trẻ -Cháu làm lại để củng cố +Trò chơi : “Bé khéo léo” -Cô cho trẻ bật qua vật cản +Hồi tỉnh Hít thở nhẹ *Hoạt động kết thúc: - Kết thúc tiết học 5- Đánh giá :.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 20 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: CON CHIM CHIỀN CHIỆN 1 Mục đích yêu cầu : - Kiến thức: Cháu đọc thuộc bài thơ, tham gia đàm thoại - Kỷ năng: Rèn giọng đọc diễn cảm - Thái độ: Giáo dục cháu biết chăm sóc bảo vệ động vật quí kiềm 2 Chuẩn bị môi trường hoạt động : * Không gian tổ chức: Lớp học *Đồ dùng phương tiện: -Máy vi tinh, một số hình ảnh, loài chim 3 Phương pháp : Đàm thoại, trò chuyện 4 Tiến hành hoạt động có chủ đích : 1/ Hoạt động mở đầu: */ Ổn định tổ chức : Hát bài : Con chim non * Giới thiệu bài : Vừa rồi các con hát bài hát nói về gì, cô cũng có một hình ảnh về các chú chim cô và cháu đàm thoại cô cũng có bài thơ nói về con chim chiền chiện 2/Hoạt động trọng tâm : +Dạy thơ -Cô đọc bài thơ lần 1 -Tóm tắt nội dung đọc lần 2 -Thi đua tổ 1 lần , nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, cá nhân -Đọc đối đáp +Trò chơi : Ai nhanh hơn - cô cho 2 đôi lên ghép tranh + Trò chơi : Tập tầm vồng - Bài thơ nói về gì? - Con chim chiền chiện bay như thế nào? - Chim chiền chiện bụng chứa những gì? 3/ Kết thúc hoạt động: Hát bài Thật là hay *Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012. CHỦ ĐỀ NHÁNH:ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC CON CÁ-TÔM -CUA 1-Mục đích yêu cầu: -Kiến thức:Trẻ nhận biết và gọi tên, so sánh điểm giống và khác nhau giữa con cá, con cua và con tôm -Kỹ năng: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, chú ý, so sánh và ghi nhớ có chủ định. -Thái độ:Biết được các món ăn có từ cá, cua và tôm, biết lợi ích của chúng đối với đời sống con người, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường . 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian tổ chức: Trong lớp học *Đồ dùng phương tiện -Tranh hình ảnh cá, cua, tôm và 1 số động vật dưới nước- Bài thơ, câu đố về động vật dưới nước 3-Phương pháp: Quan sát- Đàm thoại - Thực hành 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức:Trẻ hát bài :“Tôm cá cua thi tài” +Giới thiệu bài: -Cô hỏi trẻ trong bài hát có những con vật gì? Cho trẻ xem tranh ảnh các con vật sống dưới nước. Để các cháu biết nhiều hơn về một số con vật sống dưới nước, bây giờ cô cùng các cháu tìm hiểu nhé! *Hoạt động trọng tâm: -Cô đọc câu đố con cá- cho trẻ xem hình ảnh về con cá -Trẻ đồng thanh -Cô cho trẻ nhận xét về những đặc điểm, bộ phận và vận động của con cá. Cho trẻ đồng thanh các bộ phận của con cá: Đầu cá, mình cá, đuôi cá, vây cá, vẩy cá. Cá thở bằng gì? Cá bơi được nhờ có gì? Cá có ích như thế nào? -Tương tự cô cho trẻ xem hình ảnh về con cua- con tôm- Trẻ đồng thanh -Cô cùng trẻ nhận xét những đặc điểm,bộ phận,vận động của cua - con tôm *Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa con tôm và con cá -Các con vật này có ích lợi như thế nào? Ăn các món ăn có nguồn gốc từ cá, cua, tôm sẽ ích lợi gì?(Cô giáo dục trẻ ăn cá cua tôm sẽ cung cấp nhiều chất đạm) +Trò chơi 1: Bắt cá bỏ vào ao Yêu cầu hai đội dán cá vào ao +Trò chơi 2: Bé nào thông minh - Yêu cầu trả lời câu hỏi: - Cá có các bộ phận gì? Cá bơi bằng gì? Mình tôm như thế nào? Vì sao con cua lại bò ngang?- Làm gì để bảo vệ môi trường sống cho các con vật sống dưới nước? Con hãy kể một số món ăn từ cá, tôm, cua +Trò chơi 3: Đi chợ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Yêu cầu chọn mua các con vật sống dưới nước *Hoạt động kết thúc:- Hát- Kết thúc tiết học.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 27 tháng 3năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN:CÁ DIẾC CON 1-Mục đích yêu cầu: -Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, trả lời các câu hỏi đàm thoại -Kỹ năng: Phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua đàm thoại và đóng kịch -Thái độ:Giáo dục trẻ biết kính trọng người lớn, hòa đồng với mọi người 2-Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian tổ chức: Trong lớp học *Đồ dùng phương tiện: -Tranh, hình ảnh minh hoạ nội dung câu chuyện 3-Phương pháp: Đàm thoại - thực hành 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: -Trẻ hát bài “Cá vàng bơi” +Giới thiệu bài: -Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về con vật gì? Ngoài cá vàng ra các con còn biết loài cá gì nữa không? Cho trẻ kể tên một số loại cá cháu biết. Cô có một câu chuyện kể về các con vật sống dưới nước, đó là câu chuyện: “ Cá diếc con” *Hoạt động trọng tâm: -Cô kể lần 1-Tóm tắt nội dung câu chuyện -Cô kể lần 2 theo tranh +Trò chơi 1: “ Bé nào giỏi hơn” - Cho 2 đội chọn con vật sống dưới nước dán vào 2 ao + Trò chơi 2: Bé nào thông minh: Câu chuyện có tên là gì? -Trong câu chuyện có những con vật nào?-Ai đã cứu cá diếc con ?-Bác rùa đã làm gì để cá diếc thoát chết? -Tính cách của bác rùa như thế nào?-Trong câu chuyện cá diếc con, con học được đức tính gì? + Trò chơi 3: “ Bé đóng kịch” - Cho trẻ vận động giống các con vật: cá, cua, tôm… -Cho trẻ nhận vai và thể hiện vai của mình, cô dẫn chuyện *Hoạt động kết thúc: -Cô dặn dò giáo dục trẻ - Hát- Kết thúc 5-Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2012. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT THÊM BỚT, PHÂN CHIA, LẬP ĐỀ TOÁN TRONG PHẠM VI 10 1- Mục đích yêu cầu : -Kiến thức: Trẻ biết thêm bớt, phân chia, lập đề toán trong phạm vi 10 -Kỹ năng: Phát triển khả năng so sánh thêm bớt phân chia, lập đề toán Biết phối hợp các giác quan trong luyện tập. -Thái độ: Giáo dục trẻ ham học toán. 2- Chuẩn bị môi trường hoạt động: *Không gian tổ chức : Trong lớp *Đồ dùng , phương tiện : -Các con vật có SL từ 1-10 -Đồ dùng đồ chơi liên quan trò chơi . 3- Phương pháp : Trò chơi - Thực hành -Luyện tập . 4-Tiến hành hoạt động có chủ đích : *Hoạt động mở đầu: Hát “Gà trống mèo con và cún con” +Ổn định tổ chức: Các con vừa hát bài hát gì?Có những con vật nào? Bây giờ các con hãy cùng nhau đếm giúp cô nhé! *Hoạt động trọng tâm: -Cho cả lớp đếm 10 con gà. -Cháu phát hiện xem nhóm gà có gì lạ ? Cháu tách riêng 1 con gà trống – Như vậy cháu có mấy nhóm ? Mỗi nhóm có mấy ? (9 - 1) -Lớp đồng thanh 10 bớt 1 còn 9 - Cá nhân nhắc lại - Gộp chung 2 nhóm cô có mấy? +Cháu thấy đàn vịt có mấy con ? - Cháu hãy tách riêng vịt con giúp cô -Vậy 10 bớt 2 còn mấy ? Tách riêng cháu được mấy nhóm? Mỗi nhóm có mấy ? (8 -2)-Gộp chung 2 nhóm bằng mấy ?+Cháu tách 3 con mèo? Vậy cô có mấy nhóm ? Nhóm có mấy?( 7 - 3) 10 bớt 3 còn mấy ? Gộp chung 2 nhóm bằng mấy? Cô tách riêng 4 con bò. Hai nhóm như thế nào? Mỗi nhóm có mấy?( 6- 4)… -Con cho cô biết 10 con vật chia làm 2 phần theo mấy cách ?-Cho trẻ nhắc lại các cách phân chia :cách 1(9- 1), cách 2 ( 8- 2 ), cách 3(7 - 3), cách 4( 64), cách 5(5- 5) +Trò chơi 1 : “Kết bạn” -Đọc đồng dao nghe yêu cầu thêm bớt, phân chia các nhóm theo nhiều cách +Trò chơi 2 : “Ai giỏi”.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Yêu cầu cháu phân chia 10 hột hạt theo các cách phân chia đã học. Cho trẻ luyện tập theo nhóm. +Trò chơi 3: “ Ai nhanh hơn” - Yêu cầu lập đề toán thêm – bớt trong phạm vi 10 5- Đánh giá :. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH:ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 13/12 - 17/12/2010. *THỂ DỤC BUỔI SÁNG -Khởi động: Đi các kiểu chân- Dàn hàng ngang -Trọng động: Tập theo bài hát: “Chú gà trống gọi” -HH: Gà gáy -TV:Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL:Quay người sang 2 bên -C: Chân nhún liên tục -B: Bật dang chân, khép chân. *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình -Chơi trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột -Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn -Chơi tự do, nhặt lá vàng.. *HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Cho trẻ chơi hoạt động ở các góc - Củng cố bài hát : Thương con mèo, bài thơ: Mèo đi câu cá -Cung cấp một số kiến thức mới: Truyện : “ Những nghệ sĩ rừng xanh”.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Trẻ chơi tự do. -Vệ sinh -Nêu gương. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH:CON VẬT BIẾT BAY Thời gian thực hiện: 27/12 - 31/12. *THỂ. DỤC BUỔI SÁNG. -Khởi động: Đi các kiểu chân- Dàn hàng ngang -Trọng động: Tập theo bài hát: “Chú gà trống gọi” -HH: Gà gáy -TV:Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL:Quay người sang 2 bên -C: Chân nhún liên tục -B: Bật dang chân, khép chân. *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Trò chuyện về những con vật biết bay -Chơi trò chơi vận động: Cáo và thỏ -Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn -Chơi tự do, nhặt lá vàng.. *HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Cho trẻ chơi hoạt động ở các góc - Củng cố bài hát :Con chuồn chuồn, bài thơ: Con chim chiền chiện -Cung cấp một số kiến thức mới: Truyện: “ Những nghệ sĩ rừng xanh”.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Trẻ chơi tự do. -Vệ sinh -Nêu gương. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH:ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Thời gian thực hiện: 10/1 - 14/1/2011. *THỂ DỤC BUỔI SÁNG -Khởi động: Đi các kiểu chân- Dàn hàng ngang -Trọng động: Tập theo bài hát: “Chú gà trống gọi” -HH: Gà gáy -TV:Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL:Quay người sang 2 bên -C: Chân nhún liên tục -B: Bật dang chân, khép chân. *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Trò chuyện về những con vật biết bay -Chơi trò chơi vận động: Cáo và thỏ -Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn -Chơi tự do, nhặt lá vàng.. *HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Cho trẻ chơi hoạt động góc - Củng cố bài hát đã học. -Cung cấp một số kiến thức mới. - Trẻ chơi tự do. -Vệ sinh -Nêu gương.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH:ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Thời gian thực hiện: 20/12 - 24/12/2010. *THỂ DỤC BUỔI SÁNG -Khởi động: Đi các kiểu chân- Dàn hàng ngang -Trọng động: Tập theo bài hát: “Chú gà trống gọi” -HH: Gà gáy -TV:Tay đưa lên cao, về trước, ra sau -BL:Quay người sang 2 bên -C: Chân nhún liên tục -B: Bật dang chân, khép chân. *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Trò chuyện về những con vật sống trong rừng -Chơi trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột -Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn -Chơi tự do, nhặt lá vàng.. *HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Cho trẻ chơi hoạt động ở các góc - Củng cố bài hát : Thương con mèo, bài thơ: Mèo đi câu cá -Cung cấp một số kiến thức mới: Thơ: Con chim chiền chiện - Trẻ chơi tự do..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> -Vệ sinh -Nêu gương. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012. CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC LOẠI CHIM HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC TÌM HIỂU CON ONG 1-Mục đích yêu cầu: - Kiến thức:Trẻ nhận biết tên gọi, các bộ phận, đặc điểm vận động, môi trường sống, ích lợi của con ong -Kỹ năng: Phát triển khả năng quan sát, phân biệt đặc điểm của con ong qua các trò chơi. -Thái độ: Giáo dục trẻ biết ích lợi của ong và không chọc phá tổ ong. 2-Chuẩn bị:-Hình ảnh một số loại côn trùng trên máy vi tính -Bài hát: Chị ong nâu và em bé- Bài thơ, câu đố về con ong-Đồ dùng liên quan trò chơi 3-Phương pháp: Quan sát -Trò chơi - Đàm thoại 4- Tiến hành hoạt động có chủ đích: *Hoạt động mở đầu: +Ổn định tổ chức: Cho trẻ vận động bài hát:“Chị ong nâu và em bé” +Giới thiệu bài: Các con vừa hát bài gì? Ong là một loại côn trùng, cô cũng Cho trẻ xem hình ảnh một số loại côn trùng - Cháu vừa xem hình ảnh con gì? Có nhiều loại côn trùng có đặc điểm khác nhau, bây giờ cô chỉ cho các con tìm hiểu một loại côn trùng,các cháu lắng nghe cô đố và đoán xem đó là con gì nhé *Hoạt động trọng tâm: - Câu đố: “ Con gì thích các loài hoa, ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm...? - Đó là con gì? (con ong) -Cô giới thiệu con ong - Từ “ con ong”-Lớp đồng thanh tên gọi- cá nhân đọc tên con ong-Con ong có các bộ phận gì? Cô cho trẻ đồng thanh các bộ phận của con ong- Mình con ong như thế nào? Ong thường có màu gì?- Có nhiều loại ong khác nhau: ong vò vẽ, ong chúa, ong thợ, giáo dục trẻ không chọc phá tổ ong. +Trò chơi 1: “ Bé cùng làm ong” -Yêu cầu: Trẻ làm động tác con ong bay, hút nhụy, xây tổ. +Trò chơi 2: “ Ai nhanh hơn” -Yêu cầu: Cho trẻ đọc bài thơ, câu đố, ca dao về con ong +Trò chơi 3: “Ong xây tổ” -Yêu cầu: Hai đội lần lượt từng trẻ đi theo đường hẹp lấy 1 miếng xốp gắn vào tường để làm tổ, đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc. +Trò chơi 4: “Ai thông minh hơn”.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -Cô hướng dẫn trò chơi.Yêu cầu trẻ lên chọn một bông hoa và các bạn cùng trả lời câu hỏi của bông hoa đó *Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương- Đọc thơ: “ Ong và bướm”. 5- Đánh giá:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×