Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ở xã, phường đang đô thị hóa của thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.64 KB, 122 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
**************

Ngun ThÞ TRANG

NếP SốNG VĂN MINH TRONG SINH HOạT
CộNG Đồng ở các xÃ, phường đang
đô thị hóa của thành phố bắc ninh

LUN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2013


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn thạc sĩ với để tài: "Nếp sống văn minh
trong sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường đang đơ thị hóa của thành phố
Bắc Ninh", chúng tôi đã nhận đươc sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của
Văn phịng Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh; Trung tâm Quy
hoạch đô thị - nông thôn thành phố Bắc Ninh; lãnh đạo địa phương và nhân
dân xã Hòa Long, phường Võ Cường, phường Vũ Ninh, phường Vạn An;
PGS.TS Lê Q Đức; các thầy, cơ giáo, cán bộ Phịng Sau đại học, trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. Nhân đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới tất cả.
Do khả năng có hạn, luận văn chắc chắn cịn nhiều hạn chế, chúng tôi


mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả mọi người quan tâm đến
nếp sống văn minh đô thị ở thành phố Bắc Ninh nói riêng và đơ thị cả nước
nói chung.
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thị Trang


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................

5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................

8

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................... 8
6. Những đóng góp của luận văn...........................................................

8


7. Bố cục của luận văn............................................................................

9

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI
QT VỀ CÁC XÃ, PHƯỜNG ĐANG ĐƠ THỊ HĨA CỦA
THÀNH PHỐ BẮC NINH...............................................................

10

1.1. Quan niệm về nếp sống văn minh và q trình đơ thị hóa ........ 10
1.1.1. Khái niệm nếp sống văn minh và các khái niệm có liên quan ...... 10
1.1.2. Đơ thị và đơ thị hóa.................................................................

20

1.1.3. Xây dựng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng và q
trình đơ thị hóa......................................................................................... 26
1.2. Khái qt về thành phố Bắc Ninh và các xã, phường đang đô
thị hóa của thành phố Bắc Ninh............................................................ 29
1.2.1. Khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Ninh......... 29
1.2.2. Khái lược về các xã, phường đang đô thị hóa tại thành phố Bắc
Ninh............................................................................................

33

Chương 2: THỰC TRẠNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG ĐANG ĐƠ
THỊ HĨA CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH......................................... 39



4

2.1. Nhận diện nếp sống văn minh trong sinh họat cộng đồng ở các
xã, phường đang đơ thị hóa tại thành phố Bắc Ninh hiện
nay...........................................................................................................

39

2.1.1. Nếp sống văn minh trong việc sử dụng thời gian rỗi..................... 39
2.1.2. Nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ cưới, lễ tang, lễ hội....... 46
2.1.3. Nếp sống văn minh trong việc bảo vệ môi trường.......................... 52
2.1.4. Nếp sống văn minh trong việc thực hiện an tồn giao thơng........

57

2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nếp sống văn minh
trong sinh hoạt cộng đồng ở bốn xã, phường trên

60

2.2.1. Các vấn đề xã hội...........................................................................
2.2.2. Vấn đề môi trường sinh thái, kết cấu hạ tầng................................
2.2.3. Vấn đề xây dựng mơ hình đơ thị hóa gắn với sinh thái nhân văn..
2.2.4. Vấn đề kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY
DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG SINH HOẠT CỘNG
ĐỒNG Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG ĐANG ĐƠ THỊ HĨA CỦA
THÀNH PHỐ BẮC NINH.....................................................................
3.1. Những định hướng đơ thị hóa và xây dựng nếp sống văn minh

ở các xã, phường đang đô thị hóa của chính quyền thành phố Bắc
Ninh..........................................................................................................
3.2. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh trong
sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường đang đô thị hóa của thành
phố Bắc Ninh...........................................................................................
3.2.1. Giải pháp về nhận thức, giáo dục..................................................
3.2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý.........................................................
3.2.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hạ tầng
kinh tế, xã hội và con người.....................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….

62
70
75
79

PHỤ LỤC.........................................................................................

82

82

89
89
98
103
113
117



5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

Chữ viết thường

BCĐ

Ban chỉ đạo

GĐVH

Gia đình văn hóa

Nxb

Nhà xuất bản

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang

TDTT

Thể dục thể thao

QL

Quốc lộ

VHTT

Văn hóa thơng tin


6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nay đến năm 2020,
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đang hăng hái phấn đấu “Xây dựng nông
thôn mới - phát triển đơ thị”, đưa tồn tỉnh trở thành thành phố đơ thị loại I
trực thuộc Trung ương. Vì vậy cơng tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
và vấn đề đô thị hoá là vấn đề cấp bách cần được quan tâm, bàn thảo một cách
nghiêm túc.
Thành phố Bắc Ninh đã có một bước tiến nhanh trên con đường xây dựng
đơ thị hiện đại, văn minh. Trước tình hình mới, nhiệm vụ mới của thành phố
trở thành đô thị loại I vào năm 2015, công tác thực hiện nếp sống văn minh đô
thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cần phải chuyển hướng cho phù hợp với
điều kiện mới, điều kiện đơ thị hố.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng chỉ là q trình thay thế,
chuyển đổi đơn thuần về kinh tế - kỹ thuật mà cơ bản là quá trình thay đổi về
con người gắn với việc phát triển trình độ dân trí, tác phong, lối sống, suy
nghĩ,… cho phù hợp với xã hội cơng nghiệp. Đó là q trình tạo lập mơi
trường văn hố lành mạnh góp phần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hố dân tộc
đồng thời để chủ động hội nhập quốc tế.
Hiện nay, vấn đề nếp sống văn minh tại thành phố Bắc Ninh chủ yếu
gắn liền với phong trào xây dựng văn hố cơ sở ở nơng thơn như: xây dựng
thơn, xã, gia đình văn hố, làng văn hố, cụm dân cư… Để Bắc Ninh trong
tương lai sẽ xây dựng và phát triển trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc
Trung ương, mặc dù các xã, phường ven đô vẫn tồn tại mơ hình xây dựng đời


7

sống văn hố theo các tiêu chí của vùng nơng thơn, hiện tại phần lớn các đơn

vị hành chính trước đây đã thay đổi, vì thế cơng tác xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở cũng phải chuyển đổi theo hướng văn minh đơ thị, đó là xây dựng
khu dân cư văn minh, phường văn minh, tụ điểm văn hoá văn minh, khu phố
văn minh, đường phố sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh… cho phù hợp với đời
sống đô thị văn minh, hiện đại.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề về sự chuyển hướng xây dựng đời sống
văn hoá ở nông thôn sang xây dựng đời sống văn minh trong đó có nếp sống
văn minh trong sinh hoạt cộng đồng tại thành phố Bắc Ninh vừa có ý nghĩa
quan trọng cho q trình đơ thị hố trong cả nước, vừa có ý nghĩa giải quyết
những nhiệm vụ cấp bách mà thành phố Bắc Ninh đã và đang đặt ra trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nếp sống văn minh
trong sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường đang đô thị hóa của thành
phố Bắc Ninh” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn hóa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở nói chung, nếp sống văn minh
trong sinh hoạt cộng đồng ở đơ thị nói riêng là một trong những nhiệm vụ,
công tác trọng tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Văn hố, Thể thao & Du lịch
và của tồn dân. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã chỉ ra rằng:
“phải đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ
sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, nông trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ
trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi
xã, hợp tác xã phường đều có đời sống văn hố”. Đời sống văn hoá ở cơ sở
là một bộ phận cấu thành và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Sự phát triển của một đất nước không chỉ thể hiện ở điều kiện vật chất, mức


8

sống, mức thu nhập, mà còn thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu về văn hoá

tinh thần, sự tiến bộ về nếp sống, lối sống, sự phát triển cân đối giữa vật chất
và tinh thần.
Từ khi quan niệm về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được chú
trọng phát triển cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cho đến nay đã có rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng của
các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học… Nhưng nội dung
của các công trình này phần lớn là nghiên cứu về cơng tác xây dựng đời sống
văn hố ở các vùng nơng thơn, ở các trường đại học, ở các khu công nghiệp.
Nghiên cứu về văn minh đơ thị đã có những cuộc hội thảo, bàn về các
tiêu chí xây dựng đời sống văn hố ở đơ thị đã dần được hình thành từ đây.
Một số cơng trình về văn hố và đơ thị như:
Trần Văn Bính (1998), Văn hố trong q trình đơ thị hố ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Phạm Duy Đức (1998), Thực trạng văn hố trong q trình đơ thị hố
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (Đồng biên soạn), Đơ thị hố và chính
sách phát triển đơ thị trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Đời sống văn hố đơ thị ở khu cơng nghiệp Việt Nam, (2005), Nxb Văn
hố Thơng tin Hà Nội.
Hồng Quốc Khánh với đề tài luận văn thạc sỹ Xây dựng nếp sống văn
minh đô thị ở những vùng đô thị hóa của thành phố Cần Thơ, (2006).
Thực tế cho thấy trong thời kỳ đổi mới của đất nước, các khu dân cư
mới, các khu dân cư công nghiệp, kinh tế khơng ngừng phát triển, chủ trương
đơ thị hố nơng thơn ngày càng mở rộng, do đó các tiêu chí xây dựng đời


9

sống văn hố ở vùng nơng thơn đã có một số thay đổi đáng kể cả về nội dung

và hình thức. Sự chuyển tiếp này đã là nguyên nhân của khơng ít những khó
khăn trong cơng tác thực tiễn.
Trong tình hình mới hiện nay, tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh trong
sinh hoạt cộng đồng đã và đang là một vấn đề mới và cấp thiết cần được nghiên
cứu ở những xã, phường đơ thị hố của thành phố Bắc Ninh nói riêng mà cịn là
vấn đề chung ở các khu đơ thị mới đang dần được hình thành trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cở sở tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nếp sống văn minh
trong sinh hoạt cộng đồng và đơ thị hóa, luận văn làm rõ thực trạng nếp sống
văn minh ở các xã, phường đang đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh, những
mặt hạn chế và tích cực hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp về công tác
tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ở các xã,
phường đang đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nếp sống văn minh trong
sinh hoạt cộng đồng và q trình đơ thị hố;
- Đánh giá thực trạng xây dựng nếp sống văn minh ở các xã, phường
đang đơ thị hố tại thành phố Bắc Ninh hiện nay;
- Tìm hiểu những vấn đề đang đặt ra đối với việc xây dựng nếp sống
văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ở vùng nơng thơn trong q trình chuyển
sang đơ thị hoá hiện nay của thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất định hướng, giải pháp trong công tác tiếp tục xây dựng nếp
sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là đối với các xã, phường
đang đô thị hoá tại thành phố Bắc Ninh.


10


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề chung, những lý
luận cơ bản về nếp sống văn minh và q trình đơ thị hố, đồng thời tìm hiểu
thực trạng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng, để từ đó đề ra những
giải pháp tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng tại
các xã, phường đang đơ thị hố của thành phố Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể 4 xã, phường đang
trong tiến trình đơ thị hố: phường Vũ Ninh, phường Vạn An, phường Võ
Cường, và xã Hòa Long của thành phố Bắc Ninh hiện nay.
- Về thời gian: Từ ngày 26/01/2006 đến nay (từ khi thị xã Bắc Ninh
được Chính phủ nâng cấp chuyển lên thành phố Bắc Ninh, gắn với việc mở
rộng diện tích, địa giới của thành phố.)
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp:
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thống kê số liệu, xử lý thông tin
- Phương pháp logic - lịch sử
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp - phân tích
- Phương pháp liên ngành
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần khái quát lý luận về đô thị và đô thị hoá; nêu lên
thực trạng về nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng tại các xã, phường


11


đang đơ thị hố của thành phố Bắc Ninh; những vấn đề đang đặt ra đối với
việc xây dựng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng trong quá trình
đơ thị hố. Từ đó đề ra những định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nếp
sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng phù hợp với sự chuyển hướng của
những địa bàn nông thôn đang chuyển sang đô thị.
- Với nội dung trên, hy vọng luận văn sẽ là nguồn tài liệu, đóng góp
phần nào cho việc tham khảo về công tác xây dựng nếp sống văn minh trong
sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường đang đô thị hố tại thành phố Bắc Ninh
nói riêng và các vùng đơ thị khác trên tồn quốc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và khái qt về các xã,
phường đang đơ thị hố của thành phố Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng
đồng ở các xã, phường đang đô thị hoá của thành phố Bắc Ninh
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục xây dựng nếp sống
văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường đang đơ thị hóa
của thành phố Bắc Ninh


12

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC
XÃ, PHƯỜNG ĐANG ĐƠ THỊ HĨA CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH

1.1. Quan niệm về nếp sống văn minh và q trình đơ thị hóa
1.1.1. Khái niệm nếp sống văn minh và các khái niệm có liên quan
Để đi đến một quan niệm tương đối chuẩn xác về nếp sống văn minh và

mối quan hệ giữa nếp sống văn minh và q trình đơ thị hóa, trước hết chúng
tơi cần trình bày những khái niệm có liên quan đến nếp sống văn minh trong
một số lĩnh vực khoa học xã hội hiện nay.
1.1.1.1. Nếp sống và lối sống
Giống như nhiều khái niệm khoa học khác, xung quanh khái niệm nếp
sống cũng đang tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên muốn
nắm được bản chất của khái niệm, cần đặt nếp sống trong mối quan hệ với lối
sống, hay nói cách khác, trong q trình giải thích phạm trù nếp sống, nhất
thiết phải làm sáng tỏ khái niệm lối sống.
Lối sống là thuật ngữ có nguồn gốc phương Tây. “Mode de vie” có
nghĩa là phương thức sinh sống, thường được dịch ra tiếng Việt là lối
sống. Khái niệm này có ý nghĩa là những đặc điểm của đời sống hàng
ngày của con người, do một hình thái kinh tế - xã hội nhất định quyết
định. Lối sống bao gồm: lao động sinh hoạt, các hình thức dùng thời
gian nhàn rỗi, sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, sự
tham gia đời sống chính trị và xã hội, các chuẩn mực và quy tắc hành vi
của con người [18, tr. 277].


13

Có nhiều định nghĩa về lối sống, nhưng trong đó có thể nêu lên sáu
cách định nghĩa khác nhau sau đây:
Thứ nhất, lối sống được định nghĩa như một phương thức ổn định của
việc tái sản xuất và thỏa mãn những nhu cầu xã hội.
Thứ hai, lối sống như một bộ phận hợp thành của một chế độ xã hội kinh tế, như sự phản ánh của nó vào lĩnh vực kinh tế xã hội - chính trị và tinh
thần của đời sống.
Thứ ba, lối sống được định nghĩa như tồn bộ những hình thức hành vi
hàng ngày khác nhau của cá nhân và tập đoàn, cộng đồng.
Thứ tư, lối sống như những hình thức hoạt động sống điển hình của con

người, tính chất của các mối quan hệ qua lại của nó.
Thứ năm, lối sống như một loại hình và một trình độ phát triển năng
lực của con người với tư cách là lực lượng sản xuất, kẻ sáng tạo ra những giá
trị vật chất và tinh thần với tư cách một cá thể xã hội.
Thứ sáu, lối sống như một kiểu tự khẳng định, tự thực hiện trong xã hội
của mỗi cá nhân, mỗi tập đoàn xã hội, mỗi giai cấp.
Điểm chung của các định nghĩa trên: đều cho rằng khái niệm lối sống
bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người – lao động,
sinh hoạt, hoạt động xã hội - chính trị và giải trí.
Nhìn vào đặc điểm chung của các định nghĩa về lối sống ta có thể hình
dung về một cấu trúc khá phong phú của lối sống. Nó khơng đơn thuần là
phương thức sản xuất, bởi vì ngồi hoạt động sản xuất, con người còn nhiều
hoạt động khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính trị,… Chính vì thế, cấu
trúc của lối sống bao gồm nhiều yếu tố: hình thức và tính chất của lao động;
hình thức thỏa mãn các nhu cầu vật chất về ăn, mặc, ở, đi lại…; hình thức
thỏa mãn các nhu cầu tinh thần (trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức…); hình thức tham


14

gia vào đời sống xã hội (hoạt động công cộng, các thể chế xã hội); hình thức
vui chơi giải trí…
Và lối sống chịu sự quyết định của các điều kiện sau:
+ Những điều kiện xã hội - kinh tế (phương thức sản xuất, hình thức xã
hội của lao động, cơ cấu giai cấp và hệ tư tưởng thống trị của xã hội…).
+ Mơi trường văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là điều kiện chi
phối của con người đối với tự nhiên và những quan hệ riêng của mình, trình
độ của những điều kiện hiện có cho sự phát triển toàn diện của cá nhân).
+ Những điều kiện tự nhiên (địa lý, sinh học…) có ảnh hưởng nhiều
hay ít đối với hoạt động của con người.

Nếp sống là một khái niệm thường được dùng để chỉ chung các lề lối
xử sự của con người diễn ra trong các môi trường xã hội. Trong cuốn “Nếp
sống Xô Viết”, tác giả Ximixin cho rằng: “Nếp sống là một khái niệm đa diện
và tổng hợp bao gồm các phạm vi rộng lớn những hiện tượng của cuộc sống
vật chất, tinh thần, xã hội và cá nhân”.
Theo nghĩa thông dụng, người ta thường hiểu nếp sống gắn liền với nếp
suy nghĩ, chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán, những tiêu chuẩn tư cách
và quy tắc sinh hoạt tập thể của những người đang thống trị trong xã hội ấy.
Trong khoa học xã hội, khái niệm “nếp sống” được hiểu là phương thức sinh
hoạt, nếp suy nghĩ, cuộc sống nội tâm của con người, của tập đoàn xã hội,
của giai cấp và cả dân tộc, nếp sống phù hợp với lề lối sinh hoạt của xã hội.
Theo nghĩa hẹp hơn, thì nếp sống là một bộ phận cấu thành của hình
thái kinh tế xã hội, phản ánh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tinh
thần của đời sống. Nó là kết quả của sự kết hợp tất cả mọi phương diện và
hiện tượng sinh hoạt xã hội, bao gồm nhiều nhân tố tạo nên hệ thống những
giá trị xã hội tinh thần đang thống trị trong xã hội.


15

Khi nghiên cứu “lối sống” và “nếp sống” các nhà nghiên cứu xã hội
học trên thế giới đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau. L.V.Ko-Kan trong bài
“Nếp sống của cá nhân, những lý thuyết và phương pháp luận” viết: “Nếp
sống của con người được coi như là sự phản ánh của cá nhân vào xã hội, còn
lối sống của con người được coi như là sự phản ánh của xã hội vào cá nhân”.
Cịn A.P.Bu-Chen-Ko thì cho rằng: “Nếp sống không phải là một phần mà là
một trong những hình thái biểu hiện của lối sống”.
Tuy có nhiều quan niệm về lối sống, nếp sống, nhưng thường tập trung
vào 3 nhóm ý kiến sau:
Thứ nhất: nếp sống đồng nghĩa với lối sống

Thứ hai, nếp sống có nghĩa hẹp hơn lối sống
Thứ ba: nếp sống và lối sống là những khái niệm khác biệt.
* Quan niệm ở Việt Nam về nếp sống và lối sống:
Ở Việt Nam, vấn đề nếp sống cũng đã được nhiều nhà khoa học đề cập
đến. Chẳng hạn tác giả Hà Huy Giáp trong cuốn sách “Vấn đề cải tạo và xây
dựng phong hóa ở nước ta” quan niệm:
“Nếp sống đó là lối sống của con người ta trong xã hội, sống như thế
nào đối với mình, đối với thiên nhiên và đối với mọi người cho đúng,
được thể hiện bằng những quy ước trong lao động, đấu tranh, sinh
hoạt, trong mọi quan hệ với xã hội và tự nhiên, được dư luận xã hội
thừa nhận”.
Giáo sư Vũ Khiêu trong cuốn “Cách mạng và lối sống” quan niệm:
“Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, nói lên những điểm đã trở
thành “nếp”, trở thành phong tục tập quán trong cuộc sống hàng ngày
của một tập đoàn xã hội hay của một con người. Xây dựng nếp sống
nghĩa là đưa một lối sống đi vào nền nếp, trở thành những quy tắc và
thói quen, từ lao động, chiến đấu đến quan hệ xã hội, gia đình và cuộc
sống riêng tư”.


16

Tuy nhiên phải thừa nhận lối sống và nếp sống là hai thuật ngữ mới xuất
hiện trong tiếng Việt. Ngay các Từ điển tiếng Việt cũng chưa có sự khu biệt
rõ ràng nội hàm của hai khái niệm lối sống và nếp sống. Đến Đại hội lần thứ
IV và V của Đảng, những thuật ngữ này mới xuất hiện trong văn kiện: “Cuộc
đấu tranh giữa hai con đường, giữa cái mới và cái cũ, cái tiên tiến với cái lạc
hậu, tiến bộ với phản động, trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và lối sống đang
diễn ra từng ngày rất phức tạp” [4, tr. 19]. Trong bài phát biểu kỷ niệm 40
năm Đề cương văn hóa ra đời, đồng chí Trường Chinh đã đề cập tới việc xây

dựng nếp sống mới: “Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nước ta đòi hỏi phải xây
dựng nếp sống mới, nếp sống xã hội chủ nghĩa. Đó là nếp sống thấm nhuần
nguyên tắc “mọi người vì một người, một người vì mọi người” [2, tr.19].
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề lối sống, nếp
sống mới được nghiên cứu, giảng dạy ở nước ta dưới góc độ xã hội học, văn
hóa học.
Tiếp cận xã hội học đối với vấn đề lối sống bắt đầu từ việc phân tích
khoa học sự khác biệt giữa hành động xã hội với hành vi tự nhiên để xác định
khuôn mẫu ứng xử. Sau đó, phân tích cách thức kết hợp khn mẫu ứng xử
trong vai trò xã hội và mối liên hệ qua lại giữa chúng để tạo nên một thể chế
xã hội. Cuối cùng tìm hiểu sự phối hợp và cách thức vận hành toàn bộ các thể
chế xã hội theo một bảng giá trị xã hội nào đó để hình thành lối sống mới của
xã hội.
Tiếp cận văn hóa học là nghiên cứu các biểu tượng văn hóa của các q
trình xã hội và khn mẫu ứng xử, tức là các định hướng giá trị xã hội của
chúng, nhằm tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa mà con người và xã
hội con người cung cấp cho thế giới vật thể và phi vật thể.
Cho đến nay ở nước ta các cách tiếp cận triết học, xã hội học, văn hóa
học là các hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu lối sống. Ngồi ra, cịn các


17

cách tiếp cận lịch sử, tâm lý, kinh tế cũng đã được vận dụng trong các cơng
trình nghiên cứu về lối sống tại Việt Nam.
Xuất phát từ việc nghiên cứu về lối sống, các nhà khoa học đã làm sáng
tỏ một số khái niệm có liên quan mật thiết, đó là lẽ sống, mức sống và đặc
biệt là nếp sống.
Trong ngơn ngữ hàng ngày, chúng ta thường ít có sự khu biệt rõ ràng
hai thuật ngữ lối sống và nếp sống. Và ngay cả trong một số cơng trình khoa

học, khái niệm lối sống và nếp sống đôi khi cũng dùng được thay thế cho
nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất, cấu trúc, rõ ràng các khái niệm trên khơng
hồn toàn tương đồng.
- Từ điển Bách Khoa Việt Nam [28, tr. 742] định nghĩa về lối
sống như sau: Lối sống là tồn bộ những hình thức hoạt động sống của
con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống bao gồm những mặt cơ
bản: lao động vốn là nhu cầu sống hàng đầu, là giá trị lớn nhất trong
bậc thang giá trị xã hội, là điều kiện biểu thị nội dung xã hội và nền
tảng để phát triển tồn diện cá nhân con người; tính tích cực chính trị xã hội là thể hiện sự tham gia của các giai cấp và tầng lớp xã hội vào
các tổ chức xã hội, vào việc quản lý, kiểm tra xã hội và nhà nước trong
các lĩnh vực khác nhau, ở các cấp độ khác nhau; sinh hoạt tinh thần là
các hoạt động liên quan đến nhu cầu phi sản xuất vật chất nhằm khôi
phục và phát triển sức lực con người, tổ chức đời sống văn hóa, tinh
thần trong thời gian tự do ngoài lao động sản xuất ở nơi cơng tác; văn
hóa – giáo dục là những hoạt động nâng cao trình độ hiểu biết, học
vấn để hồn thiện đạo đức và trí tuệ, tiếp thu những giá trị tinh thần,
biến các giá trị văn hóa thành bộ phận khăng khít trong sinh hoạt hàng


18

ngày trở thành cơ sở cho những tiêu chuẩn hành vi phù hợp với các
chuẩn mực xã hội.
Lối sống có liên quan và có ảnh hưởng đến mục đích sống, có liên quan
đến mức sống và chất lượng sống, gắn liền với trình độ kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội của con người và với mối quan hệ với các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc, giữa Nhà nước và nhân dân, giữa thành thị và nơng
thơn, giữa người lao động trí óc và lao động chân tay.
Cịn nếp sống chính là mặt ổn định của lối sống. “Nhờ có nếp sống mà xã

hội và con người khơng cần đi đường vịng, khơng phải bắt đầu lại những q
trình lịch sử đã trải qua. Nhờ có nếp sống mà những kinh nghiệm quý báu trong
lối sống của xã hội và con người được giữ lại và phát triển” [12, tr. 170].
Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói
quen trong sản xuất, như săn bắn, trồng cấy; trong sinh hoạt, như ăn, mặc, ở;
trong tổ chức đời sống xã hội, như phong tục, lễ nghi, đạo đức, pháp luật…
Trong nếp sống vừa có cái nghi thức, tính truyền thống, vừa có cái tự phát,
hay nói cách khác, nhìn vào nếp sống của một cộng đồng ta thấy có sự đan
xen giữa niềm tin tơn giáo, tín ngưỡng và phàm tục.
Lẽ sống là thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý để chỉ mặt ý thức của lối
sống, là sự lựa chọn chủ quan của con người về một lối sống. Nói một cách
khác, nó là sự phản ánh tính tất yếu khách quan của một lối sống vào đầu óc
con người. Lẽ sống có vai trị dẫn dắt, định hướng và định tính nhằm làm cho
lối sống ổn định. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tính
chủ thể của lối sống.
Lẽ sống gắn liền với hệ tư tưởng, thế giới quan, niềm tin vào cuộc
sống. Do đó lẽ sống dẫn đường cho nếp sống, xác định nguyên tắc của nếp
sống. Lẽ sống là một nội dung cơ bản của lối sống.


19

Lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống. Nếp sống
làm cho đời sống được ổn định, và lẽ sống dẫn dắt lối sống ấy.
Mức sống: Khái niệm mức sống xác định mức độ đáp ứng những nhu cầu
vật chất của xã hội mà những chỉ tiêu chủ yếu của nó là mức thu nhập và tiêu
dùng thực tế của con người, là mức độ phong phú về của cải vật chất và dịch vụ.
Mức sống nói lên trình độ vật chất và văn hóa mà con người được hưởng.
Mức sống là một trong những điều kiện khách quan của nếp sống, là
điều kiện quan trọng của lối sống, nhưng là kết quả của hoạt động sống chứ

không phải bản thân hoạt động sống của con người. Mức sống phản ánh mức
tiêu dùng của cải vật chất, văn hóa và quy định của con người có thể thỏa mãn
nhu cầu của mình như thế nào và đến mức độ nào. Mức sống không tự nó trở
thành nếp sống. Mức sống cao khơng phải bao giờ cũng đi với nếp sống, lối
sống có văn hóa và ở một mức độ nào đó có thể có nếp sống, lối sống có văn
hóa dù mức sống chưa cao.
1.1.1.2. Nếp sống văn minh
* Nguồn gốc thuật ngữ văn minh
Văn minh với tính cách là khái niệm chính trị - xã hội đã xuất hiện vào
thế kỷ XVIII, khi các nhà Khai sáng Pháp dùng các quan niệm duy lý của
mình để mổ xẻ và phân tích những xã hội đã đạt tới một trình độ nhất định về
lý tính và cơng bằng. Về mặt từ ngun thì văn minh (civilization) có gốc
Latinh civilis, nghĩa là thị dân, cơng dân, nhà nước. Như vậy, theo nghĩa ban
đầu thì văn minh là thị dân hóa, thành thị hóa. Người La mã hiểu văn minh là
trình độ phát triển của đời sống thị dân, nhấn mạnh đến tính ưu việt của họ
trong sinh hoạt và hoạt động chính trị, khác biệt với đời sống các bộ lạc
nguyên thủy, hoang dã sống vây quanh họ ở ngoài thành thị. Trong một thời
gian dài thuật ngữ văn minh được sử dụng để diễn đạt các thuộc tính như: có


20

giáo dục , lịch sử, tinh tế, ngược với khái niệm về tính chất nơng thơn. Về sau,
văn minh được hiểu một cách trừu tượng theo nhiều nghĩa khác nhau, trong
đó nghĩa bao trùm là chỉ một trình độ phát triển nhất định của xã hội về mặt
vật chất và tinh thần. Đến thế kỷ XIX, nói tới văn minh là nói tới những đặc
trưng có giá trị của chủ nghĩa tư bản nói chung. Người ta gần đồng nhất văn
minh với toàn bộ giá trị của chủ nghĩa tư bản. Tất nhiên, cách hiểu như vậy là
chưa thỏa đáng.
Cho tới nay, có lẽ số lượng các định nghĩa về khái niệm văn minh

chẳng kém gì số lượng các định nghĩa về văn hóa. Tuy nhiên, lần theo sự vận
động của khái niệm này trong lịch sử nhận thức, có thể nhận thấy nổi trội lên
một số cách hiểu sau:
- Văn minh là một trình độ phát triển nhất định của các dân tộc hoặc
của cộng đồng. Tiêu biểu cho cách hiểu này là A.Tô-uyn-bi và P.Xô-rô-kin.
- Văn minh là một giai đoạn phát triển xã hội đối lập với giai đoạn
“mông muội” và giai đoạn “dã man”. Các dân tộc phát triển theo tuần tự từ
giai đoạn mông muội, dã man rồi đến văn minh. L.Moóc-gan và Ph.Ăng-ghen
là những đại biểu của quan niệm này.
- Văn minh là sự giao thoa, giao tiếp của các giá trị toàn nhân loại trong
đời sống của mỗi dân tộc. Điển hình cho cách hiểu này là Ko-gia-xơ-pê.
- Văn minh là giai đoạn lụi tàn của văn hóa, là thời điểm cuối cùng
khiến cho các nền văn hóa khác nhau của nhân loại quay trở lại “cõi hư vô”.
O.Spen-gơ-le là đại biểu tiêu biểu nhất cho quan điểm này.
Trên đây là những cách hiểu đồng thời là những cách tiếp cận tiêu biểu
về khái niệm văn minh. Đặt trong tương quan với khái niệm văn hóa thì văn
minh thường được coi là khái niệm có sự định hướng truy tìm các giá trị trong
cái chuyển biến, cái có sự đổi mới, sáng tạo. Vì thế, văn hóa thường được gắn


21

với cái tĩnh, cái ổn định, cái bền vững tương đối còn văn minh được gắn với
cái động, cái biến đổi, cái vận động. Khi so sánh hai khái niệm văn hóa và văn
minh, Hồ Sĩ Quý có viết: “Nếu lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch
sử của sự hội nhập, học hỏi và lấp đầy các khoảng trống về mặt văn minh, thì
về mặt văn hóa đó lại là lịch sử của sự gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những bản
sắc của mỗi chủ thể” [20, tr. 66].
1.1.1.3. Quan niệm về nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng
Nếp sống là một bộ phận của lối sống được lặp đi lặp lại thành nền nếp,

thói quen,… Nghĩa là đã được định hình, định tính, đã được xác lập giá trị
thành một nét văn hóa, được các cá nhân và cộng đồng thừa nhận làm theo và
đã được quy định thành điều ước (quy ước hay hương ước) hoặc luật pháp.
Nếp sống lâu đời có thể trở thành phong tục, tập qn. Vì thế, GS. Vũ Khiêu
đã định nghĩa: “Nếp sống là toàn bộ những thói quen được định hình trong
cuộc sống hàng ngày, những thói quen đã trở thành nếp trong sản xuất, chiến
đấu, trong mọi quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người.
Những thói quen ấy còn được gọi là tập quán” [15, tr. 135].
Nếp sống văn minh chỉ khía cạnh tích cực của nếp sống. Như đã nói ở
trên, văn minh là một phương diện của văn hóa, là mặt động và là kết quả của
văn hóa. Văn hóa là cái ổn định hơn, là sự lắng lại của văn minh. Nếp sống
văn minh là nếp sống tích cực của cá nhân hoặc cộng đồng thích hợp với
những hồn cảnh xã hội hiện đại theo hướng vươn tới các giá trị chân, thiện,
mỹ. Trái với nếp sống văn minh là nếp sống lạc hậu, thủ cựu.
Nếp sống văn minh được biểu hiện trên các bình diện:
- Trình độ tổ chức, điều kiện vật chất: mức sống, tiện nghi, lao động,
việc làm, thu nhập.


22

- Trình độ tổ chức xã hội cao: trật tự, kỷ cương, sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật ở nơi công cộng cũng như trong phạm vi riêng tư của
mình. Hệ thống pháp luật, quy định về quản lý hành chính và các thủ tục pháp
lý khác là đảm bảo cho người dân được tự do hoạt động trong khn khổ các
chế định xã hội.
- Khía cạnh xã hội - nhân văn : trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ,
truyền thống dân tộc, khn mẫu hành vi ứng xử, giá trị chuẩn mực của cá
nhân trong cộng đồng.
- Lối sống trong gia đình, trong mỗi cá nhân, trong các hoạt động cụ thể

của đời sống xã hội, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, trong quá trình hưởng
thụ và sáng tạo nghệ thuật, thời trang, ăn mặc, ở,…
- Thái độ ứng xử với tự nhiên, môi trường…
1.1.2. Đơ thị và đơ thị hóa
1.1.2.1. Quan niệm về đô thị
Các đô thị tồn tại ở khắp mọi nơi, ở mỗi quốc gia. Đa số mọi người biết
khi nào họ đang ở trong một thành phố lớn, song vẫn khơng có sự thống nhất
hồn tồn rõ ràng giữa các quốc gia về cách hiểu thế nào là một đô thị. Ở Mỹ,
một khu cư trú chính thức được gọi là đơ thị nếu đó là bất kỳ cộng đồng nào
có số dân từ 2500 người trở lên; cịn một “vùng được đơ thị hóa” là một đơ thị
với số dân không dưới 5000 người. Ở Nam Phi, số dân cần có để một điểm
dân cư được gọi là đơ thị tùy thuộc vào chủng tộc dân cư. Còn ở Brazil thì
quy mơ dân số khơng được sử dụng để xác định các đơ thị, đơn giản chỉ có
thủ đơ mới là đô thị. Định nghĩa của Brazil là dựa trên chức năng chính trị của
các đơ thị. Cũng như định nghĩa dựa trên quy mô dân số, định nghĩa đơ thị
dựa trên chức năng chính trị cũng khác nhau ở các quốc gia khác nhau.


23

Định nghĩa xã hội học về đô thị dựa trên cấu trúc xã hội và chức năng
mà nó thực hiện. Các nhà xã hội học không quan tâm đến số dân tối thiểu hay
sự thừa nhận chính thức của đơ thị về mặt tổ chức. Một cách truyền thống thì
xã hội học định nghĩa các đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có
xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định.
Thứ nhất, có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và khơng thuần
nhất (Wirth 1938);
Thứ hai, ít nhất có một bộ phận dân cư làm các công việc phi nông
nghiệp và có một số chuyên gia (một số nhà khoa học cịn u cầu phải có sự
hiện diện của ngơn ngữ - Sjoberg 1965);

Thứ ba, theo Max Weber, một đô thị phải đảm nhận những chức
năng thị trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành
(Weber 1958);
Thứ tư, các đơ thị thể hiện những hình thức tương tác, trong đó một cá
nhân được biết đến khơng phải như một nhân cách đầy đủ theo nghĩa là ít nhất
có một số tương tác với những người khác không phải như là những cá nhân,
mà là với các vai trị mà họ đảm nhận;
Thứ năm, các đơ thị đòi hỏi một “gắn kết xã hội” dựa trên một cái gì đó
rộng hơn là gia đình trực hệ hay bộ lạc, mà có thể là dựa trên luật lệ hợp lý
hay truyền thống như tôn giáo hay sự trung thành với nhà vua.
Đây cũng chưa phải là một định nghĩa đầy đủ. Nhìn chung, các nhà xã
hội học định nghĩa đô thị theo sự tổ chức, các chức năng và những đặc trưng
xã hội của nó.
Đơ thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính
vẹn tồn lịch sử của con người, được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:


24

- Là nơi tập hợp của một số lượng lớn dân cư trên một lãnh thổ hạn chế.
- Đại bộ phận dân cư sống ở đây làm việc trong lĩnh vực phi nông
nghiệp (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…).
- Là môi trường trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển xã hội và cá nhân.
- Giữ vai trị chủ đạo đối với các vùng nơng thơn xung quanh và tồn
xã hội nói chung.
Hai dấu hiệu đầu là định hướng, còn hai dấu hiệu sau là định tính. Ở mỗi
quốc gia, người ta có thể có những quy định riêng đối với các dấu hiệu này.
Từ góc độ xã hội học, mọi đô thị đều được cấu thành từ hai nhóm thành
tố chủ yếu:

Nhóm thứ nhất: các thành tố khơng gian - vật chất. Đó là mơi trường
khơng gian – hình thể (vật thể) do con người tạo ra, bao gồm không gian kiến
trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cả điều kiện khí
hậu sinh thái tự nhiên.
Nhóm thứ hai: các thành tố tổ chức - xã hội. Đó là cộng đồng dân cư
sinh sống trên lãnh thổ đô thị với tất cả những thể chế luật hiện hành tại đó.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đơ thị hóa - đó là một thực tế
đang được thừa nhận một cách phổ biến. Trong lịch sử, đô thị luôn giữ vai trò
đầu tầu, là người dẫn dắt các cộng đồng nơng thơn đi theo mình trên con
đường tiến bộ và văn minh. Q trình phát triển đơ thị cũng thường là quá
trình tiến bộ, đưa ánh sáng văn minh của xã hội hiện đại đến các vùng xa xôi
hẻo lánh, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của con người dân ở đây.
Ở Việt Nam, khái niệm đô thị dùng để chỉ các khu vực, thành phố, thị
xã, thị trấn, thị tứ, đây là những trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa


25

của quốc gia, khu vực vùng và tiểu vùng. Theo quy định hiện hành, điểm dân
cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ 4000 người trở lên. Trong đó ít
nhất 60% dân cư khơng làm nơng nghiệp.
1.1.2.2. Quan niệm về đơ thị hóa
Theo các nhà sử học, lịch sử loài người đã chứng kiến hai cuộc cách
mạng đô thị. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ nhất diễn ra từ 8000 năm trCN,
vào thời kỳ đồ đá mới, khi lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cư
kiểu đơ thị. Đó là “thành phố” Jericho, nằm ở phía Bắc Biển Chết, thuộc vùng
đất của Ixarael ngày nay, với số dân chừng 600 người - một thị trấn nhỏ,
nghèo nàn so với tiêu chuẩn hiện nay.
Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII ở châu
Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ. Là hệ quả tất yếu của q trình cơng nghiệp

hóa tư bản chủ nghĩa, từ thời điểm này, q trình đơ thị hóa đã trở thành một
hiện tượng xã hội nổi bật trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Ngày nay, các nhà khoa học cịn nói tới cuộc cách mạng đơ thị lần thứ
ba, đang diễn ra trong các nước thuộc thế giới thứ ba, nơi mà hiện tại tỷ lệ dân
đô thị chiếm khoảng 30% trong toàn bộ dân số. Cuộc cách mạng đô thị lần
thứ ba dường như là sự lặp lại cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai, song với
những nét độc đáo của những điều kiện không gian và thời gian mới.
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ mơn đã nghiên cứu q trình đơ thị
hóa và đưa ra khơng ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm
quan trọng và dự báo tương lai của q trình này. Trong số đó, phổ biến là
định nghĩa về q trình đơ thị hóa dựa trên cơ sở cách tiếp cận nhân khẩu học
và địa lý kinh tế. Theo định nghĩa này, q trình đơ thị hóa chính là sự di cư


×