Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý các hình thức sinh hoạt đờn ca tài tử ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 147 trang )

1

Bộ GIáO DụC V ĐO TạO

Bộ VĂN HOá, THể THAO V DU

LịCH
TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá H NộI

********

Vế XUN HNG

QUảN Lý HOạT ĐộNG đờn ca ti tử
ở tỉnh đồng tháp

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
MÃ số: 60310642

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN Lý VĂN HóA

Ngời hớng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Trọng Toµn
Hμ Néi - 2013


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 
Chương 1:  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ 
KHÁI QUÁT VỀ KHƠNG GIAN VĂN HĨA ĐỒNG THÁP .................. 14 
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................ 14 
1.1.1. Khái niệm quản lý ................................................................... 14 
1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa ..................................................... 14 
1.1.3. Khái niệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể ......................... 16 
1.1.4. Vai trò của quản lý đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật . 19 
1.1.5. Sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ... 20 
1.1.6. Khái niệm Tài tử và Đờn ca Tài tử ......................................... 21 
1.2. Khái quát về khơng gian văn hố Đồng Tháp ............................. 23 
1.2.1. Đặc điểm địa lý - điều kiện tự nhiên....................................... 23 
1.2.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa xã hội .......................................... 25 
Chương 2:  TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ  VÀ
NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ Ở ĐỒNG THÁP ................................. 31 
2.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Đờn ca Tài tử ............................ 31 
2.1.1. Theo dòng lịch sử.................................................................... 31 
2.1.2. Phân nhóm nhạc Tài tử ........................................................... 34 
2.2. Những đặc trưng của Đờn ca Tài tử ............................................ 37 
2.2.1. Đặc trưng trong âm nhạc......................................................... 37 
2.2.2. Đặc trưng trong sinh hoạt ....................................................... 41 
2.3. Hệ thống bài bản Tài tử- Dàn nhạc Đờn ca Tài tử ..................... 43 
2.3.1. Bài bản Tài tử.......................................................................... 43 


3

2.3.2. Dàn nhạc Đờn ca Tài tử .......................................................... 47 
2.4. Đờn ca Tài tử ở Đồng Tháp .......................................................... 49 

2.4.1. Phong trào Đờn ca Tài tử những năm đầu thế kỷ XX ............ 49 
2.4.2. Phong trào Đờn ca Tài tử trong thời kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ...................................................................................... 52 
2.4.3. Phong trào Đờn ca Tài tử sau năm 1975 ................................ 54 
Chương 3:  THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỜN CA TÀI TỬ Ở TỈNH
ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐỜN CA TÀI TỬ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................. 57 
3.1. Thực trạng hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp ............ 57 
3.1.1. Hình thức hoạt động của Đờn ca Tài tử .................................. 57 
3.1.2. Những ưu điểm - hạn chế trong hoạt động Đờn ca Tài tử ...... 64 
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp
................................................................................................................. 70 
3.2.1. Cơ chế quản lý ........................................................................ 70 
3.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở
Đồng Tháp ........................................................................................ 75 
3.3. Một số định hướng và đề xuất cho quản lý hoạt động Đờn ca Tài
tử ở tỉnh Đồng Tháp.............................................................................. 77 
3.3.1. Một số định hướng .................................................................. 77 
3.3.2. Một số đề xuất cho quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử............. 83 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BVHTT&DL

Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch

CLB

Câu lạc bộ

DSVH

Di sản văn hóa

GS.TS

Giáo sư tiến sĩ

NĐ/CP

Nghị định/Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

SVHTTDL


Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch

TS

Tiến sĩ

Tr.

Trang

TW 5

Trung ương 5

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Orgnization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá của Liên Hợp Quốc)

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao, Du lịch

VPUBND


Văn phịng Ủy ban Nhân dân


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đờn ca Tài tử là một thể loại ca nhạc thính phịng ra đời trên đất Nam
bộ vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
nhạc Tài tử Nam bộ phát triển mạnh ở miền Đông và cả miền Tây, trong đó
có địa bàn tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp), đi đến đâu cũng nghe vang lên
giọng hát, tiếng đờn, nơi đâu cũng có những danh cầm, danh ca tài hoa với
những ngón đờn điêu luyện và giọng ca mùi mẫn.
Như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp là vùng đất thuần
canh nông nghiệp bao đời, do vậy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục
tập quán mang những nét tương đồng với nền sản xuất ấy. Cuộc sống, sinh hoạt
của người dân Đồng Tháp giản dị, linh hoạt, phù hợp với miền sơng nước. Tính
cách người Đồng Tháp phóng khống, bộc trực, giàu lòng nhân ái, nghĩa hiệp
và mến khách, ... Những điều đó đã tạo nên các mối giao lưu văn hóa phong
phú, làm cho vùng đất này có một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
đặc sắc, độc đáo, trong đó có loại hình nghệ thuật “Đờn ca Tài tử”.
Vì thế, đã từ lâu Đờn ca Tài tử trở thành món ăn tinh thần không thể
thiếu trong đời sống của cư dân Nam bộ nói chung và của người dân Đồng
Tháp nói riêng, góp mặt hầu hết trong các lễ hội, đám tiệc, thậm chí ở cả một
số đám tang khơng chỉ riêng ở vùng thành thị mà ở khắp mọi xóm, ấp... Có
thể khẳng định rằng hiếm có thể loại âm nhạc dân tộc nào ở Nam bộ có sức
hút mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt như nghệ thuật
Đờn ca Tài tử.
Trong những năm gần đây, với sự du nhập mạnh mẽ của âm nhạc

phương Tây vào nước ta, đã tác động không nhỏ đến thị hiếu thưởng thức
nghệ thuật của các bộ phận công chúng với nhiều biến đổi cả chiều hướng


6

tích cực lẫn tiêu cực, vùng đất Đồng Tháp khơng nằm ngồi tác động đó.
Chính điều này đã làm cho phong trào Đờn ca Tài tử Nam bộ bị lắng xuống
một thời gian dài. Sau khi Đảng ta chủ trương phát huy vốn cổ, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc thì phong trào Đờn ca Tài tử ở Đồng Tháp có những
chuyển biến tích cực. Trong những năm qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch Đồng Tháp đặc biệt quan tâm đến họat động Đờn ca Tài tử thơng qua các
định hướng, chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp từ cấp tỉnh
cho đến cơ sở, tổ chức các loại hình hoạt động nhằm khôi phục và phát triển
phong trào. Các câu lạc bộ Đờn ca Tài tử được thành lập, hoạt động ở các
Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện, thị, các thiết chế văn hóa xã,
phường,… Những hoạt động hội thi, liên hoan, giao lưu Đờn ca Tài tử đã
được tổ chức thường xuyên với nhiều quy mô lớn, nhỏ khác nhau từ cấp cơ sở
đến cấp tỉnh.
Tuy nhiên trong hoạt động Đờn ca Tài tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
hiện nay cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: bài bản có nhiều thay đổi
so với bài bản gốc, nhiều pha tạp trong đờn và ca giữa hai thể loại Tài tử với
nghệ thuật Cải lương, khiến nhiều người nhầm tưởng và đồng nhất hai loại
hình này là một; hịa đờn và đờn cho ca có nhiều thay đổi về hình thức và cơ
cấu dàn đờn (số lượng nhạc cụ thiếu), công tác sáng tác lời mới cho các bài
bản Đờn ca Tài tử còn khiêm tốn cả về số lượng lẫn chất lượng; thiếu kinh
phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động câu lạc bộ, giao lưu,
liên hoan, hội thi, công tác sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy … hay hoạt động
Đờn ca Tài tử phục vụ khách du lịch trong các nhà hàng, khách sạn còn nhiều
hạn chế về mặt hình thức, nội dung, dẫn đến thiếu đi sự hấp dẫn cho khán giả.

Nguyên nhân cơ bản là do Đờn ca Tài tử chỉ tồn tại ở dạng tự thân vận
động, Nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ, chưa có chương trình đào tạo bài
bản, có hệ thống, nên sự mai một nghề nghiệp đối với loại hình này là điều


7

không tránh khỏi. Mặt khác các hoạt động Đờn ca Tài tử chưa có sự quản lý
mang tính khoa học, chưa có những định hướng cụ thể, lâu dài cho từng hình
thức hoạt động nên có những biểu hiện tùy tiện, không tuân theo những quy
tắc truyền thống, phá vỡ những nét tinh túy của thể loại. Một số hoạt động
còn nặng về phục vụ thị hiếu pha tạp của một bộ phận khán giả, làm mất đi
giá trị riêng biệt của loại hình nghệ thuật này.
Đờn ca Tài tử Nam bộ, trong đó có Đồng Tháp đã được Bộ Văn hóa,
Thể Thao và Du lịch cơng nhận là di sản văn hóa cấp Quốc gia. Đồng thời
trong tháng 3- 2011 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề xuất của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc trình UNESCO hồ sơ xem
xét đưa Đờn ca Tài tử Nam bộ vào danh sách “di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại”.
Những vấn đề nêu trên đang đặt ra cho những người làm cơng tác quản
lý văn hóa ở các địa phương Nam bộ cần có những giải pháp thiết thực trong
việc định ra những chủ trương, chính sách, định hướng phù hợp trong hoạt
động Đờn ca Tài tử để góp phần bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ
thuật đặc sắc vùng đất Nam bộ tới đông đảo người dân trong nước và bạn bè
quốc tế. Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động Đờn ca
Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Loại hình nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ từ lúc hình thành cho tới
nay, đã thu hút nhiều học giả, nghệ nhân, nhạc sĩ,… nghiên cứu ở nhiều
phương diện khác nhau. Đặc biệt trong những năm gần đây Đờn ca Tài tử

Nam bộ là loại hình nghệ thuật đang được Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch
nước ta xây dựng đề án đề nghị UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật
thể của nhân loại. Vì thế, dưới góc độ hoạt động nghệ thuật cũng như góc độ


8

quản lý văn hoá phi vật thể, Đờn ca Tài tử Nam bộ càng thu hút nhiều học
giả, nghệ nhân, nhạc sĩ,… trong, ngoài nước nghiên cứu và đã đạt được những
thành tựu nhất định.
2.1. Những nghiên cứu về Đờn ca Tài tử Nam bộ
2.1.1. Về lịch sử hình thành, phát triển.
Đa số các tác giả như: Vũy Chỗ (1994), [11], Mai Mỹ Duyên (1997),
[17], Huỳnh Khánh (1999), [29], Trần Văn Khê (2011), [32], Thiện Mộc Lan
(2005), [34], Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2011), [36], ... hay Tô Vũ (1996), [64] đã
tìm hiểu và đi đến thống nhất:
- Đờn ca Tài tử Nam bộ có nguồn gốc sâu xa từ âm nhạc truyền thống
miền Bắc và vào vùng đất này theo bước chân những người thời “mang gươm
đi mở cõi”.
- Đờn ca Tài tử Nam bộ có sự kết hợp chủ đạo giữa Nhạc lễ với ca Huế
và đờn Quảng, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng nhất định của hò đất Thanh và ví
xứ Nghệ.
- Với tính chất thích ứng cao, Đờn ca Tài tử Nam bộ lan toả nhanh
chóng và rộng khắp xứ Nam bộ, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều nhóm khác
nhau, mỗi nhóm sáng tác và phổ biến âm nhạc theo cách riêng của mình, tạo
ra phong phú về số lượng cũng như chất lượng, về bài bản cũng như hơi điệu.
- Sự phát triển của Đờn ca Tài tử Nam bộ đã làm cho bản thân loại hình
nghệ thuật này trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân và
tạo nên một thành tố quan trọng hàng đầu của nên văn hoá phi vật thể ở miền
đất phương nam Tổ quốc.

Như vậy, kết quả tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển đã giúp
chúng ta hình dung đầy đủ diện mạo của Đờn ca Tài tử Nam bộ và làm cơ sở
vững chắc cho những nghiên cứu liên quan đến loại hình nghệ thuật này.


9

2.1.2. Về đặc trưng nghệ thuật.
Nhiều nhà nghiên cứu như: Bùi Trọng Hiền (2011), [25], Trần Văn Khê
(2011), [32], Nguyễn Thị Mỹ Liêm (1995), [36], Kiều Tấn (2011), [52], Vũ
Nhật Thăng (1993), [53] và [54], Nhiều tác giả (2011), [43]... hay nghệ nhân
Nguyễn Tùng (2008), [55] đã cho thấy: Đờn ca Tài tử Nam bộ là loại hình
nghệ thuật khá phức tạp và phong phú về bài bản truyền thống, hơi - điệu,
thang âm, nhạc cụ, dàn nhạc, nghệ thuật hịa tấu hay những biểu hiện tiếp biến
văn hóa trong trang phục, mơi trường hịa tấu, hịa ca.
- Tính phức tạp và phong phú về mặt nghệ thuật là do Đờn ca Tài tử
Nam bộ có sự kết hợp của nhiều miền văn hố cùng với tính chất “tài tử” dẫn
đến có sự phân nhóm theo vùng ở ngay Nam bộ.
- Về hơi - điệu, thang âm: dù chưa thống nhất về mặt học thuật nhưng
có thể thấy: hơi - điệu của Đờn ca Tài tử Nam bộ được thể hiện trong từng
trường hợp cụ thể và thang âm thì lối đọc chữ đờn có nguồn gốc từ Trung
Hoa nhưng tương quan độ cao lại rất khác.
- Khác biệt với các làn điệu dân ca Việt Nam, Đờn ca Tài tử Nam bộ có
“rao” để vừa thử đờn vừa dẫn người nghe đi vào hơi – điệu bản đờn. “Rao”
cũng là cách phơ trương những ngón đờn đặc biệt của người đờn và nói lên
tánh tình của người đờn.
- Dù xuất hiện muộn so với các thể loại âm nhạc miền Bắc, miền Trung
nhưng nó đã kế thừa đầy đủ những yếu tố bác học và dân gian để tạo nên một
phong cách rất riêng của Nam Bộ, đó là lịng bản. Lịng bản chỉ ghi những
chữ chính cốt lõi và bỏ các nốt tô điểm nhằm tạo cho người biểu diễn khả

năng ứng tác, mang đến cho khán giả những cảm hứng đặc biệt.
Sơ bộ như thế cho thấy: nghệ thuật của Đờn ca Tài tử Nam bộ đã được
tìm hiểu thấu đáo, khơng chỉ giúp các cơ quan văn hố Việt nam trình


10

UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể nhân loại mà còn tạo điều
kiện để nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động Đờn ca
Tài tử cho chính những cơ quan này.
2.2. Những nghiên cứu về quản lý Đờn ca Tài tử Nam bộ
Hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về
quản lý Đờn ca Tài tử Nam bộ để giúp bảo tồn, phát huy và phát triển loại
hình nghệ thuật này.
Bên cạnh các văn bản hành chính mang tính pháp quy của các cơ quan
quản lý như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), [5] và Uỷ ban nhân dân,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương thì đã có một số cơng trình
có đề cập đến quản lý văn hóa trong hoạt động Đờn ca Tài tử như của Mai Mỹ
Duyên (1997), [16], Huỳnh Khánh (1999), [29] Mai Mỹ Duyên (2011), [17],
Huỳnh Thanh Phong (2011), [44]... Tuy nhiên, những nghiên cứu này cịn ở
mức độ tổng qt, chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu công tác
quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở Nam bộ nói chung và ở tỉnh Đồng Tháp
nói riêng. Do đó, để quản lý tốt nhằm góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển
Đờn ca Tài tử Nam bộ là thật sự cần thiết và dễ dàng đảm bảo tính đơn nhất
cho kết quả nghiên cứu khi cơng bố.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh
Đồng Tháp” của tác giả là không trùng lặp với cơng trình nghiên cứu nào,
mặc dù trong q trình triển khai đề tài luận văn tác giả đã được tiếp thu, kế
thừa những kết quả của các tác giả đi trước để vận dụng cụ thể vào giải quyết
những yêu cầu đặt ra trong đề tài.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý văn hoá cũng
như tổng quan về nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ và tìm hiểu thực trạng


11

hoạt động và công tác quản lý Đờn ca Tài tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
trong thời gian qua, đưa ra một số đề xuất trong quản lý hoạt động Đờn ca Tài
tử cho địa phương để góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật độc
đáo và đặc sắc này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về
hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Tổng quan về nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ và Nghệ thuật Đờn ca
Tài tử Nam bộ ở Đồng Tháp như: nguồn gốc xuất xứ, đặc trưng trong sinh
hoạt văn hóa, trong nghệ thuật …
- Khảo sát thực trạng hoạt động và công tác quản lý Đờn ca Tài tử ở
tỉnh Đồng Tháp; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản
lý, khai thác giá trị của nghệ thuật Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động Đờn ca Tài tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và
một số đề xuất trong quản lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian
- Tìm hiểu hoạt động của các câu lạc bộ Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng
Tháp, trong đó tập trung vào Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử huyện Lai Vung.
- Công tác quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp và ở Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử huyện Lai Vung.
* Về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động và công tác quản lý
Đờn ca Tài tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và ở Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử
huyện Lai Vung trong giai đoạn hiện nay.


12

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
phát triển văn hóa và bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hoá học, Âm nhạc học....
- Phương pháp khảo sát, điền dã.
- Phương pháp mô tả, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh,
phỏng vấn
6. Đóng góp của luận văn
- Qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng, đề tài góp phần chỉ
ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động và công tác
quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp; cung cấp những
tư liệu này cho các nhà hoạch định chính sách văn hóa, các nhà nghiên cứu và
quản lý xã hội để đưa ra những chủ trương, chính sách, định hướng phù hợp
trong quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
- Đánh giá một cách khách quan và đầy đủ hơn về hoạt động và công
tác quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp, đề tài đưa ra một số đề
xuất trong chun mơn và trong quản lý; từ đó góp phần bảo tồn, phát huy và
phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca Tài tử độc đáo và đặc sắc của vùng đất
Nam bộ, để loại hình nghệ thuật này xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia và hội đủ các điều kiện để được UNESCO xem xét, cơng nhận là

“Loại hình văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại”.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương:


13

Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý văn hóa và khái qt về
khơng gian văn hóa tỉnh Đồng Tháp
Chương 2: Tổng quan về nghệ thuật Đờn ca Tài tử và Nghệ thuật
Đờn ca Tài tử ở Đồng Tháp
Chương 3: Thực trạng hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp và
những đề xuất về quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử ở tỉnh Đồng Tháp


14

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ
KHÁI QT VỀ KHƠNG GIAN VĂN HĨA ĐỒNG THÁP
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm quản lý
Giáo trình Xã hội học trong quản lý (Dùng cho hệ cử nhân chính trị) do
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Xã hội học viết: “Quản
lý là q trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên
đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với
yêu cầu đặt ra” [28, tr. 352].
Hoạt động quản lý được thể hiện với 5 thành tố là:
- Chủ thể quản lý

- Khách thể quản lý
- Mục đích quản lý
- Cơng cụ quản lý
- Phương thức quản lý
1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa
Từ khái niệm về quản lý, có thể hiểu: Quản lý văn hóa là sự tác động
liên tục, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể quản lý văn hóa lên các khách thể
quản lý văn hóa theo một quy trình nhất định nhằm đạt được mục đích tối ưu
mà chủ thể quản lý văn hóa đặt ra.
Quản lý văn hóa là hoạt động có tính liên ngành của quản lý xã hội và
quản lý văn hóa. Quản lý văn hóa biểu hiện sự lãnh đạo và điều hành của các
cơ quan nhà nước được xã hội phân công trong hệ thống hành chính nhà
nước. Trong xu thế tồn cầu hóa và sức ép của nền kinh tế thị trường như hiện


15

nay, cơng tác quản lý văn hóa địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ban ngành liên quan và ln có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, những
quy định của nhà nước nhằm hướng tới việc quản lý hóa có hiệu quả cao
trong từng gian đoạn phát triển cụ thể. Trong những năm qua, sự đánh giá và
chấp nhận những khái niệm quản lý văn hóa, khái niệm người quản lý văn hóa
đã được nhìn nhận và thay đổi một cách tích cực.
Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa VIII của Đảng cộng sản Việt
Nam chỉ ra: Củng cố và hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường
vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của nhà nước, vai trò làm
chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản
phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đó là nội dung, cấu trúc của sự quản lý văn hóa với nguyên tắc vừa
đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển đúng hướng

chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo quyền tự do dân chủ cá nhân trong
sáng tạo văn hóa trên cơ sở phát huy tính tự giác cao. Cơng tác quản lý văn
hóa bao gồm hai thành tố là: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ( hay cịn
gọi là văn hóa vật thể và văn hóa phi vậ thể); Quản lý văn hóa là sự đinh
hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành cho văn hóa phát triển khơng ngừng
theo hướng có ích cho con người, giúp cho xã hội không ngừng đi lên. Khái
niệm văn hóa rộng, đa nghĩa nên quản lý văn hóa khơng chỉ là quản lý Nhà
nước (theo chiều từ trên xuống), mà còn là sự quản lý của từng người, từng
gia đình, tập thể, làng xóm, theo chuẩn mực chung của Nhà nước (theo chiều
từ dưới lên). Truyền thống quản lý ở nước ta là “Tu nhân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ, người ta lấy sự tu dưỡng cá nhân làm điểm xuất phát, sau đó là
quản lý gia đình, xóm làng, đất nước. Quản lý văn hóa khơng chỉ là quản lý
các vật hữu hình mà cịn quản lý những cái vơ hình của sản phẩm tinh thần, tư
tưởng của con người. Quản lý văn hóa không chỉ căn cứ vào số lượng bao
nhiêu tác phẩm được sáng tạo mà chính là những sáng tạo đó được quần


16

chúng nhân dân tiếp nhận ra sao, có tác dụng vào cuộc sống hiện tại như thế
nào. Sản phẩm hàng hóa văn hóa cịn có giá trị “ngoại ứng” ngồi ý muốn,
ngồi dự kiến của người sản xuất ra nó.
Văn hóa là sự sáng tạo của quần chúng nhân dân được thực hiện thơng
qua các đại biểu của mình là nghệ sỹ. Các sản phẩm sáng tạo của họ thể hiện
những nguyện vọng, tình cảm ấy lại thơng qua lăng kính cá nhân văn nghệ sỹ
nên khơng thể khơng có cái riêng tư của người sáng tác. Quản lý văn hóa
khơng phải theo lối tư duy cứng nhắc, rập khn, mà phải chọn những hoàn
cảnh cụ thể, những trường hợp cụ thể để xem xét.Văn hóa phản ánh sự phát
triển của kinh tế, nhưng không phải lúc nào giữa kinh tế và văn hóa cũng phát
triển đồng hành trong mọi thời điểm. Có khi kinh tế phát triển mà văn hóa

chưa phản ánh kịp, ngược lại có khi xã hội đang bế tắc, khủng hoảng, văn hóa
lại vươn lên trước. Bởi vậy quản lý văn hóa khơng phải là sự dịch chuyển của
mơ hình quản lý kinh tế - xã hội. Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa
VIII chỉ ra nội dung cơng tác quản lý văn hóa như một cuộc đấu tranh kết hợp
giữa “xây” và “chống”. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho
những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở
thành tâm lý tập quán tiên bộ, văn minh là một q trình cách mạng đầy khó
khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Trong cuộc đấu tranh đó “xây” phải
đi đơi với “chống”, lấy xây làm chính.
1.1.3. Khái niệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể
1.1.3.1. Thế nào là di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể?
“Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [40].
Vậy bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như thế nào để vừa đáp
ứng được nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, vừa góp phần xây


17

dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và
đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Để nhân dân thực sự hiểu rõ “
Di sản văn hóa là gì? và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong việc
tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, Luật Di sản văn hóa ra đời
và trong đó:
“Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu như sau: Di sản văn hóa phi
vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền

khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y,
dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [40].
1.1.3.2. Quản lý di sản văn hố phi vật thể
Các mơ hình quản lý di sản văn hoá phi vật thể:
- Tổ chức sưu tầm;
- Tổ chức và triển khai các biện pháp bảo tồn;
- Tổ chức quảng bá.
Để quản lý được các di sản văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả nhà
nước phải tiến hành thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê
thường xuyên và phân loại các di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi tồn
quốc; tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, trình diễn, phục dựng các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể; đầu tư kinh phí và khuyến khích, tạo điều kiện
cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các


18

biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ
làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền bằng cách phát huy những thuần
phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có
hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; Khuyến khích việc sưu tầm, biên
soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu với văn hóa nước

ngồi; tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền
thống, bài trừ các hủ tục, chống lại các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa
trong tổ chức và hoạt động lễ hội; tơn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với
nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí
quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt. Đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản
văn hóa phi vật thể ở Việt Nam phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
1.1.3.3. Quan điểm về bảo tồn và phát huy trong cơng tác quản lý Văn
hố phi vật thể
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trước hết phải tiến
hành điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và tư liệu hóa di sản văn hóa phi
vật thể; sau đó lựa chọn những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị
đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, có phạm vi và mức độ ảnh hưởng
mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học; phản ánh rõ
nguồn gốc và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với cộng đồng trong
quá khứ và hiện tại, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở
cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới để lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật
thể đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc cơng
nhận là di sản văn hóa thế giới. Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh
vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thẩm định miễn phí,


19

hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể
theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đó.
Ngồi ra, quyết định cũng đã quy định về quyền lợi đối với việc chủ
động xây dựng cơ cấu nhân sự, xây dựng chương trình, sử dụng tác phẩm, sử
dụng nguồn tài chính…

1.1.4. Vai trò của quản lý đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật
Đối với bất cứ một lĩnh vực nào, cơng tác quản lý ln đóng một vai trị
hết sức quan trọng. Nó khơng chỉ thực hiện vai trị điều chỉnh các mối quan hệ
để vận hành theo một quy chuẩn mà cịn định hướng và tạo ra những chính
sách phù hợp thúc đẩy cho hoạt động đó phát triển. Văn hóa là một lĩnh vực
rộng, với những hoạt động đặc thù thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau;
các hàng hóa, sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa đặc biệt, ranh giới giữa
cái tốt và cái xấu đôi khi không được thể hiện một cách rõ ràng như một số
ngành, lĩnh vực khác mà chỉ là tương đối nên vai trị của cơng tác quản lý đối
với sự phát triển văn hóa ngày càng được khẳng định hơn. Theo tác giả
Nguyễn Tri Nguyên, công tác quản lý văn hóa tạo quan hệ giữa sản xuất và
tiêu dung sản phẩm văn hóa. Quản lý văn hóa biểu đạt sự điều hành và điều
chỉnh các hoạt động văn hóa nhằm tạo ra mối quan hệ giao lưu giữa người
cung cấp và người tiêu dùng. Trong quản lý văn hóa nếu không chú ý đến
phân phối và tiêu dùng sẽ không thể lý giải được sự vận động của đời sống
văn hóa. Chính giữa khâu tiếp nhận của cơng chúng, đời sống văn hóa mới
thực sự vận hành, tác phẩm mới đến được đích của nó.Vai trị của quản lý văn
hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật còn thể hiện tren các mặt như
lãnh đạo, đảm bảo quyền tự do sáng tạo văn hóa, xác lập cơ sở lý luận cho
quản lý văn hóa và hồn thiện các chính sách văn hóa. Những nội dung này
nhằm đưa văn hóa đạt đến những mục tiêu như:


20

- Tạo ra những điều kiện và không gian tự do có tính tổ chức, kinh tế,
pháp lý, xã hội giao tiếp và công nghệ cho sự xuất hiện, phát triển nghệ thuật.
- Tạo ra không gian tự do cho những địa điểm văn hóa cơng cộng, mà
trong đó con người quy ước với nhau về những chuẩn mực và giá trị hoạt
động của nó, qua đó có thể kích thích sự phát triển của các dự án văn hóa.

1.1.5. Sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử
Trước đây thể loại Đờn ca Tài tử không được xếp vào diện phải quản
lý, bởi đây là hoạt động mang tính độc lập theo hình thức “hợp, tan” giữa
những người “có nghề” để phục vụ cho một sự kiện nào đó theo lối “tri kỷ, tri
âm” mà thơi… Dàn đờn cấu trúc nhiều cây (ít nhất cũng 3 cây đờn) với những
tay đờn giỏi rất được chú trọng. Nội dung lời ca thường là lời ca xưa, lời ca
mang tính chất lịch sử, ca ngợi các anh hùng dân tộc… Không gian tổ chức
tuỳ vào điều kiện của từng sự kiện (đám giỗ, tiệc tùng,…), từng gia đình
(trong nhà, ngồi sân, sau vườn…) và mức độ hoạt động không ảnh hưởng
đối với môi trường xung quanh (âm thanh, sự chú ý lắng nghe, thái độ của
chủ nhà…).
Ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của quá trình cơng nghiệp hóa, sự
hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của
nước ta, trong đó có tỉnh Đồng Tháp có nhiều thay đổi. Do những nguyên
nhân khách quan và chủ quan trong đời sống hiện nay mà hoạt động Đờn ca
Tài tử có nhiều biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức. Đờn ca Tài tử ngày nay
được thành lập theo dạng câu lạc bộ, không gian biểu diễn, bài bản, dàn đờn,
hình thức sinh hoạt, nội dung, chủ đề… cũng đã khác nhiều so với xưa. Đờn
ca Tài tử đã có mặt ở những sân khấu lớn thơng qua liên hoan, hội thi, qua
sóng phát thanh và truyền hình, Internet, trong khu du lịch, nhà hàng, qn
nhậu…vì thế bên cạnh những mặt tích cực, cịn nảy sinh những hạn chế, bất


21

cập. Cho nên việc đưa Đờn ca Tài tử vào diện cần phải quản lý là hoàn toàn
hợp lý với điều kiện hiện nay. Nhưng để quản lý loại hình nghệ thuật này sao
cho hiệu quả đó là cơng việc địi hỏi các nhà quản lý hoạt văn hóa cần phải
nghiên cứu, cân nhắc để đưa ra những giải pháp phù hợp. Bởi đây là tổ chức
mang tính “tự nguyện” những thành viên tham gia câu lạc bộ chủ yếu là do

yêu nghề, do niềm đam mê đờn ca, họ không nhận được một khoản trợ cấp,
lương trong hoạt động này. Tổ chức này chưa có tính ràng buộc cao, chỉ tồn
tại ở dạng “hợp tan”. Qua tìm hiểu các nghệ nhân có “nghề” nhiều năm hoạt
động trong lĩnh vực này cũng như các nhà quản lý văn hóa các cấp thì họ đều
thống nhất rằng: quản lý hoạt động Đờn ca Tài tử trong giai đoạn hiện nay là
rất cần thiết, và cần tập trung quản lý hai vấn đề cốt lõi là: “quản lý nhà nước
và quản lý chuyên môn”.
1.1.6. Khái niệm Tài tử và Đờn ca Tài tử
1.1.6.1. Khái niệm Tài tử
Trong sinh hoạt đời sống xã hội nước ta có cụm từ “Tài tử giai nhân”.
Cụm từ Tài tử giai nhân thường để chỉ về những chàng trai tài giỏi, phóng đạt
và những cơ gái con nhà khuê các xinh đẹp, có học vấn và đủ cả cầm, kỹ, thi
họa [45, tr.583]. Điều này cần xác định lại. Chữ Tài tử có nghĩa là người tài
hoa để so sách với giai nhân, mà khi đề cập đến tài sắc của trai gái, người xưa
thường kết hợp thành cụm từ “Tài Tử Giai Nhân”. Như trong truyện Kiều của
Nguyễn Du có câu:
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”
Từ điển Tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên, Nxb Đà nẵng, 1996) thì tài tử
có nghĩa là:
I d.
1. ... Người đàn ơng có tài....


22

2. Diễn viên sân khấu, xiếc hay điện ảnh có tài.
II t.
1. Khơng phải chun nghiệp, chỉ do thích thú mà chơi hoặc trao đổi
một môn thể thao, văn nghệ nào đó....

2. (kng). (phong cách, lối làm việc) tùy hứng, tùy thích, khơng có sự
chun tâm....[45, tr.583].
1.1.6.2. Khái niệm Đờn ca Tài tử
Theo định nghĩa về Tài tử như trên, khi tìm hiểu về Đờn ca Tài tử Nam
bộ chúng tơi thấy nét đặc trưng của nghệ thuật này có phong cách diễn tấu tùy
hứng, tùy thích. Tuy nhiên, phong cách diễn tấu tùy hứng, tùy thích của nghệ
thuật Đờn ca Tài tử ở trong một khuôn khổ với những quy ước rất khoa học.
Vì thế, chúng tơi nêu ra một khái niệm về Đờn ca Tài tử: là nghệ thuật hòa tấu
của dàn nhạc cây (các nhạc cụ dây gẩy và kéo vĩ) truyền thống và đệm cho
một lối ca hát mang nét đặc trưng có tính ngẫu hứng khoa học riêng biệt của
vùng đồng bằng Nam bộ Việt Nam.
Về khái niệm này, GS.TS Trần Văn Khê có viết:
“Phần đơng khi nhắc đến Đờn tài tử thì cho rằng lối nhạc đó khơng
sâu sắc chun nghiệp mà mang tính cách giản dị của dân gian
hay«a-ma-tơ» (theo chữ Pháp «amateur») của những người nghiệp
dư. Thực ra “Tài tử” có nghĩa là người có tài (dập dìu tài tử giai
nhân… Tài tử giai nhân tế ngộ nan). Người Đờn ca Tài tử không
dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đờn thì họp nhau
tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đờn chơi, ai biết đờn ca
cũng có thể tham gia được. Dầu vậy mà trình độ nghệ thuật của
Đờn ca Tài tử không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công
phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi,


23

sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Muốn
trở thành người đàn Tài tử đúng nghĩa phải trải qua thời gian tập
luyện khá công phu’’ [32, tr.13].
1.2. Khái qt về khơng gian văn hố Đồng Tháp

1.2.1. Đặc điểm địa lý - điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Đặc điểm điạ lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới
hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đơng. Phía
Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia,
phía nam giáp An Giang và Cần Thơ. Đồng Tháp có diện tích 3.376,95 km2 (số
liệu năm 2011). Bao gồm 12 huyện, thị xã, thành phố: 01 thành phố: Cao Lãnh;
02 Thị Xã: Sa Đéc, Hồng Ngự, 09 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Tam Nơng,
Tháp Mười, Lấp Vị, Lai Vung, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình. Tổng số
xã, phường, thị trấn: 144 (119 xã, 17 phường, 8 thị trấn).
Đồng Tháp có 5 quốc lộ đi qua như đường N2 (đường Hồ Chí Minh),
đường N1 (đường dọc biên giới), quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 và có các
đường thủy quốc gia đi qua. Với hơn 120 km sông Tiền và 30 km sông Hậu
cùng với những con sông lớn như sơng Sở Thượng và sơng Sở Hạ, Đồng
Tháp cịn có 1000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dịng chảy là 6.273
km, mật độ sơng trung bình 1,86 km/km2. Sông Tiền đã chia tỉnh Đồng Tháp
thành 2 vùng rộng lớn: Vùng phía Bắc Sơng Tiền: thuộc khu vực Đồng Tháp
Mười (các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười,
Thanh Bình và thành phố Cao Lãnh) có địa hình tương đối bằng phẳng.Vùng
phía Nam sơng Tiền: là nơi nằm giữa sông Tiền và sông Hậu (huyện Lấp Vò,
Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc), có địa hình dạng lịng máng, hướng
dốc từ hai bên sông vào giữa.


24

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 12 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía
bắc sơng Tiền và vùng phía Nam sơng Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí

hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới tồn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
Lượng mưa trung bình từ 1.170 - 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm
90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối
thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp tồn diện.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương
đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp
cho sản xuất lương thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm
đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất
phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự
nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng
Tháp chỉ cịn quy mơ nhỏ, diện tích rừng tràm cịn dưới 10.000 ha. Động
vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tơm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt
là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt
hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ,
trầm tích biển, trầm tích sơng, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa
bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sơng, phân bố ở
các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV,
phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.


25

Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sơng Cửu Long, có nguồn nước khá dồi
dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngồi ra cịn có hai
nhánh sơng Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sơng
Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam cịn có sơng Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông

Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở
các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng
phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho cơng nghiệp.
Chính điều kiện tự nhiên đã tạo nên những giá trị vật chất lẫn tinh thần,
phong phú và đa dạng cho nền văn hóa Đồng Tháp.
1.2.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa xã hội
1.2.2.1. Đặc điểm lịch sử
Đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới
thời các chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa
Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An,
phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
Ngày 16 tháng 08 năm 1867, Pháp lập hạt Sa Đéc, là 1 trong 24 hạt
thanh tra trên toàn cõi Nam Kỳ. Ngày 04 tháng 12 năm 1867, huyện Phong
Phú được tách ra để lập hạt thanh tra mới. Ngày 05 tháng 06 năm 1871, hạt Sa
Đéc nhận thêm hạt Cần Thơ vừa bị giải thể. Ngày 30 tháng 04 năm 1872, tách
6 tổng hợp với 1 tổng của hạt Vĩnh Long và 3 tổng của hạt Trà Vinh để lập
hạt Bát Xắc, tức Trà Ôn. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, hạt Sa Đéc bao lúc
này gồm 9 tổng là Mỹ An, An Hội, An Trung, An Phong, An Thạnh, An
Thới, An Tịnh, Phong Thạnh, Phong Nẫm.
Ngày 01 tháng 01 năm 1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc.Tuy nhiên đến
ngày 09 tháng 02 năm 1913, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, đồng thời địa bàn chia
thành 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh nhập vào tỉnh Vĩnh Long. Ngày 29


×