Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Thuy Van Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I: Giới thiệu chung II: Đặc điểm hình thái của hệ thống sông Hồng 1. Chiều dài và diện tích sông Hồng 2. Hướng chảy 3. Độ dốc của sông Hồng 4. Nước sông Hồng 5. Phù sa sông Hồng 6. Lưu vực sông Hồng 7. Các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng. III: Ý nghĩa của sông Hồng đoạn ở Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I: Giới thiệu chung 1. Nguồn gốc: Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc Huyện Nguy Sơn, Tỉnh Vân Nam Trung Quốc ở độ cao 1.776m và chảy vào nước ta tại xã A Mú Sung, Huyện Bát Sát, Tỉnh Lào Cai và đổ ra biển Đông..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Tên gọi: Sông Hồng còn có các tên khác như: Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang, đoạn chảy qua Phú Thọ gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhị Hà.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II: Đặc điểm hình thái của hệ thống sông Hồng 1. Chiều dài và diện tích Sông Hồng Hệ thống sông Hồng là một trong những hệ thống sông lớn nhất của nước ta. - Dòng chảy chính của Sông Hồng dài 1126 km và đoạn chảy qua nước ta dài 556 km. - Diện tích lưu vực sông Hồng là: 155000 km 2 và đoạn chảy qua nước ta là 70700 km2 ( chiếm 46,6%)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Hướng chảy Sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới Việt – Trung qua Lào Cai, Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ qua cửa chính là cửa Ba Lạt thuộc hai tỉnh Thái Bình và Nam Định..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Độ dốc của sông Hồng Sông Hồng có độ cao rất khác nhau so với mực nước biển: - Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73m đến yên Bái thì độ cao chỉ còn 55m và càng về hạ lưu thì độ dốc của sông giảm dần và nước chảy chậm hơn. Sông Hồng có độ dốc lòng sông nhỏ: - Đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì khoảng 20 cm/km từ Việt Trì ra biển là 3 cm/km. - Hệ số uốn khúc tới 1.4 mặc dù đã bị hạn chế của hệ thống đê điều vững chắc..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4. Nước sông Hồng Hệ thống sông Hồng có lượng nước trung bình khoảng 3560m3/s tương đương với lượng dòng chảy là 112 tỉ m3/năm. Môdun dòng chảy là 24,8l/s/km3 Lượng nước của sông Hồng phân bố không đều: Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 – tháng 10: chiếm 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn từ tháng 11 – tháng 5 nhưng chỉ chiếm 25%..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sông Hồng mùa cạn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sông Hồng mùa lũ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Lưu lượng của sông Hồng: Tháng. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Lưu lượng m3s. 1318. 1100. 914. 1071. 1893. 4692. 7986. 9246. 6690. 4122. 2813. 1746.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5. Phù sa sông Hồng Do dòng chảy của sông Hồng lớn, xâm thực mạnh nên tổng lượng phù sa lớn: 120 tr.tấn/năm (chiếm 60% tổng lượng phù sa ) Sông Hồng ở Sơn tây có độ đục trung bình là 1010g/m3. Trị số xâm thực là 793 tấn/km2/năm. Dòng cát bùn của sông Hồng ở phần Thượng lưu lớn hơn rất hẳn ở trung và hạ lưu..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Dòng cát bùn có sự phân chia thành 2 mùa và có sự tương phản giữa mùa cạn và mùa lũ về độ đục rất lớn. Mùa lũ có thể chiếm tới 90% tổng lượng cả năm ( riêng tháng 8 chiếm tới 37%) . Còn về mùa cạn thì lượng cát bùn chỉ chiếm 10%..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. Lưu vực của sông Hồng a, Hợp lưu: Các dòng sông gom nước trực tiếp: + Sông Đà hợp với sông Hồng ở Trung Hà- Phú Thọ. Sông Đà có chiều dài tổng cộng 1010km ( phần ở Việt Nam là 570 km) với tổng diện tích lưu vực 52.900km2 ( phần ở nước ta là 26.800km2) + Sông Lô hợp với sông Hồng ở ngã ba Bạch hạc – Việt Trì – Phú Thọ. Sông Lô có chiều dài 470km (phần ở Việt Nam là 275km), diện tích lưu vực là 39.000km 2 ( phần ở Việt Nam là 22.600km2).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> b, Phân lưu Hệ thống sông Hồng có số lượng sông suối lớn với hơn 614 phụ lưu và chi lưu. Các phân lưu chính của hệ thống sông Hồng đó là: Sông Đáy và các phụ lưu của Nó; sông Nhuệ; sông Đuống; sông Phủ Lý; sông Luộc; sông Trà Lý; sông Diêm Hộ ( phân lưu của sông Luộc và sông Trà Lý); sông Ninh Cơ; sông Nam Định; sông So….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7. Các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng Ba Lạt: cửa chính nằm giữa 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định Diêm Hộ: thuộc huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình Cửa Trà Lý: giữa huyện Thái Thụy - huyện Tiền Hải Cửa Lân: thuộc huyện Tiền Hải – Thái Bình Cửa sông So : xã Giao Lâm( giao thủy – hải hậu) – Nam Định Lạch Giang: giữa huyện Hải Hậu và Nghĩa Thủy – Nam Định Cửa Đáy: nằm giữa 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> III: Ý nghĩa của sông Hồng đoạn ở Việt Nam Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định Nguồn cá Bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tiếp Nguồn thủy năng trong lưu vực sông Hồng tương đối dồi đào, điều kiện khai thác thuận lợi nhất là công trình trên các sông nhánh với một số trạm thủy điện như sau: Các trạm phát điện có công suất lắp máy dưới 10.000kw tổng cộng là 843 với tổng công suất lắp đặt là 99.400kw và 1 trạm thủy điện loại Vừa ở Lục Thủy Hạ có công suất 57.500kw Như vậy mới khai thác chưa đến 5% khả năng thủy điện có thể khai thác trong lưu.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiếp Tổng công suất các trạm thủy điện trong lưu vực có thể khai thác đạt 3.375 tr.kw, trong đó dòng chính sông Hồng ( do lượng phù sa lớn) nên chỉ chiếm 23% còn 77% tập trung ở các sông nhánh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×