Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Tài liệu tổng ôn văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.28 KB, 126 trang )

MỤC LỤC

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CÁC BV - BT LỚP 12..........................................4
1. Tuyên ngôn độc lập:........................................................................................4
2. Tây Tiến:..........................................................................................................4
3. Việt Bắc:...........................................................................................................4
4. Đất nước - Trích “Trường ca mặt đường khát vọng”:.................................5
5. Sóng:.................................................................................................................5
6. Người lái đị sơng Đà:......................................................................................5
7. Ai đã đặt tên cho dịng sơng:...........................................................................5
8. Vợ chồng A Phủ:..............................................................................................5
9. Vợ nhặt:............................................................................................................6
10. Rừng xà nu:....................................................................................................6
11. Chiếc thuyền ngoài xa:..................................................................................6
12. Hồn Trương Ba da hàng thịt:.......................................................................6
TÓM TẮT TRUYỆN CỦA VIỆT NAM............................................................7
1. Vợ chồng A Phủ:..............................................................................................7
2. Vợ nhặt.............................................................................................................7
3. Rừng xà nu:......................................................................................................8
4. Chiếc thuyền ngoài xa.....................................................................................8
5. Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ............................................9
NHAN ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ CỦA CÁC TRUYỆN...............................................10
I. CHỦ ĐỀ:.........................................................................................................10
1. Vợ chồng A Phủ:............................................................................................10
2. Vợ nhặt:..........................................................................................................10
3. Rừng Xà Nu:..................................................................................................10
4. Chiếc thuyền ngoài xa:..................................................................................10
5. Hồn Trương Ba, da hàng thịt:......................................................................11
II. NHAN ĐỀ:....................................................................................................11
1. Vợ nhặt:..........................................................................................................11
2. Rừng Xà Nu:..................................................................................................11


3. Chiếc thuyền ngoài xa:..................................................................................12
1. Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975:....................13
2. Nêu quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh):. .13
3. Hãy khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:............................14
1


4. Nêu những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:...........15
5. Giới thiệu con đường thơ Tố Hữu:..............................................................16
6. Phong cách thơ Tố Hữu (Tại sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình, chính
trị và thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?)........................................................17
7. Tác giả Lỗ Tấn - Tác phẩm “Thuốc”:.........................................................18
8. Tác giả Sô-lô-khốp:.......................................................................................20
9. Nhà văn Hê Minh Uê với tác phẩm “Ông già và biển cả”.........................21
CÁC BÀI VĂN DÀI..........................................................................................23
1. Phân tích đoạn văn sau trong bài “Tây Tiến”............................................23
“Sông Mã xa rồi….............................................................................................23
… mùa em thơm nếp xôi”..................................................................................23
2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến:...............................................26
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”.................................................................26
….........................................................................................................................26
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”.....................................................................26
3. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến:...............................................29
“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc.................................................................29
….........................................................................................................................29
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”....................................................................29
4. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc:................................................32
“Ta về mình có…................................................................................................32
… ân tình thủy chung”......................................................................................32
5. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc”.......................................35

“Những đường Việt Bắc….................................................................................35
…núi Hồng”.......................................................................................................35
6. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Đất nước”:...........................................38
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.....................................................................38
….........................................................................................................................38
Đất nước có từ ngày đó”....................................................................................38
7. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Đất nước”:...........................................40
“Trong anh và em hơm nay...............................................................................40
Đều có một phần đất nước.................................................................................40
….........................................................................................................................40
Làm nên đất nước muôn đời”............................................................................40
2


8. Phân tích đoạn đầu của bài “Tun ngơn độc lập”:...................................41
9. Phân tích hình tượng con sơng Đà...............................................................41
10. Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân..................41
11. Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt”................41
12. Phân tích hình tượng người lái đị sơng Đà...............................................41
13. Phân tích giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ”...................................41
14. Phân tích hình tượng rừng xà nu...............................................................41
15. Nêu cảm nhận của em về bàn tay Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”. .41
16. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú...........................................................41
17. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt”........................41
18. Cảm nhận nhân vật Phùng (Phân tích sự chuyển biến của Phùng và
Đẩu).....................................................................................................................41
19. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.41
20. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài.............................................41
21. Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân......................................................................................................................41

22. Phân tích tâm trạng hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm mùa
đơng.....................................................................................................................41
23. Phân tích nhân vật A Phủ...........................................................................41
24. Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong
gia đình”.............................................................................................................41
25. Phân tích tình huống truyện độc đáo cảu truyện ngắn “Vợ nhặt”.........41
26. Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh............41
“Dữ dội và dịu êm..............................................................................................41
….........................................................................................................................41
Bồi hồi trong ngực trẻ”.....................................................................................41
27. Phân tích nhân vật “Tràng” trong truyện “Vợ nhặt”..............................41
28. Phân Tích Vẻ Đẹp Của Sơng Hương Qua Bút Kí “Ai Đã Đặt Tên Cho
Dịng Sơng” Của Hồng Phủ Ngọc Tường......................................................41
29. Phân tích bi kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ.......41
30. Phân tích Tun Ngơn Độc Lập của Hồ Chí Minh...................................41
31. Phân tích hay cảm nhận bài thơ “Đàn ghita của Lorca”.........................41
32. Phân tích hình tượng những người anh hùng trong tác phẩm “Rừng xà
nu” (Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng)......................................................................41
3


33. Phân tích tính sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu”.....................................41

4


HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CÁC BV - BT LỚP 12
1. Tuyên ngôn độc lập:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. Trong
nước nhân dân ta vùng dậy giành quyền 26/08/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ

chiến khu cách mạng Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng
Ngang Người soạn thảo tun ngơn độc lập 02/09/1945, tại quảng trường Ba
Đình - Hà Nội trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam mới.
2. Tây Tiến:
Tây Tiến là một quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh Pháp ở thượng Lào và
miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến rất rộng, núi non
hiểm trở nhiều thú dữ. Lính Tây Tiến phần đông là học sinh - sinh viên, thanh
niên Hà Nội. Họ chiến đấu trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn gian khổ nhưng
vẫn lạc quan, anh hùng, lãng mạn. Sau một thời gian hoạt động ở Lào đoàn quân
Tây Tiến trở về Hịa Bình thành lập trung đồn 52. Quang Dũng làm đại đội
trưởng của đoàn quân Tây Tiến từ năm 1947 đến cuối năm 1948 thì chuyển sang
đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ,
Quang Dũng đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” sau đổi là Tây Tiến và in trong tập
“Mây đầu ô” rất tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng.
3. Việt Bắc:
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 - 1954, hiệp định
Giơ-ne-vơ về Đơng Dương được ký kết. Hịa bình được lập lại. Miền Bắc nước
ta được giải phóng, một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 1954, Trung ương Đảng chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân
sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc
là tiếng hát ân tình, ân nghĩa, thủy chung của mỗi con người cách mạng. Bài thơ

5


là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cùng là tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam
thời chống Pháp.
4. Đất nước - Trích “Trường ca mặt đường khát vọng”:

“Trường ca mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành
năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng
tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình xuống
đường đấu tranh hịa nhịp với cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Đoạn trích
“Đất nước” thuộc phần đầu chương 5 của Trường ca này là một trong những
đoạn thơ hay về đề tài đất nước của thơ Việt Nam hiện đại.
5. Sóng:
“Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế tại vùng biển
Diêm Điền - Thái Bình. Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu rất tiêu biểu cho
phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
6. Người lái đị sơng Đà:
“Người lái đị sông Đà” là tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960) của
Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp.
7. Ai đã đặt tên cho dịng sơng:
Đây là bài bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày
04/01/1981 và in trong tập sách cùng tên. Bài bút ký có 3 phần mà người đọc
tìm thấy ở đó một phong cách tài hoa, tự do, phóng túng với vốn văn hóa sâu
rộng, một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.
8. Vợ chồng A Phủ:
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (1952), in trong tập “Truyện Tây Bắc”
được giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Đó là kết quả
của chuyến Tơ Hồi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Tác phẩm đã thể hiện
một cách chân thực xúc động về cuộc sống cơ cực tủi nhục của đồng bào các
dân tộc thiểu số vùng cao dưới sách thống trị của bọn thực dân phong kiến.
Cùng quá trình giác ngộ cách mạng tự vùng lên giải phóng cuộc sống mình.

6



9. Vợ nhặt:
Là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. In trong tập “Con chó xấu xí”
(1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết
ngay sau cách mạng tháng 8 nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hịa
bình lập lại 1954, Kim Lân dựa vào truyện cũ để viết truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Tác phẩm gây xúc động lòng người qua lối viết chân thực dựng lại tình cảnh thê
thảm của người nơng dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực
dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù trong tình cảnh nào người nơng dân
Việt Nam vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khao khát hạnh phúc gia đình và
tin vào tương lai tươi sáng.
10. Rừng xà nu:
Truyện ngắn “Rừng xà nu” viết năm 1965 và in trong tập “Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng
tác của Nguyễn Trung Thành trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Tác phẩm đã hội tụ tất cả những vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Con người
với lý tưởng và hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để bảo vệ quê hương
đất nước được trường tồn.
11. Chiếc thuyền ngoài xa:
Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 năm 1983, tác phẩm in đậm
phong cách tự sự, triết lý của Nguyễn Minh Châu.
12. Hồn Trương Ba da hàng thịt:
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới ra mắt
công chúng. Là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở
kịch được tác giả hiện đại hóa trên một cốt truyện dân gian. Từ một hư cấu đầy
sáng tạo ông đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng triết lý và nhân
văn sâu sắc.

7



TÓM TẮT TRUYỆN CỦA VIỆT NAM
1. Vợ chồng A Phủ:
Mị là một cơ gái người Mơng xinh đẹp, có tài thổi sáo nhưng nghèo khổ.
Do món nợ từ khi cha mẹ Mị lấy nhau. Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý
Pá Tra. Ban đầu, Mị định tự tử nhưng vì thương cha đành cam chịu sống trong
đau khổ câm lặng. Mùa xuân lại về, Mị lén uống rượu một mình. Khơng khí vui
nhộn ngày tết, nhất là tiếng sáo gọi bạn tình đã giúp Mị nhớ lại những ngày
trước, khơi dậy ở Mị khát vọng tình yêu hạnh phúc. Mị định đi chơi thì bị A Sử
bắt trói đứng vào cột nhà. Cũng đêm đó, A Phủ, một thanh niên mồ côi nhưng
khỏe mạnh, can trường đã đánh A Sử, vì bất bình trước việc hắn phá đám chơi
của trai làng. A Phủ bị làng bắt về xử và trở thành người ở trong nhà thống lý Pá
Tra để trừ nợ. Một lần, trong lúc chăn bị vì mải mê bẫy nhím mà A Phủ đã để hổ
vồ mất bò. Anh bị thống lý Pá Tra bắt trói đứng vào cột suốt mấy ngày đêm, chờ
khi nào A Sử bắt được hổ mới tha. Những giọt nước mắt của A Phủ đã làm Mị
động lòng cảm thương người cùng cảnh ngộ. Cơ cắt dây trói cho A Phủ rồi quyết
định cùng anh bỏ trốn đi, tự giải thốt cho mình.
2. Vợ nhặt
Tràng nhà nghèo, xấu xí thơ kệch, làm nghề kéo xe chở thóc th và sống
với một mẹ già ở xóm ngụ cư. Năm ấy nạn đói hồnh hành khắp nơi. Một lần
đánh xe thóc lên tỉnh, Tràng quen với một cô gái sau khi cơ đáp trả lời hị đùa
của Tràng và kéo xe giúp Tràng. Một lần khác, Tràng gặp lại cô gái, rách rưới và
tiều tụy hơn hơm trước nhiều vì đói. Cơ gái địi Tràng cho ăn như đã hứa lần
trước. Tràng mời cô một bữa ăn, cô gái ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Mua một
cái thúng và hai hào dầu, Tràng dẫn cô về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư rất ngạc
nhiên, vừa thích thú vừa ái ngại cho Tràng và cô vợ mới. Bà cụ Tứ mẹ Tràng sau
khi nghe Tràng trình bày việc có vợ thì vừa ngạc nhiên và vui mừng, lại vừa lo
lắng và thương con. Bà chấp nhận người con dâu mới và dành tình thương cho
cả cơ. Sáng hơm sau ngủ dậy Tràng rất cảm động và cảm thấy yêu gia đình khi
thấy vợ và mẹ dọn dẹp nhà cửa quang quẻ. Trong bữa sáng đạm bạc đón nàng
dâu mới, ban đầu ba người chỉ nói tồn chuyện vui, nhưng khi cháo hết và cả

8


nhà phải ăn cám thì bữa ăn mất vui. Có tiếng trống thúc thuế vọng đến, người vợ
nhắc tới những người theo Việt Minh đi cướp kho thóc cứu đói làm Tràng suy
nghĩ.
3. Rừng xà nu:
Làng Xô Man nằm trong tầm đại bác của giặc. Rừng Xà Nu dù bị bắn hai
lần mỗi ngày nhưng vẫn kiên cường vươn tới. Nhân chuyến thăm làng của Tnú
sau 3 năm đi lực lượng, cụ Mết đã kể cho buôn làng nghe về cuộc đời Tnú bên
bếp lửa nhà sàn. Những năm ấy giặc Mỹ và tay sai khủng bố dã man phong trào
cách mạng nhưng dân làng Xơ Man vẫn tìm cách nuôi dưỡng cán bộ. Tnú một
chú bé mồ côi được dân làng đùm bọc đã cùng Mai vào rừng tiếp tế cho cán bộ.
Được cán bộ Quyết dìu dắt, anh đi làm liên lạc, sau bị bắt, thoát tù anh trở về
cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Được tin này giặc hùng hổ kéo về
làng, bắt vợ Tnú là Mai cùng đứa con mới sinh ra tra tấn. Từ nơi ẩn nấp anh định
nhảy vào giữa bọn lính để cứu vợ con. Nhưng vợ con anh đã chết, anh bị giặc
bắt, đối trụi mười đầu ngón tay. Trước cảnh tượng dã man này, dân làng Xô Man
nhất tề vùng lên giết hết 10 tên giặc. Làng Xô Man trở thành làng cách mạng,
Tnú gia nhập bộ đội giải phóng và chiến đấu dũng cảm nên được cấp trên cho về
thăm làng. Sau đêm gặp gỡ ôn lại chuyện đời Tnú và dân làng Xô Man, sáng
hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà
nu nối tiếp chạy tít tắp đến chân trời…
4. Chiếc thuyền ngồi xa
Để có được bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật đẹp người trưởng
phòng đề nghị nghệ sĩ, nhiếp ảnh Phùng về vùng biển chụp bổ sung một bức ảnh
với cảnh thuyền và biển vào buổi sáng có sương mù. Chuyến đi cơng tác ấy anh
đã gặp Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa nay là chánh án tòa án huyện. Phùng
đã phục kích gần 1 tuần lễ mà chưa chụp được bức ảnh nào. Thật bất ngờ một
buổi sáng sớm anh đã chụp được một cảnh đất trời cho, một chiếc thuyền thu

lưới trong sương mù ban mai, đẹp như một bức tranh thủy mặc thời cổ. Bức
phong cảnh tồn bích có một không hai trong cuộc đời cầm máy đã khiến tâm
hồn người nghệ sĩ rung động hạnh phúc ngập tràn. Nhưng cũng thật bất ngờ
9


chiếc thuyền từ xa tiến gần vào bờ bước ra từ cõi thơ mộng ấy là người đàn bà
xấu thô kệch mặt rỗ và người chồng độc dữ dùng chiếc thắt lưng thời Ngụy đánh
đập vợ con dã man tàn bạo khiến Phùng kinh ngạc. Sau 3 ngày Phùng lại tiếp
tục chứng kiến cảnh người chồng ấy đánh vợ lần thứ hai. Nhưng đứa con bênh
vực mẹ chống lại người cha bằng hành động tương tự. Trước cảnh tượng đó
Phùng không thể chịu đựng thêm nữa, anh xông vào can và bị người đàn ông kia
đánh cho bị thương và anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây anh
được nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, sự thật nơi góc khuất gia
đình của người đàn bà kia có biết bao khó khăn, phức tạp, bà khơng dám lìa bỏ
người đàn ơng độc dữ vì bà cần có người đàn ơng trên biển và cả sự sống của
những đứa con, bà chấp nhận sự hi sinh, nhẫn nhục cam chịu. Tấm ảnh Phùng
mang về đã làm hoàn thiện cho bộ lịch năm ấy. Dành tặng cho bao người chịu
chơi nghệ thuật nhưng với Phùng mỗi khi ngắm lại thì hảnh ảnh người đàn bà
hàng chài lại hiện ra đầy ám ảnh.
5. Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.
Trích đoạn thuộc cảnh 7 và đoạn kết của vở kịch. Trưởng Hoạt phê phán
Trương Ba đã bắt đầu đổi tính uống rượu, thích ăn ngon, nước cờ đi cũng khác.
Lý Trưởng lại đến gây khó dễ, con trai Trương Ba tỏ ra hư hỏng hơn chỉ nghĩ
đến tiền và trục lợi. Vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ đi. Cháu gái không nhận
ông nội, con dâu xót xa vì bố chồng khơng cịn như xưa. Bản thân Trương Ba
cũng bất lực bởi chính mình. Một cuộc đối thoại giữa phần xác và phần hồn diễn
ra trong đó phần xác khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn
Trương Ba. Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích xuống giải thốt cho
mình. Cùng lúc cu Tị con một người hàng xóm cũng chết. Đế Thích định cho

hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối. Trương
Ba xin cho cu Tị được sống lại còn mình trả xác cho hàng thịt và chấp nhận cái
chết. Phần kết vở kịch hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn trò
chuyện với vợ. Cu Tị và bé gái ăn na rồi gieo hạt cho nó mọc thành cây mới.

10


NHAN ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ CỦA CÁC TRUYỆN
I. CHỦ ĐỀ:
1. Vợ chồng A Phủ:
Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài trong nhà thống
lý Pá Tra. Họ là những người tiêu biểu cho người nơng dân miền núi sống dưới
ách kìm kẹp áp bức của bọn thực dân chúa đất. Bị cướp đoạt tài sản, bị bóc lột
sức lao động và bị xúc phạm về nhân phẩm nhân quyền. Ý thức được điều đó họ
đã vùng lên tự giải phóng đời mình.
2. Vợ nhặt:
Truyện “Vợ nhặt” lên án tố cáo tội ác của xã hội thực dân nửa phong kiến
đã đẩy con người tới nạn đói khủng khiếp khiến mạng người rẻ như cỏ rác.
Nhưng người nơng dân tuy nghèo đói và cực khổ đến đâu ngay cả khi kề bên cái
chết họ vẫn rất giàu tình yêu thương đồng loại, khao khát hạnh phúc gia đình và
ln có niềm tin vào cuộc sống và tương lai.
3. Rừng Xà Nu:
Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình anh cùng cuộc nổi dậy
của dân làng Xô man đã tái hiện được không khí dữ dội nghẹt thở của một thời
kỳ lịch sử trong phong trào cách mạng ở miền Nam những năm 1955 - 1959.
Truyện đã rút ra một chân lý kẻ thù càng tàn bạo bao nhiêu thì càng khơi sâu
lịng hận thù và ý chí nổi dậy cầm súng tiêu diệt kẻ thù giành lại độc lập tự do
của dân tộc ta bấy nhiêu. Đó là quy luật tất yếu (chúng nó cầm súng mình phải
cầm giáo).

4. Chiếc thuyền ngồi xa:
Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn Nguyễn Minh Châu đã
gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Người
nghệ sĩ cần có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người. Phát hiện chiều sâu
thực chất từ bề ngồi hình tượng những mâu thuẫn, những nghịch lý trong cuộc
sống để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không chỉ biết săn đuổi
nghệ thuật cao siêu thuần túy.

11


5. Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
Qua đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi
tới người đọc thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ quyết liệt vừa
kín đáo sâu sắc về thời đại của ông. Được sống làm người quý giá thật nhưng
được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo
đuổi cịn q giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống
tự nhiên hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người cần phải luôn luôn biết đấu
tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để
hồn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Sống một cuộc
sống có ý nghĩa xứng đáng với con người. Đoạn trích vừa có ý nghĩa triết lý sâu
sắc vừa giàu tính nhân văn.
II. NHAN ĐỀ:
1. Vợ nhặt:
Đặt tên cho đứa con tinh thần của mình khơng phải là tùy tiện, nhà văn
coi đó là một việc làm quan trọng và đầy ý nghĩa bởi cái tên của tác phẩm nó
như chìa khóa giúp người đọc mở vào tác phẩm. Nhan đề thường hàm chứa cả
đề tài, chủ đề tư tưởng tác phẩm và cả linh hồn của tác giả. Kim Lân đặt tên cho
tác phẩm của mình là “Vợ nhặt” cũng vì lẽ đó. Vợ nhặt, một thứ vợ do nhặt
được, nhặt một cách ngẫu nhiên dễ dàng như người ta nhặt một thứ đồ vật. Giá

trị con người chưa bao giờ rẻ dúm đến thế. Vì vậy ngay từ đầu nhan đề đã tạo
được ấn tượng kích thích sự chú ý của người đọc về giá trị con người. Chính nạn
đói khủng khiếp năm 1945 do xã hội thực dân nửa phong kiến đã gây ra điều đó.
Xong vợ nhặt mà khơng hề khinh bạc. Con người vẫn yêu thương trân trọng và
đùm bọc lẫn nhau và không nguôi khát vọng niềm tin dù họ ở trong hoàn cảnh
nghiệt ngã nhất.
2. Rừng Xà Nu:
Nguyễn Trung Thành đã đặt tên cho tác phẩm của mình là Rừng Xà Nu
không phải là một ngẫu hứng hay tùy tiện mà đầy dụng ý nghệ thuật. Đối với
các nhà văn lớn đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là việc làm hết sức quan
trọng, nó là cả sự tìm tịi trăn trở, thai nghén mới có được vì nhan đề ấy phải
12


chứa đựng cả đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm và cả linh hồn nhà văn. Rừng xà
nu, một cái tên ấn tượng rất gợi chất Tây Nguyên đã thỏa mãn được điều đó.
Rừng xà nu gắn bó máu thịt và có biết bao kỷ niệm sâu sắc với nhà văn trong
suốt các cuộc chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên. Xà nu là loài
cây nhà văn yêu mến, bởi nó mang vẻ đẹp biểu trưng cho sức sống, sức mạnh
của người Tây Nguyên anh hùng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Hem. Hình ảnh
rừng xà nu trải khắp tác phẩm, hùng vĩ, man dại, mãnh liệt sinh sôi nảy nở
không ngừng. Bất chấp đại bác của giặc tàn phá mỗi ngày qua đó nhà văn muốn
khẳng định phẩm chất anh hùng kiên cường bất khuất của người Tây Nguyên,
của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc Việt Nam vượt qua mọi đau thương
thử thách để bảo vệ quê hương đất nước. Rừng xà nu là hình tượng trung tâm là
linh hồn của tác phẩm.
3. Chiếc thuyền ngoài xa:
Nguyễn Minh Châu đặt tên cho đứa con tinh thần của mình khơng phải
ngẫu nhiên mà đầy dụng ý nghệ thuật. Hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa vừa
mang ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa hàm ẩn biểu tượng. Nghĩa thực của chiếc

thuyền ngoài xa như nó vốn có và cũng là hình ảnh của chiếc thuyền nghệ thuật.
Chiếc thuyền trong mờ xa mù sương khi vào ảnh nó là tĩnh vật, thứ tĩnh vật thơ
mộng của thiên nhiên ban tặng cho cuộc đời dưới góc chụp của người nghệ sĩ
cảnh thiên nhiên càng thêm thơ mộng đem lại giá trị tinh thần cho con người.
Gợi ra bao đắm say cảm xúc tình yêu cuộc sống. Nhưng ở góc nhìn cận cảnh
chiếc thuyền hay kiếp người lênh đênh dập dềnh sóng gió trên biển cả biển đời
biết bao khó khăn gian khổ mà kiếp người phải trải qua như cuộc sống của gia
đình hàng chài kia. Người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa chiều toàn diện để phát
hiện bản chất sự thật và góp phần cải tạo cuộc sống, đừng vì nghệ thuật mà quên
cuộc đời. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người vì cuộc đời
cho cuộc đời. Phùng người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp của nghệ thuật
và anh cũng biết trăn trở nghĩ suy yêu ghét buồn vui trước lẽ đời, biết hành động
để có cuộc sống xứng đáng với con người.

13


1. Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975:
- Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa gắn bó sâu sắc với
vận mệnh chung của đất nước. Quan điểm của đảng là xây dựng đội ngũ các nhà
văn kiểu mới nhà văn chiến sĩ, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ
Chí Minh”. Văn học trước hết phải là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Q
trình vận động phát triển của văn học luôn nhịp bước với từng chặng đường lịch
sử của dân tộc theo sát thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học tập
trung vào 2 đề tài lớn là bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nền văn học hướng về đại chúng: đại chúng vừa là đối tượng phản ánh
vừa là đối tượng phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho
văn học. Đất nước của nhân dân văn học luôn quan tâm đến đời sống của nhân
dân lao động, xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng, văn học mang tính
nhân dân, dân tộc sâu sắc và nội dung nhân đạo mới. Các tác phẩm đều sáng tác

ngắn gọn dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị.
- Nền văn học chủ yếu mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: tiếng nói
của văn học đề cập tới số mệnh chung của đất nước của cộng đồng dân tộc. Tập
trung phản ánh những vấn đề cơ bản lớn lao và sự sống còn của dân tộc. Lời văn
sử thi mang giọng điệu ngợi ca trang trọng. Con người Việt Nam dù trải qua bao
nhiêu khó khăn gian khổ cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lòng vẫn tràn đầy lạc
quan tin tưởng mơ ước về một tương lai tươi sáng.
2. Nêu quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh):
- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Cùng
với sự nghiệp cách mạng vĩ đại Người còn để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn
học to lớn. Người am hiểu quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, điều
đó được thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm văn học của Người:
+ Người coi văn học nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự
cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn chiến sĩ “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà
thơ cũng phải biết xung phong”.
+ Người ln coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Về nội
dung phải miêu tả cho hay cho chân thật hùng hồn hiện thực phê phán của đời
14


sống cách mạng, phải giữ tình cảm chân thật, phát huy cốt cách của dân tộc. Về
nghệ thuật phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, viết giản dị dễ
hiểu, không cầu kỳ xa lạ và đề cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
+ Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối
tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. “Viết cho ai?
Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?” Người đã vận dụng phương châm
đó theo nhiều cách khác nhau.
3. Hãy khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:
- Văn chương khơng phải sự nghiệp chính của Người. Người là nhà hoạt
động cách mạng nhưng Người đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn lao

về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật.
+ Văn chính luận:
 Mục đích viết văn chính luận của Hồ Chí Minh là để tấn cơng kẻ
thù qua các chặng đường lịch sử.
 Từ 1920 - 1925, Người viết nhiều bài văn chính luận đăng trên các
báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… Đặc biệt là phóng sự
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, đây là những tác phẩm thể hiện tính chiến đấu
mạnh mẽ.
 Từ 1945 - 1969: Người viết “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi
tồn quốc kháng chiến”, “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. Đây là những
văn kiện trọng đại được Người viết trong những giờ phút đầy thử thách cam go
của dân tộc. Nó kết tinh từ trí tuệ sáng suốt, từ tấm lòng yêu nước nồng nàn của
một trái tim vĩ đại.
+ Truyện và ký: Truyện và ký viết ra cũng nhằm tố cáo tội ác dã man tàn
bạo xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động
các nước thuộc địa đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
 Các tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành,
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Đây là những thiên truyện của
một cây bút tài năng, vốn văn học sâu rộng, trí tuệ sắc sảo và trái tim tràn đầy
tình u nước và cách mạng.
15


+ Thơ ca:
 Đây là mảng sáng tác nổi bật của Người: Tập “Nhật ký trong tù”
(134 bài), thơ tiếng Việt (84 bài), thơ chữ Hán (36 bài).
 “Nhật ký trong tù” Người viết trong thời gian bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch giam giữ ở Trung Quốc từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
Tập thơ đã tái hiện một cách chân thật bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng
Giới Thạch đồng thời cuốn nhật ký còn là bức chân dung tự họa của Hồ Chí

Minh. Đó là một con người có nghị lực phi thường, tâm hồn luôn khao khát
hướng về Tổ quốc, nhạy cảm trước thiên nhiên và con người. Một phong cách
ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời trước mọi khó khăn gian khổ.
4. Nêu những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
- Độc đáo đa dạng, mỗi thể loại văn học Người đều tạo ra những nét
phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn.
* Văn chính luận: Người viết ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ
đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút
pháp. Văn chính luận nhưng thấm đượm tình cảm, cảm xúc và giàu hình ảnh,
giọng điệu đa dạng khi ơn tồn tha thiết thấu tình đạt lý khi đanh thép mạnh mẽ
hùng hồn (Tuyên ngôn độc lập).
* Truyện và ký: phong cách rất hiện đại thể hiện tình cảm mạnh mẽ và
nghệ thuật trào phúng sắc bén, tiếng cười trào phúng tuy nhẹ nhàng hóm hỉnh
nhưng thâm thúy sâu cay (Vi hành).
* Thơ ca: phong cách sâu sắc tinh tế thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí
Minh. Thơ của Người có thể chia làm hai loại:
+ Loại mang phong cách giản dị mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, mang màu sắc
dân gian hiện đại (dân cày, cơng nhân) nhằm mục đích tun truyền cách mạng.
+ Loại viết theo cảm hứng thẩm mỹ là những bài thơ tứ tuyệt cổ điển bằng
chữ Hán. Phong cách phương Đông cổ điển kết hợp với bút pháp hiện đại
(Nguyên tiêu, Mộ,…).
-> Tóm lại, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh rất phong phú đa dạng
mà thống nhất, thể hiện sự tài hoa của người cầm bút.
16


5. Giới thiệu con đường thơ Tố Hữu:
- Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ Việt Nam. Các
chặng đường thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường
cách mạng đầy gian khổ hy sinh của dân tộc đồng thời cũng là chặng đường vận

động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của của nhà thơ.
+ Tập thơ “Từ ấy” (1937 - 1946):
 Là chặng đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành
của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
 Tập thơ chia là 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
 Đây là những sáng tác trong thời kỳ mặt trận dân chủ trong các nhà
lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên, những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn
dân tộc, nhà thơ ca ngợi thắng lợi của cách mạng, nền độc lập tự do của Tổ quốc
và khẳng định niềm tin vững chắc của nhân dân vào chế độ mới.
+ Tập thơ “Việt Bắc” (1946 - 1954):
 Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp
với những con người kháng chiến như anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, em bé
liên lạc.
 Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình cảm quốc tế vô sản. Tập thơ kết thúc
bằng những bài hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng xúc
động của dân tộc trong những giờ phút lịch sử.
+ Tập thơ “Gió lộng” (1955 - 1961):
 Dạt dào bao niềm cảm xúc lớn lao nhà thơ hướng về quá khứ,
hướng tới tương lai, tràn đầy sức sống và niềm vui nhưng không quên nỗi đau
chia cắt với miền Nam ruột thịt.
+ Hai tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 - 1977):
 Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước và niềm vui toàn thắng.
 “Ra trận” là bản anh hùng ca về miền Nam trong lửa đạn sáng ngời
với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc.
17


 “Máu và hoa” là một chặng đường cách mạng gian khổ hy sinh
nhưng vẫn khẳng định niềm tin tất thắng của toàn dân tộc.

+ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999).
 Là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu.
Trước cuộc sống sôi động và đổi thay tâm hồn nhà thơ tiến đến những cảm xúc
suy tư chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời con người. Vượt lên bao
biến động thăng trầm, thơ Tố Hữu vẫn kiên định tin vào lý tưởng và con đường
cách mạng, vào chữ nhân tỏa sáng ở mỗi hồn người.
6. Phong cách thơ Tố Hữu (Tại sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình, chính
trị và thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?)
* Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc:
- Hồn thơ Tố Hữu ln hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm
lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng của cả dân tộc. Cái tơi trữ tình là cái
tơi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc, dấn thân vào
con đường cách mạng giải phóng dân tộc với mục đích cao cả. Thơ Tố Hữu
khơng đi sâu vào cuộc sống và những tình cảm riêng tư mà tập trung vào những
tình cảm lớn có tính chất tiêu biểu phổ biến của con người cách mạng. Tình yêu
lý tưởng, tình cảm với lãnh tụ, tình đồng bào đồng chí (Từ ấy, Việt Bắc).
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của
đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, ln đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa
lịch sử có tính chất tồn dân, nhà thơ tập trung khắc họa những bối cảnh rộng
lớn, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh của dân tộc. Cảm hứng
chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc, làm nổi lên những vấn đề
vận mệnh của cộng đồng chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Các nhân vật
trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, cho lịch sử và cho thời
đại (Lên Tây Bắc, Người con gái Việt Nam).
- Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm chân
thành. Lời thơ tâm tình ấy là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình, đồng điệu
với người đọc. Vì thế thơ ơng rất dễ nhớ dễ thuộc và được nhiều người đọc yêu
thích.
18



* Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Về thể thơ: Tiếp thu tinh hoa của phong trào thơ mới, của thơ ca thế giới,
thơ cổ điển và hiện đại nhưng ông lại rất thành công trong vận dụng thể thơ
truyền thống của dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn.
- Về ngôn ngữ: Tố Hữu chủ yếu sử dụng những từ ngữ tự nhiên và cách
nói quen thuộc của dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc
phong phú của tiếng Việt. Ơng sử dụng rất tài tình các từ láy thanh điệu và vần.
7. Tác giả Lỗ Tấn - Tác phẩm “Thuốc”:
(1). Giới thiệu nhà văn Lỗ Tấn:
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc.
- Tên thật là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân.
- Quê: Chiết Giang - Trung Quốc.
- Bút danh: Lỗ Tấn - ghép từ họ mẹ bà Lỗ Thụy và chữ Tấn hành.
- Năm 13 tuổi chứng kiến cảnh bố lâm bệnh không thuốc mà chết, ông ôm
ấp nguyện vọng học thuốc từ đó.
- Học giỏi ông được học bổng sang Nhật và đã chọn ngành y để chữa
bệnh cho người nghèo ốm mà không thuốc chết vì ngu dốt và mê tín như cha
mình.
- Đang học dở cao đẳng y khoa ở Tiên Đài ông đột ngột thay đổi chí
hướng vì xem phim thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xin người
Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga, ông giật mình
và nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần
và ông đã chuyển sang làm văn nghệ.
- Dùng ngòi bút phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý
mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Ơng hát cho đồng bào mình nghe bài
hát Lạc Điệu của chính họ và chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con
đường tiến về tương lai.
- Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, tạp văn, thơ nhưng tất cả
đều tập trung vào chủ đề phê phán quốc dân tính - căn bệnh tinh thần khiến quốc


19


dân mê muội, tự thỏa mãn ngủ say trong một cái nhà ngục bằng sắt khơng có
cửa sổ.
- Các tác phẩm chính: AQ chính truyện, Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng,
Truyện cũ viết theo lối mới…
- Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên rất thích văn chương của Lỗ
Tấn bởi Người tìm thấy trong đó sự đồng điệu của tâm hồn.
(2). Ý nghĩa nhan đề truyện “Thuốc”:
- “Thuốc” có những tầng nghĩa sau:
+ Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa thực) đó là thứ thuốc truyền thống của
người dân dùng chữa bệnh lao - bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cộng sản
nướng lên cho người mắc bệnh lao ăn. Đây là thứ thuốc quái đản gây chết
người. Lỗ Tấn muốn thức tỉnh mọi người đó là thứ thuốc độc mê tín phi khoa
học. Ơng muốn khai sáng cho mọi người phải biết khoa học, phải tìm tịi nghiên
cứu bằng khoa học mới có thể chữa được căn bệnh nan y này.
+ Tầng nghĩa thứ hai là tầng sâu sắc là bức thơng điệp chính của tác
phẩm. Nhà văn cảnh tỉnh cần có thứ thuốc đặc hiệu để chữa trị cho sự u mê ngu
muội dửng dưng vô cảm tê liệt tinh thần trầm trọng của quần chúng. Họ không
hiểu biết về chính trị, họ cần có thuốc để giác ngộ để chuyển mình cùng sự đổi
thay của đất nước. Đồng thời có thuốc để chữa trị cho những người cách mạng.
Họ làm cách mạng mà cịn xa rời thốt ly quần chúng. Người Trung Quốc lúc đó
giống như cái tay không cảm nhận được nỗi đau của cái chân lại luôn hớn hở tự
đắc. Thắng trận trong tưởng tượng đúng là một căn bệnh trong tình trạng thập tử
nhất sinh cấp thiết phải có phương thuốc chữa trị để cứu đất nước thốt khỏi nạn
vong quốc.
(3). Tóm tắt truyện “Thuốc”:
Vợ chồng lão Hoa chủ quán trà có thằng Thuyên con trai độc nhất mắc

bệnh lao. Nhờ người mách lão đã tìm đến cai ngục mua chiếc bánh bao tẩm máu
của một người tử tù làm cách mạng tên là Hạ Du, mang về nướng lên cho con ăn
chữa bệnh lao. Vợ chồng lão và tất cả mọi người trong quán trà đều khẳng định
đây là thứ thần dược, họ tin một cách chắc chắn thằng Thuyên ăn vào cam đoan
20


thế nào cũng sẽ khỏi bệnh. Họ còn bàn tán về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém
sáng nay. Ngồi tù mà vẫn rủ đề lao làm phản - làm giặc. Họ gọi anh là thằng
điên, thằng khốn nạn. Một năm sau vào dịp tết thanh minh, bà mẹ Hạ Du, bà mẹ
thằng Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng mộ con. Cả hai bà mẹ đều đau khổ vì
nỗi mất con và họ bắt đầu cảm thương với nhau. Bà mẹ Hạ Du rất ngạc nhiên
khi thấy trên mộ Hạ Du có cả một vịng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau
nằm khoanh trên nấm mộ khum khum. Mẹ Hạ Du tự hỏi mình: “Thế này là thế
nào?” Cả hai bà mẹ ra về và giật mình khi nghe tiếng quạ kêu.
8. Tác giả Sô-lô-khốp:
(1). Giới thiệu vài nét về nhà văn Sô-lô-khốp:
- Tên đầy đủ: Mi-khai-in - Alêchxanđrơvích Sơ-lơ-khơp (1905 - 1984). Là
nhà văn Nga lỗi lạc và được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỳ XX.
- Năm 1965 ông vinh dự được nhận giải thưởng Nobel về văn học.
- Ông sinh tại tỉnh Rôxtôp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
- Tham gia cách mạng khá sớm, làm thư ký ủy ban trấn, nhân viên thu
mua lương thực.
- Năm 1922, ông đến Matxcơva, làm nhiều nghề để kiếm sống như đập
đá, khuân vác, kế tốn… Ơng tự học và đọc văn học trong những lúc rảnh rỗi.
- Năm 1926, lần đầu tiên ông xuất hiện trên văn đàn nổi tiếng với hai
truyện ngắn đó là truyện sơng Đơng và truyện Thảo ngun xanh.
- Năm 1925, ông trở về quê và viết tác phẩm nổi tiếng tâm huyến nhất của
đời mình là sơng Đơng êm đềm. Đến năm 1940 thì hồn thành.
- Ơng được các nhà văn lão thành Nga đón chào như con chim đại bàng

non của văn học Nga và đưa ông lên vị trí các nhà văn hàng đầu của thế kỷ XX.
- Năm 1939, ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Và trong thời gian chiến tranh chống phát xít Đức xâm lược ơng theo sát hồng
quân trên nhiều chiến trường với tư cách phóng viên báo sự thật.
- Các tác phẩm chính: Truyện sơng Đông, Thảo nguyên xanh, Sông Đông
êm đềm, số phận con người.
(2). Tóm tắt truyện “Số phận con người”:
21


Sau gần một năm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên đường đi công
tác, tác giả đã gặp người lái xe Xô-cô-lôp và một đứa trẻ chừng 5 - 6 tuổi. Anh
đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời gian truân và bất hạnh của mình: Khi chiến
tranh bùng nổ Anđrây Xô-cô-lôp ra trận để lại quê nhà một vợ và ba con. Chiến
đấu được một năm anh bị thương và bị bắt làm tù binh hai năm đọa đầy trong
các trại tập trung của Phát xít Đức. Anh bị tra tấn rất dã man. Nhân một cơ hội
lái xe cho bọn Đức anh đã trốn thoát về phía hồng quân. Lúc ấy anh cũng nhận
được tin vợ và hai con ở quê nhà bị bọn Đức sát hại rồi lại đến đứa con trai duy
nhất - một đại úy pháo binh - niềm hy vọng cuối cùng của anh cũng hy sinh
đúng vào ngày chiến thắng Phát xít Đức 09 - 05 - 1945.
Chiến tranh kết thúc Xô-cô-lôp giải ngũ, anh không về quê, biết đi đâu về
đâu? Anh tìm đến sống với hai vợ chồng người đồng chí cùng chiến đấu và xin
được lái xe cho một đội vận tải. Thế rồi anh gặp được bé Vania, bố mẹ bé cũng
bị chết trong chiến tranh. Một mình bé bơ vơ sống nhờ hàng giải khát bên
đường. Xô-cô-lôp đưa bé về làm con nuôi. Họ sưởi ấm cho nhau. Trái tim suy
kiệt của Xô-cô-lôp cũng trở nên êm dịu hơn. Hai con người côi cút, hai hạt cát bị
chiến tranh phũ phàng thổi tới phiêu bạt khắp nước Nga. Hai cha con sống dựa
vào nhau không may một chuyện rủi ro xảy ra, Xô-cô-lôp bị tước bằng lái và
anh lại phải sống tạm vào bằng nghề thợ mộc… Hai cha con lại lên đường phiêu
bạt tới Ka-sa-sư để kiếm sống.

9. Nhà văn Hê Minh Uê với tác phẩm “Ông già và biển cả”.
(1). Giới thiệu về nhà văn Hê Minh Uê:
- Tên đầy đủ là Ơ nit Hê Minh Uê (1899 - 1961), là nhà văn Mỹ đã để lại
một dấu ấn sâu sắc trong văn xi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối
viết truyện tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.
- Ơng bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
- Dù viết về đề tài nào ông đều nhằm ý đồ viết một áng văn xuôi đơn giản
và trung thực về con người.
- Năm 1954, ông được nhận giải thưởng Nobel về văn học.
22


- Phong cách Hê Minh Uê giản dị trong sáng và ẩn chứa nhiều triết lý sâu
sa về thế giới - thiên nhiên - con người. Ông là người đề xướng ngun lý tảng
băng trơi.
- Các tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929),
Chng nguyện hồn ai (1940).
(2). Tóm tắt đoạn trích “Ơng già và biển cả”:
Truyện kể về ba ngày hai đêm ra khơi của ơng lão Xantiagơ, đoạn trích
nằm ở cuối truyện. Đây là ngày thứ ba lênh đênh trên biển cả mênh mơng một
mình ơng lão đuổi theo và bắt được con cá kiếm. Và đây là con cá lớn nhất kỳ vĩ
nhất trong cuộc đời đi câu của ông. Để chinh phục nó ơng lão đã phải trả giá
khơng nhỏ. Con cá lớn hơn cả chiếc thuyền của lão, nó cứ lượn đi lượn lại điềm
tĩnh và tuyệt đẹp. Một mình ông lão đơn độc đói khát, rét, chân tay xây xát, sức
tàn lực kiệt nhưng ông vẫn kiên cường vật lộn với con cá. Cuối cùng cuộc chiến
đấu không cân sức cũng đến hồi kết. Con cá đã bị ông lão giết chết “Lúc con cá
mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước, phơ hết tầm
vóc khổng lồ vẻ đẹp và sức lực… treo lơ lửng trên khơng trung… thống chốc
nó rơi sầm xuống nước”. Ông lão ngắm nhìn chạm sờ vào thành quả của mình

rồi buộc nó vào mạn thuyền dựng cột dong buồm trở về đất liền.

23


CÁC BÀI VĂN DÀI
1. Phân tích đoạn văn sau trong bài “Tây Tiến”
“Sông Mã xa rồi…
… mùa em thơm nếp xôi”
a. Mở bài: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, viết văn, soạn nhạc và vẽ
tranh. Nhưng nói đến Quang Dũng là nói đến một nhà thơ mang hồn thơ phóng
khống hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt khi ơng viết về người lính Tây
Tiến. Những chiến sĩ Tây Tiến luôn là kỷ niệm đẹp trong phần đời binh nghiệp
của ông. Họ là những người đồng chí chiến đấu trong hồn cảnh hết sức khó
khăn gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng trong họ ln hừng hực một
khí thế quyết tử cho tổ quốc quyết sinh và tâm hồn luôn hào hoa lãng mạn. Khi
phải rời xa đơn vị cũ, Quang Dũng đã trút cả tâm hồn, nỗi nhớ của mình với
đồng đội bằng bài thơ Tây Tiến. Đoạn trích là phần đầu của bài thơ diễn tả nỗi
nhớ da diết về đồng chí đồng đội, về thiên nhiên con người Tây Bắc nơi mà ông
đã cùng họ đi qua hoạt động và chiến đấu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
b. Thân bài: Trong ký ức của nhà thơ thiên nhiên miền Bắc lần lượt hiện về qua
những địa danh, những chặng đường hành quân hoạt động và chiến đấu vơ cùng
gian khổ của đồn qn Tây Tiến. Mặc dù nhan đề bài thơ đã được ghi một chữ
“nhớ” nhưng vẫn ào về ăm ắp da diết một nỗi nhớ chảy dọc bài thơ. Ấn tượng
đầu tiên hiện lên trong ký ức là hình ảnh con sơng Mã một chứng nhân gắn bó
bao kỷ niệm với Tây Tiến, bởi thế ngay khúc dạo đầu Quang Dũng đã cất tiếng
gọi thiết tha:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Hình ảnh con sơng Mã cuồn cuộn gầm thét qua những dốc vực của rừng
già chảy về trong nỗi nhớ. Con sông như một chứng nhân lịch sử cho một thời
Tây Tiến hào hùng nay đã xa rồi. Tiếng gọi sông Mã chất chứa bao nuối tiếc,
24


nhớ thương đến quặn lòng. Từ biểu cảm “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo
nên âm hưởng sâu lắng thiết tha như ngân mãi trong lòng người, vọng mãi vào
thời gian và năm tháng. Sông Mã xa rồi Tây Tiến cũng xa rồi nhưng tất cả cứ ùa
về trong tâm tưởng nhà thơ như mạch cảm xúc dạt dào khơng thể ngăn được. Tất
cả vẫn cịn đây rành rành nóng ngun tươi rói trong trí nhớ nào Sài Khao,
Mường Lát, Pha Lng, Châu Mộc…
“Sài Khao sương lấp đồn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm khơi”
Đây là chặng đường hành quân đầy khó khăn gian khổ với mù sương dày
đặc với sự hư ảo mộng mơ.
Cái tài hoa tinh tế của Quang Dũng là ơng có tài năng dùng ngôn ngữ để
vẽ tranh. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ của miền Tây Bắc được ông
đặc tả ở 4 câu:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Ba câu thơ đầu gập ghềnh những thanh trắc “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút, súng ngửi trời”. Đã diễn tả thật đắc địa và dữ dội hiểm trở của núi cao, vực
sâu dốc thẳm của thiên nhiên Tây Bắc. Các từ ngữ giàu tính tạo hình được huy
động, đặc biệt là cụm từ “Súng ngửi trời” vừa gợi ra độ cao chọc trời của núi,
chập trùng của đèo, vừa gợi ra cái cheo leo heo hút những cồn mây. Song chưa

hết mà phải đến câu thứ ba: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” nét vẽ này
mới rõ hùng sông thế núi và lột tả tận cùng cái dữ dội thiên nhiên. Câu thơ bị bẻ
gập làm đôi tạo thế núi như vút lên dựng đứng rồi đột ngột đổ xuống bất ngờ
nguy hiểm.
Thơ Quang Dũng khơng chỉ thấm đẫm chất họa mà cịn rất giàu tính nhạc.
Chất nhạc trong 4 câu được tạo ra bởi những âm hưởng thể hiện qua những
thanh trắc đậm đặc khiến tiết tấu câu thơ đọc lên trúc trắc như chính sự hiểm trở
dữ dội của thiên nhiên miền Tây Bắc. Nhưng câu thứ 4 lại đột ngột lắng xuống
25


×