Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.04 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế hóa, quốc tế hóa tồn cầu đã và đang đặt ra những cơ hội lẫn thách
thức mới đối với hệ thống ngân hàng nước ta trong tiến trình hội nhập và mở cửa,
kéo theo đó hoạt động ngoại thương và thị trường ngoại hối đang diễn ra cực kỳ sôi
động và hấp dẫn. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng
bước chuyển mạnh sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, thực hiện
nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu, là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, nó
tạo ra mơi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng đồng thời cung cấp những
cơng cụ hiệu quả phịng ngừa rủi ro hối đối cho khách hàng.
Vì vậy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng khơng chỉ đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chính bản thân ngân
hàng, đưa ngân hàng lên một tầm cao mới, vươn ra trên khu vực và thế giới mà còn
đối với khách hàng của ngân hàng và cả nền kinh tế.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng (NHNo&PTNT)” làm đề tài nghiên cứu cho
Luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan
đến thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối, các vấn đề liên quan đến mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
thương mại.

1


Thông qua các số liệu thực tế, đề tài sẽ phân tích thực trạng mở rộng và đánh
giá kết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT (tên viết tắt tiếng Anh:


Agribank) Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009.
Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Agribank Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi
nhánh Agribank Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung, đề tài nghiên cứu một số vấn đề về thị trường ngoại hối,
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, phân tích tình hình kinh
doanh ngoại tệ theo các tiêu chí, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
chi nhánh; đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đến năm 2015.
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thống kê hoạt động của
chi nhánh Agribank Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2007-2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát tìm hiểu một số thông tin của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu về tình hình sử dụng các sản phẩm hối đối mà ngân hàng
cung cấp, đánh giá sự hài lịng của khách hàng khi giao dịch ngoại tệ với Agribank
Đà Nẵng, xây dựng mơ hình lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp để tìm ra các nhân tố thực
sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh để từ đó Agribank Đà
Nẵng có thể cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ phòng ngừa rủi ro cho cả ngân
hàng và khách hàng.

2


- Phương pháp xử lý thơng tin định tính, định lượng, đặc biệt phương pháp
thống kê: phân tổ, so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, … là những

phương pháp được sử dụng phổ biến.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Làm rõ vấn đề lý luận về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung, các ngân hàng thương mại thành phố Đà Nẵng nói
riêng, cung cấp số liệu về thực trạng đồng thời nêu những giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh tệ của NHNo&PTNT Tp. Đà Nẵng.
Ngồi việc hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản
về kinh doanh ngoại tệ, đề tài đã có đóng góp nhất định trong việc đề ra các giải
pháp mở rộng kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Đà Nẵng.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc hoạch định chính sách có giải pháp phù hợp để mở rộng kinh
doanh ngoại tệ trong NHNoN&PTNT Tp. Đà Nẵng.
6. Tư liệu nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các loại từ điển kinh tế, thương
mại, một số sách chuyên khảo, giáo trình về ngoại hối, các bài báo, báo cáo khoa
học, các văn bản của nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các
số liệu của ngân hàng, các thông tin trên các trang web có liên quan đến kinh doanh
ngoại tệ của các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chương.
Chương 1 giới thiệu tổng quan về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2 nêu thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh
NHNo&PTNT Tp Đà Nẵng.

3



Chương 3 đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi
nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng.

4



×