Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đak pơ tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN NHÂN

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN NHÂN

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01

N ƣờ

ƣớn

n



o

ọ : PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN

Đà Nẵn - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân.
Các số liệu thu thập và việc nhận xét, đánh giá để có các kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa được bất kỳ ai khác cơng bố trong
những cơng trình có liên quan.

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Nhân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................5
6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ............................... 9

1.1. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ...........................................................9
1.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội ....................................................... 10
1.1.2. Cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội .................... 22
1.2. CƠNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH ..........................31
1.2.1. Bối cảnh và mục tiêu cho vay hộ nghèo của NHCSXH ............... 31
1.2.2. Công tác tổ chức cho vay hộ nghèo của NHCSXH ...................... 34
1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay hộ nghèo của NHCSXH .......... 34
1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH .. 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN ĐAK PƠ ................................................................................. 39
2.1. TỔNG QUAN VỀ PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN ĐAK PƠ .............................................................................39


2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Đak Pơ ................................39
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại huyện Đak Pơ và công tác chỉ đạo giảm
nghèo của lãnh đạo huyện ................................................................................44
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Phịng giao dịch Ngân hàng
chính sách xã hội huyện Đak pơ. .....................................................................47
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................... 48
2.1.5. Mơ hình tổ chức và hoạt động ...................................................... 52
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
ĐAK PƠ. ......................................................................................................... 57
2.2.1. Phân tích mục tiêu cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Đak pơ
......................................................................................................................... 57
2.2.2. Phân tích cơng tác tổ chức cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch

NHCSXH huyện Đak Pơ................................................................................. 58
2.2.3. Phân tích các hoạt động đã triển khai cho vay hộ nghèo của Phòng
giao dịch NHCSXH huyện Đak Pơ trong thời gian qua ................................. 62
2.2.4. Phân tích các kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao
dịch NHCSXH huyện Đak Pơ......................................................................... 65
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA PHÒNG GIAO
DỊCH NHCSXH HUYỆN ĐAK PƠ ............................................................... 75
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 75
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 80
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN
ĐAK PƠ ......................................................................................................... 81
3.1. CÁC CĂN CỨ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 81


3.1.1 Các kết quả đánh giá từ phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại
phòng giao dịch NHCSXH huyện Đak Pơ...................................................... 81
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch
NHCSXH huyện Đak Pơ trong những năm tiếp theo ..................................... 83
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
NGHÈO PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN ĐAK PƠ ...................... 89
3.2.1. Nâng cao vai trò chỉ đạo và kiểm tra giám sát của các thành viên
Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện ........................................... 90
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tại các phiên giao dịch xã .............. 92
3.2.3. Vận dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào công tác quản
lý, chỉ đạo điều hành ....................................................................................... 94
3.2.4. Tăng thời hạn cho vay và mức cho vay để nâng dƣ nợ bình quân
đối cho vay hộ nghèo ...................................................................................... 94
3.2.5. Tăng cƣờng phối hợp trong công tác ủy thác qua các tổ chức chính

trị - xã hội về kiểm soát việc sử dụng vốn vay ............................................... 95
3.2.6. Tăng cƣờng công tác nguồn vốn để cho vay hộ nghèo................. 97
3.2.7. Các khuyến nghị khác ................................................................... 99
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
NHCSXH HUYỆN ĐAK PƠ........................................................................ 100
3.3.1. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Gia
Lai.................................................................................................................. 100
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Đak Pơ .................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

PGD

Phòng giao dịch

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn

HĐQT

Hội đồng quản trị

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

Chú thích


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số hộ nghèo toàn huyện qua các năm từ năm 2016-2018 .............. 47
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo qua các năm từ năm 2016 –
2018 ................................................................................................................. 66
Bảng 2.3. Cơ cấu dƣ nợ cho vay hộ nghèo theo đơn vị hành chính cấp xã qua
các năm từ năm 2016 – 2018. ......................................................................... 67
Bảng 2.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng cho vay hộ nghèo qua các năm 2016
– 2018 .............................................................................................................. 69
Bảng 2.5. Đánh giá, chất lƣợng hoạt động của tổ TK&VV tại Phòng giao dịch
NHCSXH huyện Đak Pơ trong 3 năm 2016 – 2018 ...................................... 71

Bảng 2.6. Tình hình cho vay hộ nghèo và số hộ thoát nghèo tại huyện Đak Pơ
qua 3 năm 2016 – 2018 ................................................................................... 72

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động ................................................................ 56
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay hộ nghèo ......................................................... 61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Những năm gần
đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng nhanh, đại bộ
phận đời sống nhân dân đă đƣợc tăng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận
không nhỏ dân cƣ, đặc biệt dân cƣ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang chịu
cảnh nghèo đói, chƣa đảm bảo đƣợc những điều kiện tối thiểu của cuộc sống.
Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh , là vấn đề xã hội cần đƣợc quan
tâm . Chính vì lẽ đó chƣơng trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải
pháp quan trọng hàng đầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta.
Tích cực thực hiện cơng cuộc xố đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng
cách mức sống giữa nông thôn và thành thị, xây dựng xã hội văn minh, thể
hiện bản chất ƣu việt của chế độ ta. Chính phủ đã cùng một số Bộ, Ngành đề
ra nhiều chính sách giúp đỡ ngƣời nghèo khắc phục khó khăn, làm ăn có hiệu
quả, góp phần xố đói giảm nghèo.
Trong những năm qua, hệ thống chính sách tín dụng ƣu đãi khơng
ngừng đƣợc hoàn thiện, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính
sách đƣợc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc, từng bƣớc nâng
cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ góp phần bảo đảm ổn định nguồn vốn để NHCSXH thực hiện
các chƣơng trình tín dụng chính sách thơng qua việc NHNN tái cấp vốn cho
NHCSXH; Ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn và thƣờng xuyên chỉ đạo các tổ
chức tín dụng (TCTD) nhà nƣớc thực hiện duy trì 2% số dƣ tiền gửi tại
NHCSXH theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
4/10/2002.
Tuy nhiên, hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo còn nhiều hạn chế.


2

Đó là các hộ nghèo trên địa bàn huyện đa số là hộ đồng bào dân tộc thiểu số
có đời mức sống thấp, trình độ dân trí thấp nên phƣơng án sản xuất kinh
doanh không đƣợc rõ ràng; cơ chế cho vay cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro... Trong
q trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả
vốn cho vay còn thấp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay phục vụ ngƣời
nghèo.
Trong những năm qua PGD NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã
khẳng định đƣợc vai trị và vị trí hết sức quan trọng đối với mục tiêu xóa đói
giảm nghèo của địa phƣơng. Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chất phức tạp của
hoạt động nhƣ: vốn cho vay hiệu quả còn chƣa cao, địa bàn rộng, khách hàng
là các đối tƣợng có thu nhập thấp, yếu thế trong xã hội, cho vay uỷ thác qua
Hội đoàn thể, giá cả nông sản, vật nuôi không ổn định làm cho chất lƣợng cho
vay phục vụ ngƣời nghèo nói riêng, hoạt động của PGD NHCSXH huyện Đak
Pơ, tỉnh Gia Lai nói chung chƣa thực sự bền vững.
Nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành đã đƣợc đào tạo và mong muốn
góp phần làm rõ tình hình cho vay hộ nghèo, đề xuất những ý kiến hoàn thiện
hoạt động cho vay hộ nghèo tại địa phƣơng, tơi chọn đề tài: “Hồn thiện cơng
tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội
Huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai” cho luận văn cao học của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn phân tích, làm rõ cơng tác cho vay hộ nghèo tại Phịng giao
dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai, qua đó đƣa
ra những ý kiến nhằm hồn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng
này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác cho vay hộ nghèo của ngân


3

hàng chính sách xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác cho vay hộ nghèo tại Phịng
giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai giai
đoạn 2016 – 2018, từ đó đúc kết những kết quả, những hạn chế từ thực trạng
này.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác cho vay hộ
nghèo tại Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Đak Pơ, tỉnh
Gia Lai trong giai đoạn sắp tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu sẽ giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau:
- Đặc điểm trong công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách
xã hội là gì?
- Các nội dung cơ bản trong công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng
chính sách xã hội là gì? Có thể đánh giá kết quả hoạt động công tác cho vay
hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội qua các tiêu chí nào?
- Cơng tác cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh
Gia Lai 2016-2018 đã nhƣ thế nào? có những kết quả, những hạn chế gì?

- PGD NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cần phải làm gì để hồn
thiện cơng tác cho vay hộ nghèo tại ngân hàng mình trong thời gian tới?
3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về cho vay hộ nghèo của NHCSXH và tình hình
thực tế về cho vay Hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
Để nắm đƣợc tình hình thực tiễn, ngồi việc nghiên cứu trực tiếp tình hình
qua số liệu, qua hoạt động tại chi nhánh, cịn có thể:
- Tham vấn chun gia: hình thức điện thoại tham vấn trực tiếp với


4

Trƣởng phịng Kế hoạch nghiệp vụ - Tín dụng NHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia
Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu công tác cho vay hộ nghèo
trong nhiều chƣơng trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Phạm vi khơng gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại PGD NHCSXH
huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích đánh giá thực trạng cơng tác cho
vay hộ nghèo trong 3 năm 2016-2018 và có những giải pháp đề xuất trong
thời gian tới.
4. P ƣơn p áp n

ên ứu

4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc căn cứ từ nhiều nguồn khác
nhau nhƣ báo cáo kết quả hoạt động cho vay, các báo cáo tổng kết PGD

NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai qua các năm 2016-2018, các văn bản
qui định, tài liệu liên quan.
Luận văn cũng tiến hành phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp nhằm nắm
rõ hơn tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Đak
Pơ, tỉnh Gia Lai, từ đó đƣa ra những ý kiến đóng góp đối với hoạt động cho
vay hộ nghèo của ngân hàng.
Lấy ý kiến chuyên gia qua hình thức điện thoại tham vấn trực tiếp với
Trƣởng phịng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tín dụng NHCSXH chi nhánh tỉnh Gia
Lai.
4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu
- Thơng tin, dữ liệu thứ cấp đƣợc trích dẫn, chọn lọc và từ đó tổng hợp,
hệ thống hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.


5

4.3 Phương pháp phân tích, đánh giá:
Bằng việc so sánh, đối chiếu giữa các số liệu theo các chỉ tiêu, theo cơ
cấu, theo thời gian, theo kế hoạch … phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất
những khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác cho vay Hộ nghèo của PGD
NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
5. Ý n

ĩ

o

ọc và thực tiễn củ đề tài nghiên cứu

- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng tác cho vay hộ

nghèo của NHCSXH;
- Đề tài góp phần làm rõ thực trạng công tác cho vay hộ nghèo và đề
xuất một số khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác cho vay hộ nghèo tại
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cơng tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng
chính sách xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH
huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác cho vay hộ nghèo tại
PGD NHCSXH huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phân hố giàu nghèo
càng trở nên rõ rệt. Kéo theo hàng loạt các vấn đề cần giải quyết nhƣ phát
sinh tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Hỗ trợ ngƣời nghèo giúp ngƣời nghèo có
đƣợc cơng ăn việc làm tạo ra nguồn thu nhập, có cơ hội xố bỏ nguồn gốc tiêu
cực góp phần thực hiện xây dựng xã hội văn minh, bình đẳng. Hỗ trợ ngƣời
nghèo là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mỗi quốc gia, giải quyết vấn đề


6

đói nghèo là mối quan tâm chung của tồn xã hội. Việc thực hiện luận văn
này đã dựa vào sự tham khảo, kế thừa các cơng trình nghiên cứu trƣớc dƣới
đây:
1. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm
của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Huyện Lăk Tỉnh Đăk Lăk”
của tác giả Võ Ngọc Hãn, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2016.

Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về vấn đề thất nghiệp và hoạt động
cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội, nhất là trong đó
có các nội dung hoạt động, các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay
giải quyết việc làm. Luận văn cũng đã trình bày hoạt động và kết quả hoạt
động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Lăk,
từ chính sách và tổ chức bộ máy quản lý cho vay của Ngân hàng chính sách
xã hội nói chung đến thực trạng nguồn vốn và các hoạt động triển khai cho
vay tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Lăk, đã có đánh giá về những
thành cơng, những hạn chế và nguyên nhân. Qua đó cũng đã có nhiều đề xuất
hoàn thiện.
Tuy nhiên, luận văn cũng chủ yếu chỉ xuất phát từ văn bản qui định của
pháp luật nhà nƣớc, thực trạng hoạt động đƣợc đề cập chƣa thật chi tiết, đầy
đủ.
2. Luận văn thạc sỹ “ Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân
hàng chính sách xã hội huyện Ea Súp” của tác giả Lê Văn Thanh năm 2014.
Phần cơ sở lý luận tác giả đã hệ thống những vấn đề cơ bản về ngân
hàng chính sách xã hội nhƣ: Mục tiêu, hoạt động huy động và cho vay,
nguyên tắc cho vay…., nêu tính cấp thiết và vai trò của cho vay Hộ nghèo.
Phần chƣơng 2, tác giả đã nêu thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng
chính sách xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. Đánh giá về thực trạng và chất
lƣợng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch nhƣ: những mặt đạt đƣợc, hạn


7

chế và nguyên nhân. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế và nguyên nhân.
3. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng
giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Trần Thị
Huỳnh Thảo, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2018.

Luận văn trình bày những lý luận về hoạt động cho vay đối hộ nghèo của
Phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam với các khái niệm, vai trò, đặc trƣng, các phƣơng thức cho vay, các chỉ
tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động cho vay đối với cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội. Liên quan thực trạng hoạt động cho vay
đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam, tác giả phân tích kết quả hoạt động cho vay đối với hộ
nghèo trong giai đoạn năm 2014 – 2016 và đánh giá những mặt thành công,
những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất giải pháp
chính để hồn thiện hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Phịng giao dịch
ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
4. Luận văn thạc sỹ “Phân tích tình hình cho vay xố đói giảm nghèo
tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bn Đơn” của tác giả Hồng Nữ
Quỳnh năm 2013.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần, phần cơ sở lý luận tác giả đã đƣa ra các
khái niệm cơ bản về cho vay hộ nghèo. Phần này tác giả củng nêu lên tính cấp
thiết đối với nhu cầu vay vốn của ngƣời nghèo và các nhân tố ảnh hƣởng đến
hoạt động cho vay hộ nghèo. Phần hai tác giả đánh giá thực trạng cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Buôn Đôn. Qua các số liệu tổng
hợp và phân tích tác giả đã rút ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên
nhân. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bn
Đơn. Các giải pháp này khá chi tiết và cụ thể, dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.


8

Tuy nhiên các giải pháp chƣa mang tính đồng bộ thống nhất cao.
5. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng
giao dịch NHCSXH huyện Nam Giang, chi nhánh tỉnh Quảng Nam” của tác

giả Nguyễn Thành Tài, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2019.
Trƣớc tiên luận văn đã trình bày khái niệm, đặc điểm vai trò, nguồn
vốn cho vay, nội dung và phƣơng thức cho vay, trách nhiệm các cơ quan liên
quan, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm về chính
sách cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo. Luận văn cũng đã phân tích tình hình
cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyên Nam
Giang, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam trên các mặt
thực trạng huy động vốn, triển khai cho vay, thu hồi nợ, phân tích kết quả
điều tra xã hội học, đánh giá kết quả, những hạn chế. Trên cơ sở dự báo xu
hƣớng biến động nhu cầu vay vốn luận văn cũng đã đề xuất hệ thống giải
pháp khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao
dịch NHCSXH huyên Nam Giang, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Quảng Nam.
Khoảng trống nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu tổng quan tình hình, chúng ta thấy các cơng trình
nghiên cứu phần lớn đã giải quyết đƣợc những mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên
vẫn còn khoảng trống để nghiên cứu nhƣ sau: các đề tài trên nghiên cứu ở các
địa phƣơng khác nhau có sự khác biệt, đặc thù về mơi trƣờng, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tạo nên sự khác biệt về hoạt động cho vay của
ngân hàng chính sách xã hội. Cho đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về
hoạt động cho vay nói chung, cho vay hộ nghèo nói riêng của ngân hàng
chính sách xã hội tại Huyện Đak Pơ, Tỉnh Gia Lai với những điều kiện đặc
thù nghiên cứu của nó. Đây chính là khoảng trống để luận văn này thực hiện
nghiên cứu thực trạng và đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện.


9

CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Đầu tiên chúng ta nói đến Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là tổ chức
tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Bởi thế
nên Ngân hàng thƣơng mại có những quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho
mình, dẫn đến khơng phải ai cần vốn cũng đƣợc NHTM cho vay, đặc biệt là
ngƣời nghèo, những ngƣời khơng đủ điều kiện tín dụng đảm bảo. Khơng thể
phủ nhận vai trị quan trọng của NHTM trong tăng trƣởng nền kinh tế quốc
gia. Nhƣng bên cạnh đó, những ngân hàng đặc biệt nhƣ NHCSXH giúp những
ngƣời nghèo thốt khỏi vịng luẩn quẩn vì thu nhập thấp, đầu tƣ thấp, tiết
kiệm thấp, tạo điều kiện trong sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình,
thốt nghèo bền vững. Đồng thời, NHCSXH đƣợc Chính phủ đặc biệt quan
tâm và chỉ đạo sâu sát trong quá trình hoạt động:
Thứ nhất, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ln quan tâm cân đối,
bố trí đủ nguồn lực để NHCSXH thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chƣơng
trình tín dụng chính sách.
Thứ hai, các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm bố trí nguồn lực
từ ngân sách địa phƣơng và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn
vốn cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn, phấn
đấu đến năm 2020 đạt mức bình quân chung của cả nƣớc. Chỉ đạo thực hiện
tốt công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, bao tiêu sản phẩm, định hƣớng sản
xuất cây trồng, vật ni để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao
hơn.
Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quan tâm phối hợp chặt


10


chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng
chính sách; phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng
lồng ghép có hiệu quả việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật,
hƣớng dẫn cách làm ăn, đào tạo nghề, xây dựng và nhân rộng các mơ hình
giảm nghèo bền vững…
Hiệu quả của cho vay hộ nghèo và các chƣơng trình tín dụng chính
sách đã khẳng định thơng qua việc tổ chức hiệu quả các chƣơng trình tín dụng
chính sách, hoạt động của NHCSXH đã góp phần quan trọng trong việc tập
hợp lực lƣợng, phát triển hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội; Thực hiện
nhiệm vụ ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
1.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội
a. Khái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội
Hoạt động của NHCSXH khơng vì mục đích lợi nhuận, đƣợc Nhà nƣớc
bảo đảm khả năng thanh toán, NHCSXH đƣợc thực hiện các nghiệp vụ: huy
động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và đƣợc nhận vốn uỷ thác cho vay
ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các
hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nƣớc
đầu tƣ cho các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
NHCSXH là một trong những cơng cụ địn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc
nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp
cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thốt nghèo, góp phần thực hiện
chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an
sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nƣớc mạnh - dân chủ - công bằng - văn
minh.
b. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội
Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ


11


năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn, Đảng ta chủ trƣơng có chế độ tín dụng
ƣu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số,
vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín
chấp đối với các hộ nghèo…
Từ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện Quỹ cho vay ƣu đãi hộ nghèo,
ngày 31/8/1995, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg
về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt
động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ƣu đãi cho hộ
nghèo thiếu vốn sản xuất. Với mơ hình tổ chức đƣợc triển khai đồng bộ
từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trên cơ sở tận dụng bộ máy và mạng lƣới sẵn
có của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo đã thiết lập
đƣợc kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với
các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo cơng ăn
việc làm, tăng thu nhập, từng bƣớc làm quen với nền sản xuất hàng hố và có
điều kiện thốt khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận
điều hành của Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo đều làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế
công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt
động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành
nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt
Nam. Nhƣ vậy, không tách đƣợc chức năng hoạch định chính sách và điều
hành theo chính sách.
Hơn nữa, Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, nguồn vốn từ ngân
sách Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác còn
đƣợc giao cho nhiều cơ quan Nhà nƣớc, hội đoàn thể và Ngân hàng thƣơng



12

mại Nhà nƣớc cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực
của Nhà nƣớc bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau.
Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo đƣợc Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo
và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế cịn có: nguồn vốn cho vay
giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nƣớc quản lý và cho vay; nguồn vốn cho
vay đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn do Ngân hàng Cơng
thƣơng thực hiện; nguồn vốn cho vay ƣu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản
xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt
khó khăn thuộc Chƣơng trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều
tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá
trình kiểm sốt của Nhà nƣớc, khơng tách bạch đƣợc tín dụng chính sách với
tín dụng thƣơng mại. Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực
hiện chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách;
các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá
X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng
ƣu đãi ra khỏi tín dụng thƣơng mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân
hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng
Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐCP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, Thủ
tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập
NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, tách khỏi
NHNo&PTNT Việt Nam.
Sau khi có Quyết định thành lập, Ban lãnh đạo NHCSXH nhanh chóng
sắp xếp bộ máy, mạng lƣới hoạt động và ngày 11/3/2003, NHCSXH chính
thức khai trƣơng, đi vào hoạt động.


13


c. Vai trị của Ngân hàng Chính sách xã hội
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản
Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
của nƣớc ta, đó là, đến năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3.200 3.500 USD; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dƣới 4%; 95% dân cƣ thành
thị, 90% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh; Tỉ lệ hộ
nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm; thực hiện giảm nghèo bền
vững;...
Vậy tại sao lại cần phải phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã
hội (NHCS XH) Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu quan trọng nói trên?
Bởi vì NHCS XH là một định chế tài chính của nhà nƣớc, hoạt động phi lợi
nhuận, đối tƣợng phục vụ chủ yếu là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình
chính sách; hộ gia đình vùng khó khăn, vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới hải
đảo,… Do đó, thơng qua việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng chính
sách do NHCS XH thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, sẽ góp phần nâng cao thu nhập GDP bình
quân đầu ngƣời, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững; tạo việc làm cho
ngƣời dân đô thị và các vùng nông thôn; cải thiện điều kiện vệ sinh, nƣớc
sạch và môi trƣờng cho ngƣời dân,…
Một lý do rất quan trọng thứ hai đó là NHCSXH có màng lƣới rộng,
bao gồm các điểm giao dịch tại 100% số xã trong tồn quốc, có gần 190.000
Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của 4 tổ chức chính trị - xã hội ở tất cả các
bản làng, thơn xóm. Do đó, phát huy vai trò của NHCS XH cho phép phủ kín
chính sách tín dụng đến tồn bộ các đối tƣợng cần đƣợc nâng cao thu nhập và
cải thiện điều kiện sống. Lý do thứ ba đó là, các hộ nghèo, hộ đồng bào dân
tộc, hộ khó khăn,…chính là những ngƣời cần đƣợc các chính sách tín dụng xã
hội hƣớng đến để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sinh


14


hoạt, nâng cao khả năng tính tốn hiệu quả việc sử dụng vốn vay, đƣợc trang
bị kiến thức kinh tế thị trƣờng…
Do đó, để phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng,… cần
tiếp tục phát huy vài trò của NHCS XH Việt Nam trong tiếp cận dịch vụ tài
chính chính thức của nhà nƣớc qua đối tƣợng dân cƣ này trong xã hội.
Sau 8 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, đến năm
2003, thực hiện các đề án tái cơ cấu các TCTD và đổi mới hoạt động tín dụng
chính sách, xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế thời kỳ hội nhập
sâu rộng vào công đồng quốc tế, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002, về việc thành lập Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam, nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một
cơ chế tài trợ phù hợp, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với các đối tƣợng chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đƣợc thành lập dựa trên nền tảng của
Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, tiếp nhận hoạt động tín dụng sinh viên do
Ngân hàng cơng thƣơng Việt Nam và tín dụng giải quyết việc làm do Kho bạc
nhà nƣớc thực hiện trƣớc đó chuyển giao sang. Đến nay sau hơn 15 năm hoạt
động với những kết quả đạt đƣợc, NHCSXH đã và đang khẳng định vai trò
quan trọng của mình trong thực hiện giải pháp tín dụng nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề
ra và đƣợc phân tích rõ hơn dƣới đây.
Những cơ sở khoa học và thực tiễn đảm bảo khả năng của NHCSXH
Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu quan trọng nói trên về phát triển kinh
tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII
Có thể khẳng định, Đảng, Chính phủ thành lập và đƣa vào hoạt động
của Ngân hàng chính sách xã hội là một chủ trƣơng đúng, sáng tạo có tính
đặc thù, phù hợp với thực tiễn kinh tễ - xã hội của Việt Nam, đóng góp hết



15

sức quan trọng vào thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp - nơng thơn bền vững, hội nhập, thơng qua đó, thực hiện
các chính sách tín dụng xã hội của nhà nƣớc phục vụ các dối tƣợng dân cƣ bị
thiệt thòi, bị khó khăn... Cụ thể:
Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội góp phần đổi mới hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, thu hút tồn thể hội viên
của các tổ chức này có cơ hội đƣợc hƣởng thụ các chính sách tín dụng xã hội
của nhà nƣớc với nhiều ƣu đãi và cách làm phù hợp với thực tiễn. NHCSXH
Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị - xã hội thành lập đƣợc 187.151 Tổ
TK&VV hoạt động tại thôn, ấp, bản, làng. Tổ TK&VV là nơi giúp hộ vay
thực hiện các thủ tục vay vốn, tổ chức sinh hoạt tƣơng trợ giúp đỡ nhau, đảm
bảo thực hiện cơ chế dân chủ, vừa là nơi để ngân hàng đƣa các nghiệp vụ về
cơ sở phục vụ hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác hiệu quả hơn. Tổ
Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh
niên, Hội cựu chiến binh, với 6.734.682 hội viên tại khắp thôn, bản trong cả
nƣớc, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCS
XH Việt Nam trong cơng cuộc “xóa đói giảm nghèo”, góp phần thực hiện có
hiệu quả các chính sách tín dụng xã hội của nhà nƣớc. Hoạt động nhận ủy
thác từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp
lực lƣợng, củng cố, nâng cao cả về số lƣợng, chất lƣợng phong trào hoạt
động, tăng số lƣợng hội viên, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp
ngƣời nghèo có điều kiện đƣợc sinh hoạt tại các tổ chức chính trị - xã hội, qua
đó đƣợc tiếp cận với nhiều hoạt động lồng ghép, nhƣ: hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngƣ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe,
nâng cao dân trí…
Hoạt động của NHCS XH gắn liền với cấp ủy và chính quyền các địa
phƣơng nên góp phần đảm bảo hiệu quả các chính sách tín dụng xã hội của



16

nhà nƣớc tới tất cả mọi ngƣời dân ở địa phƣơng. NHCSXH thực hiện tổ chức
giao dịch tại 10.974 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã, phƣờng, thị
trấn với sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với chính quyền địa phƣơng trong
đảm bảo chính sách tín dụng xã hội. Ban đại diện HĐQT tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là lãnh
đạo các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các ban ngành, đồn thể, trong đó Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trƣởng ban. Nhằm tăng cƣờng
năng lực quản trị hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, Thủ tƣớng Chính
phủ đã phê duyệt chủ trƣơng bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành
viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện. Trƣởng ban đại diện HĐQT NHCS XH
ở địa phƣơng, với chức trách, nhiệm vụ quyền hạn rất rõ ràng. Màng lƣới giao
dịch mở rộng đến tất cả các xã, phƣờng, thị trấn trong toàn quốc, thuận tiện
cho giao dịch của các đối tƣợng chính sách xã hội là các hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ đồng bào dân tộc, hộ vùng sâu, vùng xa,…
Các chƣơng trình tín dụng chính sách xã hội của nhà nƣớc không
ngừng đƣợc mở rộng, quy mô nguồn vốn, dƣ nợ tăng và hiệu quả tín dụng
chính sách ngày càng rõ rệt cho tất cả các đối tƣợng cần mở rộng tiếp cận
dịch vụ tài chính tồn diện. trong đó, tập trung ƣu tiên cho vay hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS), vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới… Đặc biệt đối
với các địa phƣơng bị thiệt hại do thiên tai.
Công tác phối kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền
địa phƣơng đƣợc củng cố. Đặc biệt, việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng
vốn của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc nâng cao. Vốn
tín dụng chính sách xã hội khơng chỉ giúp ngƣời dân phát triển trồng trọt,
chăn nuôi theo cơ chế thị trƣờng, tính tốn hiệu quả, tính đến nhu cầu thị
trƣờng tiêu thụ, mà còn giúp họ tham gia các dự án trồng rừng, phát triển thủy



17

sản, đi xuất khẩu lao động, xây dựng các công trình vệ sinh nƣớc sạch mơi
trƣờng, xây dựng hệ thống thoát nƣớc đảm bảo vệ sinh, xây dựng hệ thống
điện ở nơng thơn, góp phần xây dựng nơng thơn mới và góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, hộ gia đình.
NHCSXH đƣợc thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối
với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác với mục tiêu hoạt động
khơng vì lợi nhuận. Hiện nay, NHCSXH đƣợc thực hiện các nghiệp vụ: Huy
động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và đƣợc nhận vốn ủy thác cho vay
ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội.
Xét về mặt kinh tế:
- Cho vay hộ nghèo giúp ngƣời nghèo thốt khỏi đói nghèo sau một quá
trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có
khả năng vƣơn lên hồ nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo,
phục vụ cho sự phát triển và lƣu thơng hàng hố, góp phần giải quyết cơng ăn
việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính
tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trƣởng tín dụng
và tăng trƣởng kinh tế.
- Giúp cho ngƣời nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan
hệ vay mƣợn, khuyến khích ngƣời nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh
doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp
phát.
Xét về mặt xã hội:
- Cho vay cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay
đổi cuộc sống ở nông thơn, an ninh, trật tự an tồn xã hội phát triển tốt, hạn
chế đƣợc những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội
ở nơng thơn.

- Tăng cƣờng sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể


×