Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại cục thuế thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN VIẾT NHẬT

KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN
KẾT TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN VIẾT NHẬT

KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN
KẾT TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƢƠNG

Đà Nẵng – Năm 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Viết Nhật


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................. 4
6. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN
KẾT................................................................................................................... 9
1.1. GIAO DỊCH LIÊN KẾT VÀ DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN
KẾT ................................................................................................................... 9
1.2. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO THẤT THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO
DỊCH LIÊN KẾT ............................................................................................ 10
1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................... 10
1.2.2. Chuyển giá và rủi ro thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết.................................................................. 12
1.3. CƠ SỞ CỦA KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT ................................... 17


iii

1.3.1. Kiểm soát nội bộ và vận dụng kiểm soát nội bộ trong kiểm soát
thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................................ 17
1.3.2. Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên
kết .................................................................................................................... 20
1.4. KIỂM SỐT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT ........................................................... 25
1.4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thơng tin phục vụ kiểm sốt .................. 25
1.4.2. Tổ chức bộ máy về kiểm soát hoạt động chuyển giá.................... 26
1.4.3. Triển khai hoạt động kiểm soát chuyển giá .................................. 27
1.4.4. Hoạt động giám sát ....................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................... 40

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................... 40
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ Cục thuế thành phố Đà Nẵng .................... 40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế thành phố Đà Nẵng.................. 41
2.2. TÌNH HÌNH KÊ KHAI QUYẾT TỐN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................... 44
2.2.1. Tình hình kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp........... 44
2.2.2. Đánh giá tình hình kê khai quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp
......................................................................................................................... 46
2.3. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................... 48
2.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ kiểm soát .................. 48
2.3.2. Kiểm soát khâu nộp hồ sơ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
..................................................................................................................... 48


iv

2.3.3. Kiểm soát hồ sơ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết tại cơ
quan thuế ......................................................................................................... 51
2.3.4. Kiểm soát hồ sơ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết tại trụ sở
doanh nghiệp ................................................................................................... 54
2.3.5. Hoạt động giám sát ....................................................................... 64
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................. 68
2.4.1. Về tổ chức cơ sở dữ liệu, thơng tin phục vụ kiểm sốt ................ 68
2.4.2. Về tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động chuyển giá .................... 68
2.4.3. Về nhận diện và đánh giá rủi ro .................................................... 69

2.4.4. Về hoạt động kiểm soát ................................................................ 70
2.4.5. Về hoạt động giám sát .................................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 73
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHỆP
CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................... 74
3.1. VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU, THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT
......................................................................................................................... 74
3.2. VỀ NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ........................................... 76
3.3. VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT ............................................................. 80
3.4. VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ............................................................... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

GTGT

Giá trị gia tăng


MTV

Một thành viên

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

PP

Phƣơng pháp

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
2.1

Tên bảng

Trang
Tình hình kê khai quyết tốn thuế TNDN của doanh
nghiệp có giao dịch liên kết trên địa bàn thành phố Đà

45

Nẵng
2.2

Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế

53

2.3

Kết quả thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp

59

2.4

Kết quả công tác kiểm tra nội bộ

67

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


Trang

1.1

Các phƣơng pháp xác định giá giao dịch liên kết

23

2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế thành phố Đà Nẵng

42

2.2

Quy trình kiểm tra nội bộ tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng

66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tránh thuế thơng qua hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp liên
kết đang là vấn đề thách thức lớn của ngành thuế; bởi hoạt động của nó ngày
càng gia tăng mở rộng, hành vi phức tạp, làm xói mịn cơ sở tính thuế, gây
khó khăn cho cơ quan thuế, thất thốt ngân sách quốc gia. Đặc biệt, trong bối
cảnh của quá trình tồn cầu hóa, những thách thức từ sự phát triển của nền

kinh tế số, các hoạt động tái cơ cấu, mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp
ngày càng gia tăng; cùng với mong muốn tăng khả năng cạnh tranh, thu hút
vốn đầu tƣ, Nhà nƣớc đã thực hiện điều chỉnh giảm tỉ lệ động viên về thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) thơng qua chính sách ƣu đãi thuế để thu hút
nguồn vốn đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế, dẫn đến ngày càng có nhiều các
tập đồn trong nƣớc và tập đoàn đa quốc gia thành lập và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam, trong đó Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng
có tốc độ tăng số lƣợng doanh nghiệp cao so với cả nƣớc.
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, ngồi việc nỗ lực nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp, tập đồn thƣờng tìm cách tối thiểu
hóa chi phí thuế. Để thực hiện điều này, xuất phát từ quyền tự do định đoạt
trong kinh doanh, các doanh nghiệp, tập đồn hồn tồn có quyền quyết định
giá cả của một giao dịch. Vì vậy, phƣơng pháp thƣờng đƣợc các doanh
nghiệp, tập đoàn sử dụng là điều chỉnh giá của các giao dịch nội bộ giữa các
doanh nghiệp liên kết, các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn hoặc sắp đặt tạo
lập các giao dịch khơng có thực, dịch vụ khơng phải thanh tốn nhằm giảm
thiểu đến mức có thể số thuế phải nộp, từ đó tổng lợi ích cuối cùng của cả tập
đồn, nhóm doanh nghiệp liên kết sẽ đƣợc gia tăng.
Tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, thơng qua cơng
tác kiểm sốt hoạt động chuyển giá, chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp


2

có giao dịch liên kết đã phát hiện, xử lý truy thu thuế hàng chục tỷ đồng, giảm
lỗ hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn chƣa kiểm soát hết đƣợc tình trạng
chuyển giá, khai lỗ thƣờng xuyên, ảnh hƣởng đến nguồn thu của ngân sách
địa phƣơng. Nguyên nhân chính là sự bất cập về cơ chế chính sách trong quản
lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chƣa có đƣợc nguồn thông tin dữ liệu
phục vụ cho công tác kiểm sốt thuế TNDN, cơng tác nhận diện, đánh giá rủi

ro trong kiểm soát thuế chƣa đƣợc chú trọng, tổ chức bộ máy và nguồn nhân
lực chƣa đáp ứng đƣợc cho u cầu, mục đích của cơng tác kiểm sốt thuế
TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn, cấp thiết nêu trên, để
kiểm sốt có hiệu quả nguồn thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao
dịch liên kết, chống xói mịn cơ sở tính thuế, chuyển lợi nhuận, tơi chọn đề
tài: “Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao
dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về kiểm soát thuế TNDN và hoạt động chuyển giá
trong các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, luận văn nghiên cứu chỉ ra
những hạn chế về thực trạng kiểm sốt thuế TNDN đối với doanh nghiệp có
giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng; đƣa ra một số giải pháp về
kiểm soát thuế TNDN trong các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, với mục
đích tăng cƣờng kiểm soát, thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch
liên kết, chống chuyển giá, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN), đảm
bảo và ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà
Nẵng nói riêng.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm
sốt thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành
phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn cơng tác kiểm
sốt thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng do Cục thuế thành phố Đà Nẵng quản lý, thu thuế TNDN.

Trong đó, luận văn chỉ tập trung phân tích kiểm sốt thuế TNDN liên quan
trực tiếp đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Về thời gian: Sử dụng các dữ liệu cho nghiên cứu từ năm 2016 đến
năm 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
- Thu thập tài liệu, chọn lọc những vấn đề quan trọng để xây dựng một
kết cấu chặt chẽ, trình bày rõ ràng logic cơ sở lý luận về kiểm soát thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
- Nghiên cứu trực tiếp trên hồ sơ lƣu trữ tại cơ quan thuế trong giai
đoạn 2016-2018 để nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm sốt thuế TNDN đối
với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu đƣợc tác giả
sử dụng để phục vụ cho việc minh họa, làm rõ thực trạng cơng tác kiểm sốt
thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố
Đà Nẵng.
- Phƣơng pháp chuyên gia, tham khảo các ý kiến của những công chức
làm công tác chuyên môn tại các bộ phận chức năng liên quan để tìm ra


4

nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm sốt thuế TNDN đối
với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đƣa ra một cái nhìn, đánh giá tổng
quan về thực trạng kiểm soát thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch
liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng hiện nay, đồng thời đề xuất một số
giải pháp về kiểm sốt thuế TNDN, chống xói mịn cơ sở tính thuế, chuyển
lợi nhuận, gây thất thu cho NSNN, tăng cƣờng hiệu quả cơng tác kiểm sốt

thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố
Đà Nẵng nói riêng và ngành thuế nói chung. Từ đó góp phần tạo ra mơi
trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ,
hiệu lực của chính sách thuế và tăng cƣờng việc chống thất thu thuế, mang lại
nguồn thu cho NSNN.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc
chia làm các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm sốt thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Một số giải pháp tăng cƣờng kiểm soát thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà
Nẵng
7. Tổng quan tài liệu
Để có thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập,
tìm hiểu nội dung luật quản lý thuế, luật thuế TNDN, nghị định, thông tƣ về


5

quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; các luận văn thạc sĩ
có liên quan với đề tài, cụ thể nhƣ sau:
Đề tài của tác giả Phạm Hữu Trung (2006) về “Tăng cƣờng kiểm soát
thuế TNDN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã nêu đƣợc thực trạng kiểm
soát thuế TNDN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đƣa ra một số giải pháp
thực tiễn để tăng cƣờng kiểm soát thuế TNDN. Tuy nhiên, về đối tƣợng kiểm
soát thuế, đề tài chỉ mới nghiên cứu chung chung đối với việc kiểm soát thuế
TNDN, chƣa đi sâu vào một lĩnh vực ngành nghề, loại hình doanh nghiệp hay

nhóm doanh nghiệp cụ thể để có những giải pháp sâu sát, cụ thể và hiệu quả
hơn. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, để cơng tác
kiểm sốt thuế TNDN có hiệu quả thì cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng
nhóm doanh nghiệp để có những giải pháp đề xuất phù hợp, khơng thể chỉ sử
dụng những giải pháp mang tính chung chung. Mặt khác, các giải pháp tác giả
đề xuất tại thời điểm 2006 khơng cịn phù hợp với thời điểm hiện tại khi mà
cơ chế quản lý doanh nghiệp đã thay đổi, số lƣợng doanh nghiệp ngày càng
tăng và thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của doanh nghiệp ngày càng phức tạp,
tinh vi, khó phát hiện.
Đề tài của tác giả Trƣơng Cơng Khoái (2008) về “Tăng cƣờng kiểm
soát thuế tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng” không tập trung đi sâu vào sắc thuế TNDN mà nghiên cứu chung về
cơng tác kiểm sốt thuế. Với đề tài này, tác giả cũng đã nêu đƣợc thực trạng
công tác kiểm sốt thuế tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, đƣa ra một số giải pháp; trong đó có giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý hố đơn chứng từ thơng qua việc hồn thiện cơ sở pháp lý,
khuyến khích, quy định về việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tuy
nhiên đề tài chỉ nghiên cứu chung về cơng tác kiểm sốt thuế, vì vậy, chƣa có
những giải pháp cụ thể cho từng sắc thuế hay từng nhóm doanh nghiệp.


6

Đề tài của tác giả Bùi Khánh Toàn (2011) “Hoàn thiện thanh tra giá
chuyển nhƣợng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện” đã
nghiên cứu chi tiết về hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài và đối tƣợng thực hiện là bộ phận thanh tra của cơ quan thuế.
Đề tài đã trình bày cụ thể về quy trình thanh tra hoạt động chuyển giá tại các
doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ khâu chuẩn bị thanh tra cho đến
quá trình thanh tra tại doanh nghiệp và khâu lập biên bản, xử lý vi phạm sau

thanh tra. Luận văn đã đƣa ra các trƣờng hợp cụ thể về thanh tra giá chuyển
nhƣợng cũng nhƣ những kiến nghị, giải pháp chống chuyển giá phù hợp, thiết
thực. Nhƣng đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra giá
chuyển nhƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là trên toàn ngành thuế,
hơn nữa đề tài cũng chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động chuyển giá ở các
doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chƣa đề cập đến hoạt động chuyển
giá của các tập đoàn, doanh nghiệp liên kết trong nƣớc.
Đề tài của tác giả Trần Văn Ninh (2012) về “Tăng cƣờng kiểm soát
thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Cẩm Lệ” chỉ mới nghiên cứu chung chung
đối với việc kiểm soát thuế TNDN. Điểm mới của đề tài là đƣa ra một số giải
pháp khắc phục đƣợc hạn chế của đề tài trƣớc của tác giả Phạm Hữu Trung,
đó là nêu lên giải pháp trong giai đoạn mới. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ dừng ở
mức độ tổng quát, chƣa đƣa ra giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, loại hình
doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp cụ thể.
Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Trân (2013) về “Tăng cƣờng kiểm soát
thuế TNDN của các doanh nghiệp FDI tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng” đã
chỉ ra đƣợc rủi ro thất thu thuế TNDN chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngồi là thông qua hành vi chuyển giá. Trên cơ sở đó, đã đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng chống chuyển giá. Tuy nhiên, đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp


7

nƣớc ngoài, chƣa đề cập đến hoạt động chuyển giá đối với các tập đồn, các
nhóm doanh nghiệp liên kết trong nƣớc.
Đề tài của tác giả Lƣu Nguyễn Hồng Anh (2013) về “Kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI do Cục thuế thành phố Đà Nẵng
thực hiện” đã hệ thống đƣợc những lý luận cơ bản về hoạt động chuyển giá,
đƣa ra đƣợc một số giải pháp chống chuyển giá thơng qua việc tiếp tục hồn

thiện các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc về chuyển giá và xây dựng, áp dụng
quy trình thỏa thuận trƣớc về giá. Tuy nhiên, giống nhƣ đề tài của tác giả
Nguyễn Thị Trân, tác giả Lƣu Nguyễn Hồng Anh chỉ tập trung đi sâu phân
tích hành vi chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chƣa
đề cập đến hành vi chuyển giá của các tập đoàn, các doanh nghiệp liên kết
trong nƣớc.
Đề tài của tác giả Lê Trung Dũng (2015) về “Tăng cƣờng kiểm soát
thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi” đã phân tích, đánh giá thực trạng
cơng tác kiểm sốt thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi; chỉ ra những ƣu
điểm, hạn chế của hoạt động kiểm sốt thuế TNDN; từ đó đề xuất một số giải
pháp có thể thực hiện đƣợc nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt thuế
TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, vì nghiên cứu chung về
cơng tác kiểm sốt thuế TNDN, nên đề tài chƣa có những giải pháp phù hợp
cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, đề tài chƣa đƣa ra đƣợc những lý luận
cơ bản về rủi ro thất thu thuế TNDN.
Đề tài của tác giả Đinh Nhƣ Mơ (2019) về “Kiểm sốt thuế TNDN tại
Chi cục thuế huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng” đã phân tích, đánh giá chỉ
ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong cơng tác kiểm sốt thuế TNDN tại Chi
cục thuế huyện Hịa Vang; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Hịa Vang nói
riêng và ngành thuế nói chung. Tuy nhiên, vì nghiên cứu chung về cơng tác


8

kiểm soát thuế TNDN, nên đề tài chƣa chỉ ra những rủi ro thất thu thuế cũng
nhƣ những giải pháp nhằm chống thất thu thuế TNDN từ hành vi chuyển giá
của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu về
kiểm soát thuế TNDN cũng nhƣ nghiên cứu về kiểm sốt hoạt động chuyển

giá. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu chung
về công tác kiểm soát thuế TNDN cũng nhƣ tập trung nghiên cứu về cơng tác
kiểm sốt hoạt động chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi; chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp về kiểm sốt thuế
TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Vì vậy, trên cơ sở nghiên
cứu lý luận, các văn bản pháp luật và kế thừa các nghiên cứu trên đây một
cách có chọn lọc, tác giả có những cơ sở để đánh giá thực trạng cơng tác kiểm
sốt thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành
phố Đà Nẵng và từ đó đề xuất các giải pháp chống chuyển giá mang tính thực
tiễn nhằm giúp hồn thiện hơn nữa cơng tác kiểm sốt thuế TNDN đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng trong thời
gian tới.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO
DỊCH LIÊN KẾT
1.1. GIAO DỊCH LIÊN KẾT VÀ DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH
LIÊN KẾT
Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Chính phủ, 2017), “Giao dịch liên
kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mƣợn, cho
mƣợn, chuyển giao, chuyển nhƣợng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp
dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các cơng cụ tài
chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mƣợn, cho mƣợn, chuyển giao,
chuyển nhƣợng tài sản hữu hình, tài sản vơ hình và thỏa thuận sử dụng chung

nguồn lực nhƣ hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí
giữa các bên liên kết”.
Cũng theo Nghị định này, “các bên có quan hệ liên kết là các bên có
mối quan hệ thuộc một trong các trƣờng hợp: Một bên tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào việc điều hành, kiểm sốt, góp vốn hoặc đầu tƣ vào bên kia; Các
bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm sốt, góp vốn hoặc
đầu tƣ của một bên khác”. Các quan hệ liên kết có thể đƣợc khái quát làm bốn
nhóm.
Thứ nhất, quan hệ về mặt pháp lý: là mối quan hệ giữa công ty mẹ con, giữa công ty tại nƣớc xuất khẩu đầu tƣ với các công ty tại nƣớc tiếp nhận
đầu tƣ hay giữa các cơng ty thuộc cùng một tập đồn. Thực chất đây là mối
quan hệ kiểm sốt về vốn góp giữa các pháp nhân nên đƣợc gọi là quan hệ
phụ thuộc pháp lý.


10

Thứ hai, quan hệ về mặt kinh tế: đây là các doanh nghiệp độc lập về
mặt pháp lý nhƣng lại phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế thông qua các
hợp đồng, cam kết về việc mua bán hoặc hỗ trợ tài chính.
Thứ ba, quan hệ về mặt gia đình: đây cũng là loại quan hệ làm phát
sinh các giao dịch liên kết có thể làm ảnh hƣởng tới giá giao dịch, chẳng hạn
nhƣ quan hệ giữa các công ty của các thành viên trong gia đình.
Thứ tƣ, quan hệ phụ thuộc về mặt quản lý: đây là loại quan hệ phụ
thuộc do một bên kiểm soát bên kia do có quyền chỉ định đƣợc một số thành
viên nhất định trong ban lãnh đạo, điều hành của bên kia.
Dựa vào các khái niệm trên, có thể hiểu: doanh nghiệp có giao dịch liên
kết chính là chủ thể thực hiện các giao dịch liên kết.
1.2. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO THẤT THU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ
GIAO DỊCH LIÊN KẾT

1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Luật thuế TNDN (Quốc hội, 2008), “Thuế TNDN là loại thuế trực
thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo
ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế”.
Thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh
nghiệp, đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp
của các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Cơ sở tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế, thuế suất, nên chỉ khi các
doanh nghiệp có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Doanh nghiệp nào có
thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều và ngƣợc lại.
Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho NSNN, thuế TNDN cịn có mục tiêu
phát triển và điều tiết nền kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thƣờng gắn


11

liền với các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc.
b. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ
đi phần trích lập quỹ khoa học và cơng nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế
TNDN.
Thuế TNDN phải nộp đƣợc xác định theo công thức sau:
Thuế
TNDN

= (

phải nộp


Thu nhập
tính thuế

-

Phần trích lập quỹ
KH&CN (nếu có)

) x

Thuế suất
thuế TNDN

Trong đó:
 Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế đƣợc xác
định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập đƣợc miễn thuế và các khoản lỗ
đƣợc kết chuyển từ các năm trƣớc theo quy định.
 Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đƣợc thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam đƣợc trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trƣớc khi tính
thuế TNDN để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ
theo quy định trƣớc khi tính thuế TNDN.
 Thuế suất
Kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN là 20% trừ các trƣờng
hợp đƣợc áp dụng thuế suất ƣu đãi.
c. Chính sách ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Để thực hiện các định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tƣ đổi mới cơng nghệ, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, ngồi việc áp dụng các chính sách vĩ mô để điều tiết nền

kinh tế, Nhà nƣớc còn sử dụng biện pháp ƣu đãi thuế TNDN, cụ thể:


12

 Ƣu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn và
ngành nghề:
Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%; thuế suất thuế TNDN ƣu đãi
10% áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng
đặc biệt quan trọng của Nhà nƣớc, sản xuất sản phẩm phần mềm và doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể thao và mơi trƣờng.
 Ƣu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế theo địa bàn và ngành
nghề:
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu cơng nghệ cao; doanh
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng của Nhà nƣớc, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành
lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể thao và mơi trƣờng đƣợc miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm
50% số thuế phải nộp tối đa khơng q chín năm tiếp theo.
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn đƣợc miễn thuế tối đa khơng q hai năm và giảm
50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.
1.2.2. Chuyển giá và rủi ro thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

a. Đặc điểm hoạt động chuyển giá
 Khái niệm về chuyển giá


13

Theo thời gian, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế,
hoạt động mạnh mẽ của các tập đồn và các cơng ty đa quốc gia, hiện tƣợng
chuyển giá càng ngày càng diễn biến tinh vi và phức tạp. Có nhiều quan điểm
khác nhau về chuyển giá:
Garry (2012) cho rằng: “chuyển giá là một hành vi có chủ ý của các
cơng ty trong cùng một tập đồn để thỏa thuận giá cả không dựa trên giá thị
trƣờng, nhằm chuyển lợi nhuận giữa các công ty trong cùng tập đoàn ở các
quốc gia khác nhau nhằm tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh của toàn tập đoàn. Cơ sở thiết lập giá giao dịch nhƣ vậy xuất phát từ
quyền tự do trong kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền quyết định giá giao
dịch mà họ cho là phù hợp”.
Baistrocchi, E. và I.Roxan (2012) cho rằng: “chuyển giá là hoạt động
mang tính cố ý của các tập đồn, cơng ty đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số
thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu,… giữa
các công ty trong cùng một tập đồn, nhóm doanh nghiệp liên kết khơng tn
theo giá thị trƣờng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của tồn tập đồn, nhóm doanh
nghiệp liên kết”.
Theo định nghĩa đƣợc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD,
2010) đƣa ra và hiện đang đƣợc nhiều tổ chức, nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam sử dụng làm định nghĩa về hoạt động chuyển giá: “chuyển giá đƣợc
hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài
sản vơ hình, dịch vụ, lãi tiền vay) đƣợc chuyển dịch giữa các bên có quan hệ
liên kết khơng theo giá giao dịch thơng thƣờng trên thị trƣờng, nhằm tối thiểu
hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết trên tồn cầu”.

Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về chuyển giá, song, tựu chung
lại có thể hiểu chuyển giá là một hoạt động đƣợc định trƣớc bởi các doanh
nghiệp có mối quan hệ liên kết nhằm thay đổi mức giá trong giao dịch mua,


14

bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, tài sản,... có sự khác biệt so với giá thị
trƣờng.
Cần phải có sự phân biệt hành vi chuyển giá với hành vi khai không
đúng giá trị giao dịch thực tế để trốn thuế. Đối với hành vi khai không đúng
giá trị giao dịch thực tế để trốn thuế thì các bên giao dịch vẫn thực hiện thanh
toán đầy đủ theo giá giao dịch thực tế; trong khi đó, nếu giao dịch chuyển giá,
giá cả trong giao dịch chính là giá thỏa thuận nên các bên sẽ khơng phải thực
hiện việc thanh tốn khoản chênh lệch giữa giá giao dịch theo thỏa thuận và
giá thị trƣờng.
Chuyển giá về cơ bản không vi phạm pháp luật bởi các doanh nghiệp
thƣờng tính tốn rất kỹ lƣỡng, nắm bắt và vận dụng đƣợc những quy định
khác biệt về thuế TNDN giữa các quốc gia, chênh lệch trong chính sách ƣu
đãi về thuế TNDN giữa các vùng miền hay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
trong cùng một quốc gia để hƣởng lợi hoàn toàn hợp pháp, điều này càng
khiến cho cơng tác kiểm sốt thuế TNDN đối với hành vi chuyển giá gặp rất
nhiều khó khăn.
 Phạm vi chuyển giá
Hoạt động chuyển giá có thể xảy ra đối với các giao dịch liên kết quốc
tế (chuyển giá giữa các doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia khác nhau) và
giao dịch liên kết giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lãnh thổ của
một quốc gia.
- Đối với các giao dịch liên kết quốc tế
Trên thực tế, chuyển giá thƣờng đƣợc quan tâm đánh giá đối với các

giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia
đƣợc thể hiện rõ ràng hơn. Theo đó, giao dịch quốc tế đƣợc xác định là giao
dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tƣợng
tham gia là đối tƣợng không cƣ trú thuế. Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự


15

cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia. Thông qua chuyển
giá, lợi nhuận sẽ đƣợc chuyển từ doanh nghiệp liên kết cƣ trú tại quốc gia có
thuế suất thuế TNDN cao sang doanh nghiệp liên kết cƣ trú tại quốc gia có
thuế suất thuế TNDN thấp thông qua giá bán hoặc giá mua,…
- Đối với các giao dịch liên kết trong lãnh thổ của một quốc gia
Chuyển giá không chỉ đƣợc thực hiện bởi các tập đồn đa quốc gia
hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi mà nó cịn đƣợc thực hiện
bởi các nhóm doanh nghiệp liên kết chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
lãnh thổ của một quốc gia.
Hoạt động chuyển giá trong nƣớc này đƣợc thực hiện trên cơ sở có sự
chênh lệch trong chính sách ƣu đãi về thuế TNDN giữa các vùng miền, giữa
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau hoặc có sự chênh lệch về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm liên
kết (có doanh nghiệp lãi, doanh nghiệp lỗ). Thông qua chuyển giá, lợi nhuận
sẽ dịch chuyển từ doanh nghiệp không đƣợc hƣởng ƣu đãi hoặc ƣu đãi với tỉ
lệ thấp hơn sang doanh nghiệp có lợi thế hơn về điều này hoặc từ doanh
nghiệp có lãi sang doanh nghiệp lỗ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong
cùng nhóm liên kết tối thiểu đƣợc số thuế TNDN phải nộp.
 Tác động của hành vi chuyển giá
Chuyển giá không chỉ là thách thức đối với các nƣớc đang phát triển,
mà còn là thách thức đối với các quốc gia phát triển. Trong nhiều thập kỷ qua,
vấn đề chuyển giá, tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia, nhóm doanh

nghiệp liên kết ln là chủ đề nóng tại các hội nghị, diễn đàn trong nƣớc và
quốc tế thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới
(Chính phủ), các nhà quản lý chun mơn (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế) và
cả cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các cơng ty tƣ vấn; bởi lẽ
chuyển giá đã: Làm xói mịn cơ sở tính thuế, gây thất thu ngân sách; Gây mất


16

công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế; Gây khó
khăn cho Nhà nƣớc, Chính phủ trong việc áp dụng biện pháp chính sách thuế
để khuyến khích đầu tƣ, phát triển kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc.
b. Rủi ro thất thu thuế từ hoạt động chuyển giá
Thất thu thuế là một thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống
thuế khố nào. Nó xuất phát từ sự mâu thuẫn về lợi ích của Nhà nƣớc và lợi
ích của doanh nghiệp. Nhà nƣớc ln có khuynh hƣớng tăng nguồn thu từ
thuế, trong khi đó các doanh nghiệp ln mong muốn giảm số thuế phải nộp
càng nhiều càng tốt. Chính sự mâu thuẫn này đã thúc đẩy các doanh nghiệp
tìm cách để trốn thuế, tránh thuế. Các hành vi trốn thuế, tránh thuế ngày càng
đƣợc thực hiện tinh vi, xảy ra ở mọi loại hình, thành phần kinh tế. Đặc biệt,
đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, việc tránh thuế thông qua hành
vi chuyển giá ngày càng diễn ra phức tạp, làm xói mịn cơ sở tính thuế
TNDN, chuyển dịch lợi nhuận, gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong
việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý thuế, xác định rủi ro trong quản lý
thuế đóng vai trị rất quan trọng, giúp cơ quan thuế đƣa ra các cách thức, biện
pháp kiểm sốt thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả cao. Tránh thuế thơng
qua chuyển giá, xói mịn cơ sở tính thuế, nhằm giảm thiểu thu nhập chịu thuế,
gây thất thu ngân sách. Vì vậy, thất thu thuế trong hoạt động chuyển giá chủ
yếu tập trung vào các rủi ro sau:

- Rủi ro về hành vi, mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế, ngƣời nộp
thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhƣng không thực hiện kê khai xác định
giá giao địch liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập cho mục đích xác định
nghĩa vụ thuế TNDN.
- Rủi ro về giao dịch với các bên liên kết với mục đích làm giảm thiểu
thu nhập chịu thuế TNDN nhƣ: chuyển giá thông qua các giao dịch mua,


17

bán,... với các quốc gia khơng thu thuế, hoặc có thuế suất thấp, hoặc với các
doanh nghiệp đƣợc ƣu đãi thuế; Sắp xếp, tạo ra các giao dịch không mang ý
nghĩa thƣơng mại; Các giao dịch về chuyển giao tài sản vơ hình, bản quyền.
- Rủi ro về khấu trừ chi phí lãi vay và các khoản chi phí tài chính khác,
thơng thƣờng dẫn đến bị lỗ liên tiếp, khơng phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN,
hoặc tình hình tài chính khơng phù hợp với các đối tƣợng tƣơng đƣơng hoặc
có thể không phù hợp với quy mô của các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn.
- Lợi dụng hiệp định thuế, chuyển các giao dịch mua bán, cung ứng
dịch vụ sang các nƣớc có ký hiệp định thuế để đƣợc miễn giảm thuế.
1.3. CƠ SỞ CỦA KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1.3.1. Kiểm soát nội bộ và vận dụng kiểm soát nội bộ trong kiểm
soát thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Kiểm soát nội bộ
Trong q trình hoạt động, các tổ chức ln phải đối mặt với rất nhiều
rủi ro ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc các mục tiêu. Để đảm bảo đạt đƣợc các
mục tiêu và hạn chế các vấn đề gây bất lợi cho tổ chức, kiểm soát nội bộ đƣợc
thiết lập. Kiểm soát nội bộ là các biện pháp đối phó với các rủi ro, nhằm đảm
bảo các rủi ro nằm trong mức giới hạn có thể chấp nhận đƣợc. Kiểm sốt nội
bộ chính là bức tƣờng vững chắc giúp tổ chức đối phó hữu hiệu với các rủi ro.

Do vậy, kiểm sốt nội bộ đóng một vai trị thiết yếu trong mọi tổ chức.
Theo INTOSAI GOV 9100 (INTOSAI, 2004), “Kiểm sốt nội bộ là
một q trình xử lý tồn bộ đƣợc thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân
trong tổ chức, quá trình này đƣợc thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý để đạt đƣợc nhiệm vụ của tổ chức”. Theo INTOSAI,
các mục tiêu cần đạt đƣợc của kiểm soát nội bộ là: (i) Thực hiện các hoạt
động một cách có kỷ cƣơng, có đạo đức, có tính kinh tế, hữu hiệu và hiệu quả;


18

(ii) Thực hiện đúng trách nhiệm; (iii) Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và
quy định hiện hành; (iv) Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai
mục đích và tổn thất.
Hệ thống kiểm sốt nội bộ bao gồm năm yếu tố: Mơi trƣờng kiểm sốt,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và trao đổi thơng tin, Hoạt
động giám sát.
Mơi trường kiểm sốt thiết lập một tinh thần chung của tổ chức, ảnh
hƣởng ý thức của đội ngũ nhân viên. Mơi trƣờng kiểm sốt là nền tảng cho tất
cả những thành phần khác của kiểm soát nội bộ, thiết lập nên các nề nếp, kỷ
cƣơng và cấu trúc của tổ chức. Các yếu tố của mơi trƣờng kiểm sốt bao gồm:
sự liêm chính, giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà quản lý và đội
ngũ nhân viên, bao gồm thái độ hỗ trợ đối với kiểm sốt nội bộ mọi lúc trong
tồn tổ chức; Cam kết về năng lực; Triết lý và phong cách lãnh đạo của nhà
quản lý; Cơ cấu tổ chức; Chính sách nhân sự.
Đánh giá rủi ro là q trình nhận diện và phân tích các rủi ro liên quan
đến việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức nhằm thiết kế các biện pháp đối
phó phù hợp. Đánh giá rủi ro bao gồm các bƣớc công việc sau: Nhận diện các
rủi ro liên quan đến các mục tiêu của tổ chức; Đánh giá mức độ nghiêm trọng
của rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro; Đánh giá mức độ rủi chấp nhận đƣợc của

tổ chức; Phát triển các biện pháp đối phó rủi ro
Hoạt động kiểm sốt là các chính sách và thủ tục đƣợc thiết lập để đối
phó với các rủi ro nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Để có
hiệu quả, các hoạt động kiểm soát phải phù hợp, hoạt động nhất quán theo
thời gian với mức chi phí hợp lý và liên quan trực tiếp đến các mục tiêu kiểm
soát. Các hoạt động kiểm sốt có mặt trong tồn tổ chức, ở tất cả các cấp và
trong tất cả các chức năng.
Thông tin và truyền thông là yếu tố rất cần thiết để thực hiện tất cả các


×