Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.63 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Theo Quyết định số 309 - CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (PCTN), thì các
nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 01/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp
thâm niên trong lương hưu.
Đây là những nhà giáo bắt đầu giảng dạy ở các nhà trường từ những năm 1960 đến
những năm đầu 1980; đã được hưởng PCTN từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993, theo Quyết
định số 309 - CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) và có thời gian tiếp tục giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu mà không
được hưởng PCTN từ 08 tháng (là những nhà giáo nghỉ hưu vào tháng 1/1994, có
thời gian vẫn dạy nhưng không được hưởng PCTN từ tháng 4/1993 đến tháng
12/1993) đến 18 năm (là những nhà giáo nghỉ hưu vào tháng 5/2011, có thời gian
vẫn dạy nhưng không được hưởng PCTN từ tháng 4/1993 đến tháng 4/2011) do chế
độ PCTN đối với nhà giáo và một số nghề khác đã bãi bỏ theo Nghị định số 25/CP
ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Để triển khai nội dung: trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được
hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong năm 2012 của Nghị quyết số 21/2011/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2011, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đã tiến hành soạn thảo Quyết
định của Thủ tướng chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu
chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu (sau đây gọi chung là
dự thảo Quyết định).
thành phố trực thuộc Trung ương, trên 5.380 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo
chức cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở khác; bình quân mức lương hưu hiện
hưởng của nhà giáo là 3,150 triệu đồng<b>/</b>người/tháng (bình quân mức lương hưu hiện
hưởng của viên chức là 2,350 triệu đồng/người/tháng).
Khi xem xét mối tương quan giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ phụ cấp
thâm niên trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm
niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, nếu thực hiện "hồi tố" chế độ phụ cấp thâm
niên cho các nhà giáo này theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định
54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm
1%) thì kinh phí phải đảm bảo chi trả sẽ rất lớn, khả năng Ngân sách nhà nước
không đáp ứng được và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21
21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011của Quốc hội khóa XIII là thực hiện chế
độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên.
Việc xây dựng phương án thực hiện trợ cấp cho giáo viên đã nghỉ hưu không
được hưởng chế độ thâm niên cũng được xem xét trong mối tương quan về chế độ
phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức nói chung, cụ thể: cán bộ, công chức
<i>các ngành Thanh tra, Kiểm sát, Kiểm toán, Tòa án, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự</i>
<i>cũng được hưởng phụ cấp thâm niên từ ngày 01/01/2009 (theo Nghị định sô</i>
<i>76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ), nhưng cán bộ, công chức 6 ngành</i>
<i>này đã nghỉ hưu từ ngày 31/12/2008 trở về trước không được tính hưởng PCTN</i>
<i>trong lương hưu và cũng không có khoản trợ cấp nào.</i>
Với cơ sở nêu trên, Ban soạn thảo xây dựng phương án trợ cấp một lần, bằng
tiền, việc xác định mức trợ cấp dựa trên thời gian giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu không có
phụ cấp thâm niên và nhà giáo có thời gian dạy không hưởng phụ cấp thâm niên ít có mức
trợ cấp thấp hơn; phương án này có hạn chế là mức trợ cấp đồng đều chưa ghi nhận q trình
cơng tác, trình độ đào tạo, phấn đấu của mỗi nhà giáo nhưng có sự xem xét đối với các nhà
giáo đã nghỉ hưu đang hưởng mức lương hưu thấp (là những giáo viên mầm non, tiểu học),
+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/1994 đến 12/1998, số tiền trợ cấp là 2.000.000đ/người.
+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/1999 đến 12/2003,số tiền trợ cấp là 3.000.000đ/người.
+ Các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 01/2004 đến 5/2011,số tiền trợ cấp là 3.500.000đ/người.
<b> </b>
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP giải quyết chế độ thâm niên
cho các nhà giáo: Tạo sự vui mừng phấn khởi của gần 1 triệu nhà giáo đang đứng
trên bục giảng- Đồng thời bất bình : cịn 19 vạn nhà giáo về hưu 1.1.1994 đến ngày
1.5.2011 là không có thâm niên trong lương Hưu và bất cơng bằng hơn nữa là khơng
truy trả thâm niên.
Vì những nhà giáo về hưu từ 1.1.1994 đến ngày 1.5.2011, nếu tính về độ tuổi thì đến
nay nam từ 78 tuổi đến 61 tuổi, nữ từ 73 đến 56 tuổi. Với độ tuổi này có thể nói các
nhà giáo trên đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu
nước ( Đào tạo bao thế hệ cán bộ ngày nay), trong đó nhiều người đã trực tiếp cầm
súng hoặc đi chi viện cho vùng giải phóng ở miền Nam. Đến nay, tuy đã nghỉ hưu
nhưng họ vẫn là những người có uy tín -đang thầm lặng cống hiến tiếp cho nhân dân
và xã hội : Những lớp học tình thương, những bữa cơm nhân ái giúp sinh viên nghèo
, bệnh nhân – thân nhân, trẻ mồ côi-khuyết tật ; những cuộc tiếp sức mùa thi. . . Để
động viên mọi số phận trong mọi khốn khó – hoạn nạn trong cộng đồng. Thương
lắm chứ những thầy cơ kính u ấy “Đã huy sinh mà chẳng tiếc cơng mình”. Tại sao
nhà nước ngày nay, lại tính thiện hơn với họ . Biết đâu, những người đang tính đó ,
có học trị của họ . . .
Vậy tơi kính đề nghị chính phủ, Hội Cựu giáo chức Việt Nam : Hãy trả thâm niên
còn thiếu một lần cho viên nghỉ hưu một cách công bằng với đạo lý “tơn sư trọng
đạo” của dân tộc ta.