Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giáo trình Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn (Nghề: Hàn) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 96 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP HẢI PHỊNG

GIÁO TRÌNH

Tên mơn học: Kiểm tra và đánh giá chất
lượng mối hàn
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Hải Phịng, năm 2019

Trang 1


CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG
Các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện nay đều đang phải đối đầu với thách thức
chất lượng. Qúa trình tồn cầu hóa, tính cạnh tranh và nhu cầu ngày càng tăng đã làm thay
đổi quy luật trên thị trường. Chất lượng không cịn là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà nó đã
trở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu, liên quan đến sự sống còn của các
doanh nghiệp.
Đối với nước ta, chất lượng sản phẩm vốn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm .Khi
lộ trình hội nhập càng đến gần và cùng với nó là tự do thương mại, việc dỡ bỏ hàng rào bảo
hộ thuế quan. Xu thế hòa nhập với thế giới đặt ra một thách thức lớn đó chính là năng lực
cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc nhiều vào chất
lượng, đó là nhân tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh.
Cùng với các môn học khác như : Quản trị tổ chức, Quản trị nhân sự, Marketing...
Môn học Quản trị chất lượng sẽ cung cấp thêm cho các quản trị gia những vấn đề cơ bản
nhất về chất lượng .


I. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC:
1. Nội dung nghiên cứu của môn học :
- Các khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng, Quản trị chất lượng và tầm quan
trọng của chúng trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Các phương pháp đánh giá chất lượng.
- Các công cụ quan trọng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng .
- Những vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng toàn diện .
- Giới thiệu hệ thống Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
2. Đối tượng của môn học :
Đối tượng của môn học là tạo ra sản phẩm. Khái niệm sản phẩm được mở rộng theo
quan điểm kinh tế mềm. Đó là kết quả của bất kỳ hoạt động nào của tất cả các ngành sản
xuất vật chất và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Điều cần lưu ý là môn học không chỉ nghiên cứu và chú trọng vào sản phẩm cuối
cùng mà là tồn bộ q trình hình thành nên sản phẩm đó.
Ví dụ: Trong xí nghiệp may, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) gồm 5-7
người, nhưng phải kiểm tra hàng trăm nghìn quần áo. Do đó họ rất dể bị sai sót, bỏ qn
những thơng số của sản phẩm, họ khơng tham gia vào q trình sản xuất nên cũng khó nắm
bắt hết sai lỗi. Như vậy nếu KCS cho rằng sản phẩm đạt yêu cầu thì cho xuất xưỡng, nếu
phát hiện hư hỏng thì phải sửa chữa, làm lại.Vì thế sẽ dẫn đến lãng phí ngun vật liệu, thời
gian ,tiền của...
Do vậy kiểm sốt tồn bộ quá trình từ khâu: Thiết kê ú- Sản xuất -Lưu thông - Phân
phối, là phương pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng .
II. SẢN PHẨM :
Sự đổi mới toàn diện trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay địi hỏi phải có những
cách tiếp cận mới về một số quan niệm để giải quyết nhiều vấn đề đặc ra trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chúng ta sẽ nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến chất lượng, hệ
thống chất lượng ở góc độ cạnh tranh năng động trên thị trường và những quy định của bộ
tiêu chuẩn ISO 9000.
1. Khái niệm :


Trang 2


Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế học,
Công nghệ học, Xã hội học ... Trong mỗi lĩnh vực, sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc
độ khác nhau.
Trong lĩnh vực Kinh doanh và Quản trị chất lượng, chúng ta sẽ nghiên cứu về sản
phẩm trong mối quan hệ của nó với khả năng và mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, của xã hội với điều kiện và chi phí nhất định.
Nói đến thuật ngữ sản phẩm, chúng ta mặc nhiên công nhận quan điểm của Mác :
“Sản phẩm là kết tinh từ lao động”. Ngày nay cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã
hội, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, người ta quan niệm sản phẩm rộng rãi hơn. Không
chỉ là những sản phẩm cụ thể thuần vật chất mà còn bao gồm các dịch vụ.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000
“Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các qúa trình”
Qúa trình: “Qúa trình là tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan để biến đầu
vào thành đầu ra”.(ISO 9000)
Ví dụ: Qúa trình sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động của từng phịng ban, q
trình huấn luyện đạo tạo...Có những quá trình mà đầu ra của quá trình này là đầu vào của
qúa trình khác (như nghành dệt may thì đầu ra của xưởng dệt là đầu vào của xưởng may).
Để q trình có ý nghĩa, gía trị đầu ra phải lớn hơn giá trị đầu vào, nghĩa là q trình phải
làm gia tăng giá trị.
Lưu ý rằng có 3 khía cạnh trong một q trình:
• Đầu vào là vật liệu.
• Đầu ra là sản phẩm (hàng hố hay dịch vụ).
• Các nguồn lực: nhân lực, thiết bị, phương pháp, đo đạt.
Q trình có thể diển đạt bằng sơ đồ:
Nhà cung
ứng


Đầu vào

Vật liệu

Nhân lực
Thiết bị
QÚA TRÌNH
Đo đạt
Phương pháp

Đầu ra

Khách
hàng

Sản phẩm,
dịch vụ

Chẳng hạn như trong một tiệm sản xuất bánh mì: Đầu ra là những chiếc bánh mì, đầu
vào bao gồm: nước, bột, men và nguồn lực gồm: máy trộn, lị nướng, cách làm, cân bột, dĩ
nhiên có cả thợ làm bánh. Các công việc phải thực hiện bao gồm: nhào bột, nặn bánh,
nướng bánh, v.v...
Như vậy thuật ngữ sản phẩm bao gồm :
+ Sản phẩm vật chất.
Ví dụ: Sách, mỹ phẩm, giày thể thao ...
+ Sản phẩm dịch vụ.
Ví dụ: Dịch vụ vận chuyển, chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ thuê nhà, dịch vụ vận
chuyển .v.v...
Sản phẩm dịch vụ là khái niệm còn xa lạ với một số nước chậm phát triển. Dịch vụ
bao gồm những loại đơn giản có liên quan đến con người như: ăn, mặc, đi lại ... đến những

dịch vụ có liên quan đến cơng nghệ sản xuất sản phẩm vật chất, cơng nghệ trí tuệ. Các
chuyên gia Liên hiệp quốc phân chia dịch vụ thành các 4 loại sau:
+ Sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền tệ: ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng
khoán...
+ Sản phẩm dịch vụ liên quan đến du lịch: trao đổi văn hoá, lể hội...
+ Sản phẩm dịch vụ liên quan đến phát triển con người: giáo dục, chăm sóc...

Trang 3


+ Sản phẩm dịch vụ liên quan đến công nghệ trí tuệ: phát minh, phần mềm, bí
quyết...
Dịch vụ ngày nay phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế,
người ta gọi đây là nền kinh tế mềm.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì cơ cấu giá trị sản phẩm vật chất và giá trị sản
phẩm dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm xã hội, cũng thay đổi theo hướng giá trị thu nhập
từ sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Căn cứ tỷ trọng giá trị của khu vực dịch vụ trong tổng
thu nhập GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội), người ta có thể đánh
giá mức độ phát triển của một quốc gia. Ở Việt Nam tỷ trọng sản phẩm dịch vụ trong cấu
thành GDP là 45 - 46%. Tỷ trọng sản phẩm dịch vụ trong cấu thành GDP ở các nước phát
triển là 60-80%, các nước đang phát triển là 40-60% và các nước khác là 20-40%.
Vì vậy có thể nói rằng sản phẩm dịch vụ theo quan điểm kinh tế thị trường là bất cứ
cái gì có thể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự sử dụng, sự chấp nhận nhằm thoả mãn
một nhu cầu, một ước muốn và mang lại lợi nhuận.
2. Phân loại sản phẩm:
Trong nền kinh tế có thể phân thành 2 nhóm lớn là sản phẩm vật chất và sản phẩm
dịch vụ.
Đối với mổi tổ chức có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại sản phẩm, như phân loại
theo chức năng, công dụng của sản phẩm, theo đặc điểm của cơng nghệ sản xuất, theo
ngun liệu sử dụng.. .Dưới góc độ quản lý chất lượng người ta chủ yếu phân loại theo công

dụng và chức năng của sản phẩm. Trong số các sản phẩm có cùng cơng dụng người ta lại
chia thành các nhóm sản phẩm dựa trên đối tượng, điều kiện, thời gian sử dụng.. .
Để phục vụ công tác quản lý và phân biệt các loại sản phẩm có nguồn gốc sản xuất
từ những đơn vị khác nhau, thông thường các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng yêu
cầu mổi tổ chức phải sử dụng nhãn hiệu sản phẩm riêng biệt.
3.Cấp sản phẩm:
Căn cứ vào các thành phần hợp thành của sản phẩm, có thể chia chia ra 3 cấp sản
phẩm:
Cấp 1: sản phẩm cơ bản là những sản phẩm có các đặc tính kỹ thuật cơ bản mà khách hành
mong đợi khi mua để thỏa mãn các yêu cầu của họ.
Cấp 2: Sản phẩm cụ thể là những sản phẩm, ngồi những đặc tính kỹ thuật cơ bản, cịn có
những thơng tin khác về nhãn hiệu, mẫu mã bao bì, cấp chất lượng, thời hạn sử dụng.. .
Cấp 3: Sản phẩm gia tăng là những sản phẩm có thêm những thơng tin và dịch vụ chuyên
biệt khác như : cách bán và giao hàng, cách lắp đặt, dịch vụ hậu mãi .. .

Trách
nhiệm
và độ
tin cậy

Nhãn
hiệu

Cách bán và giao hàng

Sản phẩm
cơ bản

Cấp chất lượng


Sản phẩm
cụ thể

Lợi ích
cơ bản

Bao


Bảo
hành

Sản phẩm
gia tăng

Cấu trúc, chức
năng sử dụng

Dịch vụ hậu mãi
Chăm sóc khách hàng
Trang 4


II. CHẤT LƯỢNG :
1. Khái niệm :
Chất lượng là phạm trù phức tạp mà ta thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động
của mình. Có nhiều cách giải thích khác nhau về chất lượng tùy theo góc độ của người quan
sát.
Có người cho rằng sản phẩm được coi là chất lượng khi nó đạt trình độ thế giới. Có
người lại cho rằng sản phẩm nào thỏa mãn mong muốn của khách hàng thì sản phẩm đó có

chất lượng. Người ta cho rằng:
“ Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)
làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển tiếng Việt phổ
thông)
“ Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh, hay đặc trưng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản “ (Từ điển Oxford Dictionary)
“ Chất lượng là tìm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
của người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp NFX 50-109)
“ Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
(Ishikawa)
Chính vì vậy, để nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết phải có
quan niệm đúng đắn, khoa học về chất lượng dưới quan điểm kinh doanh.
Có nhiều định nghĩa về chất lượng, nhưng chung quy lại vẫn là theo 2 xu hướng:
+ Quan niệm chất lượng hướng về công nghệ.
Chất lượng là tập hợp đặc tính bên trong của sản phẩm, những đặc tính này biểu thị
bằng những thơng số đo lường đươcü, so sánh được nhằm đáp ứng các yêu cầu định trước.
+ Quan niệm chất lượng hướng về khách hàng.
Chất lượng là phù hợp với yêu cầu, bằng mức độ thỏa mãn yêu cầu là cơ sở để đánh
giá chất lượng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường các doanh nghiệp nên đứng trong góc độ của
người tiêu dùng, của khách hàng, của thị trường để quan niệm về chất lượng.
Theo tiêu chuẩn ISO 8402 : 1994 “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc
tiềm ẩn”.
Thuật ngữ “thực thể” - “đối tượng” bao gồm thuật ngữ sản phẩm theo nghiã rộng,
một hoạt động, một qúa trình, một tổ chức hay một cá nhân. Sở dĩ chúng ta đề cập đến vấn
đề này bởi vì rất nhiều người khi nói về chất lượng, người ta nghĩ ngay đến chất lượng sản
phẩm mà không nghĩ đến chất lượng của các vấn đề khác. Như vậy thế nào là một sản
phẩm có chất lượng, theo định nghĩa ta thấy một sản phẩm có chất lượng, tức là sản phẩm
thoả mãn nhu cầu đã nêu, chưa nêu và tiềm ẩn.

+ Nhu cầu đã nêu : đó là những nhu cầu nêu ra dưới dạng tài liệu hay có thể nói bằng
lời. Yêu cầu quy định trong hợp đồng là một dạng nhu cầu đã nêu.
+ Nhu cầu chưa nêu: hay còn gọi là yêu cầu “ngầm hiểu chung” đây là một thực
hành mang tính thơng lệ hay phổ biến.
+ Nhu cầu tiềm ẩn: chính là mong đợi của khách hàng (phần mềm của sản phẩm).
Theo ISO 9000: 2000: “ Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có
của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan”. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã được cơng bơ ú(đđã nêu),
ngầm hiểu chung hay tiềm ẩn. Các bên có liên quan bao gồm khách hàng nội bộ - cán bộ

Trang 5


công nhân viên của tổ chức, những người thường xuyên cộng tác với tổ chức, những người
cung ứng nguyên vật liệu, luật pháp.. .
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm cũng là khái niệm tương đối, do đó khi xem xét,
đánh giá cần phải gắn chất lượng sản phẩm vào những điều kiện kinh tế kỹ thuật và môi
trường cụ thể . Vấn đề chính ở đây là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn luôn
đạt mức cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác.
Chất lượng được mở rộng thành khái niệm chất lượng xã hội:
Đó là điều hồ lợi ích 3 bên để thoả mãn mọi nhu cầu tiêu dùng.
Người cung cấp
Bên thứ hai
Bên thứ nhất
Khách hàng nội bộ Khách hàng bên ngoài
Thoả mãn Thoả mãn
Bên thứ ba là các bên quan tâm và xã hội chịu hậu quả
-Tệ nạn xã hội
-Ơ nhiễm mơi trường
-Mất cân bằng sinh thái

2. Các thuộc tính chất lượng của sản phẩm.
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có một cơng dụng nhất định, công dụng của sản phẩm
được quyết định bởi các thuộc tính của chúng. Mỗi thuộc tính của sản phẩm có những vai
trị xác định trong việc thoả mãn nhu cầu. Dưới góc độ kinh doanh có thể chia thuộc tính
của sản phẩm làm 2 loại:
 Nhóm thuộc tính cơng dụng - phần cứng (giá trị vật chất).
Nhóm này nói lên cơng dụng đích thực của sản phẩm, bao gồm thuộc tính về cơng
dụng, kinh tế kỹ thuật như: kích thước, quy cách, độ chính xác, vật liệu. Các thuộc tính này
phụ thuộc vào bản chất, cấu tạo của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.
Phần này chiếm 20 - 40% giá trị sản phẩm. Ta thấy hàm lượng các chất ghi trên bì bột giặt
đây chính là thuộc tính cơng dụng của sản phẩm . Hầu hết người sử dụng bột giặt đều không
hiểu ý nghĩa của các thông số ghi trên bột giặt, nhưng người ta vẫn lựa chọn bột giặt này
chứ khơng phải bột giặt kia, đó là tuỳ thuộc vào uy tín, quảng cáo v.v...Đây chính là thuộc
tính cảm thụ của sản phẩm .
 Nhóm thuộc tính cảm thụ - phần mềm (giá trị tinh thần).
Xuất hiện khi có sự tiếp xúc tiêu dùng sản phẩm và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu,
uy tín của sản phẩm, thói quen tiêu dùng đặc biệt là các dịch vụ trước và sau khi bán. Phần
này chiếm 60 - 80% giá trị sản phẩm.
Phần mềm của sản phẩm rất khó lượng hóa nhưng lại tỏ ra ngày càng quan trọng,
làm cho sản phẩm ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng. Do vậy việc khai thác cảm giác thích
thú, cảm giác hợp thời trang, sang trọng ... thông qua hoạt động quảng cáo, hướng dẫn sử
dụng, dịch vụ trước và sau khi bán hàng ... sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Quan
sát sự tiêu dùng trên thị trường chúng ta có thể thấy nhiều người khi tiêu dùng một sản
phẩm nào đó khơng phải để sử dụng cơng dụng đích thực của nó.
Thực tế cho thấy : Khi người tiêu dùng mua hàng người ta còn mua một cái gì
đó có những đặc trưng khác hẳn cơng dụng đích thực của sản phẩm.

Trang 6



“ Tôi không bán vé số mà đang bán một hy vọng về một vận may”. Cửa hàng mỹ
phẩm không bán mỹ phẩm mà bán cái đẹp, hy vọng , ước mơ. Chính vì vậy các nhà kinh
doanh cho rằng phần mềm của sản phẩm sẽ tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm .
Những thuộc tính chung phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm:
+ Thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm được quy định
bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và các đặc tính về cơ lý hóa của sản
phẩm.
+ Yếu tố thẩm mỹ: Phản ánh sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước,
tính cân đối, màu sắc, tính thời trang.
+ Tuổi thọ của sản phẩm: Là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được
khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong thời gian nhất định trên
cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng theo
quy định.
+ Độ tin cậy của sản phẩm: Được coi là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh
chất lượng của sản phẩm và đảm bảo cho tổ chức có khã năng duy trì và phát triển thị
trường của mình.
+ Độ an tồn của sản phẩm: Phản ánh trong sữ dụng, vận hành sản phẩm, an toàn sức
khỏe đối với người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc đối với mổi sản
phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay.
+ Mức độ gây ô nhiểm của sản phẩm được coi là yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất
phải xem xét khi đưa sản phẩm của mình vào thị trường.
+ Độ tiện dụng: Phản ánh những địi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo
quản, dể sữ dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
+ Tính kinh tế của sản phẩm: Là yếu tố quan trọng của sản phẩm khi sữ dụng có tiêu
hao năng lượng, nguyên liệu. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành
một tronmg những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Các đặc tính chất lượng cơ bản của dịch vụ:
+ Tin cậy: Khả năng đảm bảo dịch vụ đã hứa hẹn một cách chắc chắn và chính xác.
+ Nhanh chóng: Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, nhiệt tình.

+ Đảm bảo: sự hiểu biết, tính chuyên nghiệp
+ Sự đồng cảm: thông cảm, hỗ trợ, giúp đỡ.
+ Yếu tố hữu hình: cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người và tài liệu thông tin.
3. Các đặc điểm của chất lượng :
- Chất lượng có thể được áp dụng cho mọi đối tượng. Đó có thể là sản phẩm, một
hoạt động, một qúa trình, một tổ chức hay một cá nhân.
- Chất lượng phải là tập hợp các đặc tính của đối tượng, được thể hiện bằng một hệ
thống các chỉ tiêu. Đó là giá cả, cơng dụng, mẫu mã, dịch vụ v.v...
- Chất lượng phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu của thị trường về
tất cả các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phong tục, tập quán.
-Một sản phẩm dù đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng không phù hợp với nhu cầu vẫn
phải coi là khơng chất lượng. Tiêu chuẩn gồm có: Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia
và tiêu chuẩn ngành. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý định ra
chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
Ở đây chúng ta cần phân biệt chất lượng và cấp chất lượng. Cấp chất lượng là phẩm
cấp hay hạng định cho các thực thể có cùng chức năng sử dụng nhưng khác nhau về chất
lượng . Các hạng vé máy bay, vé tàu, khách sạn một sao, hai sao là các ví dụ về cấp chất
lượng.

Trang 7


- Chất lượng được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu luôn biến động nên phải
định kỳ xem xét lại yêu cầu (tiêu chuẩn) chất lượng.
- Sự thỏa mãn nhu cầu phải được thể hiện trên nhiều phương diện như tính năng của
sản phẩm, giá thỏa mãn nhu cầu, thời điểm cung cấp, dịch vụ an tồn... Hình thành khái
niệm chất lượng tổng hợp có thể tóm lược qua các quy tắc sau :
Quy tắc 3P :
* P1- Perfectibility : Hiệu năng, khả năng hồn thiện.
Đây chính là sự hoàn thiện về chất lượng sản phẩm. Sự hoàn thiện này chỉ xãy ra khi

chất lượng sản phẩm thực sự đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượng chỉ
tương ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật thơi thì chưa đủ vì thực tế nhu cầu người tiêu
dùng ln thay đổi. Mục tiêu của hồn thiện là sự hài lòng của khách hàng . Một sản phẩm
là có chất lượng tốt khi khách hàng cho là tốt chứ không phải dựa vào sự kiểm tra theo các
tiêu chuẩn có sẵn.
* P2-Price : Giá thỏa mãn nhu cầu.
Thông qua giá cả, thị trường sẽ loại bỏ hay thừa nhận một sản phẩm này hay sản
phẩm khác. Mức giá khác nhau tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng, nhưng ngay khi chất lượng
khá hồn hảo thì sản phẩm vẫn khơng thoả mãn người tiêu dùng, nếu nó được định giá quá
cao.
*P3-Punctuality : Thời điểm cung cấp.
Vấn đề chất lượng của ngày hơm nay là giao hàng nhanh chóng, đúng lúc, đúng
hẹn.Trong kinh tế thị trường có thể nói P3 là cơ sở, tạo đà cho P1, P2 hoàn thành sứ mạng
của mình.Yếu tố này được thể hiện bằng “thước đo tốc độ” vì cùng điều kiện như nhau
nhưng tốc độ khác nhau thì chất lượng cơng việc khác nhau.
Các chuyên gia cho rằng cạnh tranh về giá là sự cạnh tranh mang tính chất ngắn hạn
.Vì vậy nhà cung ứng phải tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, khơng được để ‘thấp” hơn nhu
cầu nhưng cũng không nên thừa “cao’ quá mức cần thiết để ảnh hưởng đến giá cả và thời
hạn giao hàng. Được minh họa qua hình vẽ sau:
Sản phẩm

Nhu cầu

N
Q

- Q : Tập hợp nhu cầu được thỏa mãn.
- M : Miền chất lượng
Mcao hơn nhu cầu.
- N : Miền chất lượng thấp hơn nhu cầu.

Quy tắc QCDSS :
+ Quality : Chất lượng
+ Service : Dịch vụ
+ Cost : Chi phí
+ Safety : An tồn
+ Delivery timing : Đúng thời hạn
Chất lượng

An tồn
Dịch vụ
Chi phí

Trang 8


CÁC YẾU TỐ CỦA CHẤT LƯỢNG TỔNG HỢP

4. Chất lượng tối ưu:
Chất lượng tối ưu biểu thị khả năng thỏa mãn toàn diện nhu cầu của thị trường
trong những điều kiện xác định với chi phí thỏa mãn nhu cầu thấp nhất.
Khi cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm thì giá thành có thể tăng lên.Vậy, nên cải
tiến chất lượng sản phẩm đến mức nào để thoả mãn được nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo được
doanh lợi cho tổ chức. Chúng ta nghiên cứu sơ đồ chất lượng tối ưu của Sacato Siro:
b
Chi phê
a
D3
C3
B1
A1


O

Q1

Q2

Q3

Cháútlæåüng

SƠ ĐỒ CHẤT LƯỢNG TỐI ƯU CỦA SACATO SIRO
a : Đường cong giá bán.
b : Đường cong giá thành.
Theo sơ đồ Sacato Siro (Nhật) chất lượng tối ưu được xác định theo nguyên tắc:
Sản xuất có hiệu qủa nếu lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng lớn hơn sự tăng
chi phí cần thiết để đạt mức chất lượng đó.
Theo sơ đồ trên nếu nâng cao chất lượng ở mức Q1 lên mức Q2 thì chi phí tăng lên
A1, lợi nhuận tăng lên một khoản B1 mà B1 > A1 .Trường hợp chất lượng tăng từ Q2 -> Q3
ứng với chi phí tăng thêm C3 thì lợi nhuận tăng lên D3 nhưng D3 < C3. Vì thế Q2 là mức chất
lượng tối ưu.
Các mức chất lượng Q1, Q2, Q3 vẫn nằm trong phạm vi cho phép của thị trường. Ở
các mức chất lượng này, nhà sản xuất kinh doanh đều đạt được những hiệu quả nhất định
.Vậy quan niệm chất lượng tối ưu mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng
từng nước, từng vùng , từng kênh phân phối khác nhau.
5. Qúa trình hình thành chất lượng :
Chất lượng là một vấn đề tổng hợp, chất lượng được tạo ra trong tất cả các giai đoạn
của vòng đời sản phẩm .
Vòng đời của sản phẩm là tập hợp các qúa trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian,
từ khi nãy sinh nhu cầu và ý đồ sản xuất ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng sản

phẩm . Gồm : Thiết kế - sản xuất - lưu thông và sử dụng. Chất lượng được tạo ra trong tất
cả các giai đoạn của chu trình này đặc biệt ngay từ giai đoạn nghiên cứu thiết kế đầu tiên.
Vòng đời của sản phẩm thể hiện ở vòng xoắn Juran như sau:

Trang 9


Marketing
Bạn

Dëch vủ
sau bạn

Täøchỉïc

THA MN

dëch vủ

NHU CÁƯ
U XHÄÜ
I

Âäülãûch cháútlỉåüng

NHU CÁƯ
U XHÄÜ
I
Kiãø
m tra

Nghiãn cỉïu
Sn xút

Thiãútkãú
Sn xútthỉí

Marketing

Tháø
m âënh

Hoảch âënh thỉûc hiãûn

Độ lệch chất lượng: Trong cuộc sống, giữa ước muốn và hiện thực khó khi nào
hồn hảo. Trong cơng việc, giưã việc lập kế hoạch, mục tiêu và kết quả cuối cùng cũng có
khoảng cách do sai sót. Trong q trình sản xuất kinh doanh, giữa đầu vào và chất lượng
đầu ra luôn tồn tại khoảng cách do q trình có những biến động. Khoảng cách này gọi là
độ lệch chất lượng. Đó là khoảng cách gữa kết quả đạt được trong thực tế so với mục tiêu
đề ra trong thiết kế. Điều này dễ hiểu bởi vì mọi hoạt động trong doanh nghiệp dù có được
chuẩn bị tốt đến mấy đi nữa thì vẫn có biến động xãy ra, tác động đến nó.
Qua vịng đời sản phẩm ta thấy để chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu xã hội, thì
cần phải đảm bảo chất lượng ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm, đặt biệt là giai
đoạn nghiên cứu thiết kế đầu tiên. Chất lượng thiết kế giữ vai trị quyết định đối với chất
lượng sản phẩm, vì đây là khâu đầu tiên giữ vai trò chủ đạo cho các khâu tiếp theo. Mặt
khác những sai lầm trong khâu thiết kế thường rất khó phát hiện trong khâu sản xuất hay
khâu kiểm tra, nó chỉ bộc lộ trong qúa trình khai thác sử dụng. Vì thế những sai lầm trong
thiết kế thường dẫn đến hậu qủa nghiêm trọng. Do đó cần phải qua sản xuất thử và phân
tích kỹ chất lượng trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Bên cạnh đó chất lượng ở khâu sản xuất quyết định chất lượng ở khâu thiết kế có trở
thành hiện thực hay không.

Mặt khác chất lượng sản phẩm chỉ được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác trong
qúa trình lưu thông và sử dụng. Chỉ qua lưu thông và sử dụng thì ưu, nhược điểm của sản
phẩm mới bộc lộ hết.
- Tổ chức lưu thông tốt giúp cho tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, giảm thời gian
lưu trữ, giúp cho người tiêu thụ lựa chọn được sản phẩm phù hơp üvà nhận được
các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc sữ dụng sản phẩm tốt hơn.
- Sử dụng là giai đoạn đánh giá được một cách đầy đủ chính xác chất lượng sản
phẩm. Để đảm bảo chất lượng một cách thật sự trong tay người tiêu dùng đòi hỏi
tổ chức phải có hoạt động bảo hành, hướng dẫn sữ dụng, sửa chửa cung cấp phụ
tùng thay thế...
Nói một cách khác, chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản
xuất và do nhiều yếu tố trong hệ thống quyết định như: chất lượng nguyên vật liệu, chất
lượng cung ứng, chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng con người .v.v. Cho nên, thực chất

Trang 10


vấn đề ở đây lại là những vấn đề thuộc về Quản lý - điều hành hệ thống. Chất lượng quản lý
quyết định chất lượng sản phẩm , theo qui luật nhân quả:
Chất lượng quản lý là nguyên nhân
Chất lượng sản phẩm là kết quả
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng :
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng được chia làm 2 nhóm chủ yếu :
6.1 Nhóm yếu tố bên ngoài :
*Nhu cầu của nền kinh tế :
Bất cứ ở trình độ nào, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị ràng buộc, chi phối bởi
hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu cụ thể của nền kinh tế được thể hiện ở các mặt:
+ Đòi hỏi của thị trường.
Nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của qúa trình quản lý chất lượng. Nhu cầu này
có tác dụng tạo lực kéo, định hướng cho sản xuất và hồn thiện sản phẩm. Do đó trước khi

tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm cần phải tiến hành công tác điều tra nghiên cứu nhu
cầu thị trường.
+ Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất.
Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, đầu tư ...) trình độ kỹ thuật (trang thiết bị và kỹ
năng) có cho phép hình thành và sản xuất một sản phẩm nào đó ở mức chất lượng tối ưu
hay không. Việc nâng cao chất lượng khơng thể vượt ra ngồi khả năng cho phép của nền
kinh tế.
+ Chính sách kinh tế.
Hướng đầu tư phát triển loại sản phẩm nào đó thể hiện trong chính sách kinh tế có
tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
*Sự phát triển của khoa học kỹ thuật :
Hiện nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất
lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, hướng chính của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
+ Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
Bằng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật xác lập các vật liệu
mới hoặc tạo nên những tính chất đặc trưng của sản phẩm. Ví dụ: sợi khơng cháy, thuốc
nhuộm..
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
Công nghệ chế tạo càng tiến bộ thì càng có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao hơn. Ở nước ta trình độ cơng nghệ cịn thấp, vì thế cùng với việc thiết lập hệ thống công
nghệ hiện đại, cần tập trung cải tiến đổi mới công nghệ từng phần, sắp xếp lại dây chuyền
sản xuất.
+ Cải tiến sản phẩm cũ, chế thử sản phẩm mới.
Bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, cải tiến nâng cao tính năng kỹ thuật hay
giá trị sử dụng của sản phẩm hiện có làm cho nó thỏa mãn mục đích và nhu cầu tốt hơn. Ở
nước ta cải tiến chất lượng cho các sản phẩm đã có trên cơ sở phát huy tiềm năng của cơng
nghệ, vật tư, lao động hiện có.Ví dụ : loại bỏ chất CFC (chlorofluorocarbons) phá hủy tần
ôzon.
*Hiệu lực của cơ chế quản lý :

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thông qua các biện pháp
kinh tế kỹ thuật, hành chánh. Được thể hiện bằng nhiều chính sách như:chính sách đầu tư
,chính sách giá, chính sách thuế, tài chính, chính sách hổ trợ phát triển, cách thức tổ chức
quản lý của nhà nước về chất lượng v.v...Cụ thể:

Trang 11


+ Kế hoạch hóa phát triển kinh tế: Cho phép xác định trình độ chất lượng và mức
chất lượng tối ưu, xác định cơ cấu mặt hàng.
+ Giá cả: Cho phép doah nghiệp xác định đúng giá trị sản phẩm của mình. Từ đó
doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh và tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm mà khơng bị chèn ép về giá.
+ Chính sách đầu tư: Quy định quy mô và hướng phát triển sản xuất. Dựa vào chính
sách đầu tư, nhà sản xuất mới có kế hoạch đầu tư cho cơng nghệ, cho huấn luyện đào tạo ,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm .
+ Tổ chức quản lý chất lượng: Chính sách thưởng phạt về chất lượng và tổ chức hệ
thống quản lý chất lượng .
6.2 Nhóm yếu tố bên trong :
Chúng ta đặc biệt chú ý đến 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng, được biểu
hiện bằng quy tắc 4M :
-Men : Con người, bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp từ lãnh đạo
cho đến nhân viên thừa hành. Sự hiểu biết và năng lực của mọi người ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm .Do đó để nâng cao chất lượng sản phẩm phải nâng cao chất lượng
con người, chất lượng con người phụ thuộc các yếu tố sau: trình độ, kinh nghiệm, tinh thần.
-Methods : Phương pháp quản lý, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của
doanh nghiệp.v.v... Đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm và quyết định các yếu tố
cạnh tranh của sản phẩm (chất lượng ,giá cả ,thời hạn v.v...).Trước đây các doanh nghiệp
đảm bảo chất lượng bằng phương pháp kiểm tra (KCS), nhưng quan điểm hiện nay thì
phương pháp quản lý theo kiểu KCS khơng cịn hiệu quả, hiện nay các doanh nghiệp quản

lý theo TQM, ISO ... Tất cả các quá trình, các thủ tục đều được thể hiện bằng văn bản sau
đó triển khai thực hiện theo văn bản đã đề ra, kiểm tra quá trình thực hiện .
-Machines : Khả năng về cơng nghệ, máy móc của Doanh nghiệp. Trình độ của cơng
nghệ có tác động lớn đến tính năng kỹ thuật nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng. Việc
cải tiến đổi mới công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ.
-Materials : Nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hệ thống tổ chức đảm bảo nguyên
vật liệu của Doanh nghiệp. Đây là những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định chất lượng
sản phẩm đầu ra. Khơng thể có một sản phẩm có chất lượng nếu q trình sản xuất ra nó lại
được cung cấp bằng nguyên liệu kém chất lượng,khơng đảm bảo. Ơí đây khơng chỉ đề cập
đến nguyên vật liệu mà còn bao gồm cả hệ thống cung cấp ngun vật liệu.
Ngồi ra cịn có một số yếu tố khác :
Information: thông tin ở đây bao gồm cả thơng tin bên trong và bên ngồi doanh
nghiệp.Thơng tin bên ngồi gồm: khách hàng, nhà cung cấp, chính sách,... Thông tin bên
trong bao gồm: thông tin từ trên xuống, thông tin từ dưới lên và thông tin ngang. Doanh
nghiệp phải xây dựng một hệ thống kênh thông tin bằng văn bản, đảm bảo thơng suốt cả
trong và ngồi doanh nghiệp.
Environment: Mơi trường ở đây bao gồm mơi trưịng vật lý và các mối quan hệ.
Quy tắc 4M được thể hiện qua sơ đồ sau :

Trang 12


MACHINES
Thiết bị
Công nghệ

MEN
Lãnh đạo
Công nhân
Người tiêu dùng

Quy tắc
4M
MENTHODS
Phương pháp
quản trị

MATERIALS
Vật liệu,
Năng lượng

Tóm lại: Các yếu tố trên có liên quan lẫn nhau trong đó yếu tố con người giử vai trò
chủ đạo, tác động đến các yếu tố còn lại .
7. Chi phí chất lượng :
7.1 Khái niệm :
Chế tạo một sản phẩm có chất lượng, cung cấp một dịch vụ có chất lượng hoặc một
cơng việc phù hợp với mục đích vẫn là chưa đủ. Một sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh
trên thị trường khi dựa vào sự cân bằng giưã 2 yếu tố: chất lượng và chi phí để đạt được
chất lượng đó. Chi phí chất lượng cũng giống như những chi phí khác ở chổ chúng có thể
được dự đốn, đo lường và phân tích .
Tất cả các chi phí liên quan đến việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ
đều được coi là chi phí chất lượng.Các nhà quản lý cho rằng các chi phí liên quan đến chất
lượng phong phú hơn nhiều các loại chi phí ghi trong sổ sách kế tốn và lớn hơn chi phí sản
phẩm theo báo cáo. Nhiều nghiên cứu độc lập ở các nước khác nhau cho thấy chi phí chất
lượng có thể ảnh hưởng tới 15-40% doanh thu của cơng ty. 95% chi phí chất lượng là chi
phí cho kiểm tra và sai hỏng, là những loại chỉ làm tăng một chút giá trị của sản phẩm mà
phần lớn những tốn kém này lẽ ra phải tránh được.
Theo ISO 8402 : 1994 : “Chi phí liên quan đến chất lượng là các chi phí nảy sinh để
tin chắc và đảm bảo chất lượng thỏa mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng
khơng thỏa mãn”.
Chi phí để tin chắc và đảm bảo chất lượng sản phẩm là những chi phí gắn liền với

việc sản xuất ra sản phẩm, còn những “thiệt hại về chất lượng là các thiệt hại do không sử
dụng tốt các tiềm năng của các nguồn lực trong các quá trình và các hoạt động “.
7.2 Các yếu tố của chi phí chất lượng :

7.2.1 Chi phí phịng ngừa :
CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

Chi phí cần thiết

Chi phí phịng
ngưà

Chi phí khơng cần
thiết

Chi phí kiểm tra,
đánh giá

Chi phí sai hỏng,
thất bại

Trang 13


Là chi phí để phịng người sai sót, những chi phí gắn liền với việc thiết kế, thực hiện
và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hay nói cách khác đây là chi phí cho việc làm đúng
ngay từ đầu; bao gồm những chi phí liên quan đến:
+ Hoạch định chất lượng: kế hoạch về chất lượng, vận hành, sản xuất, giám sát, kiểm
tra thử nghiệm và các kế hoạch khác để đạt mục tiêu.
+ Xác định các yêu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vu: xác định yêu cầu đối với

nguyên vật liệu nhập về, các quá trình sản xuất, sản phẩm trung gian.v.v...
+ Thiết lập, duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối.(đây
chính là chi phí cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, GMP,
HACCP, .v.v..)
+ Đào tạo huấn luyện: chuẩn bị chương trình đào tạo cho người thao tác, nhân viên
và cán bộ quản lý.(chỉ qua đào tạo người công nhân mới hiểu rõ cơng việc được giao, có ý
thức về chất lượng. . .)
+ Báo cáo việc thực hiện chất lượng, chào hàng, hội thảo.. . (qua các công việc trên
doanh nghiệp sẽ nắm được cụ thể yêu cầu của khách hàng từ đó sẽ có biện pháp đáp ứng).
7.2.2 Chi phí kiểm tra, đánh giá :
Là những chi phí gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá để đảm bảo là phù hợp với yêu
cầu; bao gồm chi phí liên quan tới :
+ Kiểm tra đánh giá phân loại người cung ứng: nhận định và đánh giá các cơ sở cung
ứng sản phẩm, dịch vụ cho mình.
+ Kiểm tra nguyên vật liệu, thiết bị.
+ Kiểm tra qúa trình hoạt động: xem thử hệ thống có hoạt động như ý khơng ?
+ Kiểm tra bán thành phẩm, thành phẩm, các dịch vụ.
7.2.3 Chi phí sai hỏng, thất bại :
Chi phí sai hỏng là chi phí bỏ ra để sử lý, khắc phục sai sót. Bao gồm:
+ Chi phí sai hỏng bên trong (Là những chi phí chưa đến tay khách hàng): Lãng phí do
làm những việc không cần thiết, dự trử quá mức, làm hoặc sửa lại, phân tích sai hỏng, thứ
phẩm, thừa/thiếu lao động.v.v..
* Lãng phí : Tiến hành những cơng việc không cần thiết, do nhầm lẫn, tổ chức kém, chọn
vật liệu sai,v.v.
Tuy loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, nhưng có 7 loại lãng phí
phổ biến thường gặp :
+ Lãng phí do sản xuất thừa: Lãng phí do sản xuất thừa phát sinh khi hàng hóa được
sản xuất vượt quá nhu cầu của thị trường khiến cho lượng tồn kho nhiều
+ Lãng phí thời gian: Lãng phí thời gian cũng rất thường gặp trong nhà máy và nhiều
nơi khác nhưng rất nhiều khi chúng ta lại xem thường chúng. Người ta thường chia làm 2

loại chậm trễ : Bình thường và bất thường.
Chậm trễ bình thường : chủ yếu xuất hiện trong qui trình sản xuất và ít được nhận
thấy. Ví dụ cơng nhân phải chờ đợi khi máy hoàn thành một chu kỳ sản xuất, trong khi thay
đổi công cụ hay cơ cấu lại sản phẩm.
Chậm trễ bất thường : nảy sinh đột xuất và thường dễ nhận thấy hơn loại trên. Ví dụ,
đợi ai đó, đợi vì máy hỏng, nguyên vật liệu đến chậm.
+ Lãng phí khi vận chuyển: Trong thực tế, sự vận chuyển hay di chuyển mọi thứ
một cách không cần thiết, xử lý lập lại các chi tiết sản phẩm...cũng là lãng phí do vận
chuyển.
+ Lãng phí trong q trình chế tạo: Lãng phí trong q trình chế tạo nảy sinh
từ chính phương pháp chế tạo và thường tồn tại trong quá trình hoặc trong việc thiết kế sản
phẩm và nó có thể được xóa bỏ hoặc giảm thiểu bằng cách tái thiết kế sản phẩm, cải tiến qui
trình.

Trang 14


+ Lãng phí kho: Hàng tồn kho quá mức sẽ làm nảy sinh các thiệt hại như : Tăng chi
phí, hàng hóa bị lỗi thời, khơng đảm bảo an tồn trong phịng chống cháy nổ . ..
+ Lãng phí động tác: Mọi cơng việc bằng tay đều có thể chia ra thành những động
tác cơ bản và các động tác không cần thiết, không làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Thí
dụ, tại sao cứ dùng mãi một tay trong khi bạn có thể dùng hai tay để sản xuất.
+ Lãng phí do chất lượng sản phẩm kém: Sản xuất ra sản phẩm chất lượng kém,
không sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đăng ký hoặc bắt buộc và các bộ phận có khuyết tật là
một dạng lãng phí thơng dụng khác.
* Phế phẩm : Sản phẩm có khuyết tật không thể sữa chữa, dùng hoặc bán được.
* Gia công lại hoặc sửa chữa lại: Các sản phẩm có khuyết tật hoặc các chỗ sai sót đều cần
phải gia cơng hoặc sửa chữa lại để đáp ứng yêu cầu.
* Kiểm tra lại: Các sản phẩm sau khi đã sửa chữa cũng cần thiết phải kiểm tra lại để đảm
bảo rằng khơng cịn sai sót nào nữa.

* Thứ phẩm: Là những sản phẩm cịn dùng được nhưng khơng đạt qui cách và có thể bán
với giá thấp, thuộc chất lượng loại hai
* Phân tích sai hỏng: Là những hoạt động cần có để xác định nguyên nhân bên trong gây
ra sai hỏng của sản phẩm
+ Chi phí sai hỏng bên ngồi (Là những chi phí đã đến tay khách hàng): Khắc phục hoặc
thay thế các sản phẩm sau khi giao cho khách, chi phí bảo hành bảo dưỡng, sự khiếu nại của
khách hàng, hàng bị trả lại .v.v...
+ Chi phí xã hội hay chi phí mơi trường: là cái giá mà xã hội đã đang và sẽ phải trả , do
con người trong qúa trình hoạt động đã tác động xấu đến mơi trường.
Các yếu tố của chi phí chất lượng có liên hệ chặc chẻ với nhau, trong đó chi phí
phịng ngừa là chi phí quan trọng nhất. Hay nói cách khác để giảm chi phí chất lượng phải
tăng chi phí phịng ngừa, thể hiện qua biểu đồ sau:
100
Chi phí sai hỏng, thất
bại ngồi doanh nghiêp

75
30
20

Chi phí sai hỏng, thất
bại trong doanh nghiêp

35

Chi phí kiểm tra

34

28


Chi phí phịng ngừa

1

7

20

Đây là số liệu thống kê của các doanh nghiệp trên thế giới trong 2 năm liền kề .Ta
Năm
Năm
thấy khi nâng mức chi phí phịng ngừa từ
1%thứ
lên1 7%, thì tổng
chithứ
phí2 giảm từ 100% xuống
cịn 75%.
Một số giải pháp giảm chi phí thất bại:
Khoản mục
Các giải pháp có thể thực hiện
Sản xuất quá Tăng độ chính xác của cơng tác dự báo. Lập kế hoạch cho mỗi quá trình
mức
đáp ứng đúng số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Tăng cương trao đổi
thông tin. Đào tạo.tăng khả năng linh hoạt của quy trình.
Khuyết tật, sai Tìm nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu
hỏng
quả. Cải tiến thiết kế. Kiểm tra quy trình. Thiết lập quy trình làm việc
mới. Đào tạo và huấn luyện nhân viên. Bảo trì máy móc, thiết bị. Nâng
cao chất lượng hoạt động cung ứng .


Trang 15


Lãng phí do Lập kế hoạch sản xuất hợp lý. Tối ưu hoá việc sắp xếp dây chuyền.
chờ đợi, vận Chuẩn hố các quy trình hiệu quả. Phối hợp tốt các quy trình. Cải tiến
chuyển,
thao tính năng của máy móc, thiết bị. Bố trí vật dụng hợp lý. Rút ngắn khoảng
tác thừa
cách, trọng lượng vận chuyển. Cơ khí hố việc bốc dỡ. Sử dụng đồ gá,
dụng cụ thích hợp. Tự động hoá. Quan tâm đến tác phong làm việc.
7.3 Chi phí ẩn của sản xuất kinh doanh - SPC (Shadow Cost of prodution) :
Là những thiệt hại về chất lượng, giá phải trả cho sự khơng phù hợp. SCP có thể ở
dạng hữu hình hoặc vơ hình:
+ Chi phí hữu hình : Là những chi phí do sản xuất ra phế phẩm hay do sự hư hỏng
của nguyên vật liệu bán thành phẩm. Chi phí do dự trữ qúa lớn, chi phí do sửa chữa kiểm tra
các sản phẩm hư hỏng, những chi phí do khách hàng trả lại, chi phí do phương pháp bảo
quản khơng tốt ,.v.v...Đây là những chi phí thấy được do trình trạng khơng chất lượng gây
ra.
+ Chi phí vơ hình : Là những chi phí do phát sinh mâu thuẫn, nội bộ khơng đồn kết
hay môi trường làm việc không tốt, thông tin liên lạc kém, tai nạn lao động, khiếu nại của
khách hàng.v v.. .
SCP ở Việt nam là cái bia lớn để các nhà quản lý nhắm đến. Đây chính là kết quả của
quan niệm “sai đâu sửa đó”, hiện nay người ta thức hiện phương châm “làm đúng ngay từ
đầu”.
SCP không cố định mà thay đổi theo vòng đời của sản phẩm, thể hiện qua sơ đồ:

SCP

Thời kỳ

thâm
nhập

Thời kỳ hữu ích

Thời kỳ
suy
thối

Qua đồ thị bạn có thể thấy SCP giảm xuống rất nhanh trong thời kỳ sản xuất thử, và
Thời gian
duy trì ổn định các sai hỏng ở mức thấp nhất trong thời gian dài ở thời kỳ hữu ích. Tiến đến
giai đoạn cuối đời của sản phẩm, tỷ lệ sai hỏng lại tăng cao một lần nữa.

Trang 16


CHƯƠNG II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
I.SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG :
1.Sự phát triển của quản lý chất lượng :
Kiểm tra thống kê chất lượng (Statistical Quality Control - SQC) đã hình thành từ
những năm 1930. Các cơng ty đã hình thành các phịng kiểm tra lo việc tiêu chuẩn hoá, dự
báo chất lượng bằng thống kê.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai việc áp dụng kiểm tra thống kê chất lượng đã được
đẩy mạnh ở Mỹ và ở Anh.
Năm 1946 đã bắt đầu có kiểm tra thống kê chất lượng ở Nhật, do người Mỹ áp dụng
trong ngành phương tiện liên lạc tầm xa.

Tháng 7 năm 1950 Liên hiệp các nhà khoa học và kỹ sư Nhật (Juse) mời tiến sĩ
U.E.Deming tới giảng về kiểm tra thống kê chất lượng. Deming đã đưa vào Nhật “chu trình
Deming” một trong những cơng cụ cần thiết cho việc cải tiến chất lượng ở Nhật.
Tháng 7/1954 TS J.M.Juran được mời sang Nhật để hướng dẫn một số hội thảo về
chất lượng. Lần đầu tiên vấn đề chất lượng được đề cập từ góc độ quản lý tồn diện. Kiểm
sốt chất lượng khơng cịn bị thu hẹp trong khu vực sản xuất và kiểm tra mà đã mở rộng hầu
hết khu vực hoạt động của công ty.
Đầu những năm 60 phong trào chất lượng ở Nhật phát triển mạnh mẽ. Hoạt động
nhóm chất lượng hình thành và phát triển.
Từ những năm 80 đến nay, xu thế cạnh tranh toàn cầu đã làm chất lượng sản phẩm
trở thành vấn đề sống còn của nhiều nước trên thế giới.
Qúa trinh hình thành và phát triển của quản lý chất lượng được phân thành nhiều giai đoạn
phát triển khác nhau .Nhưng về cơ bản đều thống nhất hướng đi của nó như sau:
Kiểm tra sản phẩm
Chấp nhận hoặc loại bỏ sản phẩm
Kiểm soát chất lượng

Tổng hợp điều kiện cơ bản để đạt chất lượng

Đảm bảo chất lượng

Chứng tỏ một tổ chức có chất lượng ,ngăn
chăn ngun nhân gây ra tình trạng kém chất
lượng

Kiểm sốt chất lượng tồn diện

Chính sách hướng tới hiệu quả kinh tế ,phát
hiện và giảm tới mức tối thiểu chi phí khơng
chất lượng.


Quản lý chất lượng tồn diện

Quan tâm quản lý các hoạt động của con ngưòi

Trang 17


2. Những bài học kinh nghiệm của quản lý chất lượng :
Trở ngại lớn nhất để nâng cao chất lượng ở các nước đang phát triển là nhận thức
chưa đầy đủ về lợi ích do chất lượng đem lại. Chất lượng được xem là mục tiêu mong muốn
mang tính xã hội, cịn sự đóng góp của yếu tố chất lượng vào lợi nhuận của công ty được
xem là không đáng kể; Nói cách khác, chất lượng chưa trở thành một mục tiêu chiến lược
của công ty. Điều này là kết qủa của những nhận thức sai lầm.
2.1 B ài học thứ nhất : Quan niệm về chất lượng.
Đây chính là sai lầm trong suy nghĩ, trong nhận thức. Theo Philip B. Crosby : “Vấn
đề của chất lượng không phải ở chỗ mọi người khơng biết về nó, mà chính là ở chỗ họ cứ
tưởng là họ đã biết”.
- Quan niệm thế nào là một sản phẩm có chất lượng.
Có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng đó là cái gì tốt nhất, hào nhống nhất,
sang trọng nhất. Có ý kiến cho rằng đó là cái gì đạt trình độ thế giới. Trong nền kinh tế thị
trường người ta quan niệm chất lượng là sự phù hợp nhu cầu.
- Quan niệm thế nào là một cơng việc có chất lượng.
Có ý kiến xem xét đánh giá chủ yếu căn cứ vào kết qủa cơng việc đó đạt được.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: một cơng việc được coi là có chất lượng, cái cơ bản là cơng
việc đó phải bắt đầu đúng. Quan niệm về cơng việc có chất lượng, phụ thuộc vào hai quan
điểm quản lý đó là quản lý theo mục tiêu MBO và quản lý theo quá trình MBP :
+MBO(Management by objective) : Quản lý theo mục tiêu coi trọng kết quả cuối
cùng , lợi nhuận có được nhờ tăng doanh thu và giảm chi phí.
+MBP(Management by process): MBP xem mục tiêu chỉ là định hướng, còn vấn đề

quan trọng là phải đảm bảo cơng việc trong từng giai đoạn của q trình. Kiểm soát liên tục
trên các điểm kết nối giữa các quá trình riêng rẻ, nhằm đảm bảo đầu ra của quá trình này sẽ
là đầu vào tốt cho quá trình tiếp theo. Lợi nhuận có được do khách hàng trung thành và
thường xuyên mang lại.
Tiêu chí
MBO
MBP
Mục tiêu kinh doanh
Lợi nhuận=DT-Chi Lợi nhuận từ khách hàng trung thành
phí
thường xuyên
Định hướng chủ yếu
Doanh số tăng, giảm Tăng thị phần, tạo lòng tin nơi khách
chi phí
hàng
Cơ cấu tổ chức
Dọc, dày trực tuyến
Ngang, mỏng chức năng
Lãnh đạo và ra quyết Tập quyền, theo cảm Uíy quyền, trên cơ sở khoa học
định
tính
Phương châm
Gặp bệnh thì trị
Phịng bệnh thì hơn
Nguồn tài ngun
Tiền vơn, vật chất
Thơng tin, tri thức
Hình thức làm việc

Cá nhân, chun mơ Theo nhóm, đa năng

hóa cao
Trách nhiệm chất KCS
Tất cả các thành viên , trước hết là lãnh
lượng
đạo
- Quan niệm về vấn đề quản lý chất lượng.
Khi nói đến chất lượng thơng thường người ta hay nghĩ đến chất lượng sản phẩm
.Nhưng hiện nay chất lượng là chất lượng con người, chất lượng công việc, chất lượng hệ
thống. Chất lượng con người, chất lượng công việc, chất lượng hệ thống là nguyên nhân
đưa đến chất lượng sản phẩm.
Nên trình bày các quan niệm về chất lượng một cách rõ ràng, cụ thể không để
dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc.

Trang 18


2.2 Bài học thứ hai : Chất lượng không đo được, không nắm bắt được.
Nhận thức sai lầm này đã làm cho nhiều giám đốc doanh nghiệp tự nhận là bất lực
trước vấn đề chất lượng. Họ xem chất lượng là cái gì đó tốt nhất, cao siêu và mất thời gian
vào các cuộc thảo luận mà quên đi những biện pháp cụ thể, đơn giản để đạt chất lượng.
Có thể đo chất lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp, thông qua thành công cũng như thông
qua thất bại.
Chất lượng đo bằng chi phí khơng chất lượng - chi phí ẩn, là tồn bộ những chi phí
nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của tổ chức cũng như những thiệt hại nảy
sinh khi chất lượng khơng thỏa mãn. Đo chất lượng bằng chi phí ẩn có tác dụng tác động
vào nhận thức của con người đối với vấn đề chất lượng.
2.3 Bài học thứ ba : Chất lượng cao địi hỏi chi phí lớn.
Chi
Chi
Phê


Phê
G

SD

G

SX

G

SD

G

SX

Cháú
t lỉåü
ng
Quan niãû
m cäøâiãø
n

(tiãư
n no ca âọ)

Cháú
t lỉåü

ng
Quan niãû
m hiãû
n nay

(täú
t mr)

GSX : Chi phí sản xuất.
GSD : Chi phí tiêu dùng.
Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất.
Nhiều người cho rằng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đầu tư chiều sâu, đổi
mới công nghệ, trang thiết bịv.v... suy nghĩ này khơng phải sai nhưng chưa hồn tồn đúng.
Bởi vì chất lượng sản phẩm khơng chỉ gắn liền với máy móc, thiết bị mà quan trọng hơn là
phương pháp dịch vụ, cách tổ chức sản xuất, cách làm marketing.v.v... Những yếu tố này
ảnh hưởng rất lớn (có thể đến 70-80%) đến sự hình thành chất lượng sản phẩm.
Việc cải tiến các quá trình sản xuất sẽ giảm xuống đáng kể tổng chi phí sản xuất sản
phẩm, điều này đã được chứng minh trong sản xuất hiện đại ở các quốc gia công nghiệp.
Các sản phẩm điện, điện tử là một ví dụ, trong mấy thập kỷ qua chất lượng sản phẩm ngày
càng cao trong khi giá ngày càng giảm .
-“Làm đúng ngay từ đầu” > < “Sai đâu sửa đó” Theo kinh nghiệm của nhiều nước
:làm đúng ngay từ đầu bao giờ cũng ít tốn kém nhất. Mọi cơng việc dù nhỏ hay lớn đều phải
nghiên cứu tỉ mĩ trước khi làm ,khơng chấp nhận sai đâu sửa đó. Để thấy rõ tầm quan trọng
của việc làm đúng từ đầu chúng ta xét đồ thị sau:

Trang 19


Chi
phê

CHI PHÊCHÁÚ
T LỈÅÜ
NG
Sai hng
Tháú
t bả
i
Kiãø
m tra
Phng ngỉìa
Q1

Q2

Cháú
t lỉåü
ng

CÁC LOẠI CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG

Ta lấy hai mức chất lượng Q1 tương ứng với cách làm “sai đâu sửa đó” và Q2 tương
ứng với cách làm “làm đúng ngay từ đầu”. Ta thấy chi phí phịng ngừa càng cao thì chi phí
sai hỏng càng thấp làm cho tổng chi phí thấp. Taguchi một chuyên gia chất lượng người
Nhật cho rằng :”Tiêu phí một đồng cho phịng ngừa trong việc phát triển sản phẩm sẽ tiết
kiệm 10.000 đồng chi phí cho việc khắc phục sai hỏng”.
Vì thế các chuyên gia cho rằng: Đầu tư nguồn lực ngay vào giai đoạn nghiên cứu,
triển khai và cải tiến các qúa trình sẽ nâng cao được chất lượng mà lại giảm đáng kể chi phí
và chi phí quan trọng nhất cho chất lượng là chi phí cho giáo dục, đào tạo, huấn luyện con
người.
2.4 Bài học thứ tư : Quy lỗi về chất lượng kém cho người thừa hành.

Sai lầm thứ tư cho rằng, chính cơng nhân, chính những người thừa hành là người
chịu trách nhiệm về tất cả mọi vấn đề của chất lượng.
Chúng ta thường nge thấy những câu: Chất lượng là lương tâm, trách nhiệm của
người thợ, “chất lượng là nhiệm vụ của KCS”. Công nhân và KCS chỉ chịu trách nhiệm về
chất lượng trong khâu sản xuất trực tiếp. KCS chỉ có quyền loại bỏ những khuyết tật mà mà
bất lực trước những sai sót về thiết kế, thẩm định, nghiên cứu thị trường.
Ta thấy quá trình hình thành chất lượng xãy ra ở tất cả các khâu, từ khâu thiết kế sản xuất - lưu thông - sử dụng. Mà công nhân và KCS chỉ tham gia vào khâu sản xuất mà
khơng tham gia vào các khâu cịn lại do đó cơng nhân và KCS khơng phải là người chịu
trách nhiệm chính, vấn đề ở đây là người quản lý.
Kết qủa phân tích thực tế cho thấy, trên 80% những sai hỏng xét cho cùng là lỗi
người quản lý. “Những vấn đề chất lượng tốn kém nhất thường bắt nguồn từ đầu bút chì và
từ đầu dây điện thoại”.
Quy tắc 85 - 15 (80 - 20) : Theo các nhà kinh tế Mỹ các vấn đề liên quan đến chất
lượng, chỉ có 15 đến 20% lỗi là phát sinh từ người trực tiếp thi hành và công nhân, cịn 80
đến 85% là do hệ thống quản lý khơng hoàn hảo mà trách nhiệm vận hành hệ thống này thì
thuộc về ban lãnh đạo cấp cao.
Các nhà kinh tế Pháp phân định trách nhiệm:
Người
lđộng
25%
Giáo dục
25%

Lãnh đạo
50%

Trang 20


2.5.Bài học thứ năm : Chất lượng được đảm bảo do kiểm tra chặt chẽ.

Đầu thế kỷ 20, kiểm tra là hình thức quản lý chất lượng đầu tiên, khi đó hầu hết các
nhà quản lý tin tưởng rằng chất lượng sẽ được đảm bảo do kiểm tra chặc chẽ. Thực chất
chất lượng không thể tạo dựng qua công tác kiểm tra. Bản thân hoạt động kiểm tra không
thể cải tiến được chất lượng. Chất lượng cần nhập thân vào sản phẩm ngay từ bước nghiên
cứu, thiết kế đầu tiên (60-70%).
Cần lưu ý rằng, kiểm tra chất lượng không phải là cơng việc riêng của phịng kiểm
tra (KCS). Để có hiệu quả phải có sự tham gia của tất cả mọi người, tất cả các phịng ban
trong cơng ty. Hiện nay người ta cho rằng KCS là” biên chế thừa của sản xuất” vì nếu ta
làm tốt cơng tác phịng ngừa, quản lý tốt các q trình thì KCS khơng còn tác dụng.
II.CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.
1. Khái niệm quản lý chất lượng:
Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết qủa ngẫu nhiên, nó là
kết qủa của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt
được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động
quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng là khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục, thể hiện ngày
càng đầy đủ bản chất phức tạp của vấn đề chất lượng. Ngày nay quản lý chất lượng mở rộng
tới tất cả hoạt động từ sản xuất đến quản lý và dịch vụ. Điều này thể hiện qua một số định
nghĩa sau:
Theo ISO 8402: 1994 “Quản lý chất lượng là những hoạt động có chức năng quản lý
chung, nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng; bao gồm: lập chính sách
chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng”.
Theo ISO 9000: 2000 “Quản lý chất lượng là các hoạt động phối hợp với nhau để
điều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng”
* Một số lưu ý về quản lý chất lượng:
-Chất lượng được hình thành trong suốt chu trình sản phẩm, từ thiết kế - sản xuất lưu thông và sử dụng. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng phải thực hiện quản lý tồn bộ chu
trình này.
- Quản lý chất lượng phải bao gồm một hệ thống các biện pháp hướng vào chất
lượng, coi trọng phòng ngừa, cố gắng làm đúng ngay từ đầu, hạn chế sai hỏng.Tạo được sự

quan tâm của các thành viên trong tổ chức đối với vấn đề chất lượng.
- Đối tượng của quản lý chất lượng cần được hiểu không phải chỉ là chất lượng sản
phẩm mà trước hết là chất lượng con người, chất lượng cơng việc, chất lượng từng q trình
hoạt động và chất lượng của cả hệ thống quản lý.
2.Các phương thức quản lý chất lượng.
2.1.Kiểm tra chất lượng (Inspection - I) :
Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của
đối tượng và so sánh kết qủa với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc
tính.
Đặc trưng quan trọng nhất của phương thức quản lý chất lượng ở trình độ này là : chỉ
kiểm tra kết quả của quá trình nhằm phân loại và đánh giá sản phẩm và ít có tác động vào
q trình sản xuất .Mặc dù khi phát hiện được khuyết tật, đều tiến hành nghiên cứu và đề ra
các biện pháp khắc phục, nhưng không giải quyết được tận gốc rể của vấn đề. Cho đến nay
nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn xây dựng chất lượng dựa trên cơ sở kiểm tra và tăng
số lượng cán bộ KCS, những chi phí đó lớn đến mức nào và độ tin cậy đến đâu là cả một
vấn đề .

Trang 21


Như vậy, kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý
chuyện đã rồi. Ngoài ra, sản phẩm phù hợp quy định cũng chưa chắc thỏa mãn nhu cầu thị
trường, nếu như các quy định không phản ánh đúng nhu cầu. Với những lý do đó vào những
năm 20 của thế kỷ 20 người ta bắt đầu chú trọng đến việc đảm bảo ổn định chất lượng ngay
trong quá trình chế tạo ra sản phẩm. Một phương thức quản lý mới có tên gọi là kiểm soát
chất lượng ra đời thay thế cho phương thức kiểm tra.
2.2.Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) :
Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các
yêu cầu chất lượng.
Đặc điểm chung của phương thức này là : thực hiện phương châm phịng ngừa ngay

trong q trình sản xuất để thay thế cho hành động chưã bệnh trong kiểm tra trước đây. Nói
tóm lại : “muốn xây một ngơi nhà có chất lượng tốt, trước hết phải xây dựng một nền móng
vững chắc”.
Kiểm sốt chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình tạo
ra chất lượng, bao gồm:
- Kiểm sốt con người thực hiện: tất cả mọi người từ lãnh đạo cho đến nhân viên .
- Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất:có nghĩa là phương pháp và q trình
phải phù hợp, quá trình phải được lập kế hoạch và theo dõi thường xuyên.
- Kiểm soát nguyên vật liệu đầu và: nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải được lựa
chọn, nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặc chẽ trước khi nhập vào .
- Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị: thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và
được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định.
-Kiểm sốt mơi trường ánh sáng, nhiệt độ .v.v...
Kiểm sốt chất lượng khắc phục được những sai sót ngay trong qúa trình thực hiện,
hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Việc kiểm soát chất lượng
nhằm chủ yếu vào qúa trình sản xuất.
Hoạt động kiểm sốt chất lượng được tiến hành theo chu trình PDCA do tiến sĩ
Deming đưa ra:

A

P

Plan

: Kế hoạch

Do

: Thực hiện


Check : Kiểm tra
C

D

Act

: Điều chỉnh

Vịng trịn PDCA giúp chúng ta khơng ngừng cải tiến hoàn thiện và nâng cao hiệu
qủa quản lý chất lượng. Mỗi chức năng của vịng trịn có mục tiêu riêng, nhưng chúng có
tác động qua lại với nhau và vận động theo hướng phải quan tâm đến chất lượng là trước
hết, mổi giai đoạn có một tiêu chuẩn riêng công việc của nhà quản trị là phải đặc ra vấn đề
và giải quyết vấn đề đó .
2.3.Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA) :
Mặt dù kiểm soát chất lượng đã tạo được một bước ngoặc lớn trong việc nâng cao
chất lượng, tuy nhiên ở trình độ này vẫn chủ yếu đề cập đến các giải pháp trong nội bộ
người sản xuất . Nếu kiểm soát tốt, sản phẩm làm ra sẽ đúng yêu cầu thiết kế . Tuy nhiên
nếu bản thiết kế hay các yêu cầu về kỹ thuật chưa hoặc ít phù hợp với yêu cầu của người sử
dụng thì bản thân sản phẩm được xem là tốt mấy vẫn không được khách hàng chấp nhận.
Một quan điểm mới về cách làm chất lượng cần thiết phải tính đến quan hệ khách hàng nhà cung ứng, với tên gọi là đảm bảo chất lượng thay thế cho phương thức kiểm soát .

Trang 22


Đảm bảo chất lượng :Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến
hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa
đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
Theo định nghĩa đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích :đảm bảo chất lượng nội

bộ nhằm tạo lịng tin cho lãnh đạo và các thành viên, đảm bảo chất lượng với bên ngồi
nhằm tạo lịng tin cho khách hàng và những người có liên quan rằng yêu cầu chất lượng
được thoả mãn .
Trong những năm gần đây, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã xây dựng và
ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp cho các doanh nghiệp có được một mơ hình
chung về đảm bảo chất lượng.
2.4. Kiểm sốt chất lượng tồn diện (Total Quality Control - TQC) :
Ta thấy đảm bảo chất lượng nhằm tạo lòng tin cho khách hàng với nhà cung ứng trên
cơ sở những bằng chứng khách quan. Nhưng chiến lược đảm bảo chất lượng không đề cập
đến giá cả. Trong chiến lược thứ tư này các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến hệ thống
quản lý chất lượng mà còn phải tính hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẽ nhất .
Kiểm sốt chất lượng tồn diện: “Kiểm sốt chất lượng tồn diện là một hệ thống có
hiệu qủa để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến
chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động
Marketing kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép
thỏa mãn hoàn toàn khách hàng”.
Theo định nghĩa trên ta thấy có sự nỗ lực và hợp tác giữa các bộ phận ,nhằm thoả
mãn nhu cầu khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí khơng
cần thiết, chi phí khơng chất lượng .
TQC được áp dụng ở Nhật Bản có những khác biệt nhất định so với ở Mỹ. Sự khác
biệt chủ yếu là có sự tham gia của mọi thành viên trong Cơng ty. Vì thế ở Nhật nó có tên
gọi là: Kiểm sốt Chất lượng tồn Cơng ty (Company - Wide Quality Control - CWQC).
2.5. Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) :
Theo ISO 8402 : 1994: Quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý của
một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đạt
được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành
viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức
tốt nhất cho phép. Chữ “toàn diện” ở đây có nghiã là:
- Huy động tồn diện các nhân viên.

- Lập kế hoạch chất lượng và kiểm sốt từ khâu thiết kế tới mỗi qúa trình.
- Chất lượng bao gồm cả các dịch vụ đối với khách hàng.
- Khách hàng bao gồm cả khách hàng nội bộ của cơng ty.
TQM
KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG TỒN DIỆN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1920 1930
1940 1950
1960
1970
1980 1990
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Trang 23


III.HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
1.Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng:
Để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải đạt và duy trì được
chất lượng với hiệu quả kinh đem lại lòng tin trong nội bộ cũng như cho khách hàng và
những người cộng tác với doanh nghiệp về hệ thống hoạt động của mình .Muốn vậy doanh
nghiệp phải có chiến lược, mục tiêu đúng; từ đó có một chính sách hợp lý, một cơ cấu tổ
chức và nguồn lực phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả và hiệu lực. Hệ
thống này phải giúp cho doanh nghiệp liên tục cải tiến chất lượng, thoả mãn khách hàng và
những người thường xuyên cộng tác với doanh nghiệp (nhân viên, người cung ứng, xã
hội...)
Hệ thống quản lý chất lượng: là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát

một tổ chức về chất lượng.
*Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức về chất lượng
do lảnh đạo cao nhất chính thức đề ra.
*Mục tiêu chất lượng là những điều mong muốn đạt được hoặc mục tiêu hướng tới
,liên quan đến chất lượng .
*Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan ,vận hành tương tác với nhau để thực
hiện một tiêu chung.
Gồm 4 yếu tố sau:
MƠI TRƯỜNG

Đầu vào

MỤC TIÊU

Đầu ra

Q TRÌNH

Thơng tin phản hồi

HỆ THỐNG

Hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được những gì mà hai
bên đã thoả thuận. Do đó hệ thống chất lượng phải đảm bảo các yêu cầu sau :
*Xác định rõ sản phẩm và dịch vụ cùng với các quy định kỹ thuật cho các sản phẩm
đó, các quy định này phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của khách hàng .
*Các yếu tố kỹ thuật, quản trị và con người ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải
được thực hiện theo kế hoạch đã định; hướng về giảm, loại trừ và quan trọng nhất là ngăn
ngừa sự không phù hợp .
Theo nguyên tắc của quản lý chất lượng hiện đại, tồn bộ hoạt động của cơng ty

được thực hiện thơng qua các q trình. Mọi q trình đều có khách hàng, người cung ứng.
Trong mối quan hệ giữa người cung ứng, doanh nghiệp và khách hàng hình thành một chuỗi
quan hệ với các dịng thơng tin
phản hồi.
QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI CUNG CẤP, DOANH NGHIỆP VÀ KHÁCH HÀNG

Yêu cầu

Người cung cấp

Yêu cầu

Người cung cấp

Phản hồi

Người cung cấp

Phản hồi

Trang 24


Để xem xét tính hiệu lực và hiệu quả cuả hệ thống chất lượng ,người ta thường đặt ra
các câu hỏi, đối với mỗi q trình thuộc hệ thống đó, chẳn hạn như:
-Q trình có được xác định và có các thủ tục dạng văn bản để điều hành, quản lý
các q trình đó.
-Các q trình có được triển khai đầy đủ và được thực hiện như trong văn bản?
-Các q trình có mang lại kết quả như mong đợi?
2.Mục tiêu của HTQLCL.

Mục tiêu chủ yếu của quản lý chất lượng là nâng cao chất lượng, hoàn thiện chất
lượng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu. Mục tiêu này được giải quyết nhờ việc giáo dục, tạo ra
thói quen khơng ngừng cải tiến trong tất cả các thành viên của tổ chức. Thói quen cải tiến là
nhằm đạt đến sự hồn thiện.Vịng trịn PDCA giúp chúng ta khơng ngừng cải tiến, cải tiến ở
đây được hiểu theo nghĩa rộng:
Hiệu
quả

action

Plan

Check

Do

Quản lý chất lượng, quản lý chi phí và điều chỉnh số lượng, thời hạn giao hàng, tất cả
những hoạt động đó phải liên quan với nhau. Quản lýThơì
chất
lượng tồn diện là cơ sở của tồn
gian
bộ hoạt động đó. Cách tiếp cận tồn diện phải có ở bất kỳ bộ phận nào.
3. Nhiệm vụ của HTQLCL.
Chất lượng được tạo ra trong suốt qúa trình hình thành sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ
của quản lý chất lượng là phải thực hiện công tác quản lý trong tồn bộ chu trình chất lượng
(vịng chất lượng - Quality Loop), đặc biệt chú trọng đến giai đoạn nghiên cứu, thiết kế.
Nghiãn cỉïu

Thiãú
t kãú

/ xáy dỉû
ng cạc quy âënh kthû
t

thëtrỉåìng

Vnghiãn cỉïu triãø
n khai sn pháø
m

Thnh lsau
sỉídủ
ng

Khạch
hng

Làõ
p âàû
t vaỡ

Ngổồỡi

Chuỏứ
n bởvaỡtrióứ
n khai quaùtrỗnh saớn xuỏỳ
t

Ngổồỡi


tióu

cung

duỡng

ổùng

vỏỷ
n haỡnh

Cung cỏỳ
p vỏỷ
t tổkyợthuỏỷ
t

saớn
xuỏỳ
t

Họựtrồỹvaỡbaớo
trỗ kthû
t

Ngỉåìi

Sn xú
t
Kiãø
m tra, thỉínghiãû

m vxạc nháû
n

Bạn vphán phäú
i

Bao gọi vlỉu kho

VÒNG CHẤT LƯỢNG (QUALITY LOOP)

Nhiệm vụ của quản lý chất lượng toàn diện trong từng giai đoạn được xác định như sau:
* Giai đoạn đề xuất thiết kế sản phẩm: Nhiệm vụ cơ bản của TQM trong giai đoạn
này là căn cứ vào những thông tin thu được từ thị trường, phán đoán xu thế tiêu dùng của
mỗi vùng, mỗi nước để đề xuất thiết kế sản phẩm. Thiết kế ra sản phẩm vượt qúa tiêu chuẩn

Trang 25


×