Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bí quyết dạy thần đồng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.74 KB, 5 trang )

Bí quyết dạy 'thần đồng'
Cầm mấy que tăm trên tay, nhà tâm lý học Huỳnh Văn Sơn ríu rít với cậu bé Võ Minh
Tiến, 3 tuổi rưỡi, biết đọc, viết tốt: "Nào con xếp chữ M đi nào, chữ A làm sao...". Chú
nhóc vừa cười khanh khách vừa nhặt tăm tạo chữ trên bàn.
> Bỏ một triệu USD 'mua đứt' cháu bé 2 tuổi biết đọc/ Cậu bé 'triệu USD' có biểu hiện vị
kỷ
Thế nhưng chiếc máy laptop ở bàn bên cạnh đã hấp dẫn cu cậu đến độ nhóc bỏ các bài
trắc nghiệm tâm lý của Tiến sĩ Sơn, chạy ngay đến tập mở máy, nhấp chuột. Chuyên gia
cũng phải cười trừ, chiều "thần đồng", chuyển sang kiểm tra năng khiếu máy tính của chú
bé.
"Dạy trẻ có năng khiếu phát triển sớm cũng phải bình thường như bao bé khác, chuyện
học phải như một trò chơi để tạo sự hứng thú và không nhàm chán cho cháu", nhà tâm lý
Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh. Đó là lý do các bài trắc nghiệm trí thông minh IQ, năng
khiếu dành cho thần đồng của những chuyên gia tâm lý đều không nặng nề mà mang tính
giải trí vui nhộn. Bài học que tăm cũng là một trò chơi thú vị cho trẻ.
Bé Võ Minh Tiến xếp tăm thành chữ.
Ảnh: P.A.
Hầu hết gia đình có con "thần đồng" đều thú nhận không biết phải dạy con như thế nào
cho đúng cách để cháu vẫn phát triển đồng đều thể chất cũng như tinh thần, đồng thời
phát huy năng lực đặc biệt của mình. Trong khi đó, cộng đồng chưa có một tổ chức hay
chính sách giáo dục đặc biệt nào dành cho trẻ có năng khiếu bẩm sinh, nên phụ huynh các
cháu càng thêm băn khoăn.
Bà Lê Thị Tuyết Mai, mẹ cháu Tiến cho biết, gia đình không cố bắt con phải học đêm
ngày, mà tự năng khiếu bé phát triển. Theo bà Mai, cả nhà không có ai được học cao hơn
đại học, hầu hết chỉ hoàn tất lớp 12 rồi bắt đầu buôn bán kinh doanh. Năng khiếu của
Tiến là đột biến trong gia đình. Cả nhà chỉ tình cờ phát hiện ra khả năng đọc tốt của bé
khi cháu diễn giải rõ ràng nội dung câu chữ dán trên thùng hàng được gửi từ Mỹ về.
"Chúng tôi cũng bối rối lắm, không biết nên dạy cháu thế nào cho đúng cách để bé phát
huy được khả năng của mình", mẹ cháu bé nói. Cho đến giờ, bé Tiến vẫn chưa đi học
mẫu giáo, bởi theo mẹ cháu, cu cậu rất khó ăn.
Cũng vẫn chưa đi mẫu giáo như Tiến, cháu Nguyễn Hoàng Anh Duy, 4 tuổi ở Tây Ninh,


đọc được chữ tốt nhưng chưa rõ vì giọng Bắc, nói nhỏ khó nghe. Theo bố mẹ cháu, sinh
ra đến 3 tuổi, Duy vẫn chưa biết nói, ai cũng cho là bé bị câm, nhưng gia đình không tin
vì cháu vẫn nghe được bình thường. Đến một hôm cả nhà phát hiện bé đọc được nội dung
quảng cáo trong lần xem TV, từ đó cháu biết nói và đọc chữ tốt.
Chuyên gia tâm lý trắc nghiệm khả năng đọc
sớm của bé Trần Trung Tín tại nhà. Ảnh: P.A.
Theo Tiến sĩ Sơn, kiểm tra hàng chục trẻ được xem là có năng khiếu phát triển sớm thì
chỉ 1, 2 trẻ đạt yêu cầu. Phần lớn trẻ có trí nhớ tốt thường được gia đình dạy cho học
thuộc những chữ, hình ảnh nào đó. Khi được test những bài bất ngờ, cháu sẽ không hiểu
và nhà tâm lý sẽ phát hiện ra ngay năng khiếu trẻ có không phải bẩm sinh, chẳng qua là
thuộc lòng.
Mặc khác, một số trẻ phát triển sớm những khả năng bẩm sinh đặc biệt trong một giai
đoạn của cuộc sống, sau đó có thể năng khiếu dừng lại nếu không được khuyến khích dạy
dỗ. Do đó cần khuyến khích cháu học, đọc, tìm hiểu sự vật xung quanh. Bé có kỹ năng về
toán hay đọc thì cho bé học nhiều hơn môn này, nhưng không ép trẻ mà cho vừa học vừa
chơi một cách thoải mái.
Các chuyên gia ở khoa Tâm lý học Trường Đại học sư phạm TP HCM soạn nguyên một
giáo án cụ thể để trắc nghiệm trí thông minh và giáo dục trẻ thần đồng. Trong đó, muốn
test khả năng phát triển trí tuệ thực sự cho một cháu bé, nhà tâm lý phải trải qua nhiều
bước như thử các trò chơi, đọc và viết chữ, kiểm tra kỹ năng, kể cả phỏng vấn trẻ... Tuy
nhiên để trắc nghiệm thành công, các nhà tâm lý học cũng phải giữ thái độ gần gũi, thân
mật, vui chơi với trẻ "thần đồng" như những người bạn trong cuộc chơi.
Chia sẻ với ông Trần Ngọc Châu, bố cậu bé 3 tuổi biết đọc viết Trần Ngọc Châu Long ở
Long An, nhiều bạn đọc
VnExpress cũng cho rằng phụ huynh vẫn cần phải tiếp tục định
hướng giáo dục cho cháu phát triển năng khiếu, nhưng nên chú trọng hơn đến việc giúp
cháu hòa đồng với bạn bè.
Bỏ một triệu USD 'mua đứt' cháu bé 2 tuổi biết đọc
Lời đề nghị này vừa được một hãng sữa nước ngoài (giấu tên) thông qua luật sư Việt
Nam, đưa ra với gia đình bé Trần Ngọc Châu Long, 3 tuổi ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long

An. Châu Long biết đọc rành mạch, làm được toán từ tuổi lên 2.
Trao đổi với
VnExpress, ông Trần Ngọc Châu, bố cháu Long, cho biết, gia đình từ chối
đề nghị này ngay khi hãng sữa đặt vấn đề "mua đứt" cậu con trai út của mình với giá
500.000 USD. Giá này sau đó được nâng lên gấp đôi, đồng thời có thêm câu gợi ý: "Bao
giờ gia đình quyết định thì chỉ cần thông báo một dòng trên các phương tiện thông tin đại
chúng là đồng ý".

Cháu Trần Ngọc Châu Long, 3 tuổi, đếm số từ cuốn
sách toán lớp 2 của chị. Ảnh: P.A.
Theo ông Châu, gia đình bé Long vẫn đăng báo nhưng không phải chấp nhận yêu cầu của
chủ nhân lời đề nghị chưa từng có ở Việt Nam. "Cháu Long thông minh, trí nhớ tốt
nhưng ăn uống quá kém, lại bướng bỉnh khó dạy nên gia đình tôi cần nhờ cộng đồng
chung tay giúp sức như tư vấn, trao đổi kinh nghiệm...", ông Châu nói. Cũng theo người
cha, gia đình không không bao giờ chấp nhận việc nhận tiền để người ta mang con mình
đi đâu làm gì tùy ý.
Ông Châu quyết định đăng báo Mua và bán nhiều kỳ liên tiếp, tìm các nhà hảo tâm có thể
chung tay giúp gia đình ông chăm sóc, phát triển một cách đúng hướng năng lực sẵn có
của Châu Long. "Nhưng đến nay vẫn chưa có mạnh thường quân nào quan tâm, kể cả nhà
nước", bố Long cho hay.
Trưởng bộ môn tâm lý Trường Đại học sư phạm TP HCM Huỳnh Văn Sơn, sáng 15/5 đã
trực tiếp kiểm tra năng lực trí tuệ của cháu Châu Long bằng nhiều biện pháp, cũng gật
đầu: "Cháu đọc rất tốt so với tuổi của mình". Châu Long có thể đọc ro ro dòng chữ trên
bảng là "Ra mắt Câu lạc bộ thần đồng Milmax", kể cả ngày tháng năm và đọc các số
bằng tiếng Anh, luôn số hàng nghìn như 2007.
Theo thạc sĩ Sơn, thế giới đã nghiên cứu, các bé có trí thông minh phát triển sớm
thông thường chiếm tỷ lệ 0,05%. Có bé thực sự là "thần đồng", nhưng cũng không ít
cháu trở thành "gà công nghiệp", như từ dùng của ông Sơn, vì là nạn nhân sự tưởng
tượng của bố mẹ muốn con mình khác người. "Nhiều cháu bé được xem là có năng khiếu
phát triển, nhưng chỉ cần qua vài bài kiểm tra sẽ thấy rõ do bố mẹ dạy học thuộc lòng",

thạc sĩ tâm lý nhận xét.

"Để cháu viết chữ CON cho chú Sơn xem" - cháu Võ
Minh Tiến, 4 tuổi. Ảnh: P.A.
Cũng theo ông Sơn, Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến chương trình đào tạo riêng dành
cho các cháu bé có năng khiếu đặc biệt bộc lộ sớm. Ông nói rằng: "Có thể có bé thần
đồng bẩm sinh, có cháu chỉ bộc lộ trong một thời gian rồi bình thường, nhưng cái chính
là cần phát hiện và khuyến khích năng khiếu của trẻ để cháu phát triển bình thường chứ
không khác thường".
Đó cũng là lý do mà một nhóm chuyên gia tâm lý, cùng với Công ty dược phẩm Đô
Thành quyết định lập Câu lạc bộ thần đồng Milmax để tập hợp các bé có năng khiếu, khả
năng trí tuệ sớm phát triển. 4 cháu bé thành viên đầu tiên của câu lạc bộ, sau khi trải qua
các bài trắc nghiệm trí thông minh, là Nguyễn Hoàng Anh Duy 4 tuổi, Trần Ngọc Châu
Long sinh tháng 6/2004, Võ Minh Tiến sinh trước bé Long 2 tháng và cháu Trần Trung
Tín, đẻ tháng 5/2003.
Bà Lê Thị Tuyết Mai, mẹ cháu Võ Minh Tiến nói với VnExpress trong khi cậu nhóc cứ
loay hoay viết chữ vào tờ giấy, rằng bà muốn có một môi trường rèn cặp giúp con mình
phát triển thêm năng khiếu. "Gia đình tôi chỉ buôn bán, Tiến khó nuôi nên cũng chưa
được đi học", bà cho biết.

×