Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.65 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) A: Mục tiêu cần đạt: sau bài này học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ xx, những người mang trí lớn cứu nước cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin sắc son vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giọng thơ khẩu khí, tỏ chí, tỏ lòng, khoa trương, có sức lôi cuốn xúc động sâu sắc. - Tích hợp với tiếng việt ở bài ôn luyện về dấu câu, với tập làm văn ở bài thuyết minh về một thể loại văn học với lịch sử Việt Nam ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ xx. 2. Kỹ năng: Phân tích về bài thơ đường luật 3. Thái độ: Tự hào về những anh hùng dân tộc B: Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa - Sách giáo viên - Giáo án. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Vở soạn - Vở ghi C: Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức lớp: Lớp............Tổng………Vắng…….. Hoạt động 2 : Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của học sinh Hoạt động 3: Bài mới: Giới thiệu bài: Đầu thế kỷ xx những nhà chiến sĩ cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhà nho nhưng lại là những con người tiêu biểu của thời đại mới. Với khát vọng cải cách xã hội, đánh đuổi giặc thù, họ bất chấp hi sinh dù rơi vào vòng tù ngục, những con người ấy vãn xem thường hiển nguy và làm thơ bày tỏ trí khí của mình. Một trong những bài thơ thể hiện điều này là bài “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. ?Em hãy cho biết vài nét tiêu biểu về Phan Bội Châu? Trả lời GV:Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh có tài văn chương.Ông là một nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta, ông còn là nhà văn nhà thơ lớn. ? Nêu xuất sứ của văn bản? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời. Nội dung I: Tìm hiểu chung 1.Tác giả: -Phan Bội Châu(18671940)quê tỉnh Nghệ An. 2.Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác. Trích:”Ngục trung thư” Năm 1914 khi Phan.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu,sau đó gọi học sinh đọc. Nhận xét cách giọng đọc của học sinh. Lắng nghe, đọc ? Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể loại nào? Thể thơ đường luật:Thất ngôn bát cú đường luật ? Em hãy nhắc lại thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? Là thể thơ mà bài thơ gồm có tám câu mỗi câu bẩy chữ có bố cục bốn phần:Đề, thực, luận,kết ? Em hãy kể tên những bài đã học được làm theo thể thơ này? Gọi học sinh đọc hai câu thơ đầu ?Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì ?Qua biện pháp nghệ thuật đó để nói lên vấn đề gì của tác giả?. GV: Biện pháp nghệ. Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (TQ)bắt giam Đọc. Thể thơ. Trả lời: Đọc. Trả lời: Điệp từ “vẫn”để chỉ phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bản lĩnh phi thường. II: Phân tích 1. Hai câu thơ đầu(đề). Điệp từ “vẫn”để chỉ phong thái ung dung, khí phách hiên.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thuật điệp từ đã nói lên phong thái ung dung, thanh thản, một khí phách ngang tàn của người cách mạng dù sống trong hoàn cảnh ngục tù, án chém đã kề cổ vậy mà người tù cách mạng vẫn hóm hỉnh cho rằng tù ngục mà cứ như là người chủ động tìm đến để nghỉ chân, con người đã biến cái bị động thành chủ động không bao giờ để hoàn cảnh đè bẹp mình. ? Trong hai câu này giọng thơ có gì đặc biệt ?. Gọi học sinh đọc hai câu thơ này ? Chuyển sang phần thực, giọng thơ thay đổi ra sao ? ?Qua hai câu thơ, em hình dung cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu như thế nào?. ngang, bản lĩnh phi thường. Giọng thơ khẩu khí thường gặp trong thơ truyền thống 2. Hai câu thơ 3,4(Thực) Đọc Trả lời. Trả lời: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy bất trắc, gần 10 năm con người ấy không quê hương không gia đình, đi đến đâu cũng bị kẻ. - Giọng thơ suy nghĩ, trầm ngâm.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> thù săn đuổi ? Nói về cuộc đời mình tác giả có phải để than thân không? Vì sao ?. ? Qua đoạn thơ, em hiểu được tấm lòng đối với đất nước và tâm vóc của người tù cách mạng như thế nào?. Gọi học sinh đọc hai câu 5 và 6 ?Giọng thơ ở hai câu này như thế nào?. Trả lời: Nói về cuộc đời mình tác giả không phải để than thân vì đằng sau bi kịch cá nhân là nỗi đau chung của cả dân tộc. Trả lời:. -Tấm lòng yêu nước thiết tha, tầm vóc người tù cách mạng lớn lao 3. Hai câu 5,6(Luận). Đọc Trả lời. ?Qua đó thể hiện quan niệm sống của tác giả như thế nào? ? Em có nhận xét gì Trả lời về thái độ của tác giả ở đây? Trả lời GV:Hoài bão lớn lao trị nước, cứu đời. Quan niệm cuộc sống của cụ Phan thể hiện bậc anh hùng hào kiệt, dù gặp bi kịch ở mức độ nào thì ý chí, lý. -Giọng thơ khẩu khí. Thể hiện hoài bão lớn lao -Thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> tưởng cũng không bao giờ thay đổi 4.Hai câu 7,8(Kết) Gọi học sinh đọc hai Đọc câu 7,8 ? Nêu những biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ 7,8 ? Trả lời GV: Điệp từ, ngắt nhịp làm cho ý thơ thêm mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định con người còn sống là còn theo đuổi sự nghiệp chính nghĩa mà không sợ bất kỳ một thử thách nào. ? Vậy ý chính của hai câu 7, 8 là gì? Trả lời ? Vậy theo em cảm hứng bao trùm bài thơ là gì ? Trả lời. -Điệp từ, ngắt nhịp. -Niềm tin vào chính nghĩa, xem thường tù đầy Cảm hứng bao trùm toàn bài là cảm hứng lãng mạn: Niềm tin vào chính nghĩa vượt lên thực tại khắc nghiệt của ngục tù III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật. ? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ ? Trả lời: Giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. ? Nêu giá trị nội. 2. Nội dung.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> dung ? Trả lời: Thể hiện phong thái ung dung, khí phách kiên cường,bất khuất,vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù của nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hoạt động 4:Củng cố Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 148 Hoạt động 5:Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm vững nghệ thuật, nội dung của bài thơ - Soạn bài tiếp :…….. D. Rút kinh nghiệm.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>