Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.78 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VIỆT PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỢP
TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH
BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VIỆT PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Việt Phương


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tôi đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân. Với tình cảm chân thành,
cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các tập thể và cá nhân đã giúp
đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và
giúp đỡ tơi trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều
Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, đầy trách nhiệm để tơi hồn thành
luận văn.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Nơng Lâm
Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & phát triển nông thôn; Khoa sau đại học đã giúp
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Dù cố gắng rất nhiều nhưng luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế. Tơi kính mong q thầy giáo, cơ giáo, các nhà khoa học, những người
quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp
ý

kiến để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Việt Phương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................xi
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................ 4

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng.....................................4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng...............................................4
1.1.2. Phân loại tín dụng............................................................................5
1.2.

Bản chất và chức năng của tín dụng................................................6

1.2.1. Bản chất của tín dụng......................................................................6
1.2.2. Vai trị của tín dụng đối với nền kinh tế........................................10
1.2.3. Khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nơng nghiệp........13
1.3.

Cơ sở thực tiễn..............................................................................17

1.3.1. Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng của các HTXNN trên thế giới......17
1.3.2. Tình hình phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.......................................................................................20
1.3.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp nông
thôn hiện nay.................................................................................24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........30
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................30


iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................30

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................30
2.2.

Nội dung nghiên cứu.....................................................................30

2.2.1. Nội dung chính..............................................................................30
2.2.2. Nội dung cụ thể.............................................................................31
2.3.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................31

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin....................................................31
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin.........................................................32
2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin...................................................32
2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu................35

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội............................................................36
3.2.

Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nơng
nghiệp tỉnh Bắc Ninh....................................................................40


3.3.

Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa

bàn nghiên cứu..............................................................................49
3.3.1. Đặc điểm hệ thống tín dụng chính thống trên địa tỉnh Bắc Ninh . 49

3.3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống........52
3.3.3. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng.....................................63
3.3.4. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng.....................................66
3.4.

Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các hợp tác xã nông
nghiệp...........................................................................................66

3.4.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các HTX nơng
nghiệp...........................................................................................66
3.5.

Đánh giá chung hoạt động tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông

nghiệp tỉnh Bắc Ninh....................................................................73


v
3.5.1. Kết quả đạt được...........................................................................73
3.5.2. Tồn tại...........................................................................................74
3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại................................................................75
3.6.


Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hợp
tác xã nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.............................76

3.6.1. Định hướng phát triển tín dụng tỉnh Bắc Ninh..............................77
3.6.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các
HTXNN........................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................87
1. Kết luận...............................................................................................87
2. Kiến nghị.............................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................89
PHỤ LỤC...............................................................................................91


vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Agribank

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng

HTTD

: Hệ thống tín dụng

HTTDNT

: Hệ thống tín dụng nơng thơn

HTX DVNN


: Hợp Tác Xã Dịch vụ Nông Nghiệp

HTX NN

: Hợp Tác Xã Nông Nghiệp

HTX SXNN

: Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

KTTT

: Kinh tế thị trường

NNNT

: Nông Nghiệp Nông Thôn

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

: Ngân hàng nhà nước


NHTM

: Ngân hàng thương mại

PCT

: Phi chính thống

QHTPT HTX

: Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp Tác Xã

QTDND

: Qũy tín dụng nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDCT

: Tín dụng chính thống

VNEM

: Viet Nam Escuela Nueva


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3:
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:
Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:
Bảng 3.19:
Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 3.22:
Bảng 3.23:
Bảng 3.24:


Các hợp tác xã nơng nghiệp điển hình tại tỉnh Bắc Ninh . 22
Các hợp tác xã chuyên ngành điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh 22
Phân loại HTX trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018.....23
Số lượng phiếu điều tra về HTXNN................................. 32
Đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh..................................... 36
Tính hình dân số Bắc Ninh giai đoạn 2016/2018..............40
Tỷ lệ nam, nữ của HTXNN...............................................40
Tuổi trung bình của chủ HTXNN..................................... 41
Trình độ học vấn của chủ HTXNN...................................41
Kinh nghiệm quản lý của chủ HTXNN............................ 42
Ngành nghề HTX tham gia khảo sát.................................43
Tình hình sử dụng đất trung bình của HTX......................44
Bảng thống kê mối quan hệ trong xã hội của HTX..........45
Bảng tổng hợp nhu cầu vốn của các HTX theo nguồn điều
tra 2018.............................................................................46
Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho HTX..........46
Lãi suất vay....................................................................... 48
Thời hạn vay và số tiền muốn vay trung bình...................48
Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thống...............51
Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng -2018 . 53
Lãi suất cho vay và huy động của Agribank tỉnh Bắc
Ninh.................................................................................. 58
Tình hình cho vay các HTXNN của QTDND...................59
Diễn biến lãi suất cho vay của QTDND Bắc Ninh...........60
Tình hình cho vay theo ngành của Ngân hàng Chính sách
xã hội................................................................................ 62
Lãi suất cho vay của NHCSXH........................................ 62
Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng.........................63

Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho
vay.....................................................................................68
Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các
HTXNN............................................................................ 70
Kết quả về khoản vay HTX nhận được tại các TCTDCT 71


viii
Bảng 3.25:

Đặc điểm của khoản vay, mục đích sử dụng và nguồn cung

cấp

71


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Biểu đồ tình hình sử dụng vốn huy động và hoạt động cho

vay
Hình 3.2:

54

Sơ đồ quy trình cho vay của Agribank chi nhánh Bắc
Ninh 56


Hình 3.3:

Sơ đồ quy trình cho vay của QTDND.................................58

Hình 3.4:

Sơ đồ quy trình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội . 60

Hình 3.5:

Biểu đồ tỷ lệ dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ qua các năm của 3

TCTD
Hình 3.6:

Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống

với các HTXNN
Hình 3.7:

65
67

Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thơng tin vốn vay của hộ nông

dân

67



x


xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Mục đích nghiên cứu
-

Đánh giá thực trạng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các

hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh.
-

Chỉ ra những khó khăn và vướng mắc, đồng thời chỉ ra mối quan hệ

giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các tổ chức tín dụng trong hệ thống tín
dụng, từ đó cho thấy sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
của các hợp tác xã nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
-

Đề tài có thể là định hướng nhằm nâng cao năng lực tiếp cận nguồn

vốn tín dụng của các hợp tác xã nơng nghiệp
-

Đề xuất các giải pháp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các


hợp tác xã nông nghiệp tại Bắc Ninh.
2.

Phương pháp nghiên cứu.

2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1. Số liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là những dữ liệu thứ
cấp thông qua các nguồn sau:
-

Từ các tài liệu, cơng trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội

thảo, kỷ yếu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài của luận văn.
-

Các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới hoạt

động tiếp cận tín dụng của HTXNN.
-

Số liệu thứ cấp do các HTXNN, NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

cung cấp.
-

Thông tin thu thập từ một số website chính thống.

2.1.2. Số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:

-

Đối tượng điều tra


xii
Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn chúng tôi xác định số
HTXNN cần điều tra là 90, điều tra 30 HTXNN một cách ngẫu nhiên không
phân biệt là HTXNN đó đã được vay vốn hay chưa ở các tổ chức tín dụng.
Trong số các HTNN này chia làm 3 loại HTXNN (khá, trung bình và kém).
2.1.3. Phương pháp xử lý thơng tin
Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông
tin này có tác dụng, cần phải sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi
thơng tin được sắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân
tích đánh giá một cách hiệu quả nhất.
Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu
và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu
nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thơng qua tiện ích của phần
mềm Excell.
2.1.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
2.1.5. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp mơ tả tồn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số
liệu đã được tính tốn. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử
dụng số bình qn, tần suất phân tích mức độ các nguồn tín dụng và sự tiếp
cận của HTXNN với các nguồn tín dụng.
2.1.6. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác
định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương
pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng

thay đổi qua các năm.
Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay:
-

Số lượng và tỷ lệ hợp tác xã được vay theo mục đích cho vay (= Tổng số

được vay/Tổng số mẫu điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hợp tác xã


xiii
được vay vốn, từ đó tìm hiểu ngun nhân dẫn đến số hợp tác xã được vay lại
cao hoặc thấp.
- Số tiền bình quân một hợp tác xã vay theo mục đích vay = Tổng lượng vốn vay.

Tổng số được vay

Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình qn mà mỗi hợp tác xã được vay là cao hay
thấp, từ đó tìm ra ngun nhân tại sao số vốn bình quân một hộ được vay lại
cao hoặc thấp.
-

Lãi suất và thời hạn cho vay.

-

Quy trình cho vay.

*


Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình được vay vốn tín

dụng: - Tình hình phát triển của các hợp tác xã.
- Nhu cầu các hợp tác xã trong vấn đề vay
vốn. - Một số khó khăn của hợp tác xã.
- Một số nguyện vọng của hợp tác xã.
- Phản hồi của hợp tác xã về thủ tục vay vốn.
*
-

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn tín dụng:
Tỷ lệ số hợp tác xã được vay bằng tổng số được vay/Tổng số mẫu

điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hợp tác xã được vay vốn, từ đó
tìm hiểu ngun nhân dẫn đến số hợp tác xã được vay cao hay thấp.
-

Tỷ lệ số hợp tác xã hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay/số mẫu điều

tra. Chỉ tiêu này phản ánh sự hiểu biết của hợp tác xã về các tổ chức tín dụng
chính thống như thế nào. Từ đó tìm được ngun nhân từ phía hợp tác xã biết
rõ quyền lợi của mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đưa ra các giải
pháp cụ thể nhằm giúp các họ tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn này.
-

Tỷ lệ số hợp tác xã có đủ điều kiện được vay/số mẫu điều tra. Chỉ tiêu

này cho biết xem số hợp tác xã có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, để từ đó xem
xét sự khó khăn khi tiếp cận của họ đối với nguồn vốn tín dụng chính thống.

-

Tỷ lệ hợp tác xã vay vốn/số hợp tác xã có nhu cầu vay vốn. Chỉ tiêu

này phản ánh số HTX có đủ điều kiện để được vay vốn so với số HTX có nhu
cầu vay vốn. Từ đó tìm ra ngun nhân tại sao số HTX có nhu cầu vay vốn
mà không được vay.


xiv
-

Tỷ lệ số HTX được vay vốn/số HTX làm đơn xin vay: Chỉ tiêu này

phản ảnh các điều kiện của HTX có thể được vay vốn hay khơng. Từ đó tìm ra
nguyên nhân tại sao các HTX đã làm đơn mà lại không được vay vốn.
3.

Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những khó khăn tiếp cận nguồn vốn TDCT

của HTX NN Tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố như sau:
+

Nhóm nhân tố đặc điểm của HTXNN: Bao gồm các nhân tố trình độ,

địa vị xã hội, thu nhập, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp,
mục đích vay của HTX NN.
+


Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng: Bao gồm lãi suất cho vay,

thủ tục vay và thời hạn vay.
+

Nhóm nhân tố Chính sách Nhà nước: Bao gồm các chính sách hỗ trợ

lãi suất.
- Các chính sách chưa bám sát thực tiễn.Vẫn cịn nhiều thiếu sót trong
việc hỗ trợ việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của HTX NN.
4.

Kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm và nội hàm của tiếp cận

tín dụng của HTXNN qua hai khía cạnh, đó là cung ứng tín dụng của NHTM
và tiếp cận tín dụng của HTXNN. Ngồi ra, luận văn đã nghiên cứu cơ sở
thực tiễn về hoạt động tiếp cận tín dụng của HTXNN tại một số quốc gia trên
thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và cho tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn đã thu thập thông tin, khảo sát thực tế và phân tích thực trạng
tiếp cận tín dụng của HTXNN tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2018
trong đó chỉ rõ:
Hiện nay, khả năng tiếp cận tín dụng chính thống của các HTXNN đã
được cải thiện khá nhiều.
Tuy nhiên, trong q trình tiếp cận tín dụng chính thống tại các TCTD
trên địa bàn tỉnh, vẫn còn một số những hạn chế như các nguồn tín dụng chưa
đáp ứng được nhu cầu của HTXNN về mức lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay
còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các HTXNN.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh
tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành
tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện
cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương 7 đã khẳng
định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa có vai trị cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở
để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Sự phát triển của kinh tế nơng thơn
đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và q trình phát triển
này đã và đang có sự hỗ trợ khơng nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời
sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở
vùng nơng thơn. Nhiều vùng nơng thơn vẫn cịn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn
chế về nhiều mặt trong nền kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động
tập trung vào q trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông
dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn
vốn tín dụng thì vẫn cịn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất
phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một
bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt
ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã
và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nơng thơn vẫn
ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng
lưới tài chính cịn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Những quy định
mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn,
nhưng vẫn bất cập.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ, nằm trong vùng kinh tế Thủ

đơ. Có điều kiện và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế


2
nông nghiệp. Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương trên cả nước thì vấn đề
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các hợp tác xã nơng nghiệp vẫn còn nhiều bất
cập. Mặc dù hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tổ chức tín dụng như NHNN &
PTNT, NH CS - XH, các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ phát
triển hợp tác xã, các tổ chức tín dụng… nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn
của người dân, các hoạt động tín dụng đang gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và
từ phía người dân. Kinh tế của tỉnh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, song song
với quá trình đơ thị hóa. Chính vì thế, nhu cầu về vốn cho các hợp tác xã nông
nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng cao. Nhiều ngân hàng thương mại vẫn
dễ dàng hơn khi cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp lớn, các công ty
và các cá nhân có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, những hợp tác xã nông nghiệp,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ lại gặp khó khăn trong vay vốn, khiến người đi
vay nản trí và nghĩ cách xoay sở bằng các nguồn vốn khác, điều này làm mất cân
đối hệ thống tín dụng chính thống tại Bắc Ninh.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các hợp tác xã
nơng nghiệp, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức
tín dụng cần phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông
nghiệp phát triển nông thôn. Những vấn đề đặt ra như: Ai là người nhận được
khoản vay? Lượng vốn vay nhận được có đúng như kỳ vọng của các HTXNN
hay khơng? Quy trình, thủ tục vay như thế nào? Làm thế nào để vốn tín dụng
có thể đến được với HTXNN ngày càng nhiều?
Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng và khả năng tiếp cận
nguồn vốn của người dân và các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn, tôi chọn
đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng
của các hợp tác xã nơng nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về

tiếp cận tín dụng của các HTXNN.


3
-

Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của các HTXNN trong

tỉnh Bắc Ninh.
-

Phân tích những tồn tại/hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín

dụng của các HTXNN.
-

Đưa ra các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng của các HTXNN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất - kinh doanh
của các HTXNN.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài chỉ ra mối quan hệ giữa các hợp tác xã nơng nghiệp với các tổ

chức tín dụng trong hệ thống tín dụng, từ đó cho thấy sự khác biệt về khả
năng tiếp cận vốn tín dụng của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề tài
có thể là cơ sở để có những định hướng nhằm nâng cao năng lực tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của các HTXNN, đồng thời làm cơ sở cho việc quy hoạch
và sắp xếp mạng lưới hệ thống tín dụng nơng thơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
vay vốn của các tổ chức, cá nhân, các hợp tác xã nông nghiệp. Kết quả nghiên
cứu còn làm cơ sở cho nhưng nghiên cứu tiếp theo về thị trường tín dụng
nơng thơn tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín
dụng * Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan
hệ vay mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật
theo những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải
trả cho người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế
tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu
hiện như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm
sự hồn trả. Chính sự hồn trả là đặc trung thuộc bản chất của tín dụng, là dấu
ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác [2].
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba ngun tắc:
có hồn trả, có thời hạn và có đền bù.

Đối tượng của tín dụng là vốn vay, là tư bản “lưu động” ở dạng thể lý
(hàng hóa, vật tư) hay dạng tài chính (tiền giao dịch, tiền tín dụng) được sử
dụng với mục đích tạo lãi. Chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và
tổ chức hợp pháp đóng vai trị đi vay hoặc bên cho vay.
Tóm lại, tín dụng khơng chỉ là một hình thức vận động của tiền tệ (vốn
vay), bên cạnh đó còn là một loại quan hệ xã hội, trước hết dựa vào lịng tin. Khi
một tổ chức tín dụng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, trước hết là họ tin
tưởng khách hàng có khả năng trả nợ món nợ đó. Tín dụng từ xa xưa dựa vào
lịng tin là chủ yếu, ngày nay nó được pháp luật bảo trợ. Tín dụng biểu hiện các
mối liên hệ kinh tế gắn liền với các quá trình phân phối lại vốn tiền tệ theo
nguyên tắc hoàn trả. Cơ sở vật chất tín dụng là tiền tệ và hàng hóa [2].


5
*

Đặc điểm của tín dụng

-

Chủ thể thay đổi quyền sử dụng mà khơng thay đổi quyền sở hữu vốn

tín dụng.
-

Thời gian tín dụng được xác định do thỏa thuận người cho vay và người

đi vay vốn.
-


Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình

thức lợi tức [7].
* Khái niệm tín dụng nơng thơn
Tín dụng nơng thơn là bất cứ loại chương trình tiết kiệm và cho vay,
nhằm mục đích tác động đến một số cư dân nơng thơn. Tùy theo tính chất của
tín dụng nơng thơn, kế hoạch tín dụng có thể tập trung vào việc cung tín dụng,
đảm bảo mua sắm trang thiết bị mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi,
đổi mới hoặc cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn [18].


nhiều nước, tín dụng nơng thơn được mở rộng dưới sự bảo trợ của

chương trình chính phủ. Thơng thường, các chương trình này tập trung vào việc

tăng cường các nổ lực của nông nghiệp trong nước cũng như một phương tiện
nhằm củng cố nền kinh tế. Với tài trợ của chính phủ, nơng dân và chủ trang
trại thường xun có được nguồn vốn để duy trì sản xuất của họ, sau đó hồn
trả khoản vay khi vật ni và cây trồng được bán. Tín dụng được mở rộng
như một phương tiện của việc giữ cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu,
bằng cách đảm bảo một phần trăm nhất định của cây trồng và các sản phẩm
nông nghiệp khác được sản xuất trong nước [7].
1.1.2. Phân loại tín dụng
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy vào góc độ xem xét,
tuy vậy cách phân loại dựa theo thời gian, mục đích, tính chất và nguồn gốc
cung cấp tín dụng là những cách phân loại tín dụng phổ biến nhất đặc biệt là
trong tín dụng nơng thơn.


6

+ Phân loại theo thời gian tín dụng: Có 3 loại:
-

Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng <1 năm.

-

Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 đến 5 năm.

-

Tín dụng dài hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng >5 năm.

+ Phân loại tín dụng theo biểu hiện vốn vay:
-

Tín dụng bằng tiền

-

Tín dụng bằng hiện vật

+ Phân loại tín dụng theo phương diện tổ chức pháp luật:
- Tín dụng chính thức: Là các tổ chức tài chính, tín dụng có đăng ký
hoạt động cơng khai theo pháp luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp
chính quyền nhà nước. Tín dụng chính thức giữ vai trị chủ đạo trong hệ thống
tín dụng quốc gia.
- Tín dụng khơng chính thức: Là các tổ chức tín dụng năm ngồi các đối
tượng chính thức nói trên, hoạt động của nó khơng chịu sự quản lý và kiểm sốt
của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng nhưng vẫn có nguyên

tắc nhất định giữa những người đi vay và người cho vay để tránh rủi ro.
+
-

Các giai đoạn của một nghiệp vụ tín dụng:
Giai đoạn cấp tín dụng: Là giai đoạn mà bên cho vay chuyển giá trị tín

dụng cho bên đi vay.
-

Giai đoạn ưu đãi: Là giai đoạn bên đi vay được sử dụng toàn bộ giá trị

vốn vay như tài sản của mình.
-

Giai đoạn hoàn trả: Là giai đoạn vốn gốc và tiền mặt được hoàn trả

cho bên cho vay.
1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng
1.2.1. Bản chất của tín dụng
Về mặt hình thức, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn
nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng


7
phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi
ra này được gọi là lợi tức tín dụng [3].
Hoạt động tín dụng đã xuất hiện từ thời kỳ cuối của xã hội cộng sản khi xã
hội có phân cơng lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa với hình thức sơ khai là

hoạt động cho vay nặng lãi. Do lực lượng sản xuất phát triển, chế độ tư hữu ra
đời đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ công xã. Người giàu tập
trung trong tay của cải và tiền tệ, người nghèo vì thiếu tư liệu sản xuất và tư liệu
sinh hoạt nên phải đi vay người giàu và chịu lãi nặng. Cho vay nặng lãi là hình
thức đặc biệt trong lịch sử của tín dụng, đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ và
chế độ phong kiến và các quan hệ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển.

Cho vay nặng lãi thích ứng với nền sản xuất nhỏ. Trong điều kiện này,
người cho vay nặng lãi chiếm hầu hết sản phẩm thặng dư của người nông dân
và thợ thủ cơng dưới hình thức lợi tức. Vì thế tín dụng nặng lãi làm bần cùng
hóa phạm vi rộng lớn những người sản xuất nhỏ và góp phần làm xuất hiện
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, khi phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển, việc cho vay nặng lãi đã trở thành chướng ngại cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vì lợi tức tín dụng q cao và vì vậy dần bị
đẩy lùi. Chủ nghĩa tư bản chống nạn cho vay nặng lãi thông qua những luật lệ
của nhà nước tư bản và những điều răn đe cấm hoặc kết tội của nhà thờ,
nhưng chủ yếu bằng những biện pháp kinh tế như lập ra các ngân hàng, xây
dựng chế độ tín dụng tư bản chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền phản ánh quan hệ cung cầu và quy
luật giá trị. Mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa. Mỗi chủ thể tham gia nền
kinh tế đều cần nguồn vốn để hoạt động trên thị trường hoặc nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình. Tuy nhiên nguồn vốn tự có thường khơng đủ, trong khi đó, ở một
nơi khác lại có người đang có vốn nhàn rỗi. Sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế
giúp các khoản vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, giúp cho
người thừa vốn sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình sao


8
cho có lợi nhất, đồng thời người thiếu vốn tìm cách bù đắp được sự thiếu hụt
vốn của mình với chi phí thấp nhất. Vì vậy, tín dụng trở thành một yếu tố

quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội loài người đi tới văn minh thịnh vượng
trong nền kinh tế thị trường dựa trên nền sản xuất lớn hiện đại.
Ẩn dưới sự di chuyển các luồng vốn tạm thời từ người có vốn và người
cần vốn là quan hệ vay mượn. Hay nói rõ hơn, bản chất của tín dụng là quan
hệ vay mượn giữa người cho vay và người đi vay. Họ là những người khác
nhau trong nền kinh tế, gặp nhau ở điểm cân bằng giữa nhu cầu vay vốn tiền
tệ và khả năng đáp ứng nhu cầu này theo những tổ chức của pháp luật và
những nguyên tắc tín dụng tương ứng.
Vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hóa. Q
trình vận động của vốn tín dụng có thể được khái quát qua ba giai đoạn sau:
*

Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai

đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho
vay sang đi vay. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa
(giao ngay) thơng thường. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì giá trị chỉ thay
đổi hình thái tồn tại. Người bán nhượng đi giá trị hàng hóa, nhưng lại nhận lại
giá trị tiền tệ. Người mua nhượng đi giá trị tiền tệ nhưng nhận lại giá trị hàng
hóa. Cịn trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một
bên nhượng đi giá trị mà thơi.
*

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau

khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị
đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn được sử dụng
trực tiếp nếu vay bằng hàng hóa; hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa
nếu vay bằng tiền để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi
vay. Tuy nhiên, người đi vay khơng có tồn quyền sở hữu giá trị đó, mà chỉ

được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.


×