Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

On thi HSG Van lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.15 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN CHO HỌC SINH</b>


<b>GIỎI VĂN ĐỘI TUYỂN THI QUỐC GIA</b>



<b>PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Là giáo viên, chắc hẳn ai cũng mong muốn mình được dạy những học
sinh giỏi, có niềm đam mê vói mơn học. Đó vừa là niềm vinh dự nhưng cũng là
thách thức đối với người thầy. Bởi dạy học sinh giỏi, trực tiếp hướng dẫn những
học trò chăm ngoan, người thầy ngoài kiến thức, kinh nghiệm, tâm huyết cịn
phải học tập khơng ngừng, phải ln học hỏi nâng cao tay nghề.


Đã từng là giáo viên, sau này là chuyên viên rồi Phó trưởng phịng
GDTrH, tơi có vinh dự nhiều năm tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển học
sinh giỏi thi vịng Quốc gia và cũng có nhiều thế hệ học sinh đạt giải cao (giải
Ba, giải Nhì), có nhiều em sau này đã trở thành đồng nghiệp, tôi luôn trăn trở
làm thế nào để có thể rèn kĩ năng làm văn cho học sinh đội tuyển giỏi văn thi
Quốc gia. Thấy được tầm quan trọng đó, tơi quyết định chọn đề tài "Kinh
<i><b>nghiệm rèn kĩ năng làm văn cho học sinh giỏi văn</b></i>" để nghiên cứu, với hi
vọng góp phần nhỏ cơng sức của mình vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn thi
học sinh giỏi vòng Quốc gia cho tỉnh Cà Mau.


<b>PHẦN II. NỘI DUNG</b>
<b>I. Cơ sở lí luận</b>


Dạy và học văn - kĩ năng làm văn.


Phương pháp dạy học dạy học môn Ngữ văn.
Đổi mới phương pháp dạy học.


<b>II. Thực trạng công tác dạy học sinh giỏi văn thi học sinh giỏi quốc</b>
<b>gia ở Cà Mau</b>



<i><b>1. Thuận lợi:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Hằng năm, Sở GD&ĐT đều tổ chức tốt công tác thi học sinh giỏi, cũng
như thi chọn đội tuyển để chọn những em xuất sắc nhất bồi dưỡng, tập huấn dự
thi vịng Quốc gia.


- Cơng tác bồi dưỡng, tập huấn học sinh tham gia thi vòng Quốc gia ở
tỉnh Cà Mau luôn nhận được sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT (học
sinh được học tập trung tại trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển).


- Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng có chun mơn vững vàng, tâm huyết
với công việc bồi dưỡng, tập huấn học sinh giỏi.


<i><b>2. Khó khăn</b></i>


- Học sinh có năng khiếu mơn Ngữ văn nhưng còn phân tán thời gian và
tư tưởng cho việc luyện thi đại học nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng.


- Việc phát hiện và chọn học sinh giỏi còn nhiều bất cập (học sinh được
chọn vào đội tuyển có nhiều em là học sinh 11) trình độ học sinh khơng đồng
đều nên gây khó khăn trong việc rèn kĩ năng làm văn.


- Học sinh ít được tiếp xúc với đề thi và đáp án thi vòng Quốc gia của Bộ
GD&ĐT nên kĩ năng nhận diện bản chất đề còn yếu.


- Thời gian dạy bồi dưỡng quá ngắn (chỉ trên dưới 4 tuần) nên việc rèn
luyện kĩ năng chưa thật sự được chú trọng hoặc có quan tâm nhưng chưa sâu.


<b>II. Biện pháp rèn kĩ năng làm văn cho học sinh giỏi văn</b>



Căn cứ vào đối tượng học sinh (học sinh được chọn vào đội tuyển là học
sinh 11 hay 12, học sinh trường chuyên hay trường huyện); căn cứ vào những
u cầu cơ bản có tính ổn định và những đổi mới của kì thi học sinh giỏi Quốc
gia; căn cứ vào quỹ thời gian cho phép để có kế hoạch thật cụ thể rèn luyện kĩ
năng cho học sinh.


Thời gian tập huấn cho học sinh ngắn nên chủ yếu xoáy vào hai yêu cầu
trọng tâm: củng cố và nâng cao trình độ vận dụng các kĩ năng làm văn cho học
sinh; rà soát lại các kiến thức cơ bản về văn học bao gồm: kiến thức về tác
phẩm văn học cụ thể; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức về lí luận văn học
và cách làm bài văn nghị luận xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Nhận thức đề,
- Lập dàn ý sơ lược,
- Viết thành văn.


Để đạt những nội dung và u cầu đó, tơi đã tiến hành các bước rèn kĩ
năng như sau:


<i><b>1. Thầy ra đề một cách công phu</b></i>


Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đã giúp bản thân tơi có
được nhận thức thấm thía: Việc ra đề là một trong những khâu quan trọng đầu
tiên của quá trình kiểm tra, đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi. Đề đúng và hay
sẽ phân hóa được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh,
điểm yếu của mỗi học sinh để đánh giá khách quan, chính xác, cơng bằng năng
lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh; đồng thời, tạo được nguồn sức mạnh tinh
thần cho học sinh khi biết được năng lực của mình, tự tin và có hướng phấn đấu
cụ thể.



Ngược lại đề thi thiếu chính xác sẽ khơng phát huy được sở trường của
học sinh giỏi, chẳng những không đánh giá chính xác về năng lực của học sinh
mà cịn khiến học sinh hoang mang, thậm chí mất hứng thú học tập. Như thế
tồn bộ q trình rèn luyện kĩ năng sẽ trở nên vô nghĩa.


Đề chọn luyện đội tuyển Quốc gia phải bao quát được kiến thức cơ bản
thuộc các phân môn, vừa đánh giá độ bền vững của kiến thức cơ bản, vừa tạo
điều kiện học sinh được phát huy năng lực sáng tạo của mình ở các mặt: Nhận
diện đúng và trúng bản chất của đề; khoanh vùng được giới hạn và phạm vi
kiến thức cần huy động; đề xuất luận điểm; phát triển ý và tổ chức ý; cảm thụ
tác phẩm; khái quát; tổng hợp,...


Thông thường với đội tuyển Quốc gia, ở Nghị luận văn học, tôi quan tâm
tới các dạng đề sau:


<i>a. Đề kiểm tra khả năng cảm thụ của một tác phẩm văn học cụ thể</i> (dạng
đề này gắn với những tác phẩm có ngay trong chương trình học). Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Sức hấp dẫn của truyện ngắn <i>Vợ nhặt</i> của Kim Lân


Qua dạng đề này, chúng ta có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của học
sinh về tác phẩm; nắm hệ thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái quát giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm; năng lực lựa chọn và cảm thụ tác phẩm nghệ
thuật ở nhiều cấp độ khác nhau: Chỉnh thể tác phẩm - Hình tượng - Chi tiết,
hình ảnh, ngơn ngữ,...


<i>b. Đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm</i>


Dạng đề này phải bao quát được những vấn đề lí luận văn học cơ bản và


thường yêu cầu học sinh phải soi sáng vấn đề lí luận văn học đó bằng sự cảm
thụ tác phẩm văn học cụ thể (tác phẩm do học sinh tự chọn hoặc do giáo viên ấn
định thuộc chương trình). Ví dụ:


+ Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: " Tác phẩm văn học lớn, hấp dẫn
người ta bởi cách nhìn mới, tình cảm mới, về những việc, những điều mà ai
cũng biết cả rồi" (trích <i>Nhà văn nói về tác phẩm</i> - NXB Văn học 1998 - trang
260).


Anh chị hãy bình luận câu nói trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác
phẩm văn học mà anh chị cho là lớn.


+ Bàn về thơ Xuân Diệu có ý kiến : "Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm
xúc".


Anh chị hãy giải thích ý kiến trên và thơng qua việc phân tích bài thơ <i>Vội</i>
<i>vàng </i>của Xuân Diệu hoặc <i>Sóng</i> của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ.


Với dạng đề này chúng ta có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh về
những vấn đề lí luận cơ bản: Đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách
nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng văn học, các
mối quan hệ trong văn học, vai trò và tác dụng của văn học đối với đời sống.
Đồng thời, củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học
với việc cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Qua lí luận văn học, học
sinh có căn cứ khoa học để đánh giá tác phẩm; qua tác phẩm, học sinh hiểu và
biết khái quát nâng cao thành những vấn đề lí luận văn học cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Với loại đề này, tôi tập trung chú ý các vấn đề văn học sử cơ bản về một
giai đoạn văn học, một khuynh hướng văn học, một tác gia văn học, một tác
phẩm văn học. Ví dụ:



+ Sự trùng hợp tuyệt đẹp giữa Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh qua cuộc đời
và sự nghiệp.


+ Sức sống ngịi bút Nam Cao qua truyện ngắn <i>Chí Phèo</i>.


+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975.


+ Sự chuyển hóa từ cảm hứng từ cảm hứng trữ tình - đạo đức sang cảm
hứng trữ tình - yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.


<i>d. Đề rèn thao tác so sánh văn học</i>


Đây là một trong những dạng đề khó vì vậy học sinh có cơ hội phát huy
những sở trường riêng, bộc lộ năng lực làm văn của một học sinh giỏi. Giải
quyết dạng đề này đòi hỏi học sinh khơng chỉ có năng lực cảm thụ sâu tác phẩm
văn học mà cịn phải có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng và tư duy phân tích
-khái quát tốt.


Chúng ta có thể cho học sinh so sánh các tác phẩm có cùng đề tài, cảm
hứng, hình tượng trong một khuynh hướng văn học, một giai đoạn văn học, một
tác giả hoặc khác giai đoạn, khuynh hướng, tác giả. Ví dụ:


+ Phân tích cảm hướng nhân đạo qua hai tác phẩm <i>Vợ nhặt</i> của Kim Lân
và <i>Một đám cưới</i> của Nam Cao.


+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa <i>Thu Vịnh</i> của Nguyễn
Khuyến và <i>Đây mùa thu tới</i> của Xuân Diệu.



+ Phân tích đặc sắc riêng trong cảm hứng về đất nước trong bài thơ <i>Đất</i>
<i>nước</i> của Nguyễn Đình Thi và chương V <i>Đất nước</i> trích <i>Mặt đường khát vọng</i>


của Nguyễn Khoa Điềm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Với nghị luận xã hội, tôi quan tâm tới dạng đề yêu cầu học sinh giải
quyết một vấn đề nhưng có hai mặt vừa thống nhất vừa khác biệt và bổ sung
cho nhau. Ví dụ:


+ Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nó giúp
ta nhận thức về tự nhiên, xã hội và những suy nghĩ liên tưởng về nhân sinh.


Anh (chị) hãy viết một bài nghị luận về chủ đề: “Bước đi và dừng lại”.
+ Có người cho rằng: <i>Để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần</i>
<i>phải biết lãng quên những sai lầm, thất bại trong quá khứ</i>; nhưng cũng có
người cho rằng: <i>Kí ức là một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa</i>
<i>quá khứ và hiện tại.</i>


Hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.


+ Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về ý kiến sau:


<i>Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái mà nó</i>
<i>cho đi. </i>


<i><b>2 Tập trung rèn kĩ năng nhận diện bản chất đề thi học sinh giỏi</b></i>


Đến vòng thi học sinh giỏi Quốc gia thử thách đầu tiên các em phải vượt
qua là phải biết phân tích đúng và trúng đề. Bởi lẽ cái khó của đề thi ở cấp này
nằm ngay trong cách diễn đạt các yêu cầu của đề.



Trong thời gian bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển Quốc gia, tôi thấy cần cho
các em làm quen với tất cả các dạng đề. Song đặc biệt chú ý dạng đề có cách
diễn đạt dễ gây ngộ nhận cho học sinh về bản chất đề.


Ví dụ: Ở đề bài " Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn
lửa đốt cháy, sưởi ấm, soi sáng. Nhà thơ chân chính là người dù khơng muốn và
phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy mình lên và đốt cháy những người khác" (Lep
Tônxtôi). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Có thể chọn những đề có thể bao quát kiến thức ở diện rộng, những đề có
thể gây cho học sinh cảm giác ngợp bởi kiến thức, lúng túng trọng việc lựa chọn
kiến thức. Nhờ thế chúng ta có thể đánh giá việc vận dụng và huy động kiến
thức của học sinh (Chọn kiến thức cơ bản nào? Diện kiến thức cần huy động?
Mức độ huy động các đơn vị kiến thức đến đâu?). Ví dụ:


Bàn về văn học, Pautơpxki cho rằng: "Văn chương ra đời để khám phá
những bí ẩn của tâm hồn". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình
luận và làm sáng tỏ bằng những hiểu biết của bản thân về văn học?


Ở đề này, năng lực của học sinh sẽ được bộc lộ rõ trong việc xác định
kiến thức cần huy động. (Văn học Việt Nam: Chọn văn học thuộc bộ phận nào?
Giai đoạn nào? Tập trung sâu hơn vào tác phẩm nào, tác giả nào? Liên hệ văn
học nước ngoài: Chọn tác phẩm nào? Của ai?)


Việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố, hệ thống lại. Bởi muốn
giải quyết chặt chẽ, thấu đáo bản chất đề thi Quốc gia, dù đề có yêu cầu hay
không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau: Giải
thích - Phân tích - Chứng minh - Bình luận - So sánh...



Điều cần chốt lại cho học sinh là xác định thao tác nào là chính, thao tác
nào là hỗ trợ. Nắm chắc được yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở xây dựng hệ
thống luận điểm hợp lí và khoa học trong bài viết. Thơng thường, luận điểm
chính của bài viết đi đơi với những thao tác chính. Đây cũng là trọng tâm của
bài viết. Những thao tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ sung giúp cho
nội dung bài viết hoàn chỉnh, trọn vẹn.


Chẳng hạn: Với yêu cầu bài bình luận, học sinh sẽ phải vận dụng thao tác
giải thích khái niệm, những cách diễn đạt hình ảnh có trong đề bài. Đó là thao
tác hỗ trợ, ý trong phần giải thích chỉ là ý phụ. Thao tác chính học sinh phải huy
động là bình luận. Những luận điểm thuộc phần bình luận là trọng tâm của bài.


Trong bước này, sau khi nhận thức đề, tôi thường yêu cầu các em viết
thành phần mở - kết bài của những đề đã được luyện kĩ năng phân tích đề và
nêu rõ hướng làm sáng tỏ nội dung bằng hệ thống câu hỏi ở nhà.


<i><b>3. Rèn kĩ năng lập dàn ý</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cho học sinh lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu:


- Đề xuất được hệ thống luận điểm cơ bản sẽ triển khai trong bài viết;
- Xác định được mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi
luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của đề bài;


- Sắp xếp luận điểm theo một trình tự chặt chẽ và khoa học...


Để giúp học sinh thực hiện yêu cầu này, tôi thường hướng dẫn các em đặt
hệ thống câu hỏi:


- Câu hỏi tìm luận điểm: Vấn đề cần giải quyết có thể được triển khai ở


những khía cạnh, phương diện nào?


- Câu hỏi xác định quan hệ và vai trò của luận điểm: Những khía cạnh,
phương diện ấy quan hệ với nhau như thế nào? Phương diện nào thể hiện tập
trung rõ nét các yêu cầu trọng tâm của đề?


- Câu hỏi sắp xếp luận điểm: Các khía cạnh của nội dung cần nghị luận
được trình bày như thế nào là tối ưu nhất?


Những nội dung này, học sinh được suy nghĩ và chuẩn bị trong khoảng 30
phút. Sau đó, mỗi học sinh sẽ trình bày phần chuẩn bị ngắn gọn bằng hình thức
nói, yêu cầu phải nói rõ căn cứ để nhận thức đề, đề xuất luận điểm và sắp xếp ý.
Cuối cùng giáo viên sẽ chữa hoàn chỉnh.


Ở bước này, phần làm việc ở nhà của học sinh là tiếp tục viết thành văn
phần mở bài - kết bài và các câu đoạn chuyển ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Qua thực tế thấy rõ: Học sinh đội tuyển Quốc gia có khả năng nhận diện
đề và lập dàn ý khá nhanh, tự tin, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống
luận điểm trước khi bắt tay vào viết bài. Kĩ năng lập dàn ý thường được rèn tập
trung trong tuần thứ 2 và thứ 3 của thời gian bồi dưỡng.


<i><b>4. Rèn kĩ năng viết văn</b></i>


Đây là kĩ năng rất quan trọng bởi nhận thức đề trúng, đề xuất luận điểm
hợp lí, có kiến thức phong phú chưa đủ, muốn có một bài viết hay, học sinh còn
phải biết truyền đạt, trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của
mình một cách mạch lạc, lơgic, sáng sủa, có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc
đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của học sinh.



Để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh đội tuyển Quốc gia, tôi thường tiến
hành theo hình thức:


a. Viết thành văn một đoạn ý gồm:
- Đoạn văn giải thích;


- Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài, thường là những luận
điểm chính. Với đoạn văn chứng minh, tơi thường rèn học sinh hai kĩ năng; kĩ
năng chứng minh bằng tổng hợp - khái quát và khả năng chứng minh bằng sự
cảm thụ sâu chi tiết;


- Đoạn văn bình luận, nâng cao.


b. Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên
chữa. Hình thức này, tôi yêu cầu học sinh viết 1 - 2 bài/1 tuần.


c. Viết thành hai bài văn hoàn chỉnh ở trên lớp (bài nghị luận xã hội và
nghị luận văn học) trong thời gian qui định (180 phút). Học sinh viết 1 bài/2
tuần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Để đạt được những yêu cầu này, tơi thường hướng dẫn học sinh:


- Có thế đọc tham khảo những đoạn văn mẫu do giáo viên lựa chọn, định
hướng;


- Có thể học tập cách viết của bạn trong đội ở những đoạn, ý mà giáo viên
đã đánh giá là đúng và hay. Hình thức này rất hiệu quả bởi đó là những đoạn
văn hay do chính các em viết. Khi tham khảo bài của bạn, các em rất dễ có ý
thức phấn đấu vươn lên tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong học tập;



- Giáo viên đầu tư viết mẫu những đoạn văn mà học sinh thường phải vận
dụng (đoạn văn giải thích, đoạn văn chứng minh, đoạn văn phân tích - bình
giảng, đoạn văn đánh giá, khái quát, nâng cao);


- Cuối cùng là học sinh phải bắt tay viết.


Kĩ năng viết thành văn được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian
tập huấn và tập trung nhiều vào hai tuần cuối.


<i><b>5. Chấm và chữa bài</b></i>


Bài viết của học sinh chỉ thật sự có giá trị giúp học sinh rèn luyện kĩ năng
làm văn khi được giáo viên chấm và chữa một cách công phu và tỉ mỉ. Đây
cũng là cơng việc địi hỏi người giáo viên khơng chỉ kiến thức, năng lực mà cịn
cả thời gian, kinh nghiệm và tâm huyết.


Khi chấm bài, giáo viên phải bao quát được tất cả các yêu cầu khi ra đề
(kĩ năng, kiến thức), đặc biệt chú tới loại kĩ năng cần rèn cụ thể, loại kiến thức
cần củng cố qua đề bài đó trong q trình chấm bài. Giáo viên phải chỉ ra được
điểm mạnh và điểm yếu cơ bản ở mỗi bài, đồng thời theo dõi và động viên kịp
thời được mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong từng bài viết.


Việc chữa bài có thể kết hợp nhiều hình thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Giáo viên có thể chấm bài tay đơi với học sinh: Cho học sinh tự đọc bài
mình trước (ở nhà) và tự nhận biết các lỗi, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu
nguyên nhân và định hướng cách chữa, học sinh tự sửa các lỗi.


Hình thức này, tơi thường áp dụng với những học sinh mũi nhọn của đội
tuyển ở nhà trường trong suốt quá trình học và áp dụng cho tồn đội trong thời


gian tập huấn thi vịng Qc gia.


- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau.


- Giáo viên cùng học sinh chọn đọc mẫu những đoạn văn hay: Cách mở
bài và kết bài hay; những đoạn văn viết sáng tạo; những đoạn văn có cách liên
hệ vận dụng kiến thức linh hoạt; những đoạn ý được tổ chức mạch lạc.


Đối với học sinh đội tuyển Quốc gia, việc làm rất có ý nghĩa là sau khi
chấm bài phải yêu cầu các em chữa bài nghiêm túc. Nếu là lỗi về tổ chức ý,
khai thác ý hay diễn đạt thì phải yêu cầu học sinh viết lại từng phần thậm chí cả
bài. Viết lại không chỉ một bài mà đến hai ba lần cho một bài.


Tất cả những khâu trong quá trình giảng dạy và bồi dường học sinh giỏi
đều có vị trí và tầm quan trọng riêng trong việc bồi dưỡng năng lực của học
sinh giỏi. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ những kiến thức học sinh được trang bị,
sự say mê tự học của học sinh,... chỉ có thể được đánh giá khách quan qua chất
lượng bài làm văn của các em. Kĩ năng làm văn không chỉ giúp các em vượt
qua các kì thi (tốt nghiệp, đại học, học sinh giỏi) để tự khẳng định trình độ của
mình mà còn tạo những tiền đề thuận lợi để các em tiếp tục học tập hiệu quả ở
các bậc cao hơn và tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.


<b>III. Hiệu quả</b>


Kinh nghiệm và những biện pháp trên đã được tôi áp dụng trong các đợt
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn thi vòng Quốc gia từ năm học
2007-2008. Từ khi áp dụng những biện pháp trên kết quả bồi dưỡng đội tuyển học
giỏi môn Ngữ văn đã có những chuyển biến tích cực và kết quả rất khả quan. Số
học sinh đạt giải tăng lên và có học sinh đạt giải cao.



Số liệu cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×