Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

SECHXPIA HAMLET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.76 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SÊCHXPIA: HĂMLET.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SÊCHXPIA: HĂMLET Câu hỏi hoạt động. Tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp Uyliam Sếchxpia.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cuộc đời và sự nghiệp Uyliam Sếchxpia (1564 - 1616) là một kịch gia thiên tài của nhân loại Puskin khẳng định: “ Đó là con người và nhân dân, đó là số phận của hân loại...chính điều đó làm cho Sếchxpia vĩ đại”, Hainơ (Đức) phát hiện: “Cái vũ đài kịch của ông, đó là trái đất, ..nhân loại – đó là nhân vật của ông. Nhân vật này luôn luôn chết đi, sống lại, yêu thương, căm thù...hôm nay đội cái mũ tai lừa nhưng ngày mai lại mang vòng nguyệt quế và thường thường còn mang cả hai cái cùng một lúc.”. UYLIAM SECHXPIA.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Uyliam Sếchxpia sinh ngày 23 – 4 – 1564 tại Xtratfơt ơn Êvơn, một thị trấn nhỏ nằm ở trung tâm nước Anh. Cha ông làm nghề nông nhưng rồi rời bỏ ruộng đồng ra thị trấn theo đuổi nghề làm bao tay, ông phát đạt. Giôn Sếchxpia được bầu làm thị trưởng. Thuở nhỏ ông được tiếp xúc với tiếng Hi Lạp, La tinh và vài tác phẩm cổ đại Hi Lạp La Mã. Năm14 tuổi gia đình xa sút ông bỏ học, đi giúp việc gia đình, từ lò mổ, dạy học. Năm 18 tuổi kết hôn với An Hathauê (hơn 8 tuổi). Sinh được 3 con hai gái một trai, năm 11 tuổi con trai tên Hămnét chết.. UYLIAM SECHXPIA.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Năm 23 tuổi gia đình túng quẫn, ông trở về kinh thành Luân Đôn làm chân giữ ngựa và soát vé ở rạp. Do ham mê sân khấu, ông được giao vai nhắc vở, rồi vai phụ. Ông say mê sân khấu, rồi đi vào sáng tác. Các vở “Ầm ĩ vì chuyện không đâu, Đêm thứ mười hai, Giấc mộng đêm hè, Người lái buôn thành ơnidơ...Rômêô và Juliet, Hămlet, Ôtenlô, vua Lia, Macbet...” Ngày 23 – 4 – 1616 ông qua đời.. UYLIAM SECHXPIA.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tóm tắt tác phẩm Hồn ma vua Đan Mạch hiện lên , vào đêm thứ tư Hôaxiô bạn của Hămlet, đưa chàng đến gặp hồn ma. Hămlet nghi ngờ cái chết đột ngột của vua cha và sự tái giá vội vàng của mẹ chàng với chú chàng là – Clôđiut. Hồn ma mách bảo chàng nguyên nhân cái chết của cha chàng không phải vì rắn cắn mà bị Clôđiut em ruột sát hại. Y cũng mắc phải tội đoạt hoàng hậu, hồn ma khuyên chàng hãy nương tay với hoàng hậu Sau khi tiếp xúc với hồn ma Hămlet nuôi quyết tâm giết Clôđiut để trả thù. Tuy nhiên Hămlet vẫn còn do dự, vẫn hoài nghi sự chân thực của các thông tin đó. Hămlet nói năng lung tung, hành động kì lạ làm cho Clôđiut nghĩ rằng mình điên. Con gái của đại thần Pôlôniut nghe lời khuyên của cha, cắt đứt tình cảm với Hămlet. Nỗi sầu muộn của Hămlet ngày càng tăng, chàng luôn bị cận thần của Clôđiut giám sát. Ý nghĩ hành động tiêu diệt kẻ thù luôn giày vò chàng và nỗi dằn vặt trong chàng ngày một lớn hơn bởi sự nghi ngờ hồn ma ấy tốt hay xấu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vào lúc ấy có đoàn kịch đến lâu đài Enxơnơ biểu diễn. Chàng lập kế hoạch để đoàn kịch diễn trước mặt vua và hoàng hậu cảnh mà hồn ma đã miêu tả cho chàng, cảnh giết vua. Và qua theo dõi hành vi, nét mặt của Clôđiut, Hămlet nghĩ mình sẽ tìm ra lời giải đáp đúng sai về câu chuyện của hồn ma. Clôđiut căng thẳng không thể xem hết buổi biểu diễn, y bỏ về trước khi buổi biểu diễn kết thúc. Điều đó chứng tỏ những gì hồn ma nói là hoàn toàn chính xác. Hămlet không còn lí do trì hoãn việc báo thù cho cha. Hămle bắt gặp Clôđiut đang quỳ cầu nguyện, chàng định ra tay, nhưng giết lúc này thì linh hồn y sẽ được lên thiên đường. Hoàng hậu gặp riêng Hămlet, nhắc nhở chàng về thái độ coi thường Clôđiut. Phía sau rèm phát ra tiếng kêu cứu, Hămlet tưởng đó là Clôđiut đang nghe lén cuộc nói chuyện nên đã tuốt gươm đâm qua rèm giết chết, người đó lại là Pôlôniut..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Lo sự trước nguy cơ Hămlet hại mình, Y phái Hămlet cùng Rôdencran và Ghinđơnxtơn sang Anh cùng với bức thư nhằm thủ tiêu chàng. Hămlet bèn huỷ bức thư thay bức thư khác, nội dung là giết hai kẻ phản bạn kia, sau đó Hămlet quay về Đan Mạch. (nhiều sự kiện, người yêu Hămlet là Ôphêlia hoá điên nhảy xuống hồ chết, Anh trai là Laơctơ tập hợp nhóm người tấn công Clôđiut, Clôđiut tiết lộ thủ phạm giết cha chàng là Hămlet, hòng dụ dỗ anh ta tham gia trừ khử Hămlet Clôđiut thâm độc bày ra cuộc đấu kiếm giữa hoàng tử Hămlet và Laơctơ. Y đặt cược vào Hămlet, một tay kiếm kì khôi. Y bí mật tẩm thuốc độc vào vào mũi kiếm của Laơctơ và pha sẵn một li rượu độc, phòng khi Hămlet chiến thắng mà không bị thương. Li rượu độc đó chính hoàng hậu lại uống mừng Hămlet thắng điểm. Hoàng hậu chết, Hămlet bị kiếm độc đâm trúng, hai đấu thủ đổi gươm cho nhau, Laơctơ cũng bị trúng độc từ chính kiếm của mình..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trước khi chết, Laơctơ hối hận nói cho Hămlet biết rõ âm mưu nham hiểm của Clôđiut. Y là người gây ra mọi cái chết, không do dự Hămlet dùng kiếm độc đâm chết Clôđiut. Thi hài của Hămlet được trân trọng rước đi trong tiếng nhạc binh. Fortibras lên làm vua Đan Mạch. Hồn ma vua cha Hămlet được báo thù..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> PHÂN TÍCH TÁC PHẨM. HĂMLET - SÊCHXPIA.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ĐỘC THOẠI Sếchxpia để Hămlet băn khăn nhiều về lẽ sống chết. Chết theo Hămlet là ngủ không hơn, nhưng cần chọn cái chết để thực hiện xong nghĩa vụ. “Con người còn có gì, nếu đem tất cả tinh tuý và giá trị của đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn, thật thế”. Do vậy con người phải sống, sống đồng nghĩa với hành động thiện “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phũ phàng, hay cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quí hơn?”.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Từ độc thoại ta thấy khao khát dẹp bằng mọi thứ kệch cỡm phi nhân tính ở Hămlet lớn biết nhường nào. Cũng nhờ quan sát cuộc hành quân ấy mà Hămlet đưa ra một nhận định mang tính tiên tri. Chiến tranh “là cái ung nhọt quá căng đầy của cải và thái bình, nó vỡ mủ bên trong chẳng lộ ra ngoài, nên khó biết tại sao con người lại chết”.. NHÂN VẬT Thế giới nhân vật của Hămlet thật phong phú, người lao động đến vua quan, người điên, người tỉnh, hồn ma, linh mục, người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà. Chính ông vua Clôđiut cũng phải thừa nhận Hămlet có vị trí trong lòng dân..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> NHÂN VẬT Thế giới nhân vật của Hămlet có thể được định danh là kiểu con người ý thức. Dẫu tốt hay xấu, họ cũng đều hiểu rõ xã hội Phục hưng càng phát triển càng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Biện pháp chế ngự nó, đối với họ quả thật khó. Dẫu sao con người trong trong Hămlet, tận sâu thẳm tâm hồn, vẫn lưu giữ được chút gì đó nhân phẩm. Phục hưng là giai đoạn một đi không trở lại của nhân loại, khi Sếchxpia viết Hămlet là thời điểm vận động đặc biệt của lịch sử để sản sinh ra những con người đang đứng trên bờ tha hoá, dần đánh mất lí tưởng nhân văn cao cả. Ý thức được điều đó, ông tái hiện đủ kiểu bi kịch, bi kịch của người tốt lẫn bi kịch của kẻ xấu. Trong đó bi kịch lớn nhất, sâu sắc nhất và có ý nghĩa nhất là bi kịch của chàng Hămlet..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hămlet và đặc tính bi – hài của kịch Sêchxpia Aristot phân chia thành bi kịch và hài kịch. Bi kịch liên quan đến số phận nhân vật đáng kính trọng, còn hài kịch tái hiện sự ngớ ngẩn hoặc những động thái ti tiện, kẻ đồi bại xấu xa. Nhân vật bi kịch ẩn đằng sau chiếc mặt nạ của nỗi buồn tu sĩ, nhân vật hài kịch khoác bộ mặt giả, đã được bóp méo một cách tục tĩu, chẳng có nhân vật trung gian nào giữa chúng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đến kịch Sêchxpia, có đóng góp quan trọng mang tính cách mạng trong sáng tạo kịch của ông. Ông loại bỏ tính kiên cưỡng phân chia rạch ròi thành hai loại bi và hài kịch. Theo ông chúng luôn đan quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên các chất giọng, tình huống đặc biệt cho kịch Sêchxpia. Giai đoạn sáng tác của ông trước năm1600, yếu tố hài và niềm lạc quan lấn át tính bi và niềm bi quan. Còn sau năm 1600 thì tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại, Hămlet ra đời 1601 là đỉnh cao cho bước chuyển biến đó. Hămlet vở bi – hài tiêu biểu nhất của Sêchxpia. Qua xung đột giữa cái tốt và cái xấu đã làm các yếu tố bi – hài lần lượt xuất hiện. Sự thắng thế của cái xấu càng làm tăng thêm tính bi đát, khôi hài của vở kịch..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hămlet, Clôđiut...vừa là nhân vật bi kịch vừa là nhân vật hài kịch. Cái bi cái hài của Hămlet toát lên ở chỗ nhân vật mang khát vọng, dục vọng thật lớn lao nhưng kết quả thì không được như ý muốn. Còn cái xấu, cái ác, cái kệch cỡm...phải bị tuyệt diệt thì lại nhởn nhơ tồn tại, lên mặt giáo huấn cái tốt đẹp, nhân văn. Với Hămlet, Sêchxpia muốn tạo nên một vở kịch cân bằng giữa niềm vui và nỗi buồn như cách nói của Clôđiut. Nhưng cuộc đời làm gì có cái được sự cân bằng đó. Cái hài về bản chất là dùng tiếng cười nhằm tống tiễn cái xấu, cái già cỗi lỗi thời, nhưng ở Hămlet, cái hài lại được dùng để khóc cho sự suy tàn của lí tưởng nhân văn Phục Hưng..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×