Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị nhà hàng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 140 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH
Mơn học: Phân tích hoạt động kinh doanh
NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 120/QĐ- ngày 25 tháng 2 năm 2013 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Hà Nội, năm 2013


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Vài nét giới thiệu xuất xứ giáo trình:
Giáo trình này được viết theo Dự án thí điểm xây dựng chương trình và
giáo trình dạy nghề năm 2011 – 2012 của TCDN – BLĐTBXH để làm tài liệu
dạy nghề trình độ cao đẳng nghề.
Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu của các
chuyên gia về lĩnh vực tài chính, kinh doanh, kết hợp với yêu cầu thực tế của
nghề Quản trị nhà hàng, Giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực


của các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy mơn Phân tích hoạt động kinh
doanh.
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mơn học: Căn cứ vào chương
trình dạy nghề và thực tế hoạt động nghề nghiệp, phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ
năng nghề, Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học bổ trợ cho nghề Quản trị
nhà hàng, giúp cho người học sau khi ra trường có thể ứng dụng tốt kiến thức về
việc phân tích giá thành sản phẩm, phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của
doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí từ đó thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Cấu trúc chung của giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm 5
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích hoạt động kinh
doanh
Chương 2:Phân tích kết quả và tình hình sản xuất trong các doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh
Chương 4: Phân tích giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Chương 5: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp
Sau mỗi chương đều có hệ thống các câu hỏi và bài tập để củng cố kiến
thức cho người học.
Cuốn giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà
nước và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị trong nước. Song trong q
trình biên soạn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn
mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên
gia, các thầy cơ đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, ngày…..tháng…. năm 2013
Tham gia biên soạn
1. Th.s Trần Thị Thanh
2. CN. Tống Thị Thúy
2



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ................................................................................................. 9
1. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ......................... 11
1.1. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ...................... 11
1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh. ............................................ 11
2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh .............................................. 12
2.1. Phương pháp so sánh ................................................................................. 14
2.2. Phương pháp chi tiết. ................................................................................. 15
2.3. Phương pháp loại trừ ................................................................................. 16
2.4. Phương pháp cân đối ................................................................................. 23
3. Tổ chức công tác phân tích ........................................................................... 24
3.1. Lập kế hoạch phân tích .............................................................................. 25
3.2. Sưu tầm, kiểm tra tài liệu........................................................................... 25
3.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích và tiến hành phân tích
......................................................................................................................... 26
3.4. Viết báo cáo phân tích và đưa ra nhận xét, kiến nghị. ................................ 26
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................. 30
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích kết quả và tình hình sản xuất..................... 30
1.1. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả và tình hình sản xuất ........................... 30
1.2. Nhiệm vụ của phân tích kết quả và tình hình sản xuất. .............................. 31
2. Phân tích kết quả sản xuất ............................................................................ 31
2.1. Phân tích khái qt về quy mơ sản xuất ..................................................... 31
2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng của sản phẩm................................................ 35

3. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất ........................... 37
3.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo mặt hàng ................................ 37
3.2. Phân tích tính đồng bộ trong sản xuất ........................................................ 39
3.3. Phân tích tính nhịp điệu của sản xuất ......................................................... 40
4. Phân tích chất lượng sản phẩm ..................................................................... 40
4.1. Đối với các sản phẩm có thứ hạng. ............................................................ 41
3


4.2. Đối với các sản phẩm không chia thứ hạng ............................................... 43
CÂU HỎI ƠN TẬP ........................................................................................ 44
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA
SẢN XUẤT KINH DOANH .......................................................................... 47
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh
doanh ............................................................................................................... 47
1.1. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh
doanh. .............................................................................................................. 47
1.2. Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh
doanh ............................................................................................................... 48
2. Phân tích tình hình sử dụng lao động. ........................................................... 48
2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động .......................................... 48
2.2. Phân tích tình hình năng suất lao động. ..................................................... 51
3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định................................................... 56
3.1. Phân tích chung tình hình sử dụng tài sản cố định ..................................... 56
3.2. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất .............................. 63
3.2.1. Chỉ tiêu phân tích ................................................................................... 63
3.2.2. Phương pháp phân tích: .......................................................................... 65
4. Phân tích tình hình sử dụng ngun vật liệu ................................................. 67
4.1. Phân tích tình hình cung ứng ngun vật liệu. ........................................... 68
4.2. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu .............................................. 72

CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................ 78
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA
DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 81
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích giá thành sản phẩm dịch vụ ............................. 81
1.1. Ý nghĩa về phân tích giá thành sản phẩm, dịch vụ .................................... 81
1.2. Nhiệm vụ về phân tích giá thành sản phẩm, dịch vụ .................................. 82
2. Phân tích giá thành tồn bộ sản phẩm, dịch vụ ............................................. 82
2.1. Khái niệm .................................................................................................. 83
2.2. Chỉ tiêu phân tích ...................................................................................... 83
2.3. Phương pháp phân tích .............................................................................. 83
3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm, dịch vụ so
sánh được ......................................................................................................... 86
3.1. Chỉ tiêu phân tích. ..................................................................................... 86
4


3.2. Phương pháp phân tích. ............................................................................. 86
4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm,
dịch vụ ............................................................................................................. 95
4.1. Chỉ tiêu phân tích ...................................................................................... 95
4.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 95
CÂU HỎI ƠN TẬP ...................................................................................... 101
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 103
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận trong doanh
nghiệp ............................................................................................................ 103
1.1. Ý nghĩa.................................................................................................... 103
1.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 104
2. Phân tích tình hình tiêu thụ ......................................................................... 104
2.1. Phân tích khái quát về tình hình tiêu thụ .................................................. 104

2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu ..................... 107
3. Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................................ 111
3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ............................ 111
3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ các hoạt động khác. ............................... 118
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN ................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 139

5


MƠN HỌC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mã mơn học: MH 12
Thời gian mơn học: 45 giờ
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠN HỌC
- Vị trí:
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là mơn học thuộc nhóm các mơn học,
chun mơn nghề trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề “Quản trị
nhà hàng”.
Mơn học Phân tích hoạt động kinh doanh có sử dụng kiến thức của các
môn học Thống kê kinh doanh; Kế toán doanh nghiệp du lịch - khách sạn được
giảng dạy sau các môn học Thống kê kinh doanh; Kế toán doanh nghiệp du lịch
- khách sạn; Hạch toán định mức, Nghiệp vụ thanh toán, Quản trị doanh nghiệp.
- Tính chất:
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là mơn học lý thuyết.
+ Môn học này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phân
tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bổ trợ kiến
thức cho người học nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong
việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
MỤC TIÊU MƠN HỌC:

+ Trình bày được đối tượng, ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp.
+ Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân
tích và chỉ tiêu cần phân tích phân tích.
+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chun mơn của kế tốn tài
chính, thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng
cần phân tích.
+ Lựa chọn được đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác
định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
+ Có khả năng đưa ra những nhận xét, đánh giá giúp doanh nghiệp đưa ra
những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Rèn luyện kỹ năng tính tốn các chỉ tiêu: cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
+ Có tinh thần làm việc hợp tác, thái độ tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ
luật và tác phong công nghiệp.

6


NỘI DUNG MÔN HỌC
Thời gian
Số
TT
I.

II.

III.

IV.


V.

Tên chương, mục

Tổng
số

LT

Kiểm tra
* (LT
Bài tập hoặc TH)
TH,

Những vấn đề lý luận cơ bản về phân
tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng và nội dung của phân tích
hoạt động kinh doanh
Phương pháp phân tích hoạt động
kinh doanh
Tổ chức cơng tác phân tích
Phân tích kết quả và tình hình sản
xuất trong các doanh nghiệp
Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích kết
quả và tình hình sản xuất
Phân tích kết quả sản xuất
Phân tích các mối quan hệ cân đối
chủ yếu trong sản xuất
Phân tích chất lượng của sản phẩm
Phân tích tình hình sử dụng các yếu

tố của sản xuất kinh doanh
Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình
sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh
doanh
Phân tích tình hình sử dụng lao động
Phân tích tình hình sử dụng tài sản
cố định
Phân tích tình hình sử dụng ngun
vật liệu
Phân tích giá thành sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp
Ý nghĩa, nhiệm vụ về phân tích giá
thành sản phẩm, dịch vụ
Phân tích giá thành tồn bộ sản
phẩm, dịch vụ
Phân tích tình hình thực hiện nhiệm
vụ hạ giá thành của sản phẩm, dịch
vụ so sánh được

4

4

9

8

10

10


11

10

1

Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi
nhuận của doanh nghiệp
Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình

11

10

1

1

7


hình tiêu thụ và lợi nhuận trong
doanh nghiệp
Phân tích tình hình tiêu thụ
Phân tích lợi nhuận của doanh
nghiệp
Cộng

45


42

3

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mã chương: MH12- 01
Giới thiệu:
Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được lợi
nhuận, các doanh nghiệp cần phải xác định mục đúng tiêu đầu tư cũng như biện
pháp sử dụng các yếu tố sản xuất một cách khoa học, hiệu quả. Muốn vậy các
doanh nghiệp cần phải biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng
tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh
doanh nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan tình hình và
kết quả đã đạt được, tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra
các chính sách, biện pháp cải tiến hồn thiện q trình hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đối tượng và ý nghĩa của phân tích hoạt động
kinh doanh
- Nêu được các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra nhận xét, kiến nghị.
1. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Mục tiêu:

- Trình bày được đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
- Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ
hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật hiện tượng đó.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó
được phản ánh thơng qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trên các báo cáo của kế
toán.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục.
Nó chịu tác động của bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các
nhân tố bên trong là các quyết định của các nhà quản lý trong quá trình sử dụng
các nguồn lực, các yếu tố của q trình sản xuất. Các nhân tố bên ngồi là sự tác
động của các chính sách thuế, chế độ tài chính của Nhà nước … Do đó nếu chỉ
dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế tốn thì sẽ khơng thấy được
9


bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không thấy được ưu nhược
điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu mối quan hệ qua lại giữa các
chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo kế toán để đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ cở đó đề ra những biện pháp cụ thể
khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - đó chính là phân tích hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của theo yêu cầu quản lý. Căn cứ vào tài liệu kế
tốn và các thơng tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích

hợp, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế làm rõ chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến, kết quả của
quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong
kỳ hoạt động của doanh nghiệp, gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng đến diễn
biến và kết quả đó.
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà đối tượng nghiên cứu của phân
tích hoạt động kinh doanh có những đặc điểm khác nhau :
- Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đối tượng của phân tích là tồn bộ các
hiện tượng kinh tế phát sinh có liên quan đến q trình sản xuất và những sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
- Đối với các doanh nghiệp thương mại thì đối tượng của phân tích là các
hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh thương mại từ khâu mua
hàng, bảo quản dự trữ cho đến khâu bán ra.
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ du lịch thì đối tượng phân tích là tồn bộ
q trình và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện.
Như vậy thực chất đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích
các mối quan hệ kinh tế thấy được sự liên hệ, tác động lẫn nhau từ đó tìm ra
những mối quan hệ kinh tế có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời có những biện
pháp loại trừ những mối quan hệ kinh tế ảnh hưởng khơng tốt đến q trình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
1.1.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là các hiện tượng, các quá
trình kinh doanh đã hoặc sẽ xảy ra trong đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp dưới
sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hiện tượng, các quá
trình kinh doanh được thể hiện bằng một kết quả cụ thể biểu hiện bằng các chỉ
tiêu kinh tế.
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là:


10


- Phân tích về kết quả và tình hình sản xuất: Phân tích về về các chỉ tiêu
như quy mơ sản xuất, giá trị sản xuất, kết quả sản xuất …
- Phân tích về tình hình sử dụng các yếu tố của q trình sản xuất kinh
doanh: Phân tích về tình hình lao động, tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố
định; tình hình cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu…
- Phân tích giá thành sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp: Phân tích giá
thành tồn bộ và tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Phân tích về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà
quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thơng tin cần
thiết và có giá trị thường khơng có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất
cứ tài liệu nào trong doanh nghiệp. Để có được những thơng tin này cần phải
thơng qua q trình phân tích.
- Phân tích hoạt động kinh doanh khơng những là công cụ để phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà cịn là cơng cụ để cải
tiến quản lý trong kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong các điều kiện khác
nhau, thơng qua phân tích mới thấy rõ ngun nhân cùng nguồn gốc các vấn đề
phát sinh, từ đó có những biện pháp thích hợp để cải tiến, quản lý có hiệu quả
hơn.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết
định kinh doanh: Thơng qua tài liệu phân tích giúp các nhà quản lý nhận thức
đúng đắn về kết quả thực hiện từng mục tiêu của kế hoạch kinh doanh.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện từng mục tiêu kế hoạch
kinh doanh. Những lợi thế, kho khăn, rủi ro và xu hướng phát triển kinh doanh
cũng như khả năng và thế mạnh của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó đưa ra

các quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
những rủi ro trong kinh doanh.
Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả như mong muốn doanh nghiệp
phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Ngồi việc phân
tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như: Tình hình tài chính, tình hình sử
dụng vật tư, máy móc, trang thiết bị và lao động ... Doanh nghiệp cần phải quan
tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngồi như: khách hàng, thị trường, đối
thủ cạnh tranh ... trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể dự đốn các rủi ro có thể xảy
ra trong kinh doanh để từ đó có những biện pháp phịng ngừa.
Tóm lại với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ
cần thiết cho các cấp độ quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn
cần thiết cho các đối tượng bên ngồi là những người khơng trực tiếp điều hành
11


doanh nghiệp nhưng có liên quan hoặc quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Mục tiêu:
- Trình bày nội dung và điều kiện áp dụng các phương pháp phân tích
hoạt động kinh doanh.
2.1. Phương pháp so sánh
2.1.1. Khái niệm
So sánh là một phương pháp xem xét 1 chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (Chỉ tiêu gốc) .
Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều nhất trong phân tích để đánh
giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng kinh tế.
2.1.2. Điều kiện áp dụng
- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ

tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh.
Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so
sánh có thể là:
+ Tài liệu của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển
của các chỉ tiêu kinh tế.
+ Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá
tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra.
- Điều kiện để so sánh: Để kết quả so sánh có nghĩa thì các chỉ tiêu được
sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau:
+ Phải phù hợp về yếu tố không gian và thời gian.
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn, qui mô và điều
kiện kinh doanh.
2.1.3. Các kỹ thuật so sánh
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các
phương pháp so sánh sau:
2.1.3.1. So sánh số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mơ, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế
nào đó là cơ sở tính tốn các loại số khác.
So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở
những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động
về qui mơ, khối lượng của chỉ tiêu đó .

12


So sánh bằng số tuyệt đối cho ta biết qui mô, khối lượng mà doanh nghiệp
đạt vượt mức hay chưa hoàn thành của chỉ tiêu kinh tế giữa 2 kỳ biểu hiện bằng
đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, đơn vị thời gian.
Cơng thức tính:


y  y1  y0 (1.1)
Trong đó : y1 - Trị số của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y0 - Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc

Ví dụ: Cơng ty Du lịch A theo kế hoạch tháng 10/2011 doanh thu đạt 300
triệu đồng. Nhưng thực tế năm 2011 doanh thu của Công ty đã đạt 350 triệu.
So sánh số tuyệt đối ta có: 350 - 300 = 50 triệu
Như vậy Cơng ty đã hồn thành vượt mức kế hoạch là 50 triệu.
2.1.3.2. So sánh số tương đối
Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng
cho phù hợp.
* Số tương đối hoàn thành kế hoạch:
Là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc, nó phản ánh tỷ lệ
hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế .
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch được xác định theo cơng thức:
kKH =

y1
y0

x 100

(1.2)

Trong đó: y1 - Chỉ tiêu kỳ phân tích
y0 - Chỉ tiêu kỳ kế hoạch
Ví dụ: Doanh thu của Cơng ty A kỳ kế hoạch là 300 triệu, thực tế là 350
triệu. Số tương đối hoàn thành kế hoạch là:
kKH =


350
300

x 100 = 16,6%

Như vậy Công ty A đã đạt 116,6% doanh thu và hoàn thành vượt mức
16,6% kế hoạch đề ra .
* Số tương đối kết cấu:
Số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản
ánh xu hướng biến động bên trong chỉ tiêu.
Cơng thức tính:
13


d =

yBP
yTT

x 100% (1.3)

Trong đó: yBP - Trị số của chỉ tiêu bộ phận
yTT - Trị số của chỉ tiêu tổng thể
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình doanh thu của Khách sạn Hải nam trong năm
N như sau:
Bảng 1. 1. Tình hình doanh thu của Khách sạn trong năm N
(đơn vị tính: triệu đồng)
Kế hoạch


Thực tế

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

10.000

100%

12.000

100%

Bộ phận nhà hàng

4.500

45%

5.400

45%

Bộ phận buồng


3.500

35%

4.200

35%

Bộ phận hướng dẫn DL

1.200

12%

1.600

13,3%

800

8%

900

0,75%

Tổng doanh thu
Trong đó


Dịch vụ khác

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh thu của doanh nghiệp bao
gồm doanh thu của các bộ phận trong đó doanh thu của bộ phận nhà hàng chiếm
tỷ trọng lớn nhất là 45% giữa thực tế và kế hoạch khơng có gì thay đổi chứng tỏ
doanh nghiệp đạt kế hoạch; bộ phận hướng dẫn du lịch vượt mức kế hoạch và
các dịch vụ khác chưa hoàn thành kế hoạch đề ra mặc dù số tiền đã tăng những
tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu đã giảm 0, 05%. Doanh nghiệp cần tìm ra
nguyên nhân để có biện pháp tăng doanh thu từ các dịch vụ khác, đểm bảo hoàn
thành kế hoạch đề ra.
* Số tương đối động thái.
Số tương đối động thái dùng để biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ
tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian. Được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ
phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hồn tuỳ
theo mục đích phân tích.
Nếu kỳ gốc cố định: phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong một
khoảng thời gian cố định.
Công thức tính
14


t

y1
 100%(1.3)
y0

Trong đó : y1 - Mức độ của chỉ tiêu kỳ phân tích
y0 - Mức độ của chỉ tiêu ở kỳ gốc
Nếu kỳ gốc liên hoàn: phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2

thời kỳ kế tiếp nhau.
Cơng thức tính:
t

y2
 100%(1.4)
y1

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình doanh thu qua các năm của một nhà hàng
như sau:
Bảng 1.2. Tình hình doanh thu của doanh nghiệp qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Doanh thu (triệu đ)

1.000


1.200

1.380

1.518

1.593,9

Số tương đối động thái kỳ
gốc cố định

100%

120%

138%

158,1%

159,39%

120%

115%

110%

105%


Số tương đối động thái kỳ
gốc liên hoàn

Như vậy doanh thu của qua các năm của doanh nghiệp đều tăng so với
năm 2007, điều này cho thấy qui mô của doanh nghiệp đã mở rộng, tuy nhiên
tốc độ phát triển lại giảm dần qua các năm.
Ngoài các so sánh tương đối trên người ta còn sử dụng số so sánh tương
đối hiệu suất để phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
như hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu . . .
2.2. Phương pháp chi tiết.
Trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều bộ phận, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều từ các bộ phận tạo nên. Vì vậy người ta
chia các bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích thành từng nhóm, từng tổ khác
nhau theo một tiêu thức nhất định nào đó để dễ dàng cho việc nghiên cứu. Cụ
thể như sau:
* Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu :
Mọi kết quả kinh doanh thể hiện trên các báo cáo chỉ tiêu gồm nhiều bộ
phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của
15


các bộ phận giúp cho việc đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các chỉ
tiêu phân tích, qua đó biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và nhận
thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó giúp cho việc đánh giá kết
quả kinh doanh của doanh nghịêp chính xác cụ thể, xác định được trọng điểm
của công tác quản lý.
Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một q trình t
Ví dụ: Trong phân tích giá thành sản xuất chi tiết thành các khoản mục chi phí
(như chi phí ngun vật liệu, chi phí nhân cơng…); hoặc trong tiêu thụ sản phẩm
chi tiết theo từng mặt hàng bán ra ...

* Chi tiết theo thời gian:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhbao giờ cũng là kết quả của một
quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau nên tiến
độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định khơng đồng đều.
Vì vậy chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh giá được chính xác và đúng đắn
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu
quả cho công việc kinh doanh.
Tuỳ đặc tính của q trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của chỉ
tiêu phân tích và tuỳ mục đích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và
chỉ tiêu chi tiết cho phù hợp.
Đặc điểm của ngành du lịch mang tính thời vụ. Vì vậy khi phân tích tình
hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cần nhà hàng cần phân tích mùa
đơng khách và mùa vắng khách.
* Chi tiết theo địa điểm :
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều bộ phận ở nhiều
địa điểm khác nhau tạo ra. Vì vậy chi tiết theo thời gian nhằm đánh giá đúng kết
quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Phương pháp chi tiết theo địa điểm giúp cho các nhà quản lý biết được
các đơn vị các nhân tố tiên tiến hoặc lạc hậu. Đồng thời xác định sự hợp lý hay
chưa trong việc phân phối nhiệm vụ giữa các đơn vị sản xuất hoặc cá nhân, từ
đó đánh giá kết quả thực hiện hạch tốn kinh doanh nội bộ.
2.3. Phương pháp loại trừ
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu
nhiều sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố, trong đó có nhiều nhân tố mang
tính chất khách quan và có những nhân tố mang tính chất chủ quan. Về mức độ
ảnh hưởng có những nhân tố ảnh hưởng tăng nhưng cũng có nhân tố ảnh hưởng
làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần phân tích
các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được tính chất và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến đối tượng nghiên cứu.
Trong phân tích kinh doanh để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố

đến kết quả kinh doanh người ta sử dụng phương pháp loại trừ.
16


Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Trong phương pháp loại trừ bao gồm các phương pháp sau:
2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng
của nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố và chỉ tiêu
phân tích có mối quan hệ tích hoặc thương số.
Nội dung: Phương pháp thay thế liên hồn là phương pháp mà ở đó các
nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ
ảnh hưởng của chúng đối với chỉ tiêu phân tích bằng cách cố định các nhân tố
khác trong mỗi lần thay thế .
Thực hiện phương pháp này gồm 4 bước sau :
Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế theo một trình tự nhất định từ nhân tố số
lượng đến nhân tố chất lượng .
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích.
Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố đó ở kỳ phân
tích vào kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân
tích. Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước,
chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh
hưởng của chúng. (Nhân tố nào đã thay thế thì giữ ở kỳ phân tích, các nhân tố
chưa thay thế thì giữ nguyên ở kỳ gốc)
Bước 4: Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu
kỳ phân tích và kỳ gốc .
Ta có thể khái quát các bước trên như sau :

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d mối quan hệ tích số với chỉ tiêu y.
Ta có y = abcd
- Gọi y là chỉ tiêu cần phân tích
- a,b,c,d là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
- y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
- y0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế và tính giá trị của chỉ tiêu
+ Kỳ gốc:

y0 = a0b0c0d0

+ Kỳ phân tích: y1 = a1b1c1d1
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích :
17


y = y1 - y0 = a1b1c1d1 - a0b0c0d0
Bước 3 : Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y.
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
ya = ya- y0 = a1b0c0d0 - a0b0c0d0
+ Ảnh hưởng tương đối:
y’a =

ya
x 100
y0

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b đến y
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

yb = yb - y0 = a1b1c0d0 - a1b0c0d0
+ Ảnh hưởng tương đối
y’b =

yb
y0

x 100

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c đến y
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
yc = yc - y0 = a1b1c1d0 - a1b1c0d0
+ Ảnh hưởng tương đối:
y’c =

yc
y0

x 100

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố d đến y
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
yd = yd - y0 = a1b1c1d1 - a1b1c1d0
+ Ảnh hưởng tương đối:
y’d =

yd
y0

x 100


Bước 4 : Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
y = ya + yb + yc + yd
* Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn.
- Ưu điểm:
18


+ Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính tốn.
+ Phương pháp này có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua
đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.
- Nhược điểm :
+ Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì phải giả định các nhân tố
khác khơng thay đổi. Nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng
thay đổi .
+ Khi sắp xếp trình tự các nhân tố để phân biệt nhân tố nào là nhân tố số
lượng, nhân tố nào là nhân tố chất lượng thì phải cẩn thận, bởi vì nếu phân biệt
sai thì việc sắp xếp cũng như kết quả tính tốn mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố sẽ khơng chính xác.
Ví dụ : Tại doanh nghiệp A có các tài liệu như sau:
Bảng 1. 3. Tình hình tiêu thụ hàng hóa của cơng ty A
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

Sản phẩm


1000

1.250

Đơn giá bán

1.000 đ

100

96

Doanh thu

1.000 đ

100.000

120.000

Khối lượng hàng bán

Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp trên và cho nhận
xét.
Giải:
- Gọi D là doanh thu bán hàng: D0 - là doanh thu kế hoạch
D1 - là doanh thu thực hiện
- Q là khối lượng hàng bán : Q0 - khối lượng kế hoạch
Q1 - khối lượng thực hiện

- P là giá bán : P0 - giá bán kế hoạch
P1 - giá bán thực hiện
Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế
Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá hay D = Q *P
Bước 2: Thay toàn bộ số kế hoạch và số thực hiện vào ĐTKT
- Doanh thu kế hoạch là :
D0 = Q0 x P0 = 1.000 x 100.000 = 100.000.000(đ)
- Doanh thu thực hiện:
D1 = Q1 x P1 = 1.250 x 96.000

= 120.000.000(đ)
19


=> đối tượng phân tích D = D1 - D0
= 120.000.000 - 100.000.000 = 20.000.000(đ)
Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
- Xét ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ.(Q)
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
DQ = (Q1 x P0 ) – (Q0 x P0)
= (1.250 x 100.000) - (1.000 x 100.000) = 25.000.000đ
+ Ảnh hưởng tương đối:
Q ' a 

Qa
25.000
 100 
 100  25%
Q0
100.000


- Xét ảnh hưởng của nhân tố giá bán(P)
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
DP = (Q1 x P1 ) – (Q1 x P0)
= ( 1.250 x 96.000) – (1.250 x 100.000) = - 5.000.000 đ
+ Ảnh hưởng tương đối
Q 'b 

Qb
 5000
 100 
 100  5%
Q0
100.000

Bước 4 :Tổng hợp mức hưởng của các nhân tố
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
Qb = Qa + Qb = 25.000.000 + ( - 5.000.000 ) = 20.000 đ
+ Ảnh hưởng tương đối
Q’ = Q’a + Q’b = 25% - 5% = 20 %
Nhận xét:
Doanh thu của doanh nghiệp thực tế tăng so với kế hoạch là 20.000.000đ
là do các nguyên nhân sau:
- Khối lượng hàng bán trong kỳ tăng thêm 250 sản phẩm làm cho doanh
thu tăng thêm 25.000.000đ tương ứng 25%
- Giá bán trong kỳ thực tế đã giảm hơn so với kế hoạch 4.000đ/sp làm cho
doanh thu giám 5.000.000đ tương ứng 5%.
Như vậy giá bán giảm sẽ làm cho khối lượng hàng bán tăng lên, vì vậy để
tiêu thụ được nhiều sản phẩm doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm để có thể đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đề ra.


20


2.3.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp phân tích, nghiên cứu mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố, vạch ra đâu là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu,
nhân tố nào mang tính tích cực, tiêu cực.
Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế
liên hồn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên
hoàn nhưng khác phương pháp thay thế liên hồn là sử dụng chênh lệch giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến
chỉ tiêu phân tích.
Trình tự phân tích gồm 4 bước :
Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế và xác định đối tượng phân tích
Bước 2: Thay toàn bộ số kế hoạch vào đẳng thức kinh tế
Bước 3: Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố
- Khi tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ta lấy chênh lệch giữa
số thực tế với số kế hoạch của nhân tố đó, những nhân tố khác giữ nguyên ở số
kế hoạch.
- Từ nhân tố thứ 2 trở đi ta cũng lấy chênh lệch giữa số thực tế với số kế
hoạch của nhân tố đó. Nhân tố nào đứng trước nhân tố đang phân tích thì lấy ở
kỳ thực tế còn nhân tố nào đứng sau thì giữ ở kỳ kế hoạch.
Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Ta có thể khái quát các bước trên như sau :
- Giả sử có chỉ tiêu phân tích y = abc
- Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: y1 = a0b0c0
- Giá trị chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: y0 = a1b1c1
- Xác định đối tượng phân tích: y = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

+ Ảnh hưởng của nhân tố a :
- Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = ( a1 - a0 ).b0c0
- Ảnh hưởng tương đối
y’a =

ya
y0

x 100

+ Ảnh hưởng của nhân tố b:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = a1( b1 - b0 )c0
- Ảnh hưởng tương đối:
21


y’b =

yb
y0

x 100

`+ Ảnh hưởng của nhân tố c:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = a1 b1(c1 - c0 )
- Ảnh hưởng tương đối:
yc
y’c =

y0


x 100

Ví dụ: Sử dụng số liệu của cơng ty A theo ví dụ trên ta có :
- Xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
+ Ảnh hưởng của nhân tố a :
- Ảnh hưởng tuyệt đối:
ya = ( a1 - a0 ). b0 = (1250 - 1000 ) x 100 = 25.000 đ
- Ảnh hưởng tương đối
y a
25.000
 100 
 100  25%
y0
100.000

y ' a 

+ Ảnh hưởng của nhân tố b :
- Ảnh hưởng tuyệt đối:
yb = a1( b1 - b0 )c0 = 1.250 (96 - 100 ) = - 5000
- Ảnh hưởng tương đối
y 'b 

yb
 5000
 100 
 100  5%
y0
100.000


+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: Q = Qa+ Qb = 25.000 + (-5.000) = 20.000
- Ảnh hưởng tương đối: Q’ = Q’a+ Q’b = 25% - 5% = 20%
* Chú ý: Điều kiện áp dụng phương pháp phương pháp thay thế liên hoàn
và phương pháp số chênh lệch là:
- Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số.
Mỗi nhân tố đều phải có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích.
- Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình kinh tế phải theo thứ tự từ
số lượng đến chất lượng .
+ Nhân tố số lượng nói lên qui mơ hoạt động kinh doanh cịn gọi là nhân
tố qui mơ.
22


+ Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất của hoạt động kinh doanh còn gọi
là nhân tố hiệu quả.
2.4. Phương pháp cân đối
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp có nhiều
chỉ tiêu có liên hệ với nhau bằng những mối quan hệ cân đối. Các quan hệ cân
đối trong doanh nghiệp có hai loại: Cân đối tổng thể và cân đối cá biệt.
- Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Ví dụ: Giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có mối liên hệ
với nhau bằng cơng thức: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có mối liên hệ qua cơng
thức:
Doanh thu = Chi phí + Kết quả
- Cân đối cá biệt là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt
Ví dụ:
Nợ phải thu

k.hàng cuối kỳ

Nợ phải thu
=
k.hàng đầu kỳ

Nợ phải thu
+
k.hàng trong kỳ

-

Nợ phải thu
k.hàng đã thu
trong kỳ

Từ những mối quan hệ mang tính chất cân đối trên ta thấy nếu có sự thay
đổi một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi của một chỉ tiêu khác. Vì vậy phương
pháp cân đối là một phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu có mối quan hệ tổng đại số với các nhân tố.
Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích
đúng một lượng tương ứng .
Trình tự phương pháp cân đối có thể khái qt như sau :
- Giả sử có chỉ tiêu tổng thể : y = a + b + c
- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: y0 = a0 + b0 + c0
- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 + c1
- Xác định đối tượng phân tích:
y = y1 - y0 = (a1 + b1 + c1) - (a0 + b0 + c0)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+ Xét ảnh hưởng của nhân tố a : ya = a1 - a0

+ Xét ảnh hưởng của nhân tố b:

yb = b1 - b0

+ Xét ảnh hưởng của nhân tố c:

yc = c1 - c0

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh và ngay cả trong cơng tác hạch tốn nhằm nghiên cứu các mối
liên hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất .

23


Ví dụ: Dùng mối liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp X qua các số liệu sau:
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp giá trị hàng tồn kho của cơng ty X
Đơn vị tính : 1000 đ
Chỉ tiêu

Tồn kho đầu
kỳ

Nhập kho
trong kỳ

Xuất kho
trong kỳ


Tồn kho
cuối kỳ

Kế hoạch

100.000

1.000.000

1.050.000

50.000

Thực hiện

90.000

1.100.000

1.110.000

80.000

Ta có liên hệ cân đối :
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ
Gọi: Q là chỉ tiêu phân tích
a, b, c: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Bước 1: lập đẳng thức kinh tế : Q = a + b - c
- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ kế hoạch Q0 = a0 + b0 - c0
- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thực hịên Q1 = a1 + b1 - c1

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích
Q = Q1 - Q0 = (a1 + b1 - c1) - (a0 + b0 - c0)
Bước 3: Xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
+ Xét ảnh hưởng của nhân tố a (Tồn kho đầu kỳ)
Qa = a1 - a0 = 90.000 - 100.000 = -10.000
+ Xét ảnh hưởng của nhân tố b (Nhập trong kỳ)
Qb = b1 - b0 = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000
+ Xét ảnh hưởng của nhân tố c
Qc = c1 - c0 = 1.110.000 - 1.050.000 = 60.000
Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Q = Qa + Qb + Qc
= -10.000 + 100.000 - 60.000 = 30.000
Ngồi các phương pháp phân tích trên, trong phân tích hoạt động kinh
doanh người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp tính
chỉ số, tỷ lệ, tỷ suất, phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ phân tích tuỳ theo đối
tượng phân tích.
3. Tổ chức cơng tác phân tích
Mục tiêu:
24


×