Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.85 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––

NÔNG THỊ THIỀM

THƠ VIẾT BẰNG TIẾNG TÀY
CỦA DƢƠNG KHÂU LUÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––

NÔNG THỊ THIỀM

THƠ VIẾT BẰNG TIẾNG TÀY
CỦA DƢƠNG KHÂU LUÔNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Dƣơng Thu Hằng


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Thơ viết bằng tiếng Tày của
Dương Khâu Luông” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Thu Hằng là kết
quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Nông Thị Thiềm

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Dương Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi
với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt q trình triển khai, nghiên cứu
và hồn thành luận văn “Thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông”.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên, nhà thơ Dương Khâu Luông đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Nông Thị Thiềm


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................................ ii
Mục lục..................................................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................9
7. Bố cục của luận văn........................................................................................ 9
NỘI DUNG...................................................................................................... 10
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ TÀY, THƠ VIẾT BẰNG
TIẾNG TÀY VÀ NHÀ THƠ DƢƠNG KHÂU LUÔNG............................ 10
1.1. Khái quát về ngôn ngữ Tày........................................................................10
1.2. Khái quát về thơ viết bằng tiếng Tày......................................................... 14
1.3. Dương Khâu Luông - Nhà thơ Tày Bắc Kạn............................................. 17
1.3.1. Tiểu sử.....................................................................................................17
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác.................................................................................. 18
Tiểu kết chương 1..............................................................................................20
Chƣơng 2: NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG MANG ĐẬM BẢN
SẮC VĂN HÓA TÀY......................................................................................22
2.1. Cảm hứng yêu mến, tự hào về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của
quê hương..........................................................................................................22
2.1.1. Thiên nhiên mang đậm dấu ấn vùng miền.............................................. 22


iii


2.1.2. Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của người Tày.................................. 32
2.2. Cảm hứng trân trọng tâm hồn, tình cảm của người Tày............................ 35
2.2.1. Con người thủy chung nhiều khát vọng đẹp trong tình yêu....................35
2.2.2. Con người trọng tình nghĩa.....................................................................39
2.2.3. Con người thẳng thắn, nhiều suy tư trước những vấn đề thời sự của
xã hội hiện đại...................................................................................................44
2.3. Cảm hứng trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của
người Tày.......................................................................................................... 49
2.3.1. Tự hào về tiếng Tày................................................................................ 49
2.3.2. Tự hào về quê hương, làng bản...............................................................53
2.3.3. Tự hào về các phong tục tập quán...........................................................56
Tiểu kết chương 2..............................................................................................60
Chƣơng 3: NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
BẢN SẮC VĂN HÓA TÀY............................................................................ 61
3.1. Ngôn ngữ....................................................................................................61
3.1.1. Sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị........................................................... 61
3.1.2. Cách diễn đạt ngắn gọn, cụ thể............................................................... 65
3.2. Hình ảnh và thể thơ....................................................................................69
3.2.1. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với người Tày..........................................69
3.2.2. Thể thơ mang dấu ấn văn hóa dân gian Tày........................................... 72
3.3. Giọng điệu..................................................................................................76
3.3.1. Giọng điệu thẳng thắn, rõ ràng................................................................76
3.3.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí........................................................... 79
Tiểu kết chương 3..............................................................................................83
KẾT LUẬN......................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................86

PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU1
1. Lí do chọn đề tài
Thơ ca các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của nền
văn học Việt Nam, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng, giàu bản sắc của
nền văn học nước nhà. Hòa chung vào dòng chảy của thơ ca dân tộc thiểu số có
nguồn mạch khơng ngừng nghỉ của thơ ca dân tộc Tày - một “dòng riêng giữa
nguồn chung”. Cùng với sự vận động của thời gian, thơ dân tộc Tày càng ngày
càng sung sức, phát triển cả về lực lượng sáng tác, số lượng và chất lượng tác
phẩm, hình thành nên những phong cách và giọng điệu nghệ thuật độc đáo. Ở
nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, các nhà thơ dân tộc
Tày vẫn đang hòa nhịp cùng cuộc sống, say sưa tìm nguồn cảm hứng sáng tác.
Trong nhịp sống hiện đại hôm nay, “vườn thơ” dân tộc Tày vẫn tiếp tục “ đâm
chồi nảy lộc”, “đơm hoa kết trái” làm nên những hương sắc mới, diện mạo mới.
Tiếp nối các nhà thơ dân tộc Tày đã “thành danh” trong nền thơ hiện đại
Việt Nam như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân,
Ma Trường Nguyên và gần đây là Y Phương, Dương Thuấn. Cịn có sự góp mặt
của các nhà thơ trẻ mới xuất hiện như: Đinh Thị Mai Lan, Hồng Chiến Thắng,
Dương Khâu Lng. Tuy số lượng tác phẩm chưa nhiều nhưng những cây bút
mới này cũng đã đạt được một số thành công ban đầu, góp phần làm nên sự
tươi mới và phong phú cho diện mạo của thơ Tày thời kì hiện đại.
Là nhà thơ dân tộc Tày thuộc thế hệ thứ ba, trong hành trình gần 20 năm
sáng tác (từ năm 2003 đến nay), Dương Khâu Luông đã từng bước khẳng định
được vị trí của mình ở lĩnh vực thơ Tày nói riêng và trong nền văn học địa
phương Bắc Kạn nói chung. Trong số các tập thơ đã xuất bản của ông có những
tập đạt giải thưởng cao của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt

Nam. Thơ Dương Khâu Lng đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh
thần của người dân quê hương, góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền

1

Luận văn là sản phẩm của đề tài Nhà nước mã số: ĐTLXH-01/18

1


thống của đồng bào Tày Bắc Kạn, thúc đẩy sự phát triển của văn học địa
phương Bắc Kạn - một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng.
Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về thơ ca các dân tộc
thiểu số ngày càng phát triển. Thơ Dương Khâu Luông cũng là một đề tài đang
được khai thác, soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tìm
hiểu giá trị thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Lng đã được bàn đến
nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, có hệ thống. Việc tìm
hiểu, phân tích, hệ thống các giá trị trong thơ viết bằng tiếng Tày của Dương
Khâu Luông là vấn đề cần thiết. Điều này sẽ góp phần khẳng định những đóng
góp của Dương Khâu Lng cho văn học địa phương nói riêng và cho văn học
dân tộc thiểu số nói chung. Đồng thời giúp cho người đọc hiểu biết thêm về đời
sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nói chung
và dân tộc Tày nói riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thơ
viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông” với hi vọng giới thiệu cho đông
đảo bạn đọc biết thơ Tày của Dương Khâu Lng, góp phần giữ gìn và phát
huy những giá trị của văn học dân tộc thiểu số. Đồng thời luận văn có thể trở
thành một tư liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc học tập, giảng dạy phần
văn học địa phương của tỉnh Bắc Kạn thêm phong phú và thiết thực.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Những nghiên cứu về thơ Dương Khâu Luông
Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có trên 10
bài viết nghiên cứu trực tiếp về tác giả Dương Khâu Lng, cùng một số cơng
trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số trong đó có nhắc tới như là
một đại diện cho thơ dân tộc thiểu số ở thế hệ thứ ba của bộ phận văn học đặc
biệt này.
Trong hành trình sáng tác gần 20 năm của mình, nhà thơ Dương Khâu
Lng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Các sáng tác của Dương

2


Khâu Luông dù chưa được giới thiệu nhiều đến bạn đọc song các tác phẩm của
ông cũng nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu phê bình trong
nước. Bước đầu các bài viết đã có sự đi sâu vào khám phá nội dung, khai thác
vẻ đẹp hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của ông.
Trong một lần tham dự trại sáng tác của Hội Liên hiệp các Dân tộc thiểu
số Việt Nam năm 2001, nhà thơ Lò Ngân Sủn đã nhận xét về thơ của Dương
Khâu Lng: “Nhìn chung đang ở dạng khao khát, như hoa chớm nở, như mưa
khẽ rơi, như lửa mới bén, như máng nước ngày đêm nhỏ nhẹ chảy vào chum
vại nhà sàn…” tuy nhiên tiếng thơ còn “thiếu sức nặng, sức bật” (Vài nét về
thơ Bắc Kạn qua trại sáng tác năm 2001) [48, tr.17]. Đây là một nhận xét có
tính khách quan và chứa nhiều khích lệ với nhà thơ Dương Khâu Lng, ở thời
kì đầu khi mới bắt đầu sáng tác, thể hiện sự quan tâm của nhà thơ đến tài năng
thơ trẻ như Dương Khâu Luông.
Trong cuốn Nhà văn các Dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn (2003),
Hoàng Quảng Uyên cũng đã nhận xét: “Đọc thơ Dương Khâu Luông ta cảm
được vị ngọt của niềm vui trong khóe mắt, vị đắng của nước mắt ở đầu mơi. Đó
là kết quả của sự quan sát, chắt lọc, chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hòa
đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng. Đây là mặt mạnh trong thơ của

Dương Khâu Lng. Nói ít gợi nhiều” [66, tr.435]. Nhận xét này chỉ ra “mặt
mạnh” trong sáng tác của Dương Khâu Lng, khích lệ nhà thơ tiếp tục phát
huy những ưu điểm để sáng tác.
Một bài viết khác của tác giả Tạ Văn Sỹ là Dương Khâu Luông - tiếng thơ
trong trẻo cũng đã nhận xét: “Cảm nhận đầu tiên và rõ nhất khi đọc tập thơ Bắt
cá ở sông quê của Dương Khâu Luông là gặp một giọng thơ tự nhiên hồn nhiên
đến trong trẻo, trong veo như nước suối đầu nguồn! Có phải từ cái Bản Hon cheo
leo nơi đầu nguồn sông Cầu sông Năng nơi đầu nguồn hồ Ba Bể muôn đời trong
xanh văn vắt của chốn quê nhà đã sinh ra và ni dưỡng nên hồn thơ ấy? ” và có
những so sánh về hai anh em nhà thơ họ Dương như sau: “Nếu trong

3


thơ của ông anh Dương Thuấn nhiều chất trăn trở lý sự bao nhiêu thì trong thơ
ơng em Dương Khâu Luông lại cứ “vô tư” trong trẻo bấy nhiêu!” [52].
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, gần đây các sáng tác của Dương
Khâu Luông đã bắt đầu nhận được sự chú ý của các độc giả, đặc biệt là với hai
tập thơ “Bắt cá ở sơng q”,“Gọi bị về chuồng”. Hoàng Chiến Thắng khẳng
định: “Với tập thơ Bắt cá ở sông quê, Dương Khâu Luông đã thật sự ghi dấu
ấn trong lòng người đọc bằng những vần thơ giàu xúc cảm mà chân chất đồng
rừng. Anh đã lựa chọn hướng đi về cội nguồn, về với con người miền núi, với
thiên nhiên...”(Tư duy miền núi trong thơ Dương Khâu Lng - 2008) [53].
Bên cạnh đó, thơ Dương Khâu Lng còn trở thành đề tài nghiên cứu
trong một số luận văn Thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp Đại học. Tiêu biểu như
luận văn Thạc sĩ của Lý Thị Vương với đề tài Thơ Dương Khâu Luông (2013).
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu chung, khái quát về thơ Dương Khâu
Luông với các nội dung cụ thể như: Dương Khâu Lng – nhà thơ dân tộc Tày
gắn bó với quê hương Bắc Kạn; Cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ
thuật trong thơ Dương Khâu Lng. Khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Thị Huế

(Trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên) với đề tài Bản sắc văn hóa
Tày trong thơ Dương Khâu Lng. Tác giả đã tập trung nghiên cứu những nét
đẹp của bản sắc văn hóa Tày trong thơ Dương Khâu Lng từ nội dung đến
nghệ thuật. Năm 2018 Vũ Thị Huyền Trang thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề
tài Thơ thiếu nhi của Dương Khâu Lng. Đây là cơng trình nghiên cứu sâu về
mảng thơ thiếu nhi của Dương Khâu Lng góp phần khẳng định những đóng
góp của nhà thơ đối với bộ phận thơ ca thiếu nhi dân tộc thiểu số nói chung và
thơ ca tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
Qua những nhận xét, những bài nghiên cứu đó, người đọc nhận thấy các
tác giả dành sự quan tâm đặc biệt đến các sáng tác của Dương Khâu Luông.
Những lời động viên, khích lệ, những góp ý chân thành, thẳng thắn sẽ là “động
lực”, là định hướng để Dương Khâu Lng có những bước đi vững chắc trong
tương lai.
4


2.2. Những nghiên cứu về thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông
Thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông được chú ý ngay từ
những bài đầu tiên đăng báo địa phương. Từ năm 2001 đến nay, có khá nhiều
bài viết về thơ ơng. Đó khơng chỉ là các bài nghiên cứu, bài viết của các đồng
nghiệp và độc giả miền núi mà cịn có cả những cây bút nghiên cứu phê bình
văn học chuyên nghiệp và độc giả miền xuôi.
Nhà thơ Hữu Tiến (Hội VHNT tỉnh Cao Bằng) đã có những chia sẻ khi
đọc tập thơ song ngữ Tày - Việt Phác noọng dú tin phạ quây - Gửi em ở
phương trời xa như sau: “Thơ Dương Khâu Luông không hoa mỹ trong từ ngữ,
điệu đàng trong cách diễn tả, nhưng lại lôi cuốn người đọc bằng những tình
cảm chân chất, mộc mạc, bằng những chân lý được rút ra từ trải nghiệm của
chính mình và từ hiện thực cuộc sống đang vận động không ngừng. Bởi thế ai
đọc thơ Dương Khâu Luông đều dàng đồng cảm với những nhận định, những
phát hiện của anh từ muôn màu sự sống hơm nay. Thơ ơng khơng rườm lời.

Tình cảm của ơng ln được nén chặt và giấu kín trong từng câu chữ. Thưởng
thức trọn bài thơ người đọc mới vỡ òa cảm xúc. Với tập thơ này, Dương Khâu
Luông đã thết đãi bạn đọc bằng một bữa tiệc ngôn từ mang đậm chất miền núi;
giản dị nhưng sang trọng, đặc biệt là phần tiếng Tày” [ 56, tr.33].
Cùng chung cảm xúc đó trong bài viết Cảm nghĩ về một tập thơ độc đáo
(tập Phác noọng dú tin phạ quây - Gửi em ở phương trời xa), nhà thơ Đặng
Hiển đã viết: Tơi nói tập thơ “độc đáo” vì đây là tập thơ song ngữ Tày - Việt
của chính tác giả, nhà thơ dân tộc Tày, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi
không hiểu tiếng Tày nên không thể nói gì về thể thơ, cách gieo vần, nhưng là
một nhà thơ người Kinh, tôi chỉ cảm nhận được chất Tày, chất thơ qua phân
tích tiếng Việt mà tơi biết rằng với Dương Khâu Luông, thày giáo dạy Văn tốt
nghiệp Đại học Sư phạm, tiếng Việt cũng giỏi như tiếng Tày và thơ viết bằng
tiếng Việt cũng hay như thơ viết bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Tày [17,tr. 31].
Cịn tác giả Hồng Thị Điềm trong bài viết “Tư duy độc đáo và bản sắc
văn hóa Tày qua tập thơ song ngữ Tày - Việt “Phác noọng dú tin phạ quây 5


Gửi em ở phương trời xa” đã có những chia sẻ: Khi đọc tập thơ song ngữ Tày Việt: Phác noọng dú tin phạ quây (Gửi em ở phương trời xa) của Dương Khâu
Luông tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những lời thơ tưởng như đơn giản
nhưng càng đọc tôi càng phải suy ngẫm về thái độ đặt bút của nhà thơ, thận
trọng trong cách sử dụng ngôn từ và ý tứ, đa mảng đề tài, đa cảm xúc vừa trữ
tình, vừa mộc mạc, vừa gần gũi thân thương. Câu thơ không hề to tát về chữ
nghĩa nhưng cứ thấm vào lịng người đọc. Tơi u phong cách thơ Dương
Khâu Lng - một nhà thơ Tày nặng tình, nặng nghĩa với q hương, với dân
tộc mình. Bản sắc văn hóa bản địa có lẽ đã trỗi dậy trong lịng nhà thơ kể từ
khi cầm bút. Từng cái cây, ngọn cỏ, dịng suối, con sơng; từng con vật thân
thuộc và cả những con đường, những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm hay dữ dội cứ
lặng lẽ hiện lên trong thơ Dương Khâu Luông”[11].
Nguyễn Đức Thiện khi đọc tập thơ song ngữ Tày -Việt “Co nghịu hưa
cần - Cây gạo giúp người”(2006) có nhận xét: “Đây là tập thơ viết cho thiếu

nhi, Dương Khâu Lng đã miêu tả thế giới lồi vật, cảnh vật thiên nhiên như
vốn có của nó. Cuộc sống bản làng bây giờ cũng hiện ra trong thơ anh thanh
bình, êm ả như một bức tranh thủy mặc”. Để cuối cùng ông phải thốt lên: “Thơ
Dương Khâu Luông hồn nhiên như cây, như lá của núi rừng Việt Bắc”[54].
Cũng nhân đọc “Co nghịu hưa cần - Cây gạo giúp người”, Lê Thùy
Dương có nhận xét: “Nét nổi bật nhất của thơ Dương Khâu Luông là giọng
điệu hồn nhiên dễ thương, dễ hiểu, có gì nói nấy, phù hợp với đối tượngmà anh
đã chọn để gửi gắm niềm yêu mến là thiếu nhi…Người lớn viết cho người lớn
đã khó, một người lớn viết cho thiếu nhi không dễ chút nào. Dương Khâu
Lng đã làm được điều “khơng dễ” đó” [9].
Tác giả Mai Trúc trong bài viết Những bài thơ ngắn và hương xa khi
nghiên cứu, tìm hiểu về tập thơ song ngữ Tày - Việt (Cỏi dằng slì bjc mạ Lặng lẽ mùa hoa mạ) đã viết: “Những bài thơ Bjc mạ của tác giả Dương
Khâu Lng là những thể nghiệm mới của thơ tiếng Tày ở nước ta đã được
nhiều bạn đọc quan tâm, hưởng ứng, nhất là những người đọc quan tâm đến
6


bản sắc văn hóa và thơ văn của dân tộc Tày. Tập thơ ghi nhận một sự tìm tịi
của tác giả trong việc đổi mới và làm phong phú thêm thêm cho thơ ca hiện
nay” [62,tr.21].
Trong bài viết Tư duy miền núi trong thơ Dương Khâu Lng, tác giả
Hồng Chiến Thắng có những phát hiện: “Điều trước nay chưa một nhà thơ
người dân tộc thiểu số nào làm đó chính là một tập thơ viết cho thiếu nhi bằng
tiếng dân tộc, Dương Khâu Luông đã mạnh dạn lựa chọn đối tượng cho thơ
mình, bằng sự trong trẻo từ tâm hồn của một người nghệ sĩ hịa trộn với tình
u thương cùng sự khát khao trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, anh đã
hướng ngòi bút đến mảng đề tài văn học thiếu nhi mà theo như nhận định của
các nhà phê bình lý luận thì đang rơi vào tình trạng “càng gỡ càng rối””[53].
Nhận xét trên cho người đọc thấy được những nỗ lực tìm tịi, sức sáng tạo
khơng ngơi nghỉ của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật.

Qua các bài viết, bài nghiên cứu chúng ta có thể hình dung được những
nét phác thảo về thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Lng: Một nhà thơ
gắn bó với cuộc sống và con người miền núi; Một giọng thơ hồn nhiên, trong
trẻo, chiếm được nhiều thiện cảm của người đọc. Tuy nhiên, những điểm đặc
sắc nhất về nội dung và nghệ thuật thơ trong các sáng tác viết bằng tiếng Tày
của ông chưa được đề cập một cách sắc nét, đầy đủ. Bởi vậy, cần có một sự
nghiên cứu toàn diện hơn, đi sâu vào các tác phẩm cụ thể của nhà thơ, để thấy
được bức chân dung văn học, mạch ngầm văn hóa Tày đang chảy trong từng
câu chữ của nhà thơ. Từ đó, nhận rõ diện mạo thơ ông trong nền thơ Tày hiện
đại, làm cơ sở đánh giá những đóng góp của Dương Khâu Lng đối với thơ ca
các dân tộc thiểu số ở miền núi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
-

Làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật của những sáng tác thơ viết

bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông.
7


-

Đánh giá được những đóng góp của nhà thơ đối với sự phát triển của

thơ Tày nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan, trong đó chú ý đến


yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác thơ viết bằng tiếng Tày của Dương
Khâu Lng: Gia đình, q hương, q trình học tập, sự nghiệp sáng tác.

-

Nghiên cứu, tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo, giọng điệu, ngôn ngữ, thể

thơ, các hình ảnh trong thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông.
4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những sáng tác thơ viết bằng
tiếng Tày của Dương Khâu Luông, trong đó chú trọng tới đặc điểm nội dung và
đặc điểm nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 04 tập thơ được viết bằng tiếng Tày và
song ngữ Tày - Việt của Dương Khâu Luông:
-

Dám kha cần ngám điếp (Bước chân người mới yêu), Nxb Văn hóa Dân

tộc (2005)
- Co nghịu hưa cần (Cây gạo giúp người), Nxb Hội nhà văn (2008)
-

Phác noọng dú tin phạ quây (Gửi em ở phương trời xa), NxbVăn hóa


dân tộc (2016)
- Cỏi dằng slì bjc mạ ( Lặng lẽ mùa hoa mạ), Nxb Văn hóa Dân tộc (2017)

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp

nghiên cứu sau:
-

Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này được sử dụng với mục

đích thống kê các tác phẩm thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Lng.

-

Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp đi vào tiếp cận tác phẩm ở

phương diện nội dung và nghệ thuật.
8


-

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này thực hiện khi đối

chiếu, so sánh giữa bản tiếng Tày với bản dịch tiếng Việt để thấy được bản dịch
đã dịch sát ý chưa. Từ đó có thể làm rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.

-

Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản giúp người viết đưa

ra được những nhận định khái quát, khoa học. Sử dụng phương pháp này khi
xử lí kết quả thống kê, phân tích để đi đến những đánh giá tồn diện, tạo chiều
sâu cho luận văn.
Ngoài ra, luận văn của chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác như: hệ thống, thống kê, liên ngành….
6.
-

Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về

những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác thơ viết bằng tiếng
Tày của Dương Khâu Luông, giúp đánh giá một cách sâu sắc, tồn diện hơn về
những đóng góp của nhà thơ trong nền văn học dân tộc thiểu số nói chung và
thơ Tày nói riêng.
-

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói nhằm bảo

tồn và phát huy giá trị thơ Tày Dương Khâu Luông tại tỉnh Bắc Kạn nói riêng
trong nền văn học dân tộc thiểu số nói chung; góp thêm một tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số
và văn học địa phương.
7.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được

triển khai gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ Tày, thơ viết bằng tiếng Tày và nhà
thơ Dương Khâu Luông.
Chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng mang đậm bản sắc văn hóa Tày.

Chương 3: Những phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa Tày.

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ TÀY, THƠ VIẾT BẰNG TIẾNG TÀY VÀ
NHÀ THƠ DƢƠNG KHÂU LUÔNG
1.1. Khái quát về ngôn ngữ Tày
Ngôn ngữ luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của những người sáng tác văn
học, đặc biệt là đối với các nhà thơ, bởi ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải quan
trọng nhất về tình cảm, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm đến với độc giả. Khơng chỉ
thế, ngơn ngữ cịn góp phần cho việc thể hiện bản sắc của dân tộc tốt nhất.

Ngôn ngữ Tày là tiếng nói của người Tày. Tiếng Tày là một ngơn ngữ
thuộc nhóm Tày Thái, có địa bàn phân bổ từ đảo Hải Nam miền nam Hoa lục,
bắc Đông Dương, Thái Lan và Đông Bắc Miến Điện. Ở Việt Nam, tiếng Tày là
ngôn ngữ của gần hai triệu người Tày, ngồi ra cịn là ngơn ngữ giao tiếp chung
của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc.
Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số đông dân nhất Việt Nam. Theo kết quả
điều tra dân số năm 2009, dân tộc Tày có 1.626.329 người. Địa bàn cư trú của
đồng bào dân tộc Tày thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Cao

Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái…và một số
tỉnh ở phía Nam như: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai… cũng có người Tày cư
trú, nhưng họ là cư dân mới chuyển vào trong thời gian gần đây. Như vậy, có
thể nói khu vực Đơng Bắc Bộ được coi là nơi sinh tụ lâu đời của người Tày
trong đó Lạng Sơn (có 259.496 người) và Cao Bằng (có 207.805 người). Đây là
hai tỉnh có số người Tày cư trú đơng đúc nhất.
Tiếng Tày là ngơn ngữ có chữ viết cổ dựa trên cơ sở chữ Hán (chữ Nơm
Tày). Hình thái văn tự này đã để lại cho thế hệ hôm nay một kho tàng thư tịch
cổ rất đồ sộ. Từ những năm đầu thế kỷ 20, nhất là những năm kháng chiến
chống Pháp, cùng với sự phổ biến chữ Quốc ngữ, chữ viết tiếng Tày được La

10


tinh hoá bằng cách dùng chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Tày. Năm 1961, Chính phủ
đã phê chuẩn phương án tiếng Tày - Nùng (La tinh hoá), loại chữ viết ghi âm
trên cơ sở chữ viết Quốc ngữ.
Về mặt ngữ âm, hệ thống nguyên âm tiếng Tày gồm 11 nguyên âm đơn,
3 nguyên âm đôi, âm đầu chỉ do phụ âm đảm nhiệm có tất cả 20 âm đầu. Về hệ
thống ngữ âm tiếng Tày, tiếng Tày phát âm rời theo âm tiết (tiếng). Cấu tạo âm
tiết tiếng Tày gồm năm thành tố, đó là: Phụ âm đầu, âm đệm, nguyên âm, âm
cuối và thanh điệu.
Về thanh điệu tiếng Tày có 5 thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh
hỏi, thanh nặng, thanh lửng riêng thanh ngã là khơng có. Từ thanh 1 đến thanh
5 nói chung đều có độ cao và tính chất gần như những thanh có tên gọi tương
ứng với tiếng Việt. Riêng có thanh lửng tương đối đặc biệt (thanh này là thanh
thấp hơn thanh huyền, có chiều thoai thoải đi xuống), thanh lửng tồn tại ở nhiều
địa phương tiếng Tày - Nùng có những vùng khơng có thanh lửng thường được
thay thế bằng những âm tiết mang thanh hỏi và gây ra hiện tượng đồng âm. Ví
dụ: po (bố, đực); pỏ (một nắm lúa) ở những vùng khơng có thanh lửng thì đều

phát âm là pỏ.
Về mặt từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận, đó là bộ phận từ vựng chiếm
vị trí chủ đạo được dùng nhiều trong lĩnh vực đời sống hàng ngày của đơng đảo
nhân dân. Ví dụ: những từ chỉ tự nhiên như tha vằn (mặt trời), đin (đá), phân
(mưa)…, hay những từ chỉ thời gian, không gian như pi (năm), khuôp nưa (cả
năm, đầy năm), bươn (tháng), vằn (ngày), nưa (trên), tển (ngắn), quây (xa)…
đến các từ chỉ động vật mò (bị), vài (trâu), mu (lợn), ma (chó), nộc (chim), lình
(khỉ)…bộ phận thứ hai là lớp từ vay mượn. Tiếng Hán là một trong những ngơn
ngữ có quan hệ lâu đời nhất với tiếng Tày - Nùng, cùng với địa vực cư trú liền
kề, do những nhu cầu lịch sử xã hội, do suốt mấy trăm năm nhà nước phong
kiến chủ trương học chữ Hán để phát triển dân trí cho nên tiếng Tày đã thu hút
một số lượng lớn tiếng Hán và từ Hán -Việt. Lớp từ này thường

11


để diễn đạt những khái niệm trừu tượng chẳng hạn như chiềng mừa (kính thưa),
sleng (sinh đẻ), xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa), hay các thuật ngữ: khoa học,
văn hóa, đất nước, đảng ủy…đều được vay mượn từ lớp từ Hán Việt của ngơn ngữ
Việt. Điều đó cũng dễ hiểu bởi hai tộc người Tày và Kinh có hàng trăm năm giao
lưu văn hóa, và sự hịa hợp nhân chủng khiến tiếng Việt có ảnh hưởng ngày càng
sâu sắc đến tiếng Tày. Tuy nhiên sống trong một môi trường về điều kiện, về vị trí
địa lí khá đặc biệt nên ngôn ngữ tiếng Tày mang những sắc thái riêng, sự giàu có
riêng khơng thể hịa lẫn với ngơn ngữ của các dân tộc khác.
Về mặt chữ viết, các nhà nghiên cứu Tày - Nùng cho thấy, giai đoạn cổ đại
người Tày có thể đã có chữ viết riêng của mình, nhưng cùng với thời gian cùng
với sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau chữ viết cổ đã bị thất truyền. Đến
giai đoạn cận đại có sự xuất hiện của chữ Nôm Tày. Đây là loại chữ ghi âm tiếng
Tày dựa vào Hán tự. Sự ra đời của chữ Nơm Tày đã góp phần bảo lưu và giữ gìn
một kho tàng tri thức rất quan trọng của người Tày. Nhờ có chữ Nơm mà người

Tày có cả một kho tàng thư tịch Nôm phong phú về số lượng và thể loại: ghi chép
gia phả, điền sản, những bài thuốc gia truyền, lịch sử. Đặc biệt là người Tày có cả
một nền văn học Nơm, sli, lượn, phong slư. Và nhất là truyện thơ. Đến thời hiện
đại khi chữ Nơm Tày vẫn cịn phát triển thì có thêm sự xuất hiện kiểu chữ Tày
dạng La tinh. Đó là năm 1961, nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết
cho dân tộc Tày trên cơ sở của chữ Quốc ngữ bằng các con chữ của chữ cái La
tinh. Từ đó đến nay, kiểu chữ này được sử dụng rộng rãi trong các văn bản phát
thanh, tài liệu tuyên truyền, văn học nghệ thuật…

Ngôn ngữ là tiền đề cho đối tượng văn hoá phát triển. Và sự phát triển
của văn hố tạo tiền đề trở lại cho ngơn ngữ phát triển. Chính vì vậy, người Tày
đã sử dụng ngơn ngữ để ghi chép và gìn giữ những giá trị văn hoá vật chất cũng
như văn hoá tinh thần của dân tộc mình.
Một số điểm giống nhau giữa tiếng Tày và tiếng Việt: Về từ ngữ, ngữ
pháp tiếng Tày cấu tạo cơ bản giống như trong tiếng Việt (vị trí chủ ngữ, vị

12


ngữ, động từ, tính từ…); Về thanh điệu cũng tương đối giống tiếng Việt (tiếng
Tày có 5 thanh điệu, riêng thanh ngã là khơng có); Về chữ viết, tiếng Tày dùng
các chữ cái và cách ghép vần của chữ quốc ngữ, về cơ bản quy tắc chính tả
giống với chữ Quốc ngữ, tiếng Tày có bổ sung thêm một số âm mà chữ quốc
ngữ khơng có như bj, pj, mj, phj, sl.
Bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt giữa tiếng Tày và tiếng Việt
mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình học tiếng Tày, đọc và cảm nhận thơ viết
bằng tiếng Tày. Tiếng Việt có thanh “ngã”, tiếng Tày khơng có thanh điệu này.
Những từ tiếng Việt có thanh “ngã” được tiếng Tày vay mượn sẽ được phát âm
thành thanh “nặng” hoặc thanh “sắc”. Tiếng Tày có thanh “lửng”, tiếng Việt
khơng có thanh này. Về phẩm chất ngữ âm của thanh “lửng” có thể nêu mấy nét

cơ bản sau: Thanh có âm vực thấp, đường nét biến đổi không bằng phẳng: xuất
phát điểm dưới mức trung bình, độ cao thấp dần, cực thấp ở khoảng giữa, sau
đó cao độ nâng dần và kết thúc ở dưới mức trung bình. Đây là thanh điệu có
đặc trưng biến đổi âm vực nằm ở khoảng trung gian giữa thanh hỏi và thanh
huyền. Cho nên những người quen nói tiếng Việt khi nói hoặc học tiếng Tày
thường tri nhận và thể hiện thanh lửng thành thanh hỏi hoặc thanh huyền. Một
số chữ cái mà tiếng Kinh ít dùng thì tiếng Tày lại hay dùng như f (fầy, fạ…); j
(phja Boóc, pja, phjắc…)…hoặc một số chữ cái đi liền nhau tạo thành âm tiết
kép như oo (bc, loỏng, noọng…); (lồng toồng); âư (nâư, tẩư…) thì ngơn
ngữ Tày lại hay dùng một cách phổ biến.
Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tương đối phát triển nhưng hiện nay vẫn
tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau. Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, tổ ngôn
ngữ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã chủ trì đề tài nghiên cứu xác định
vùng chuẩn của tiếng Tày - Nùng. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra một khu
vực tiếng Tày - Nùng có tính chất phổ biến nhất được coi là vùng chuẩn của
tiếng Tày - Nùng gồm các vùng: Bảo Lạc, Na Hang, Chiêm hoá, Vị Xuyên, Bắc
Quang, Bắc Mê còn giữ được nhiều nguyên bản. Hệ thống ngữ âm tiếng

13


Tày - Nùng tồn tại ở địa bàn trong vùng tam giác Ba Bể - Hồ An - Đơng Khê,
Thất Khê. Hình thức phát âm này đã được Đài phát Thanh khu Tự trị Việt Bắc
cũ sử dụng trên làn sóng phát thanh. Sự khác biệt giữa các phương ngữ là điều
tất nhiên, song sự khác biệt của tiếng Tày chủ yếu là về mặt ngữ âm. Cũng như
tiếng Kinh trong Nam, ngoài Bắc, tiếng Tày ở Bắc Kạn cũng có 3 vùng nói
giọng khác nhau, bản thân người Tày gọi là giọng nói mềm (ón), cứng (kheng)
và nặng (nắc).. Ví dụ: Khi phát âm hai từ thon thư (học chữ), vùng Bắc Bạch
Thông và Ngân Sơn, Chợ Rã: slon slư; vùng thị xã Bắc Kạn, Na Rỳ, Chợ Đồn:
thon thư; vùng Đông Nam Chợ Mới: ton tư. Mặc dù vậy tiếng Tày ở các vùng

đều căn bản đều có mối quan hệ gần gũi.
Như vậy, trong quá trình phát triển người Tày đã và đang được bổ sung,
sử dụng nhiều từ vựng thuộc nhóm Hán Việt và từ thuần Việt. Nhóm từ vựng
trong hệ thống tiếng nói thống nhất của cả nước đã tạo thuận lợi cho người Tày
phát triển ngôn ngữ.
1.2. Khái quát về thơ viết bằng tiếng Tày
Ngôn ngữ của người Tày rất giàu và đẹp, điều đó đã khiến cho lời ăn
tiếng nói của người Tày trở nên hết sức phong phú, uyển chuyển, tinh tế và khái
quát. Với số đơn vị ngữ âm phong phú đã tạo ra các từ ngữ diễn đạt mọi khía
cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán
và tiếng Việt. Bởi thế, tiếng Tày đã trở thành phương tiện lưu truyền một kho
tàng văn học dân gian phong phú bao gồm: truyện cổ tích, thần thoại và vốn thi
ca cổ truyền gồm: dân ca trữ tình, thơ ca đám cưới, hát ru, văn cúng bái, văn
than... không biết được sáng tác từ bao giờ. Nội dung chủ yếu của những câu
chuyện đó nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc lồi người, nguồn gốc các dân tộc,
nêu lên lịng chính nghĩa, ghét gian tà, tinh thần đấu tranh chống lực lượng siêu
nhiên thần kỳ, chống cường quyền ác bá, đấu tranh để giữ trọn vẹn mối tình
chung thuỷ lứa đơi, bạn bè, đấu tranh chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết
dân tộc…chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dẫn chứng nói lên điều đó. Ví

14


dụ như nói về tình cảm giữa con người với con người, đồng bào dân tộc Tày
thường truyền nhau câu: "Lảc mạy tẩn, lạc cần rì" (Rễ cây ngắn, rễ người dài).
Hay ca ngợi giá trị của con người quý hơn mọi giá trị tiền bạc được các thế hệ
ông cha đúc kết lại: "Ngần chèn tang tôm nhả/ Tha nả tảy xiên kim" (Tiền bạc
như đất cỏ/ Danh dự tựa ngàn vàng). Những lời thơ, câu văn hàm súc, triết lý
và vô cùng ý nghĩa ấy, lúc đầu được lưu truyền từ người này sang người khác
bằng phương thức truyền miệng, về sau được ghi chép bằng chữ Nôm Tày và

chữ Tày theo phiên âm La tinh.
Chữ Nôm Tày xuất hiện và được dùng để sáng tác, ghi chép văn chương,
còn trong đời sống hàng ngày, tiếng Tày giữ địa vị là phương tiện giao tiếp phổ
biến. Đó là lời cha ơng nói với con cháu, là hàng xóm nói với láng giềng, là lời
nam thanh hát đối với nữ tú qua những câu sli tiếng lượn (làn điệu dân ca của
người Tày) như: "Tính vuồn tính khát sai tả coóc/ Mèng vuồn mèng hăn bioóc
dạn tom/ Cáy vuồn cáy hăn non dạn khuế/ Lủc vuồn lủc hăn mẻ dạn giăng/
Nghĩa vuồn nghĩa hăn căn dạn phuối...." (Dịch thơ: Đàn tính buồn, đàn
tính đứt dây/ Ong buồn hoa nở ong bay chẳng vờn/ Gà buồn lười bới sâu ăn/
Con buồn thấy mẹ ngại ngần dạ thưa/ Người buồn gặp nghĩa thờ ơ/ Lời sao
ngại nói biết chờ đợi chi?)
Trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Lâm Tiến viết:
“Nhìn chung văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945. Nhưng mầm mống đã có từ dưới thời Pháp thuộc.
Các tác giả là người dân tộc Tày tiêu biểu là Hoàng Đức Hậu, Hoàng Văn
Thụ, trong đó Hồng Đức Hậu với những bài thơ hiện thực phê phán, trào lộng
và trữ tình xứng đáng là nhà thơ hiện thực của Văn học Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945. Hoàng Đức Hậu (1890 - 1945) là cháu của Hồng Ích Thặng và
con của Hồng Ích Tám, một dòng họ nổi tiếng hay chữ của dân tộc Tày lúc
bấy giờ (Xem “Thơ Hoàng Đức Hậu, NXB Việt Bắc 1974). Thân thế và sự
nghiệp thơ văn Hoàng Đức Hậu đã được nhiều người giới thiệu. Nhưng cho tới

15


nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhà thơ này. Có thể nói nếu khơng đánh
giá đúng đắn Hồng Đức Hậu thì cũng khơng thể hiểu đầy đủ văn học Tày, sẽ
không lý giải được văn học Tày hiện đại là một nền văn học phát triển bậc nhất
trong văn học các dân tộc thiểu số, có được những tác phẩm đạt tới tầm cao
của cả nước” [58, Tr. 83].

Vào khoảng những năm 1936 - 1945 cùng với thơ ca cách mạng của cả
nước, một mảng thơ cách mạng của các dân tộc thiểu số ra đời. Tác giả của
mảng thơ này là những chiến sĩ hoạt động cách mạng như Hồng Văn Thụ, Lê
Quảng Ba, Hồng Cơng Hoạt, Chu Văn Tấn… trong đó tiêu biểu nhất là nhà
thơ Hoàng Văn Thụ. Hoàng Văn Thụ vừa là nhà hoạt động cách mạng vừa sáng
tác thơ ca để phục vụ cho phong trào cách mạng. Những bài thơ, bài ca của ơng
đã có tác dụng cổ vũ nhân dân và chiến sĩ cách mạng vùng Đình Cả, Tràng Xá,
Đại Từ và được truyền đi khắp các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên (cũ), Bắc Cạn
(cũ). Hoàng Văn Thụ đã kết hợp một cách tài tình những giá trị của thơ ca
truyền thống với những yêu cầu của cách mạng. Do đó thơ của ơng cũng như
các chiến sĩ cộng sản khác trong thời kì này như Hồng Đình Dong, Chu Văn
Tấn…đã đặt nền móng cho thơ ca cách mạng và kháng chiến của các dân tộc,
mở đường cho các nhà thơ dân tộc thiểu số anh em từ sau cách mạng tháng
Tám như Nơng Quốc Chấn, Bàn Tài Đồn…
Bắc Kạn là mảnh đất hội tụ, gắn bó nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn dân tộc
thiểu số: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triệu Kim Văn,
Dương Thuấn. Trong đó, Nơng Quốc Chấn - người mở đầu cho nền thơ Tày
hiện đại đã có những sáng tác bằng tiếng Tày đáng tự hào: Việt Bắc đánh giặc,
Dọn về làng, Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha
Pác Bó (Bước chân Pác Bó). Thơ Nông Quốc Chấn đặt một dấu mốc lịch sử
quan trọng đưa thơ ca dân tộc Tày sang một giai đoạn mới, bước vào quỹ đạo
hiện đại của nền thơ Việt Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2 năm 2000) là
một ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của nhà thơ.

16


Dương Thuấn cũng là một người con của quê hương Bắc Kạn có nhiều
đóng góp cho thơ ca dân tộc Tày. Bên cạnh những tập thơ bằng tiếng Việt, ơng
có 03 tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lùa (2005), Chia trứng cơng (2006), Shíp

nhỉ tua khoăn (2002). Trong những sáng tác đó nhà thơ thể hiện ý thức nâng
niu, trân trọng, bảo tồn văn hóa truyền thống. Thơ Dương Thuấn mang đậm
“chất Tày” từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người đến
tâm hồn, cảm xúc và cách biểu đạt hình tượng, giọng điệu, ngơn ngữ thơ.
Tuyển tập Dương Thuấn gồm ba tập, dày hai ngàn trang, được nhà thơ viết
bằng hai thứ tiếng Tày - Việt đã đưa tên tuổi của nhà thơ vào Kỷ lục Guiness
Việt Nam (2013) với hai hạng mục: Bộ sách song ngữ Tày - Việt đầu tiên và Bộ
Tuyển tập thơ dày nhất Việt Nam. Kế tiếp những thế hệ đi trước, Dương Thuấn
tiếp tục “vinh danh” thơ Tày trong nền thơ dân tộc và đưa thơ Tày đến với
người đọc gần xa.
Hiện nay, ở nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, các nhà
thơ dân tộc Tày vẫn đang nỗ lực, say sưa tìm nguồn cảm hứng sáng tác. Những
sáng tác của các nhà thơ góp phần làm nên sự tươi mới và phong phú cho diện
mạo thơ Tày thời kỳ hiện đại. Góp phần khẳng định sự phát triển của văn học
mỗi địa phương ngày càng lớn mạnh, hòa nhịp cùng dòng chảy chung của cả
nước.Trong đó, Dương Khâu Lng là nhà thơ Tày Bắc Kạn thuộc thế hệ thứ
ba của bộ phận văn học đặc biệt này.
1.3. Dƣơng Khâu Luông - Nhà thơ Tày Bắc Kạn
1.3.1. Tiểu sử
Nhà thơ dân tộc Tày Dương Khâu Luông tên thật là Dương Văn Phong,
sinh ngày 12 tháng 3 năm 1964, quê ở Bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn. Nơi Dương Khâu Luông sinh ra là một bản nhỏ xa xôi, cách thị
trấn huyện hơn mười cây số đường rừng. Đây là nơi đầu nguồn hồ Ba Bể, nơi
có sơng Năng, thác Đầu Đẳng, động Png, núi Phja Bjc…chính mảnh đất
gió núi, trăng ngàn đã nuôi dưỡng tâm hồn yêu văn chương trong ông. Từ khi

17


học cấp 2, Dương Khâu Lng đã tìm đọc khá nhiều sách của các nhà văn nổi

tiếng trong và ngoài nước, như: Ngô Tất Tố, Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Tố
Hữu, Chế Lan Viên, Nam Cao, Nông Quốc Chấn, Nguyễn Đình Thi,
Leptơnxtơi, Macxim Gorky, Mopatxang, Vichto Huygơ, Aragong. Cứ thế, tình
yêu văn chương lớn dần lên cùng với niềm mơ ước được đứng trong giảng
đường trường đại học nào đó có mơn Văn. Niềm mơ ước đã trở thành hiện thực
khi tốt nghiệp cấp III, chàng trai Bản Hon yêu văn chương đã thi đỗ đại học và
trở thành sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) khóa 18 (khóa học 1983-1987).
Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm
1987. Dương Khâu Luông trở thành thầy giáo dạy Văn tại trường Trung học
phổ thơng Pị Tấu (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng). Sau 4 năm gắn bó với
mảnh đất Pị Tấu xa xôi, năm 1992, ông được tổ chức điều chuyển về Trường
Trung học phổ thông Ba Bể huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hơn 10 năm (1992 –
2005), thầy giáo Dương Khâu Lng gắn bó với nghề dạy học và chính từ mái
trường này, thầy tiếp tục thổi niềm đam mê văn chương cho các thế hệ học
sinh. Văn chương là cầu nối chàng trai Bản Hon năm xưa đến với nhiều vùng
miền đất nước. Văn chương đã làm thay đổi công việc, cuộc sống của Dương
Khâu Luông. Nhận thấy tố chất thi ca và năng lực quản lý ở một lĩnh vực
khơng ít khó khăn, năm 2006 lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã giao Dương Khâu
Luông đảm nhiệm công tác mới tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn. Hiện
ông là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Hội VHNT
tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Từ một thầy giáo dạy văn, Dương Khâu Luông đã trở thành hội viên Hội
Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Năm 2008, chàng trai Bản Hon năm nào đã thỏa nguyện niềm mơ

18



ước của mình trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ơng khơng qn được
nơi đã khởi nguồn, bồi dưỡng, nâng đỡ, chắp cánh thơ cho mình: “Năm 2001,
lần đầu tiên mình được đi dự trại sáng tác do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ
thuật Việt Nam tổ chức tại trường Đảng Lê Hồng Phong (Hà Nội). Rất may
mắn, mình được các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Huy
Cận… lên lớp. Lần đầu đi dự trại thấy các anh chị đều đã có sách được in nên
cứ thấy lo lo. Sau khi kết thúc trại, mình đã in tập thơ đầu tay Gọi bị về
chuồng (thơ thiếu nhi). Cám ơn trại sáng tác này đã đưa mình thực sự đến với
văn chương…”.
Kể từ khi tập thơ Gọi bò về chuồng (Nxb Hội Nhà văn - 2003) xuất bản cho
đến nay, hành trình sáng tác của Dương Khâu Lng đã gần 20 năm. Trong hành
trình phấn đấu khơng ngừng, nỗ lực hết mình của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của gia đình, thầy cơ và bạn bè, Dương Khâu Luông đã trở thành người trí thức
vùng cao góp phần xây dựng nền văn học tỉnh Bắc Kạn ngày càng phát triển.

Đến nay, Dương Khâu Lng đã có 10 tập thơ được xuất bản để gửi đến
với bạn đọc: Gọi bò về chuồng (tập thơ thiếu nhi), Nxb Hội Nhà văn, 2003;
Dám kha cần ngám điếp (tập thơ tiếng Tày), Nxb Văn hóa Dân tộc, 2005; Bản
mùa cốm (tập thơ thiếu nhi ), Nxb Hội Nhà văn, 2005; Bắt cá ở sông quê (tập
thơ), Nxb Hội Nhà văn, 2006; Co nghịu hưa cần (tập thơ song ngữ thiếu nhi
Tày - Việt ), Nxb Văn hóa Dân tộc, 2008; Lửa ấm Bản Hon (tập thơ), Nxb Hội
Nhà văn, 2012; Khi con đi hái quả (tập thơ thiếu nhi ), Nxb Hội Nhà văn, 2013;
Núi chơi bóng (tập thơ thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2013; Phác noọng dú tin phạ
quây - Gửi em ở phương trời xa (tập thơ Song ngữ Tày - Việt), Nxb Văn hóa
Dân tộc, 2016; Cỏi dằng slì bjc mạ - Lặng lẽ mùa hoa mạ (tập thơ song ngữ
Tày - Việt), Nxb Văn hóa Dân tộc, 2017.
Nhà thơ Dương Khâu Lng đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng
trong sự nghiệp sáng tác của mình: Giải Nhì thơ - Báo Thiếu niên Tiền phong
và Hội Nhà văn Việt Nam (2001); Giải B (khơng có giải A) - Hội VHNT các


19


×