Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

BAI 6GIAI BAI TOAN TREN MAY TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.68 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. BÀI 6_TIN HỌC LỚP 10. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH GVHD: Th.S LÊ ĐỨC LONG SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong toán học trước khi giải một bài toán việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì?. Xác định bài toán.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Xác định những điều kiện gì nữa?. Xác định giả thiết và kết luận cần tìm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH . . Tương tự như giải bài toán trong toán học, khi ta giải toán trên máy tính thường phải tiến hành qua các bước. Việc giải toán trên máy thường được tiến hành qua các bước: Bước 1: Xác định bài toán. Bước 2: Lựa chọn thuật toán. Bước 3: Viết chương trình. Bước 4: Hiệu chỉnh. Bước 5: Viết tài liệu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. XÁC ĐỊNH BÀI TOÁN Xác định bài toán cần những yếu tố nào?. Xác định Input và Output. Xác định bài toán - Là việc xác định Input/Output và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách thích hợp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. XÁC ĐỊNH BÀI TOÁN Vậy việc xác định bài toán nhằm mục đích gì? Nhằm lựa chọn thuật toán, thể hiện các đại lượng đã cho, các đại lượng phát sinh và ngôn ngữ lập trình thích hợp. Ví dụ: Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M,N. Input? Output?. Input: M,N là 2 số nguyên dương Output: UCLN(M,N).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. LỰA CHỌN HOẶC THIẾT KẾ THUẬT TOÁN Thuật toán để giải một bài toán là gì? Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ input của bài toán, ta nhận được output cần tìm. Với mỗi bài toán có phải chỉ có một thuật toán duy nhất?. Mỗi thuật toán chỉ giải được một bài toán nào đó, nhưng cũng có thể có nhiều thuật toán cùng giải một bài toán, vậy ta phải lựa chọn thuật toán phù hợp nhất để giải bài toán cho trước..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II.1 LỰA CHỌN THUẬT TOÁN Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán song 1 bài toán thì có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán tối ưu nhất trong các thuật toán đưa ra.  Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau:  Dể hiểu.  Trình bày dể nhìn.  Thời gian chạy nhanh.  Tốn ít bộ nhớ. .

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II.2 DIỄN TẢ THUẬT TOÁN Sau khi chọn thuật toán thích hợp, ta đi tìm cách diễn tả thuật toán. Ta có những cách nào để diễn tả thuật toán. Bằng cách liệt kê Bằng sơ đồ khối.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II.2 DIỄN TẢ THUẬT TOÁN Ví dụ: Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M, N + Xác định bài toán  Input: M, N  Output: UCLN (M, N) + Ý tưởng:  Nếu M=N thì UCLN(M,N) =M hoặc N.  Nếu M<N thì UCLN (M,N)=UCLN(M,N-M).  Nếu M>N thì UCLN (M,N)=UCLN(M-N,N). .

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II.2 DIỄN TẢ THUẬT TOÁN     .  . + Thuật toán: · Cách liệt kê Bước 1: Nhập M, N Bước 2: Nếu M = N thì UCLN = M Bước 3: Nếu M > N thì M  M – N rồi quay lại B2 để kiểm tra lại. Bước 4: N  N – M rồi quay lai B2 Bước 5: Đưa ra UCLN và kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II.2 DIỄN TẢ THUẬT TOÁN . Sơ đồ khối Nhập M,N Đ. Đưa ra M và KT. M=N S M>N S N. N-M. Đ. M. M-N.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Khi có thuật toán rồi thì máy tính có thể hiểu và thực hiện theo được hay chưa?. Chưa, việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình.. Thuật toán + Ngôn ngữ lập trình = chương trình.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> III. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH . . Là việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn tả đúng thuật toán. Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> IV. HIỆU CHỈNH Khi ta giải một bài toán có phải lúc nào kết quả cũng đúng không?. Chương trình được viết không phải lúc nào cũng đảm bảo hoàn toàn đúng đắn, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh chương trình.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> IV. HIỆU CHỈNH Vậy hiệu chỉnh là gì?. Chương trình được kiểm tra bằng cách cho chạy thử trên những bộ Input mà người ta đã biết trước Output. • Các bộ Input-Output này gọi là các Test. • Nếu có sai sót người lập trình phải sửa chương trình rồi thử lại. Quá trình này được gọi là hiệu chỉnh..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> V. VIẾT TÀI LIỆU Viết tài liệu là mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng. - Tài liệu giúp ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm. - Chú ý các bước trên có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả. .

<span class='text_page_counter'>(18)</span> THE END. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI..!.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×